Phật Học Online

Mồng 1 Tết trong tâm tưởng người Việt qua góc nhìn của tu sĩ Phật giáo
Thiện Minh (Thực hiện)

Với con người Việt Nam, đặc biệt là đối với người Phật tử, Tết Nguyên đán chính là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, tụ họp với nhau. Ngày Tết thế đã trở thành một truyền thống văn hóa thấm nhuần trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

“Phật pháp bất ly thế gian giác

Ly giác mịch bồ đề”

Phật pháp không rời khỏi thế gian để giác ngộ, nếu rời thế gian để giác ngộ cũng giống như tìm “lông rùa – sừng thỏ”. Có thể nói mọi phong tục, tập quán văn hóa dân tộc Việt Nam đều có nguồn gốc từ “cái tinh thần dân tộc kết hợp với cái hồn Phật giáo”, cho nên bậc cổ đức có nói:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Trong đó có ngày Tết Nguyên đán. Ngày Tết thế đã trở thành một truyền thống văn hóa thấm nhuần trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Để có cái nhìn thấu suốt về ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán trong tâm tưởng của người Việt và mối liên hệ cũng như ảnh hưởng của Phật giáo với phong tục lễ Tết của người Việt, qua góc nhìn của tu sĩ Phật giáo sẽ giúp quý Phật tử hiểu rõ hơn về ngày Tết Nguyên Đán trong phong tục tập quán của người Việt.

Mọi phong tục, tập quán văn hóa dân tộc Việt Nam đều có nguồn gốc từ “cái tinh thần dân tộc kết hợp với cái hồn Phật giáo”.

Ba mươi năm đón tết ở chùa

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành rất nhiều nét đẹp trong đời sống mang tính nhân văn sâu sắc và đậm đà bản sắc. Tết cổ truyền chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tết đến, xuân về là lúc lòng người hân hoan vui đón những điều mới mẻ, xua đi những vất vả trong suốt một năm. HT. Thích Minh Thiện - Ủy viên Hội đồng trị sự TW GHPGVN, Phó Trưởng ban Thông tin truyền thông TW HGPGVN, Trưởng Ban trị sự Phật giáo Long An, trụ trì chùa Thiên Châu – Tân An chia sẻ:

Trong một năm có nhiều ngày, nhiều dịp Tết và trong những dịp Tết đó thì Tết Nguyên đán hay thường được gọi là Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam và trở thành một nét đẹp trong phong tục, tập quán và văn hoá của người Việt. Từ "Tết" được xuất phát từ chữ Hán và được đọc theo âm Hán Việt là "Tiết" (nghĩa là đốt tre đốt trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm). Từ "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Nguyên đán có nghĩa là ngày đầu tiên/buổi sáng đầu tiên trong một năm. Ngoài ra, nhiều người cũng lý giải từ "Nguyên" còn thể hiện cho sự đầy đủ, viên mãn, tròn trịa, trọn vẹn và cũng vì thế, Tết Nguyên đán còn có một ý nghĩa khác biểu trưng cho ước muốn cuộc sống luôn được ấm no, đầy đủ của người dân.

Theo truyền thống ngày mồng 1 Tết được nhiều người chọn để phát tâm phát nguyện sống mới, đổi mới. Với tinh thần Phật giáo "tùy thuận chúng sinh, nhi vi lợi ích", các sự việc nào làm lớn mạnh thiện Pháp, giúp con người sống an lạc hạnh phúc hơn đều là tốt đẹp.

HT. Thích Minh Thiện - Ủy viên Hội đồng trị sự TW GHPGVN, Phó Trưởng ban Thông tin truyền thông TW HGPGVN, Trưởng Ban trị sự Phật giáo Long An, trụ trì chùa Thiên Châu – Tân An.

HT. Thích Minh Thiện - Ủy viên Hội đồng trị sự TW GHPGVN, Phó Trưởng ban Thông tin truyền thông TW HGPGVN, Trưởng Ban trị sự Phật giáo Long An, trụ trì chùa Thiên Châu – Tân An.

