PG & Hôn nhân gia đình
TÌNH YÊU VÀ LÝ TƯỞNG: Anh một đạo, em một đạo và mình... chia tay!
05/02/2010 22:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Có những người khóc không thành tiếng khi đang yên đang lành với người mình yêu nhưng cũng phải nói lời chia tay, dù họ rất yêu nhau nhưng không thể đến với nhau. Chúng tôi đã gặp họ và lắng nghe nỗi lòng của họ để rồi đưa vấn đề “hôn nhân dị giáo” về góc nhìn của đạo Phật.

Nước mắt mang tên "không đồng đạo"

P.Nguyên và H.Lợi yêu nhau được ba năm, cả hai người không có gì xích mích với nhau, thậm chí những người bạn của họ ai cũng khen: “hai người đúng là một cặp”. Nhưng rồi, đùng một cái, “hung tin” đến với mọi người trong nhóm bạn là họ đã hết yêu nhau mà chuyển thành… tình anh em. Ngỡ ngàng pha lẫn chút nghi vấn cho tình yêu của đôi bạn trẻ và những người bạn đã tìm hiểu thì biết được nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết thúc không có hậu trong chuyện tình của họ là do hai người không chung đạo. P.Nguyên đạo Thiên Chúa, trong khi đó H.Lợi đạo Phật và bên nhà của P.Nguyên bắt buộc con rễ tương lai phải bỏ đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa. H.Lợi không thể bỏ gốc rễ tâm linh của mình còn P.Nguyên thì không thể nào thuyết phục được định kiến của bố mẹ cũng như đạo của mình nên họ đã đi đến quyết định cuối cùng là chia tay! Chia tay nhưng không phải vì không còn yêu nhau mà chỉ vì không đồng tôn giáo nên cả hai sau hơn hai năm là anh em nhưng cũng chưa tìm lại được cân bằng trong cuộc sống cũng như chưa thể yêu ai khác.

Một trường hợp khác cũng vì khác đạo mà không thể đến với nhau là câu chuyện của N.T.T.Nhàn và H.A.Tuấn. Nhàn và Tuấn yêu nhau rồi mới tìm hiểu về hoàn cảnh của nhau và biết mình trái đạo. Cả hai bên gia đình đều khăng khăng không chịu cho con cái mình kết hôn với người khác đạo. Lý giải của ba mẹ Tuấn và Nhàn giống nhau hoàn toàn: “Hai đứa tư tưởng trái ngược nhau, đời sống tâm linh không hợp nhất với nhau thì làm sao có thể hòa hợp và có hạnh phúc?”. Với lý lẽ cứng nhắc cùng những quy tắc giáo điều mà những người lớn đem ra sử dụng đã giêt chết tình yêu của đôi bạn trẻ. Gặp chúng tôi cả anh Tuấn và chị Nhàn đều tỏ ra đau khổ trước cảnh “có duyên mà không có nợ” của mình. Anh Tuấn bộc bạch: “Mình là người có đạo, hiểu về cách sống ở đời là phải có tình thương, mình đã dùng đủ lý lẽ nhưng rồi cũng đành bất lực trước quan điểm của mẹ cha”.

Đạo Phật không ngăn cách tình yêu

Vâng, còn rất nhiều những tình yêu dị giáo phải ngậm ngùi chia tay mà người trong cuộc, ngoài cuộc kẻ đau khổ, người ngỡ ngàng nuối tiếc. Nhiều người vì chia tay trong trái ngang do khác đạo trong khi vẫn còn yêu nên cả hai đau khổ trong thời gian rất lâu. Đem những câu chuyện và những nỗi buồn ấy bày tỏ với những vị tôn túc, Phật tử thì ai cũng đồng tình là không nên chia cắt tình yêu vì không đồng tôn giáo. TT.Thích Đạt Đạo, viện chủ chùa Bát Nhã (Bình Thạnh, TP.HCM) nói: “Tôn giáo không nên ra điều kiện bắt buộc hôn phối phải theo tôn giáo mình, phải tôn trọng tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Chính vì vậy không ép buộc những người đang yêu nhau hủy hôn, chia tay vì không theo tôn giáo mình hoặc không đồng tôn giáo”.

Còn ĐĐ.Thích Trí Định thì bộc bạch: “Đạo Phật với mong muốn mang lại hạnh phúc cho con người nên đạo Phật không gây chia rẽ, không tạo ra đau khổ cho con người. Do vậy người thực hành theo Phật thì không nên ép con cái chia tay người yêu chỉ vì khác tôn giáo mà phải giáo dục con giữ đạo của mình, kính đạo của người”. Cũng như vậy, ĐĐ.Thích Trí Huệ (sinh viên HVPG VN tại TP.HCM) chia sẻ: “Tình yêu là cái gốc của hạnh phúc gia đình, và vì vậy khi hôn nhân giữa hai người yêu nhau mà khác tôn giáo thì cứ đạo ai nấy giữ”. Lý giải về vấn đề này, HT.Thích Nhất Hạnh có viết trong cuốn Tuổi trẻ, tình yêu và lý tưởng, thầy nói đại ý rằng: Chúng ta không nên bỏ gốc rễ và cũng không nên khuyên người khác bỏ gốc rễ, hãy giữ gốc rễ của mình và học hỏi ở nhau những cái hay, cái đẹp để cùng sống hạnh phúc...

Chúc Triệu

giacngo online

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch