Phật Học Online

Phật đản về với bệnh viện Phong Văn Môn

Đại lễ Phật đản PL.2562 đối với Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa lịch sử quan trọng: kỷ niệm 1000 năm ngày viên tịch của Vạn Hạnh thiền sư, vị Quốc sư có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên vương triều Lý, chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm 710 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, vị Sơ Tổ khai sáng nền Phật giáo Trúc Lâm với tư tưởng hòa quang đồng trần, đưa đạo vào đời, lấy đời phát triển đạo tiêu biểu của tinh thần nhập thế Phật giáo Việt Nam, 55 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân.

Ngày lễ Phật đản là một trong những lễ hội văn hóa tâm linh lớn của Phật giáo đồ trên toàn thế giới nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng. Cứ đến đầu tháng Tư âm lịch, dù ngôi chùa ở các làng quê hay thành phố đều nô nức tren phan, kết phướn, sắc cờ Phật giáo tung bay trên mọi nẻo đường đón mừng ngày Phật ra đời. Lễ Phật đản giờ đây không chỉ bó hẹp nơi các chùa, tự viện mà nhờ sự phát triển rộng rãi của Phật giáo, quảng đại dân chúng đã biết đến nhiều hơn đến Đại lễ ngày, cùng chung tay góp sức tạo nên thành công của ngày Phật đản.

Đại lễ Phật đản PL.2562 đối với Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa lịch sử quan trọng: kỷ niệm 1000 năm ngày viên tịch của Vạn Hạnh thiền sư, vị Quốc sư có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên vương triều Lý, chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm 710 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, vị Sơ Tổ khai sáng nền Phật giáo Trúc Lâm với tư tưởng hòa quang đồng trần, đưa đạo vào đời, lấy đời phát triển đạo tiêu biểu của tinh thần nhập thế Phật giáo Việt Nam, 55 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân.

Hòa chung không khí đón mừng ngày Phật đản trên khắp mọi miền Tổ quốc, ngôi chùa Văn Môn nằm trong khuôn viên bệnh viện Phong – Da liễu Văn Môn (xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư) mái nhà tâm linh thân thuộc của các bệnh nhân phong nơi đây đã có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Bồ tát Tất Đạt Đa thị hiện Sa – Bà cứu độ chúng sinh.

Dọc một số trục đường chính đi vào cổng bệnh viện Phong và chùa Văn Môn, cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo tung bay phấp phới, xen kẽ với các băng rôn, biểu ngữ mừng Phật đản. Hình ảnh đức Phật đản sinh cùng những lời dạy vàng ngọc của Phật được in ấn, trang trí trước cổng chùa, kết hợp với các bông sen to nhỏ trên cạn, dưới nước, tạo nên không khí rộn ràng cho ngày hội lớn.

Đại lễ năm nay mang ý nghĩa quan trọng khi chùa Văn Môn đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản của Phật giáo huyện Vũ Thư. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu tháng Tư âm lịch, chư Tăng, Phật tử chùa Văn Môn đã triển khai công tác trang trí, thiết kế lễ đài, chuẩn bị cơ sở vật chất đón tiếp quý tôn đức, đại biểu về dự lễ, tập duyệt diễu hành và văn nghệ Phật đản…

Về chùa Văn Môn trong những ngày này dễ dàng nhận thấy một không khí chuẩn bị hết sức khẩn trương, nhộn nhịp nhằm chuẩn bị cho Đại lễ được trang nghiêm, trọng thể, thành công viên mãn dâng lên cúng dàng bậc đạo sư Giác ngộ. Một chương trình văn nghệ đã diễn ra hết sức sôi động với các màn trống hội, múa hát ca ngợi đức Phật, ca ngợi Tam Bảo, ca ngợi quê hương, đất nước do chính các Phật tử của chùa, bà con nhân dân trong xã thể hiện tối. Một lễ diễu hành trên 2 cây số với gần 500 người tham gia trong sáng mùng 9/4/ Mậu Tuất là tất cả tấm lòng thành kính mà chư Tăng, Phật tử chùa Văn Môn dâng lên kính mừng ngày khánh đản đức Từ Phụ Thích Ca.

Xin giới thiệu chùm ảnh:

Cờ hoa được trang trí xung quanh chùa

Chư Tăng kiểm tra công tác chuẩn bị lễ rước Phật đản sinh

Văn nghệ mừng Phật đản

Các Phật tử bệnh nhân Phong dự lễ rước

Đoàn rước Phật đản sinh

Đại lễ Phật đản của PG Vũ Thư được tổ chức tại chùa Văn Môn

Tin, ảnh: Nhuận Trí, Nhuận Nguyện


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage