Tu học nhập môn
Trách nhiệm gia đình với các "khóa tu mùa hè tại các chùa
Nhân Tâm ( Ánh Ngọc St )
03/07/2013 17:20 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Cha mẹ các em cũng cần hiểu rằng, đưa các em lên chùa tham gia khóa tu không phải là phó mặc tất cả cho nhà chùa, mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà chùa để có thể tư vấn những trường hợp cá biệt, từ đó có các biện pháp đối với các em, dần diều chỉnh bản thân


Hằng năm, cứ mỗi dịp hè về, một số chùa lại nhộn nhịp hẳn lên, bởi một lẽ rất đơn giản đó là tổ chức khóa tu cho các em đủ lứa tuổi, từ thiếu nhi, thiếu niên đến các bạn sinh viên.

Các em được trải nghiệm đời sống tu hành chốn thiền môn, được học giáo lý, được các Thầy giảng các bài pháp phù hợp với lứa tuổi của mình. Khóa tu thường thường kéo dài từ bảy ngày, 10 ngày hay một tháng tùy từng địa điểm tổ chức, trong những ngày đó các em như bị “cắt đứt” với thế giới bên ngoài, từ điện thoại, tivi, internet đều không được xử dụng. Thay vào đó là lịch sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghe giảng pháp bởi những vị trụ trì, những vị giảng sư giàu kinh nghiệm đã nhiều năm tổ chức các khóa tu thành công.

Vào khóa tu, thay vì các em ở nhà đi chơi, đi du lịch, lãng phí thời gian mà không biết quý trọng, các em xác định được mình làm gì, phải làm như nào và cuối cùng là học được gì.

Đã có những giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt thơ dại của các em bởi những bài pháp về ân nghĩa sinh thành, bởi đêm thắp nến tri ân công đức cha me, thật xúc động!

 Sự sôi nổi, nhiệt tình của các bạn trẻ tham gia khóa tu

Bên cạnh những ý nghĩa, những hành động hết sức cao đẹp mà khóa tu mang lại cho các em đó là sự ngộ nhận của một số ít bậc phụ huynh có con em mình tham gia khóa tu. Điều này các “nhà tổ chức” cũng cần phải để ý.

Chúng tôi đã tiếp xúc với một số phụ huynh, đều có chung một ý đó là các em ở nhà nghịch ngợm, nên biết được khóa tu trên chùa, tìm mọi cách để các em lên đó và với hy vọng lên đó sẽ được các Thầy dạy bảo, khi về nhà sẽ ngoan hơn.

Song, cha mẹ các em cũng cần hiểu rằng, đưa các em lên chùa tham gia khóa tu không phải là phó mặc tất cả cho nhà chùa, mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà chùa để có thể tư vấn những trường hợp cá biệt, từ đó có các biện pháp đối với các em, dần diều chỉnh bản thân, từ bỏ thói hư tật xấu. Nhưng quan trọng nhất đó vẫn là sự giáo dục của gia đình!

Có anh bạn sau khi tham dự khóa tu cũng đã tâm sự rằng các em chỉ thích ăn và chơi trong “chính niệm”, vì lúc đó có sư thầy chỉ bảo, nhưng chính nơi ngủ của các thì lộn xộn vô cùng. Sáng ngủ dậy các em chỉ chăm chăm đi thiền hành theo lịch, nên chăn màn các em vo tròn, vứt vào một xó.

Anh ta lên tiếng khuyên các em nên dọn chỗ mình ngủ cho sạch sẽ, đó cũng là chính niệm. Các em trần chừ một lúc, dường như không muốn làm, thấy anh bạn đó đi gập lại chăn màn, thì sau đấy các em mới tự đi làm.

Trường hợp trên không nhiều, nhưng cũng nên ý thức, các thầy đã rất vất vả, lo lắng cho khóa tu diễn ra tốt đẹp, không để xảy ra chuyện gì đã là thành công, vì có nhiều chùa địa điểm tận trên núi, buông lỏng khâu quản lý các em bên ngoài hết sức phức tạp.

Khóa tu đã giúp các em trở nên hiền thiện hơn, sống ý nghĩa và có ích, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Khóa tu cũng đã gieo duyên cho các em chưa quy y Phật pháp, ươm mầm để những hạt giống Phật pháp đâm chồi nảy lộc, tỏa hương kheo sắc làm đẹp cho đời.

phatgiao.org.vn

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch