Phật Học Online

Mỗi bước một dấu chân. (一步一腳印)

Mỗi bước một dấu chân là câu nói rất được ưa chuộng ngày nay, đặc biệt mỗi  lần  bầu cử, câu nói đó đều được các ứng cử viên  đặc biệt  nhấn mạnh,  họ nhấn mạnh rằng bản thân  đều đã từng lưu lại những vàng son trong quá khứ, không dễ xóa nhòa, “Mỗi bước một dấu chân” là khuyên răn và cổ vũ một người đã từng trải qua nỗ lực và thành tựu, tự nhiên sẽ được mọi người trong xã hội nhìn thấy : “Mỗi bước một dấu chân” là ghi lại một con người trong khó khăn gian khổ đã biết đứng dậy vươn lên, trong quá trình vươn lên hướng đến “Chân Thiện Mỹ” và họ đã để lại dấu ấn. Cho nên “Mỗi bước một dấu chân” không phải tự mình nói ra mà phải thông qua mọi người công nhận và khẳng định.


Trước kia có người nói : “con đường là do con người vạch ra”, cuộc sống phải dựa vào “dấu chân của người đi trước” thì mới tìm được đường ra. Con người khi tiến bước, nhất định phải bỏ lại những bước chân đã qua, mới có thể tiến lên phía trước. Nếu như bạn dừng lại không tiến, không tiếp tục cất những bước chân tiếp theo, liên tục đi về lphía trước, vậy làm sao bạn có được tương lai? Chỉ có bỏ lại những cái đã qua và hướng tới tiền đồ phía trước. Người đời thường nói “không sợ đi chậm mà chỉ sợ không đi”, biết bao người vì cố chấp, bảo thủ mà không theo những bước chân phía trước, thế thì  làm sao có được thành công?

 

Có người nói :Tôi đi qua cầu còn nhiều hơn anh đi qua đường”. Cuộc đời là 1 quãng đường dài, đi trên con đường thăm thẳm đó, cố nhiên là tốt, nhưng có điều bạn đã để lại đằng sau những “dấu chân” như thế nào? Bạn đã từng suy nghĩ đến điều đó chưa? Bạn đã để lại dấu chân trong bùn, trên cát, hay những dấu chân ghập ghềnh bất định, hay những dấu chân vững trãi, hiên ngang trên đại lộ.

 

Có người đi trước, đằng sau có người đi theo, có người đi trước phía sau lại có người nhìn theo, nhưng cũng có người đi phía trước thì người phía sau tán thán, cổ vũ. Ngược lại có người đi đằng trước lại bị người đằng sau phê bình trách móc. Trên những bước đường đã qua, bạn đã lưu lại những dấu chân thế nào? Trong gia đình con cái hướng theo dấu chân của cha mẹ, trường học học sinh hướng theo bước chân của thầy cô, ở công ty nhân viên hướng theo bước chân của các bậc lãnh đạo, những học giả, chuyên gia…

 

Bạn đã kiểm tra lại những dấu chân mà mình đi qua chưa? Bạn có “dấu chân” của từ bi và trí tuệ không? Có dấu chân của hổ thẹn, của lòng cảm ơn không? Bạn có dấu chân của bậc thánh hiền, chí sĩ cùng những dấu chân quang minh lừng lẫy không?

 

Trên thế gian, không có thông qua “thang máy” mà thành công, bạn nhất định phải dùng sức lực và bước chân của mình mà từng bậc từng bậc đi lên, lịch sử chính là những dấu ấn của người đi trước lưu lại, chúng ta dẫm lên dấu tích của người trước mà tiến bước; trong tương lai ta cũng lên là “dấu chân” mẫu mực để lưu lại cho đời sau, để bước chân của chúng ta tiếp dẫn lớp người kế cận, mỗi bước một “dấu chân” hướng đến một tương lai tươi sáng.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage