Phật Học Online

Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo
Minh Đức Bùi Ngọc Bách

I. Nguồn Gốc:

Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Độ. Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đa giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đa gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Độ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Độ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trí tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đa chứng kiến, vÍ đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.

Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đa lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đa có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ. Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.

Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau: "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo."

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Đến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, một Đại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đa thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đa tặng Đại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đa chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Bằng một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng ra suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đa dùng quãng đời quí báu của mÍnh, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của PhậtTử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bÍnh của mọi người con Phật.

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật.

Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:

1.- Xanh đậm: Tượng trưng cho Định căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

2.- Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ.
3.- Đỏ: Tượng trưng cho Tịnh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

4.- Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.

5.- Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.

6.- Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

III-Kết luận:

Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới.

Ghi chú:

(1) 26 nước tham dự Đại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là: Anh, Ấn Độ, Bhutan, Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Ma Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Điển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.

(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.

 

International Buddhist Flag
Recognized by All Buddhist Traditions

 

The Buddhist flag, first hoisted in 1885 in Sri Lanka, is a symbol of faith and peace used throughout the world to represent the Buddhist faith.

The six colours of the flag represent the colours of the aura that emanated from the body of the Buddha when He attained Enlightenment under the Bodhi Tree. The horizontal stripes represent the races of the world living in harmony and the vertical stripes represent eternal world peace. The colours symbolize the perfection of Buddhahood and the Dharma.

The Blue light that radiated from the Buddha's hair symbolizes the spirit of Universal Compassion for all beings. The Yellow light that radiated from the Buddha's epidermis symbolizes the Middle Way which avoids all extremes and brings balance and liberation. The Red light that radiated from the Buddha's flesh symbolizes the blessings that the practice of the Buddha's Teaching brings. The White light that radiated from the Buddha's bones and teeth symbolizes the purity of the Buddha's Teaching and the liberation it brings. The Orange light that radiated from the Buddha's palms, heels and lips symbolizes the unshakable Wisdom of the Buddha's Teaching.

The Combination Colour symbolizes the universality of the Truth of the Buddha's Teaching. Therefore, the overall flag represents that: Regardless of race, nationality, division or colour, all sentient beings possess the potential of Buddhahood.

However, Many people, including Buddhists, believe that their flag dates back to the time of Dutugamunu (second-century BC). In fact, the flag was invented in 1880 by an American journalist, Colonel Henry Steele Olcott. Olcott was a fascinating character. A former soldier and lawyer, he set up the Theosophical Society of New York.

He arrived in Sri Lanka with the renowned spiritualist Madame Blavatsky on 17 February 1880 - a day which was subsequently celebrated as Olcott Day in independent Sri Lanka. He founded the Buddhist Theosophical Society, devised a Buddhist catechism, encouraged Buddhist versions of Christmas carols and cards, and inspired the founding of Buddhist schools and the YMBA - the Young Men's Buddhist Association.

There are six colours in the flag, but the human eye can see only five. They are described in the Scriptures as emanating from the aura around the Buddha's head. There are 5 vertical stripes of red, yellow, blue, white and orange. The sixth colour is a compound of the first 5, but for design purposes its five ingredients are all shown in small horizontal stripes on the fly.

Olcott felt that local Buddhists in Sri Lanka needed a symbol to rally around. His flag achieved that: it became the emblem of the international Buddhist movement and is flown today worldwide in Buddhist buildings and at Buddhist celebrations. When he died in 1907, Olcott's body was shrouded in both the Buddhist and American flags before his cremation.

Sources:

 - An Introduction to Buddhism, Peter Harvey, CUP, 1990

- Buddhism Transformed: Religious Change in Sri Lanka, Gombrich & Obeyesekere, Princetown UP, 1988

- A Popular Dictionary of Buddhism, Christmas Humphreys, Curzon, 1984

- The World of Buddhism, Bechert & Gombrich, Thames & Hudson, 1984

- http://www.thuvienhoasen.org

Here is another source: which I had 2nd thought:

The Buddhist Flag was invented in 1952 at the World's Second Buddhists' Fellowship Conference which was held in Japan. The flag was invented to symbolize the special features of Buddhism. Its six colours were taken from the rays which radiated from the Holy Body of the Buddha immediately after he attained enlightenment under the Bodhi Tree at Buddhagaya in India.

The six colours are better interpreted as:

1. Blue: signifying the concept of loving kindness and peace in Buddhism

2.Yellow: signifying the Middle Path, that is, the complete absence of form and emptiness

3. Red: signifying achievement, wisdom, virtue, fortune and dignity.

4. White: signifying purity, emancipation, that the Dharma will always exist regardless of time or space.

5. Orange: The essence of Buddhism which is full of wisdom, strength and dignity.

6. The combination of these five colours symbolizes that it is the one and only Truth.

The horizontal bars signify peace and harmony between all races through out the world while the vertical bars represent eternal peace within the world. In simple terms, the Buddhist Flag implies that there is no discrimination of races, nationality, areas or skin colour; that every living being possess the Buddha Nature and all have the potential to become a Buddha.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage