Phật giáo quốc tế
Ấn Độ & Miến Điện tổ chức Hội nghị Bảo vệ di sản Văn hóa Phật giáo
Bài, ảnh: Thích Giác Hiệp
21/12/2012 20:57 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trong các ngày 15, 16, 17/12/2012 Hội đồng Trao đổi Văn hóa Ấn Độ (Indian Council for Cultural Relations), Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu (Sitagu International Buddhist Acadamy), Đại sứ quán Ấn Độ tại Yangon và Bộ Tôn giáo Miến Điện đã phối hợp tổ chức Hội nghị với chủ đề chính: Bảo vệ di sản Văn hóa Phật giáo tại Yangon, Liên bang Miến Điện.

Trong các ngày 15, 16, 17/12/2012 Hội đồng Trao đổi Văn hóa Ấn Độ (Indian Council for Cultural Relations), Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu (Sitagu International Buddhist Acadamy), Đại sứ quán Ấn Độ tại Yangon và Bộ Tôn giáo Miến Điện đã phối hợp tổ chức Hội nghị với chủ đề chính: Bảo vệ di sản Văn hóa Phật giáo tại Yangon, Liên bang Miến Điện.

Khai mạc Hội nghị có sự tham dự: HT. tiến sĩ Sitagu Sayadaw, Viện trưởng Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu, ngài Tiến sĩ Sai Mauk Kham, Phó tổng thống Miến Điện, ngài Salman Khurshid, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, ngài tiến sĩ V.S.Shesadri, Đại sứ Ấn Độ tại Miến Điện …Tham dự Hội nghị và trình bày tham luận gồm các giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ từ các đại học, học  viện nổi tiếng thế giới, như: Oxford (University of Oxford), Colombo (University of Colombo), London (University of London)…trên 10 quốc gia.

Đại biểu từ Việt Nam có Thượng tọa tiến sĩ Thích Giác Hiệp tham dự và trình bày tham luận với chủ đề: Các yếu tố truyền bá Chánh pháp trong thời đại mới.

Nội dung Hội nghị có 5 nhóm chủ đề, như: 1) Nghệ thuật và Kiến trúc Phật giáo, 2) Văn chương và Thi ca Phật giáo, 3) Lịch sử truyền báo Phật giáo-Vai trò của tu sĩ trong truyền bá Chánh pháp, 4) Di sản văn hóa Ấn Độ và Phật giáo, 5) Triết học Phật giáo và sự Thích ứng trong thời đại mới.

Có tất cả 25 tham luận được chọn trình bày và bàn thảo tại Hội nghị.

Di sản vật thể Phật giáo, gồm: chùa, tháp, tu viện…được xây dựng ở các nước trên thế giới. Miến Điện có nhiều Thánh tích, như: Tháp Shedagon ở Yangon, Mahamuni ở Mandalay…Ấn Độ nơi bắt nguồn Phật giáo có: Đại tháp Giác ngộ tại bang Bihar, Đại tháp Sarnath…và nhiều quốc gia khác di sản văn hóa vật thể của Phật giáo tồn tại.

Di sản văn hóa phi vật thể Phật giáo, gồm: triết học, tư tưởng, văn hóa Phật giáo. Loại thứ 2 này thẩm thấu qua cuộc sống hàng ngày của Phật tử xuất gia và tại gia. Lời dạy của Đức Phật giúp hoàn thiện con người và xã hội. Các điểm giáo lý căn bản như Bát chính đạo, Tứ đế có thể áp dụng cho mọi giới.

Suốt 3 ngày nhiều vấn đề liên quan đến 5 nhóm chủ đề được các diễn giả trình bày và Hội nghị bàn thảo sôi nổi. Các diễn giả trình bày nghiên chuyên môn với quan điểm bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo. Hội nghị bàn thảo để đưa ra giải pháp.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị còn có các sự kiện văn hóa chào mừng Hội nghị, như: Triển lãm văn hóa Phật giáo, Liên hoan phim Phật giáo…

Kết thúc Hội nghị các đại biểu thống nhất thông qua bản tuyên bố chung với nội dung bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Phật giáo trên khắp thế giới.

Từ ngày 18, 19/12/2012 Bộ tôn giáo Miến Điện và Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu đưa đoàn đi tham quan, nghiên cứu thực tế tại các Thánh tích Phật giáo ở Bagan và Mandalay. Cố đô Bagan, lưu giữ nhiều di sản kiến trúc Phật giáo, nơi có hơn 2.000 ngôi tháp Phật giáo bằng đất nung. Mandalay có Tu viện Atumashi và Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu nổi tiếng.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch