Đạo đức - Tâm lý học
Tâm Lý và Triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống hàng ngày
06/06/2553 01:46 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chương 15: Chức năng của Na Cảnh và Tâm Tử

Cảnh tiếp xúc một trong 5 căn, chúng có thể là cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc. Mỗi cảnh này là sắc pháp. Chúng sanh và diệt nhưng chúng không diệt nhanh bằng danh pháp. Như chúng ta thấy (trong chương 12), sắc pháp tồn tại tương đương 17 sát na tâm. Khi sắc pháp là cảnh trần tiếp xúc một trong các căn, một tiến trình tâm phát sinh trong một thứ tự đặc biệt và thực hiện mỗi chức năng riêng của chúng khi chúng biết cảnh trần đó. Tâm đầu tiên của tiến trình đó là tâm ngũ song thức chúng không phát sanh ngay lập tức. Ðầu tiên là phải có những tâm hộ kiếp: hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng. Những tâm hộ kiếp này không biết sắc pháp mà sắc pháp thì tiếp xúc một trong các căn. Tâm khán ngũ môn là tâm tố, hướng đến cảnh và sau đó nó được tiếp nối bởi một trong ngũ song thức, chúng là kết quả của hành động thiện và ác. Tuy nhiên không những có một sát na tâm quả trong một tiến trình, mà còn có nhiều sát na. Tâm ngũ song thức được tiếp nối bởi tâm tiếp thu mà nó là tâm quả và tâm này được tiếp nối bởi tâm quan sát mà nó cũng được gọi là tâm quả. Tâm quan sát được tiếp nối bởi tâm phân đoán mà nó là tâm tố.

Tâm được tiếp nối bởi bảy tâm đổng lực [1], trong trường hợp không phải là vị A la hán thì có tâm thiện và tâm bất thiện. Tất cả những tâm này, bắt đầu với tâm khán ngũ môn biết cảnh mà cảnh thì tiếp xúc với một trong các căn. Ðếm từ tâm hộ kiếp vừa qua, có 15 sát na tâm đã trôi qua khi tâm đổng lực thứ bảy đã diệt. Nếu sắc pháp đã tiếp xúc với một trong các căn và tâm hộ kiếp vừa qua phát sanh cùng một lúc, sắc pháp đó có thể tồn tại thêm 2 sát na tâm, vì khoảng thời gian tồn tại của sắc pháp thì tương đương 17 sát na tâm. Do đó, sau những tâm đổng lực có thể có hơn 2 sát na tâm mà chúng trực tiếp biết cảnh đó. Những tâm này là tâm quả, là tâm na cảnh. Na cảnh theo nghĩa đen là "cảnh đó". Khi tâm na cảnh đã diệt, tiến trình căn môn đã vận hành đầy đũ tiến trình của nó. Tuy nhiên, thường thường không có một tiến trình căn môn đầy đũ. Khi sắc pháp tiếp xúc một trong năm căn thì có nhiều hơn 3 sát na tâm hộ kiếp có trể trôi qua trước khi một tiến trình bắt đầu và do đó, những tiến trình này không thể vận hành đầy đũ. Bởi vì sắc pháp không còn tồn tại lâu hơn 17 sát na tâm, nó diệt trước khi tâm na cảnh phát sanh. Như vậy trong trường hợp trên không có tâm na cảnh [2].

Chỉ trong cõi dục giới nghiệp có thể sau tâm đổng lực dục giới sản sinh tâm quả mà tâm quả là tâm na cảnh, chúng nương gá vào trần cảnh. Ðối với người sanh vào cõi trời phạm thiên sắc giới thì ít có điều kiện cho cảm xúc giác quan, và đối với người sanh vào cõi phạm thiên vô sắc giới thì nơi đó không có cảm xúc giác quan và không có tâm na cảnh.

Tóm lại, tâm nối tiếp nhau khi sắc pháp tiếp xúc một trong các căn và trở thành cảnh của tiến trình tâm căn môn mà chúng vận hành trong tiến trình đầy đủ.

Tâm hộ kiếp vừa qua
Tâm hộ kiếp rúng động
Tâm hộ kiếp dứt dòng
Tâm khán ngũ môn
Tâm ngũ song thức
Tâm tiếp thu
Tâm quan sát
Tâm phán đoán
Tâm đổng lực
Tâm thiện hoặc tâm bất thiện
(trong trường hợp không phải là vị A La Hán)
Tâm na cảnh

Tâm na cảnh không chỉ biết một cảnh qua 5 căn mà còn qua ý môn. Trong tiến trình căn môn, tâm na cảnh chỉ có thể phát sanh khi cảnh chưa diệt. Nếu tâm na cảnh phát sanh trong tiến trình căn môn, chúng cũng có thể phát sanh nối tiếp trong tiến trình ý môn. Tâm Na cảnh là tâm quả mà nó có thể biết một cảnh xuyên qua 6 môn. Ví dụ, khi cảnh sắc tiếp xúc nhãn căn và tiến trình vận hành đầy đủ, tâm na cảnh phát sanh trong tiến trình đó biết cảnh qua nhãn môn. Tâm Na cảnh của tiến trình ý môn mà nó tiếp nối tiến trình nhãn môn biết cảnh đó qua ý môn .Nếu chúng phát sanh là quả bất thiện thì cảnh tiếp xúc với căn môn là bất lạc, tất cả tâm quả trong tiến trình đó và tâm Na cảnh cũng như vậy. Tâm na cảnh của tiến trình ý môn nối tiếp theo cũng là quã bất thiện. Khi cảnh tiếp xúc với ý môn là lạc thì tất cả tâm quả của tiến trình đó bao gồm tâm na cảnh cũng dều gọi là quả thiện. Tương tự với tâm na cảnh của tiến trình ý môn theo sau.

Chức năng của tâm na cảnh có thể được thực hiện do bởi 11 loại tâm quả khác nhau: 3 tâm quả vô nhân, vả 8 tâm quả hữu nhân.

Nếu tâm na cảnh là vô nhân thì chức năng của tâm na cảnh do tâm quả vô nhân thực hiện mà chúng được phân loại giống như tâm quan sát. Như chúng ta đọc (trong chương 9), có 3 loại tâm quan sát: Quả bất thiện câu hành thọ xả, quả thiện câu hành thọ xả và quả thiện câu hành thọ hỷ. Như đã đề cập trước đây (trong chương 11), tâm quan sát có thể thực hiện nhiều hơn một chức năng ở nhiều trường hợp khác nhau. Tâm quan sát thực hiện chức năng quan sát (quan sát cảnh) khi nó phát sanh trong một tiến trình căn môn và tiếp nối với tâm tiếp thu. Ngoài chức năng quan sát cảnh, tâm quan sát cũng có thể thực hiện những chức năng tái tục, hộ kiếp và tử (Cuti). Trong những trường hợp trên tâm quan sát không phát sanh trong phạm vi một tiến trình tâm thức. Xa hơn nữa, tâm quan sát có thể thực hiện chức năng na cảnh. Ngoài 3 tâm quả vô nhân chúng có thể thực hiện chức năng na cảnh, có 8 tâm quả hữu nhân hoặc tâm đại quả mà chúng có thể thực hiện chức năng na cảnh. [3]

Tâm luôn luôn sanh diệt, chúng thực hiện những chức năng khác nhau. Chức năng tâm sau cùng trong đời sống là chức năng tâm tử. Khi chúng ta nói từ ngữ thông thường là người chết, tâm tử là tâm sau cùng của kiếp sống đó, Tâm tử được tiếp nối bởi tâm tái tục của kiếp sống sau.

Chết là một điều không thể tránh khỏi. Mọi người chúng ta bất kể là cõi khổ, cõi người và cõi trời điều phải có tâm tử. Chúng ta xem trong kinh điển về sanh, già, đau, chết. Tuổi già được nói đến ngay khi tái sanh và trước khi bệnh. Do đó, ngay khi chúng ta sanh thì đã có già và chết theo sau. Chúng ta xem trong Kinh Tập . chú ý nhớ dịch đoạn này trong trang 134 của bản gốc.

Nếu người không có trí tuệ, đau khổ, nhưng tu tập Bát chánh đạo thì sẽ làm vơi bớt nỗi đau khổ. Ðối với vị này sẽ đạt đến quả vị A la hán, sẽ có tâm tử, nhưng sẽ không có tâm tái tục nối tiếp. Như vậy vị ấy chấm dứt sanh tử luân hồi.

Chúng ta xem trong Tăng Chi Bộ Kinh (tập 3, chương 7, 62, sợ hãi, V và VI):

Này các thầy Tỳ khưu, có 3 sự sợ hãi này làm chia rẽ mẹ và con. Thế nào là ba?

Người mẹ không muốn con mình bị già. Bà nói: "ta nay bị già, mong rằng con ta không bị già." Tương tự người con cũng không muốn mẹ mình bị già. Nên nói: " ta nay bị già, mong rằng mẹ ta không bị già." Ðau và chết cũng tương tự như vậy. Ðây là 3 sự sợ hãi làm chia cách mẹ con.

Nhưng này các thầy Tỳ khưu, đây là con đường, đây là sự thực hành dẫn đến từ bỏ, vượt qua 3 sự sợ hãi làm chia cách mẹ con, không làm chia cách mẹ con. Con đường đó là gì, sự thực hành đó là gì mà dẫn đến như vậy?

Ðó là Bát chánh đạo, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðó là con đường, đó là sự thực hành ...

Bát chánh đạo, cuối cùng dẫn đến chấm dứt sanh , già, đau và chết. Nếu một người không phải là bậc A la hán sẽ có một tâm tái tục nối tiếp tâm tử. Trước khi tâm tử phát sanh, chỉ có 5 sát na tâm đổng lực thay vì 7, bởi vì tiến trình tâm đ?ng lực yếu hơn do gần chết (Thanh tịnh đạo, chương XVII, 143). Ðây là những tâm đổng lực cuối cùng của kiếp sống đó. Nếu nghiệp bất thiện tạo ra tâm tái tục trong kiếp sống sau, thì sẽ có một sự tái sanh bất hạnh. Trong trường hợp đó, những tâm đổng lực cuối cùng là những tâm bất thiện và chúng biết một cảnh bất lạc. Nếu nghiệp thiện tạo ra tâm tái tục thì sẽ có một sự tái sanh hạnh phúc. Trong trường hợp đó, những tâm đổng lực cuối cùng là những tâm thiện và chúng biết một cảnh lạc [4]. Những tâm đổng lực này biết một cảnh xuyên qua một trong các căn môn hoặc qua ý môn. Nghiệp quá khứ hoặc nghiệp thuộc về quá khứ có thể tự xuất hiện trong tâm của người chết, hoặc người ấy có thể biết trước số phận tương lai của mình (Thanh tịnh đạo XVII, 136- 146). Tâm na cảnh có chức năng na cảnh có thể theo sau hoặc không. Sau đó tâm tử phát sanh là tâm cuối cùng của kiếp sống này. Tâm tử được nối tiếp bởi tâm tái tục của kiếp sống tương lai và tâm này biết cảnh giống như những tâm đổng lực cuối cùng trước tâm tử của kiếp quá khứ. Cảnh đó có thể bất cứ là điều gì, tâm tái tục của kiếp sống mới và cũng như tất cả những tâm hộ kiếp phát sanh trong tiến trình của kiếp sống mới và cuối cùng tâm tử của kiếp sống mới biết cảnh đó. Ðôi khi chúng ta nhầm lẫn rằng tâm tử của kiếp sống quá khứ quyết định sự tái sanh của chúng ta, nhưng điều đó thì không phải như vậy. Chức năng của tâm tử chỉ là khoảnh khắc cuối cùng của kiếp sống. Tâm tử là tâm quả do nghiệp sản sinh mà nghiệp sản sinh tâm tái tục và tâm hộ kiếp của kiếp sống mà chúng chỉ là sự kết thúc; tâm tử thì tương đương như tâm tái tục và tâm hộ kiếp và nó biết cùng một cảnh. Nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong quá khứ sẽ sản sinh những điều kiện tái sanh của con người, tâm đổng lực cuối cùng biết cảnh lạc hay bất lạc.

Tâm tái tục, tâm hộ kiếp và tâm tử trong kiếp sống thì tương đương loại tâm quả và tất cả đều biết cùng một cảnh. Có 19 loại tâm có thể thực hiện chức năng tái tục [5] và chức năng hộ kiếp và 19 loại tâm này có thể thực hiện chức năng tử.

Nếu người đau khổ trước khi chết do tai nạn hoặc bịnh hoạn, tâm đổng lực cuối cùng phát sanh trước tâm tử không nhứt thiết là tâm bất thiện. Có thể tâm sân là tâm bất thiện khi chúng ta cảm thọ khổ, nhưng tâm đổng lực cuối cùng có thể là tâm thiện, tùy thuộc vào nghiệp mà chúng ta đã tạo sẽ sản sinh sự tái sanh kiếp sống kế. Trước tâm tử chúng ta khéo tác ý.

Chúng ta xem trong Tăng Chi Bộ Kinh (Pháp sáu chi, chương VI, 2, Phagguna) lúc đó Ðức Phật viếng thăm Ðại đức Phagguna người đang lâm trọng bịnh. Phagguna là bậc thánh Tư đà hàm; ngài chưa đoạn trừ hoàn toàn "năm hạ phần kiết sử". Chúng ta xem trong kinh thấy rằng Ðức Phật dạy cho Phagguna như sau:

"Này Phagguna, Như Lai hy vọng rằng thầy có thể kham nhẫn, chịu đựng; thì khổ thọ của thầy sẽ được giãm thiểu, không tăng trưởng."

"Bạch Ðức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, chịu đựng. Khổ thọ của con tăng trưởng, không giãm thiểu. Dấu hiệu tăng trưởng được thấy rõ, không giãm thiểu."

"Bạch Ðức Thế Tôn, ví như người lực sĩ chém đầu người khác với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, bạch Ðức Thế Tôn những ngọn gió kinh khủng thổi lên làm đau nhói đầu của con. Bạch Ðức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, cũng không thể chịu đựng. Khổ thọ của con tăng trưởng, không giãm thiểu..."

Rồi Ðức Thế Tôn, với Pháp thoại, nói lên cho tôn giả Phagguna biết, khích lệ, làm cho hoan hỷ, làm cho phấn chấn, từ chổ ngồi đứng dậy và ra đi.

Ðức Thế Tôn ra đi không bao lâu, tôn giả Phagguna mệnh chung. Trong khi tôn giả lâm chung, các căn được thanh tịnh.

Rồi tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tôn giả Ànanda thưa:

"Bạch Thế Tôn, tôn giả Phagguna sau khi Thế Tôn đi không bao lâu đã mệnh chung. Trong khi tôn giả mệnh chung các căn được thanh tịnh."

"Này Ànanda, tại sao các căn của tôn giả Phagguna không được thanh tịnh hoàn toàn? Này Ànanda, tâm của Tỳ khưu Phagguna chưa giải thoát năm hạ phần kiết sử; nhưng khi nghe pháp, tâm của thầy hoàn toàn giải thoát."

"Này Ànanda, có 6 lợi ích trong sự nghe pháp hợp thời, thẩm sát ý nghĩa đúng thời. Thế náo là sáu?

Này Ànanda, Tỳ khưu tâm chưa giải thoát khỏi 5 hạ phần kiết sử, nhưng khi mệnh chung được thấy Như Lai. Như Lai thuyết pháp cho vị ấy cho vị ấy sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, có nghĩa, có văn; và đề cao đời sống phạm hạnh [6] hoàn toàn đầy đủ và thanh tịnh. Khi tôn giả nghe thời pháp đó, tâm hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử [7]. Này Ànanda, đây là lợi ích đầu tiên trong việc nghe pháp hợp thời.

Hoặc là ... không được thấy Như Lai, nhưng thấy đệ tử Như Lai dạy pháp cho vị ấy ... và đề cao đời sống phạm hạnh... như vậy tâm của vị đó hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử. Này Ànanda đây là lợi ích thứ hai...

Hoặc là... không được thấy Như Lai hoặc đệ tử Như Lai, nhưng với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học một cách thông suốt. Như vậy tâm của vị ấy hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử. Này Ànanda, đây là lợi ích thứ ba khi thẩm sát ý nghĩa đúng thời."

Tóm lại những chức năng của tâm:

Tâm tái tục
Tâm hộ kiếp
Tâm hướng môn

Thấy
Nghe
Ngữi
Nếm
Ðụng

Tiếp thu
Quan sát
Phân đoán
Ðổng lực
Na cảnh
Tử

CÂU HỎI:

1/- Tại sao tâm na cảnh không phát sanh trong cõi trời phạm thiên sắc giới và vô sắc giới?
2/- Có bao nhiêu loại tâm có thể thực hiện chức năng tử?

Chú thích:

[1] Xem chương 14.

[2] "Thắng Pháp tập yếu luận" (Abhidhammattha sangaha), chương 4, phân tích Lộ trình tâm, gọi là cảnh trần "rất lớn" khi tiến trình vận hành đầy đũ; gọi "lớn" khi tiến trình bị gián đoạn sau những tâm đổng lực; gọi "nhỏ" khi tiến trình bị gián đoạn sau tâm phân đoán; gọi "rất nhỏ" khi tiến trình không được bắt đầu.

[3] Xem chương 11 về việc phân loại 8 tâm đại quả.

[4] Xem chương 10.

[5] Xem chương 11.

[6] Ðời sống phạm hạnh tiếng Pàli gọi là Brahmacariya. Danh từ này không chỉ dùng cho đời sống các vị Tỳ khưu, mà còn dùng cho tất cả những ai tu tập Bát chánh đạo dẫn đến đoạn trừ phiền não.

[7] Người đạt được quả vị A na hàm thì hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử.

---o0o---