Tết còn ngoại, tết chưa bao giờ hết đẹp

Tết Nguyên đán là một ngày trọng đại như vậy, bởi thế cần được giữ gìn và phát huy cho bản sắc gia đình, truyền thống dân tộc. Với con người Việt Nam, đặc biệt là đối với người Phật tử, Tết Nguyên đán chính là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, tụ họp với nhau. Hàng năm mỗi khi Tết đến Xuân về, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu thì chúng ta đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết.  Về quê ăn Tết không xa xôi gì mà chính là tìm về nơi chôn rau cắt rốn, đoàn tụ với đại gia đình. Chúng ta không chỉ gặp gỡ nhau mà còn cùng hướng về chư vị ông bà, tổ tiên cùng về đón Xuân với con cháu, thế như là giải pháp giữ gìn truyền thống tộc họ, truyền thống đoàn kết để Việt Nam ta tự hào là dân tộc có tinh thần đại đoàn kết rất cao.

Sau thời khắc giao thừa, với các Phật tử, họ thường lựa chọn chùa làm nơi đầu tiên để đến cầu nguyện, hy vọng những điều may mắn, bình an cho bản thân và gia đạo. Xuất phát từ lòng từ bi, hỷ xả của chư Phật, chư Bồ tát, và sự thanh tịnh chốn thiền môn mà tìm về để cùng nhau tận hưởng trong sự hân hoan, hỷ lạc, thân tâm được thanh tịnh trong thời khắc đầu năm.

Tết Nguyên đán thể hiện sự mong chờ của con người vào những điều mới mẻ và tốt đẹp trong năm tiếp theo. Do vậy, gia đình Phật tử nào cũng chú trọng việc dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí, người lớn cũng như trẻ em đều tắm rửa và mặc những bộ quần áo mới. Những buồn phiền, cãi vã được gác lại, bỏ qua một bên, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp. Tục lệ “lì xì, chúc tụng”lẫn nhau cũng là nét văn hóa dân tộc luôn cầu tiến, luôn hướng về phía trước với niềm hy vọng tốt đẹp hơn, biết bỏ lại phía sau những gì chưa hoàn mỹ…

Chính vì vậy mà Tết Nguyên đán rất gần với quan điểm từ bi hỷ xả, an vui, tinh tấn hành thiệncầu những điều tốt đẹp của Phật giáo.

Tết Nguyên đán thể hiện sự mong chờ của con người vào những điều mới mẻ và tốt đẹp trong năm tiếp theo.

Tết Nguyên đán thể hiện sự mong chờ của con người vào những điều mới mẻ và tốt đẹp trong năm tiếp theo.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn, mang theo ý nghĩa tâm linh và trở thành dịp lễ lớn và vô cùng quan trọng đối với những người Phật tử, là dịp để họ hướng về tâm linh, tín ngưỡng và làm theo giáo lý Phật giáo để cầu mong những điều an yên trong cuộc sống. ĐĐ. Thích Thanh Quang- Ủy viên ban Thông tin truyền thông TW HGPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên, trụ trì chùa Tiên Quán (Kim Động) chia sẻ:

Cách đón Tết của người Việt phong phú và chịu ảnh hưởng rất lớn văn hóa Phật giáo. Đối với người Phật tử với niềm tin vào Đức Phật và đạo Phật, sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo tới cách đón Tết của họ rất rõ.

Tinh thần hiếu đạo, thực hành tứ trọng ân trong đó báo ân với gia tiên, ông bà, cha mẹ, thầy tổ được thể hiện rất rõ. Trong đó, phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người Việt là một nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý của nhà Phật. Tết là dịp để chúng ta mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới. Mỗi người sinh ra đều có cha mẹ, ông bà, tổ tiên, ý thức “con người có tổ, có tông” đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa hướng về nguồn cội, thể hiện lòng thành kính của những người đang sống đối với tổ tiên, những người đã mang đến cho mình cuộc sống như ngày hôm nay. Thờ cúng tổ tiên giúp cho con người ta không quên cội nguồn, mà luôn phải nghĩ về trách nhiệm đối với người khác, làm cho người ta biết sợ, biết tôn kính, để từ đó sống một cuộc sống có ích cho đời. Nét đẹp của Tết Nguyên Đán rất gần với tư tưởng, quan điểm của nhà Phật về “từ bi hỷ xả”, giữ tình hòa mục, cầu an vui, tốt lành cho chúng sinh…


Tết - trở về nương tựa

Có lẽ chính sự tương đồng đó đã khiến cho Tết Nguyên Đán dần mang theo ý nghĩa tâm linh, trở thành dịp lễ lớn và vô cùng quan trọng đối với những người Phật tử, là dịp để họ hướng về tâm linh, tín ngưỡng và làm theo giáo lý Phật giáo để cầu mong những điều an yên trong cuộc sống.

Thứ nữa là phong tục đi lễ chùa đầu năm. Tất cả mọi người từ già trẻ, gái trai đều đi chùa lễ Phật đầu năm. Đi lễ chùa đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh luôn được duy trì trong mỗi người dân Việt Nam. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm là về nơi cửa Phật, không đơn giản chỉ để mong muốn và ước nguyện, mà còn là lòng tin và những khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau những lo toan vất vả trong cuộc sống mưu sinh.

Việc đi lễ chùa không chỉ giúp cho người dân Việt Nam giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới chân – thiện – mỹ, làm những việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, chức năng tâm lý của tôn giáo cho chúng ta biết rằng khi cuộc sống ngày càng hối hả, tất bật, bon chen, nhiều áp lực… thì con người lại càng muốn tìm về chốn linh thiêng, thanh tịnh.

Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm khói hương làm cho tâm hồn con người trở nên thanh tịnh, bình yên, cảm nhận phút giao hòa mênh mang của trời đất.

Ngày mồng 1 Tết vô cùng ý nghĩa đối với người Việt ăn bởi Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hy vọng. Đây là sự mong mỏi của tất cả các thành viên trong gia đình. Người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết để gặp mặt và quây quần. Tết cũng là ngày đoàn tụ với gia tiên đã quá.vTừ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình Phật tử đã thắp hương thỉnh mời hương linh ông bà và tổ tiên về ăn cơm Tết với con cháu. Tết là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Theo quan niệm người Việt, dịp Tết, mọi người thường vui vẻ, không giận hờn, không tranh cãi. Người giàu kẻ nghèo đều vui Tết như ngày hội.

1.jpg

Cảnh chùa Long Hưng - Đông Anh - Hà Nôi đón xuân Tân Sửu 2021. 

Mong tết an lành!

Người Việt ta có nhiều phong tục đẹp. Trải qua hàng ngàn năm văn hiến, những nét đẹp đầu Xuân như: xum họp ngày tết, chúc Tết, đi chùa,… đã trở thành thuần phong mỹ tục, mang đậm ý nghĩa văn hóa, thể hiện khát khao hướng tới chân, thiện, mỹ. Tết trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa thiêng liêng của người Việt lưu truyền từ xưa đến nay.

Có thể nói, Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó chẳng những thể hiện sự đồng điệu, giao thoa giữa con người với thiên nhiên mà còn là dịp để con người bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với đất trời.

Mùa xuân đem đến nguồn năng lượng mới để đạt được những ước nguyện tốt đẹp, khát vọng vươn cao vì lợi ích của cộng đồng dân tộc. Đón chào Xuân Di Lặc – Tân Sửu năm nay trong niềm hoan hỷ vô biên, với tinh thần hòa hợp, hữu nghị của người con Phật và chia sẻ trách nhiệm vì sự phát triển xã hội bền vững, xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống, đầy ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc. Là người con Phật, chúng ta nên duy trì các phong tục lâu đời của dân tộc trong những ngày lễ Tết, đồng thời phải đến chùa lễ Phật đầu năm và khuyến khích con cháu của mình đi cùng. Hình ảnh Phật tử đầu năm đi chùa, lễ Phật, chúc Tết quý thầy chính là một trong những nét đẹp văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Kính chúc toàn thể quý Phật tử và gia quyến đón chào Xuân Di Lặc luôn an vui, hạnh phúc, vạn sự kiết tường, như ý.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage