Phật giáo trong nước
Phật giáo Thái Bình: Trẻ hóa nhân sự, đẩy mạnh hoằng pháp là nền tảng hoàn thành Phật sự
08/08/2017 10:58 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thái Bình là địa danh ghi nhiều dấu ấn vàng son trong lịch sử nước nhà, là tỉnh có bề dày truyền thống - nơi địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều danh nhân của đất nước. Đặc biệt đây là phát tích của vương triều nhà Trần, trong đó có Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một thiền phái mang đặc thù bản sắc dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Thái Bình cũng là địa phương có nhiều chùa là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia với nhiều kiến trúc độc đáo.

Phát huy truyền thống “hộ quốc an dân” trong thời kỳ mới, GHPGVN tỉnh Thái Bình luôn bám sát phương châm mà Trung ương Giáo hội đề ra là: “Kế thừa - Ổn định - Phát triển”, để vận dụng vào điều kiện thực tế ở một tỉnh có đông Tăng Ni, tín đồ Phật tử và có lịch sử Phật giáo du nhập, phát triển sớm nhất khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Với tinh thần nhập thế, Tăng Ni, Phật tử luôn tinh tấn hoạt động Phật sự trong các lĩnh vực, trên tinh thần việc phát huy đạo nghiệp đồng nghĩa với việc xây dựng và phát triển đất nước; dù ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội cũng luôn làm tốt nghĩa vụ của mình, sống tốt đạo đẹp đời, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. 

BTS PG tỉnh thăm, chúc Tết Tỉnh ủy Thái Bình dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 

BTS GHPGVN tỉnh Thái Bình họp chuẩn bị Đại hội lần thứ VIII

Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN của PG Thái Bình

BTS PG tỉnh tiếp phái đoàn Ban HDPT TƯ về thăm và làm việc

Nghị quyết Đại hội VII của GHPGVN tỉnh đã chuyển hóa thành mục tiêu chiến lược, hoạt động Phật sự nhiệm kỳ qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Với sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của Tăng Ni, Phật tử, tất cả đã góp phần thành tựu công tác Phật sự.

Theo thống kê của Ban Trị sự, đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 869 ngôi chùa; trong đó có 25 ngôi được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 138 ngôi được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, trên 500 ngôi chùa đã có Tăng Ni trụ trì và kiêm trụ trì. Toàn tỉnh có 578 vị Tăng Ni đang tu học và hoạt động Phật sự, so với nhiệm kỳ trước tăng 30 vị, trong đó có 97 vị Tỷ khiêu, 423 vị Tỷ khiêu Ni, 30 vị Sa Di, Sa Di Ni và 28 Hình Đồng đang được các thầy Nghiệp sư dẫn dắt tu tập tại trụ xứ.

Là tỉnh có đông chư Ni, Ban Tăng sự đã có nhiều Phật sự quan tâm đời sống sinh hoạt, tu học của Ni giới. Ban Tăng Sự đã ra quyết định thành lập Phân ban Ni giới tỉnh thuộc nhiệm kỳ I (2016 - 2021) và chính thức ra mắt vào ngày 07 tháng 01 năm 2016, với 27 ủy viên (11 ủy viên Thường trực). Đến nay các hoạt động của Phân ban Ni giới đều ổn định. Theo thống kê, số lượng Ni chúng trong tỉnh có 423 vị Tỷ Khiêu ni; 12 Thức Xoa Ma Ni; 15 hình đồng. 

Nhiệm kỳ qua Ban Trị sự cũng đã căn cứ vào tình hình thực tế và “Đơn thỉnh Sư trụ trì” của các địa phương, tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định bổ nhiệm cho 134 vị về trụ trì và kiêm trụ trì các chùa trong tỉnh, nhằm ổn định tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử. Bên cạnh đó, Giáo hội tỉnh cũng tạo mọi điều kiện giúp đỡ, tiếp nhận các vị Tăng Ni từ tỉnh ngoài về địa phương sinh hoạt Phật sự trong tỉnh theo đúng quy định của Giáo hội và pháp luật hiện hành. Ban Tăng sự phối hợp với BTS PG các huyện, thành phố, chính quyền địa phương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ tiếp nhận những thiện nam, tín nữ có thiện căn xuất gia. Cụ thể là: Bổ nhiệm trụ trì 98 vịKiêm nhiệm trụ trì: 36 vịThuyên chuyển sinh hoạt: 45 vị;Tiếp nhận người xuất gia75 vị.

Nhằm mục đích truyền trì mạng mạch Phật pháp và nâng cao đ­ược chất lượng đội ngũ Tăng NiBan Trị sự đã tiếp nhận hồ sơ của các thầy nghiệp sư ở các trụ xứ và thống kê, phối kết hợp cùng các ngành chức năng tìm hiểu về lý lịch nhân thân, tổ chức kiểm tra khảo hạch thi tuyển để lựa chọn những người có đủ phẩm hạnh đưa vào danh sách trình Trung ương Giáo hội cùng các cơ quan chức năng của tỉnh xét duyệt cho đăng đàn thụ giới. Năm 2014 và năm 2016, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức Đại giới đàn truyền trao giới pháp cho các giới tử tại trụ sở Ban trị sự Chùa Thánh Long, phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình với số lượng: 82 Tỷ khiêu, Tỷ khiêu - Ni, và 80 Sa Di, Sa Di Ni.

Là địa phương có bề dày về truyền thống Phật giáo nên việc an cư kiết hạ được xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi vị Tăng Ni. Cả tỉnh có 6 trường hạ dưới sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của T.Ư GHPGVN, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cùng các cấp lãnh đạo, Ban Trị sự các huyện đã hướng dẫn Tăng Ni về trường an cư kiết hạ duy trì nền nếp, quy củ thiền gia. Số lượng hành giả đi an cư hàng năm đạt từ 85-90%. Các thời khóa tụng niệm và học tập Kinh-Luật-Luận đều theo nề nếp của chư Tổ và môn phong các tổ đình lớn. Các trường hạ đều thực hiện nghiêm túc việc tổ chức như: thỉnh cử thành lập Ban Chức sự, Ban Giảng huấn, thời khóa biểu tu học, tổ chức thực tập thuyết giảng… Chương trình sinh hoạt của trường hạ tương đối phong phú, Ban Giảng huấn đã tổ chức giảng dạy chuyên sâu về nội dung Kinh-Luật-Luận.

Trong các khoá hạ an cư Ban Trị sự còn phối hợp với Trung tâm Thông tin Tuyên truyền tư tưởng của Tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Ban tôn giáo, Sở công an tỉnh về các hạ trường tuyên truyền phổ biến Chủ trư­ơng Chính sách Tôn giáo của Đảng, Nhà n­ước, pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo và các chuyên đề khác giúp cho Tăng ni nâng cao kiến thức Pháp luật để áp dụng vào đời sống tu hành ở mỗi địa phương.


 

 

Phân ban Ni giới Thái Bình ra mắt - Ảnh: Nhuận Nguyện

Đại giới đàn chùa Thánh Long do BTS PG tỉnh tổ chức

Xác định việc xây dựng tổ chức giáo hội là nhiệm vụ then chốt, căn cứ Thông bạch của TƯGH, BTS PG tỉnh đã phối hợp với chính quyền, BTS 8 huyện, thành phố tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp huyện (nhiệm kỳ 2016- 2021), bám sát chủ đề Đại hội “Ổn định – Kế thừa – Phát triển”, ra mắt các tân BTS với tổng số 55 thành viên, với cơ cấu nhân sự được trẻ hóa, phát huy tài năng, trí tuệ của mỗi thành viên. Đến nay các BTS đều đi vào hoạt động ổn định, giúp BTS PG tỉnh triển khai Phật sự tới các Tăng Ni, cơ sở tự viện, điển hình nhất là Đại giới đàn 2016, Phật đản và khóa hạ an cư PL.2561 vừa qua.

Kế thừa sự nghiệp của các bậc Tôn túc tiền bối và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Phật sự mới, chư Tôn đức xác định cần thiết phải có một thế hệ Tăng Ntrẻ có đủ trình độ chuyên sâu về kiến thức Phật pháp và kiến thức văn hóa xã hội. Ban Trị sự quan tâm giúp đỡ cho nhiều Tăng Ni đăng ký dự tuyển thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các trường cao đẳng, trung cấp Phật học tại Nam Định, Bà Rịa – Vũng Tàu... Số Tăng Ni đã tốt nghiệp nay về làm công tác Phật sự tại Thái Bình và hiện nay có 28 Tăng Ni sinh đang theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trong đó có 24 vị hệ cử nhân Phật học, 4 vị học hệ cao đẳng Phật học, 33 vị đang theo học tại trường Trung cấp Phật học Nam Định, và trên 20 vị tham dự các trường Học viện, cao đẳng, trung cấp tại miền Trung và miền Nam. Ngoài ra còn một số vị đang theo học tại một số trường đại học xã hội nhân văn, Viện Hán nôm v v...

Xác định “Hoằng pháp lợi sinh” là mục đích cao cả của người con Phật, vì thế Tăng Ni trong tỉnh luôn cố gắng tu tập hành trì, giáo hóa chúng sinh trên con đường giải thoát. Trong thời gian qua, nội dung triển khai đến các Phật tử đều được cụ thể hóa và gắn liền với mỗi cơ sở tự viện của Giáo hội. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tăng Ni, đồng bào Phật tử ngày một đi vào nền nếp và quy củ. Ban Hoằng pháp khuyến khích và trợ duyên cho Tăng Ni thuyết giảng vào các ngày lễ lớn, các khóa tu tại các đạo tràng, các lớp giáo lý và các tự viện có nhu cầu.

Năm 2014 và 2016, với mục đích nâng cao khả năng chuyên môn và kỹ năng hoằng pháp, Ban Trị sự đã phối hợp với Ban Hoằng pháp tổ chức cho Tăng Ni tham gia Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hoằng pháp do T.Ư GHPGVN tổ chức tại Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Việc duy trì giảng dạy các lớp giáo lý cho thanh thiếu niên Phật tử và khóa tu niệm Phật tại địa phương tương đối đồng đều, cư sĩ Phật tử có điều kiện tu tập hơn. Các đạo tràng niệm Phật, Câu lạc bộ Thanh Thiếu niên Phật tử… được thành lập, duy trì và phát triển ở các cơ sở tự viện. “Nhiều khóa tu niệm Phật một ngày cho Phật tử lớn tuổi, khóa tu “Tuổi trẻ hướng Phật” đã được tổ chức. Chỉ riêng năm 2017, toàn tỉnh có trên 10 chùa tổ chức khóa tu mùa hè cho lứa tuổi từ 10 – 25 tuổi, mỗi khóa từ 200 – 700 em. Đặc biệt, chùa Từ Xuyên còn tổ chức mỗi tháng một một ngày tu cho người khuyết tật, người tâm thần…”, TT.Thích Thanh Định, UV HĐTS TƯGH, Phó ban Thường trực kiêm Trưởng ban Hoằng pháp PG tỉnh cho biết.

TT.Thích Thanh Định, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS PG tỉnh

Phật tử các chùa đã tổ chức đạo tràng sinh hoạt định kỳ thường xuyên tại các tổ đình, tự viện do quý thầy trụ trì hướng dẫn với các nội dung gồm có tụng kinh, niệm Phật, tu thiền, học giáo lý... Ban Hướng dẫn Phật tử đã kết hợp với Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện xã hội thực hiện công tác Phật sự như: Thuyết giảng giáo lý, hướng dẫn Phật tử tu học, phát quà từ thiện, khám phát thuốc miễn phí, tặng xe lăn cho người khuyết tật, xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học, tặng suất ăn tại một số bệnh viện lớn, v.v…  Tổng số tiền năm năm qua là gần 5 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Giác Ngộ, TT.Thích Thanh Hòa, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN tỉnh Thái Bình cho biết: Nhìn chung các hoạt động Phật sự tại tỉnh nhà đều phát triển ổn định. Để có được như vậy là nhờ sự lãnh đạo đoàn kết, tập trung và nhất quán của Thưng trực ban Trị sự. Các ban ngành của Ban Trị sự đều phải phối hợp một cách chặt chẽ và đồng bộ. Bên cạnh đó, Phật giáo Thái Bình có một lợi thế so với một số tỉnh khác là có số lượng Tăng Ni lớn, độ tuổi lại trẻ nên các hoạt động Phật sự tương đối năng nổ và tích cực. Nhờ vậy nghị quyết của Thường trực Ban Trị sự đưa ra đều được Tăng Ni toàn tỉnh nhất tâm thực hiện. 


 TT.Thích Thanh Hòa, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự

Sự giúp đỡ quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng là nhân tố giúp các Phật sự của Ban Trị sự các cấp được thành tựu viên mãn. Đó là sự tin tưởng của chính quyền vào Giáo hội tỉnh và Tăng Ni. Tuy nhiên, ở mặt nào đó, nhiệm kỳ qua cũng còn tồn đọng một số việc chưa làm được mà nhiệm kỳ VIII phải cố gắng thực hiện. Trong đó việc quy hoạch Tăng Ni kế thừa là nhiệm vụ quan trọng, để giữ vững sự phát triển ổn định hiện nay của toàn Ban Trị sự. Việc đó thể hiện sự thành công phần nào về cơ cấu nhân sự của Đại hội Phật giáo các huyện vừa hoàn tất trong năm 2016 vừa qua. Sự kế thừa này sẽ giúp Phật giáo Thái Bình ổn định và phát triển hơn.

Nhuận Nguyện

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch