Phật Học Online

Kinh doanh và Đức Phật – Thịnh đạt bằng thiện nghiệp

Cuốn sách “Kinh doanh và Đức Phật – Thịnh đạt bằng thiện nghiệp” của tác giả Lioyd Field đã lý giải được phần nào cách suy nghĩ mới cho mọi hoạt động trong đó có lĩnh vực kinh doanh.


Do đó, thăng hay trầm, khổ đau hay hạnh phúc của cuộc sống con người, khi mà ta chưa biết rõ gốc rễ và ngọn ngành của nó, thì nó khiến cho ta có nhiều nỗi băn khoăn và kinh hãi, nhưng khi ta đã biết rõ mọi gốc rễ và ngọn ngành của chúng, thì những nỗi băn khoăn và kinh hãi ngày ấy, sẽ biến làm mây lành che mát và tưới tẩm trần gian. Những giận hờn và trách móc ngày hôm qua, nay đã trở thành nụ cuời an lạc ngay trong từng phút giây của sự sống.

Cuốn sách “Kinh doanh và Đức Phật – Thịnh đạt bằng thiện nghiệp” của tác giả Lioyd Field đã lý giải được phần nào cách suy nghĩ mới cho mọi hoạt động trong đó có lĩnh vực kinh doanh.

Đó là những nhà lãnh đạo kinh doanh, nếu chúng ta càng tập trung nhiều vào chuyện thắng thua, thì chúng ta sẽ càng suy nghĩ thiếu chân chính và do đó sẽ dẫn tới những lời nói thiếu chân chính. Thắng thua là điều phù du, nó chỉ tồn tại trong khoảnh khắc.

 Bìa cuốn sách
Để hiểu và lý giải được những nguyên nhân, kết quả và một loạt các yếu tố khác sẽ được lý giải trong các quan điểm của Phật pháp ứng dụng đã phân tích rõ hơn về Tứ Diệu đế, là cơ sở của Phật Pháp: lý giải được phần nào các hành động trong đời sống cá nhân và kinh doanh của chúng ta đó là: Khổ Đế - Sự xuất hiện của đau khổ, Tập đế - Nguyên nhân của đau khổ là sự bám víu – sự quyến luyến hay lòng tham, Diệt đế - sự giải thoát đau khổ và Đạo đế đó là đơn thuốc chỉ ra con đường thoát khỏi đau khổ và ham muốn: Bát Chánh đạo – chính là đơn thuốc.

Hàng phật tử tại gia, ngoài việc tu học còn có một nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng là lo kiếm sống. Không ít người trong hàng phật tử kiếm sống bằng công việc kinh doanh, buôn bán lương thiện. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng buôn bán thành công dù tận lực với công việc.

Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động như hiện nay, chỉ xét riêng về những người làm ăn chân chính, có nhiều người phất lên nhanh chóng nhưng cũng có không ít người ngậm đắng nuốt cay vì công việc trì trệ, thậm chí lỗ lã và dẫn đến tán gia bại sản.

Để lý giải cho thành công của mình, đa phần những doanh nhân đều cho rằng họ biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt được quy luật thị trường và có chút phần may mắn. Đối với những doanh nhân làm ăn thất bại thì tiếc nuối tìm cơ hội khác, vì mình đâu kém ai nhưng sự đời vốn “mưu sự tại người nhưng thành sự tại trời”.

Ít ai ngờ rằng, công việc kinh doanh của họ trong hiện tại thành công hay thất bại có liên hệ mật thiết với phước báo mà họ đã gieo trồng trong quá khứ. Chính điều này đã lý giải rõ ràng điều mà ngành kinh tế học không lý giải nỗi, đó là cơ may thị trường.

Vì thế, người con Phật khi “làm chơi mà ăn thiệt” thì không vội tự mãn; khi “làm thiệt mà ăn chơi” thì chẳng nên chán nản, bi quan. Bởi trong kinh doanh, ngoài năng lực, nhạy bén, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội thì may mắn vẫn là yếu tố quan trọng, đôi khi mang tính quyết định. May mắn ấy, theo Phật giáo chính là phước báo của mỗi người.

Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời, làm nhiều điều thiện. Ảnh hưởng mạnh nhất là sự tạo phước bằng cách trợ duyên cho người thành tựu giới đức có điều kiện tu tập.

Do vậy, hãy xây dựng phước báo cho mình trong đời này và đời sau bằng cách phát nguyện hộ trì người tu hành và thực hiện đúng như những gì mình đã phát nguyện.

Quyên Lê


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage