Phật Học Online

Trung Quốc: Ngôi Cổ tự ở Bắc Kinh sử dụng Nhà sư robot giới thiệu Phật giáo

Khi máy vi tính đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nó sẽ tạo ra tình huống bất ngờ, hiện một ngôi Già lam Cổ tự Phật giáo tại Bắc Kinh đang sử dụng Nhà sư robot giới thiệu Phật giáo.

Nhà sư robot này ra đời vào tháng 10/2015, Robot Xian’er có chiều cao khoảng 50 cm, được thiết kế hình dạng giống một nhà sư với lớp sơn vàng tượng trưng cho chiếc áo choàng.

 
Robot Xian’er được lắp đặt tại chùa ngôi Già lam Long Tuyền Cổ Tự ở thủ đô Bắc Kinh hồi đầu tuần. Là sản phẩm nghiên cứu của các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, robot có thể cảm nhận môi trường xung quanh và trả lời câu hỏi về Phật giáo.

Nhà sư Robot Xian’er đã thu hút khán giả Trung Quốc, là nhân vật chính của loạt các phim hoạt hình của riêng mình, được tạo ra bởi chư tôn đức Tăng già Long Tuyền Cổ Tự, Bắc Kinh. Nhà sư robot Xian’er tiếp cận trực tiếp thật hấp dẫn, một số người đã bày tỏ sự quan tâm trong việc muốn mua Nhà sư Robot Xian’er, nhưng Nhà sư Robot Xian’er kiên quyết rằng: “Chúng tôi chỉ rao giảng Phật pháp một cách hiện đại chứ không phải nỗ lực trong thương mại. Xin quý khách cảm thông cho”.

Kể từ khi Nhà sư Robot Xian’er xuất hiện trước công chúng, và đó đây khắp đất nước Trung Hoa để tham dự nhiều sự kiện, trong đó có đến tham dự Liên hoan tại Quảng Châu, và Hội nghị Robot ở Bắc Kinh. Chư tôn đức Tăng già Long Tuyền Cổ Tự dự kiến đang cập nhật cho Nhà sư Robot Xian’er với công suất lớn hơn cho sự tương tác của con người. Robot Xian’er là sự thể hiện đầu tiên của Tu sĩ Robot Phật giáo. 
 
Hòa thượng Xianfan nói: “Chúng tôi đang có kế hoạch phát triển thế hệ thứ hai của nhà sư Robot Xian’er và sẽ thông minh hơn”.

Chúng tôi chỉ muốn có một cách tiếp cận hiện đại để phát triển Phật giáo. Để phân biệt từ những hình ảnh hoạt hình của Nhật Bản và các nước phương Tây, chúng tôi sử dụng các bức tranh truyền thống Trung Quốc như là biểu tượng Văn hóa.

Robot rất dễ thương và nhiều du khách muốn mua một cái, nhưng tôi nói chỉ duy nhất có một Nhà sư Robot Xian’er để trong Long Tuyền Cổ Tự chứ không có kế hoạch thương mại hóa nó. 

Để phát huy Phật giáo tốt hơn trong số ngày càng tăng của công nghệ, nhằm nâng cao sự hiểu biết cho các thế hệ trẻ Trung Quốc, Long Tuyền Cổ Tự đã đưa ra những hình thức mỡi khác nhau để kết hợp hài hòa giữa Phật giáo truyền thống và công nghệ hiện đại”.

(PGVN)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage