Phật Học Online

Hòa hiệp, từ bi tôn giáo và Hồi giáo
Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Một số người nói Thượng Đế, một số người nói không Thượng Đế - điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng là luật nhân quả. Điều này là giống nhau trong tất cả mọi tôn giáo – không thực hành sự giết hại, trộm cướp, ngược đãi tình dục, dối trá. Những tôn giáo khác nhau có xử dụng những phương pháp khác nhau, nhưng người ta có cùng mục tiêu.

Chúng tôi  muốn nói một vài điều quan tâm về hòa hiệp tôn giáo.  Đôi khi, những sự xung đột liên lụy đến những niềm tin tôn giáo.  Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột thật sự là vấn đề chính trị như nền tảng, nó nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo.  Điều này thật là bất hạnh.  Ngày nay, những thành viên Hồi giáo Shia và Sunni đôi khi cũng đấu tranh với nhau.  Điều này cũng thật đau lòng.  Ở Tích Lan cũng thế, mặc dù sự xung đột ở đấy cũng là chính trị, tuy thế trong nhiều trường hợp người ta có cảm giác rằng sự xung đột ấy là giữa những người Bà La Môn và Phật tử.  Điều này vô cùng khủng khiếp.  Vào thời xưa, những giáo đồ của những tôn giáo khác nhau hầu hết sống tách biệt riêng rẻ với nhau.  Nhưng bây giờ người ta tiếp xúc gần gũi hơn và vì thế chúng ta cần thi hành những nổ lực để thúc đẩy hòa hiệp tôn giáo.

 Vào ngày kỷ niệm lần thứ nhất thảm họa 11 tháng Chín, một buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức tại Vương cung Thánh đường Quốc gia ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ.  Chúng tôi đã tham dự buổi họp mặt đấy và chúng tôi để cập trong bài nói chuyện của chúng tôi rằng bất hạnh thay, ngày nay, một số người đã tạo nên cái cảm giác ấy do bởi một số ít người Hồi giáo xấu ác, rằng tất cả những người Hồi giáo là hung hăng và bạo động.  Rồi thì họ nói về một sự mâu thuẩn của những nền văn minh giữa phương Tây và Hồi giáo.  Điều này không thực tế.

 Chắc chắn là sai lầm khi áp đặt cho toàn thể một tôn giáo một nhãn hiệu không đẹp do bởi một số ít người hiếu động.  Điều này là đúng đắn để xem tất cả là giống nhau dù Hồi giáo, Do Thái giáo, Ki Tô giáo, Ấn giáo, hay Phật giáo.  Thí dụ, một số thành viên thuộc phái hộ pháp Shugten đã giết ba người gần nơi chúng tôi cư ngụ.  Một người trong số ấy là một giáo viên giỏi đã bình phẩm Shugten và ông đã nhận lãnh mười sáu nhát dao.  Hai người kia là học trò của ông.  Những kẻ sát nhân thật là hung hãn.  Nhưng do bởi điều ấy, để nói rằng toàn thể Phật giáo Tây Tạng là hiếu động – dĩ nhiên không ai tin điều này.  Vào thời Đức Phật tại thế cũng vậy, cũng có một số người hung hăng ở đấy – [cho nên] chẳng có gì đặc biệt.

 Vì vụ 11 tháng Chín, mặc dù chúng tôi là một Phật tử, một người ngoài Hồi giáo, tuy thế chúng tôi tự nguyện làm những nổ lực như một người bảo vệ của Hồi giáo vĩ đại.  Rất nhiều những người anh em Hồi giáo của chúng tôi – rất ít những chị em – giải thích với chúng tôi rằng nếu có bất cứ người nào làm đổ máu, đây không phải là Hồi giáo.  Lý do rằng một người Hồi giáo chân thực, một thành viên đúng đắn của đạo Hồi, nên có lòng yêu thương đối với toàn thể sự sáng tạo thế giới giống như người ấy yêu kính đối với Thánh Allah.  Tất cả mọi sinh vật là được sáng tạo bởi Thánh Allah.  Nếu một người tôn kính và yêu thương Allah, người ấy phải thương yêu tất cả những tạo vật của Ngài.

 Một phóng viên thân hữu của chúng tôi đã dành một thời gian ở Tehran cùng thời với Ayatollah Khomeini.  Sau này, ông ta nói với chúng tôi về giáo sĩ Hồi giáo mullah ở đấy đã thu thập tiền bạc như thế nào từ những gia đình giàu có và đem phân phát nó đến những người nghèo để hổ trợ với chương trình học vấn và nghèo khó.  Điều này thực sự là tiến trình xã hội chủ nghĩa.  Trong những quốc gia Hồi giáo, tiền lãi ngân hàng bị ngăn cấm.  Do thế, nếu chúng ta biết Hồi giáo, và chúng ta thấy những tín đồ của Hồi giáo thi hành nó một cách chân thành như thế nào, rồi thì giống như tất cả những tôn giáo khác, nó thật sự tuyệt vời.  Trong phổ quát nếu chúng ta biết những tôn giáo khác, chúng ta có thể phát triển sự tôn trọng, khâm phục và làm phong phú thêm lẫn nhau.  Do vậy, chúng ta cần nổ lực liên tục để thúc đẩy một sự thông hiểu tín ngưỡng liên tôn giáo.

 Gần đây ở Lisbon, chúng tôi đã tham dự một cuộc hội họp liên tôn giáo trong một đền thờ Hồi giáo.  Đấy là lần đầu tiên mà một hội nghị liên tôn tổ chức trong một đền thờ Hồi giáo.  Sau cuộc họp, tất cả chúng tôi đi đến tòa nhà chính và thực hành thiền quán im lặng.  Điều ấy thật là tuyệt với.  Do thế, hãy luôn luôn tiến hành thúc đẩy cho sự hòa hiệp liên tôn giáo.

 Một số người nói Thượng Đế, một số người nói không Thượng Đế - điều ấy không quan trọng.  Điều quan trọng là luật nhân quả.  Điều này là giống nhau trong tất cả mọi tôn giáo – không thực hành sự giết hại, trộm cướp, ngược đãi tình dục, dối trá.  Những tôn giáo khác nhau có xử dụng những phương pháp khác nhau, nhưng người ta có cùng mục tiêu.  Hãy nhìn ở những kết quả, không phải ở những nguyên nhân.  Khi bạn tới một nhà hàng, chỉ thưởng thức tất cả những thức ăn khác nhau, hơn là tranh cải rằng những thành phần của thực phẩm này đến từ điều này hay điều kia.  Tốt hơn là chỉ ăn và thưởng thức.

 Do thế, những tôn giáo khác nhau đó – tốt hơn hãy tranh luận rằng triết lý của bạn tốt hay xấu, hãy thấy rằng tất cả chúng đều dạy từ bi như mục tiêu và lý tưởng của chúng, và rằng tất cả đều tốt đẹp.  Dùng những phương pháp khác nhau là thực tiển cho những người khác nhau.  Chúng ta phải tiếp nhận một sự tiếp cận và quan điểm thực tiển.

 Hòa bình nội tại liên hệ với từ bi.  Tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng thông điệp – từ ái, bi mẫn, tha thứ.  Chúng ta cần một cung cách trần gian để thúc đẩy từ bi.  Đối với những người nào đó có tôn giáo và những ai chân thành và nghiêm chỉnh trong ấy, tôn giáo của chính chúng ta có khả năng to lớn để tăng trưởng xa hơn từ bi của chúng ta.  Đối với những người không tín ngưỡng – những ai không có sự quan tâm trong một tôn giáo đặc thù hay một số thậm chí không ưa tôn giáo – đôi khi họ cũng chẳng lưu ý đến từ bi yêu thương, vì họ nghĩ rằng từ bi yêu thương là một vấn đề tôn giáo.  Điều này hoàn toàn sai lầm.  Nếu bạn muốn nhìn vào tôn giáo như điều gì tiêu cực, đấy là quyền của bạn.  Nhưng không có điểm nào để có một thái độ tiêu cực đối với từ bi yêu thương.

 Trước nhất, chúng ta sinh ra từ những bà mẹ của chúng ta.  Những người khác và thú vật cũng từ những bà mẹ và tồn tại nhờ sự chăm sóc của những bà mẹ của họ.   Có một nhân tố sinh học nào đấy đưa chúng ta đến gần với nhau.  Đấy là nhân tố sinh học.  Mẹ của chúng tôi, thí dụ, là rất ân cần trìu mến.  Thế nên hôm nay, hạt giống đầu tiên của từ bi yêu thương đến từ mẹ của tôi, không phải từ Phật giáo.  Sauk hi học hỏi Phật giáo, nó chỉ đơn thuần tăng trưởng.  Nếu chúng tôi không có một bà mẹ như thế hay nếu cha mẹ tôi đã ngược đãi tôi, thế thì hôm nay có lẽ khó khăn cho tôi thực hành từ bi yêu thương.  Do vậy, hạt giống của từ bi yêu thương là một nhân tố sinh học.  Chúng ta cần nó để tồn tại.

 Ảnh hưởng là một nhân tố thiết yếu cho sự giáo dưỡng tôn giáo thích đáng.  Những nhà khoa học đã từng thí nghiệm với những chú khỉ con.  Những khỉ con với mẹ khỉ luôn luôn nô đùa và chỉ trong vài trường hợp chúng gây gổ với nhau.  Những con khỉ bị cách ly khỏi khỉ mẹ thường bị căng thẳng, không vui, và luôn gây gổ với nhau.  Do thế, trưởng thành được liên kết với những ảnh hưởng khác.  Theo những nhà y khoa, họ thấy rằng càng thực tập từ bi, càng ít căng thẳng và băn khoăn và tâm thức càng hòa bình.  Chúng ta có sự tuần hoàn máu tốt hơn và nó hạ thấp huyết áp của chúng ta.  Trong vài trường hợp, hệ thống miễn nhiễm trở nên mạnh hơn.  Nhưng liên tục giận dữ và thù hận tàn phá hệ thống miễn nhiễm của chúng ta.  Do thế, từ ái, bi mẫn và tha thứ là rất hữu ích cho sức khỏe và trường thọ.

 Điều này chúng ta có thể dạy cho con người từ cấp nhà trẻ như một phần của sự chăm sóc sức khỏe.  Do vậy, chúng ta cần sự thúc đẩy thích đáng cho những giá trị nhân bản, không chỉ qua tôn giáo, mà cả qua sự giáo dưỡng thế tục.  Nền học vấn hiện đại không chú ý đủ đến sự nồng ấm của trái tim.  Điều này là thiếu sót.  Một số trường đại học đang tiến hành nghiên cứu trên vấn để làm thế nào để giới thiệu tầm quan trọng của trái tim nồng nàn vào trong hệ thống giáo dưỡng hiện đại.  Điều này là rất tốt.

 Chúng ta cần một phương pháp trần gian để thúc đẩy đạo đức thế gian.  Thế nhân không có nghĩa là chống lại tôn giáo hay  không tôn trọng tôn giáo.  Khi chúng tôi nói “thế tục”, nó giống như trong hiến pháp Ấn Độ.  Thánh Gandhi nhấn mạnh tôn giáo thế nhân:  Ngài cẩu nguyện khắp các tôn giáo.  “Thế tục” có nghĩa là không coi trọng một tôn giáo này trên một tôn giáo khác, mà có sự tôn trọng đến tất cả mọi tôn giáo, bao gồm cả những người không tín ngưỡng.  Thế nê, chúng ta cần những đạo đức thế gian qua những phương pháp trần gian, trên căn bản của nền học vấn về những kinh nghiệm thông thường và những bằng chứng khoa học.

 

 HỎI:   Chúng ta quan tâm quá nhiều đến vật chất trong thế giới ngày nay.  Con người vật chất là gì?  Chúng ta đối xử với điều này thế nào?

 ĐÁP:  Những phương tiện vật chất chỉ cung ứng sự thoãi mái vật lý thân thể, không phải sự thoãi mái tinh thần.  Não bộ của một người theo chủ nghĩa duy vật và bộ não của chúng ta là giống nhau.  Do thế, tất cả chúng ta đều kinh nghiệm sự khỗ não tinh thần, cô đơn, sợ hãi, nghi ngờ, ghen tỵ.  Chúng quấy rầy tâm thức của bất cứ người nào.  Để loại trừ những thứ này với tiền bạc – điều đó không thể được.  Một số người với tâm thức não loạn, với quá nhiều căng thẳng, dùng một số thuốc men.  Họ có thể giảm thiểu căng thẳng tạm thời, nhưng sẽ đem đến nhiều tác động kèm theo.  Qúy vị không thể mua sự bình an của tâm thức. Không ai bán nó, nhưng mọi người muốn sự bình an của tâm hồn.  Vì thế nhiều người dùng thuốc an thần, nhưng  y dược thật sự cho một tâm tư căng thẳng là từ bi yêu thương.  Do thế, những người theo chủ nghĩa duy vật chất cần từ bi yêu thương.

 Sự bình an của tâm hồn là thuốc men bậc nhất cho sức khỏe tốt.  Nó đem đến một sự cân bằng hơn cho những yếu tố vật lý.  Điều này cũng đúng với việc ngủ đủ.  Nếu chúng ta ngủ với một tâm tư hòa bình, thế thì không có sự quấy rầy và chúng ta không cần phải dùng thuốc ngủ.  Thế nên, nhiều người chăm sóc để có một gương mặt xinh đẹp.  Nhưng nếu quý vị giận dữ, không cần biết bao nhiêu son phấn quý vị trang điểm trên mặt, nó không hổ trợ gì.  Quý vị vẫn xấu xí.  Nhưng nếu chúng ta không giận hờn, mà mĩm cười, thế thì gương mặt chúng ta trở nên hấp dẫn hơn, trông thông minh hơn.

 Nếu chúng ta thực hiện một nổ lực mạnh mẽ với từ bi yêu thương, rồi thì khi giận dữ đến, nó chỉ hiện diện trong một giây phút ngắn.  Giống như có một hệ thống miễn nhiễm mạnh mẽ.  Khi một con vi trùng xâm nhập, không có nhiều rắc rối.  Do thế, chúng ta cần một quan niệm thánh thiện và từ bi yêu thương.  Rồi thì, qua sự làm quen và phân tích với sự liên hệ với mọi người, chúng ta sẽ tiếp nhận thêm sức mạnh.

 Tất cả chúng ta cùng có khả năng giống nhau cho tính tốt, lòng hào hiệp.  Thế nên hãy nhìn lại chính mình.  Hãy thấy tất cả những khả năng tích cực.  Những điều tiêu cực cũng ở đó, mà những khả năng tích cực cũng ở đấy.  Căn bản tự nhiên của con người là tích cực hơn là tiêu cực.  Đời sống của chúng ta bắt đầu với từ bi yêu thương.  Do vậy, hạt giống của từ bi yêu thương là mạnh hơn hạt giống của giận hờn.  Thế nên, hãy nhìn chính mình một cách tích cực hơn.  Điều này sẽ mang đến một tính tình tĩnh lặng hơn.  Rồi thì khi những vấn nạn xãy đến nó sẽ dễ dàng hơn.

 Một đạo sự vĩ đại Ấn Độ, Tịch Thiên, đã viết rằng khi chúng ta sắp đối diện với một nan đề, nếu chúng ta phân tích và thấy một cách để tránh nó hay để vượt thắng nó, thế thì không có gì để lo lắng.  Và nếu chúng ta không thể vượt qua nó, thì lo lắng cũng không có ích gì.  Hãy chấp nhận thực tế.

 Do thế, nếu quý vị lưu tâm đến những gì chúng tôi nói, vậy hãy thể nghiệm với chính mình.  Nếu quý vị không thấy gì hấp dẫn, thế thì hãy quên nó đi.  Chúng tôi sẽ rời đi ngày mai, nhưng những nan đề của quý vị sẽ vẫn ở với quý vị.

Religious Harmony, Compassion, and Islam

His Holiness the Fourteenth Dalai Lama 
Milan, Italy, 9 December 2007 
Transcribed and lightly edited by Alexander Berzin

Tuệ Uyển chuyển ngữ

15-01-2010

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/world_today/religious_harmony_compassion_islam.html


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage