Vấn đáp-Chia sẻ
Không ai hộ niệm chết sẽ đi về đâu - cõi lành hay cõi dữ ?
20/11/2014 09:18 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

    Hỏi: Một người sống cô đơn trong Nursing Home, KHÔNG AI HỘ NIỆM chết sẽ đi về đâu - cõi lành hay cõi dữ ?

    Đáp: Kính quí Đạo Hữu,Con người ở đời có câu: vô công bất hưởng lộc.Những người ở các quốc gia nghèo khó, mong ước được đến định cư nơi các quốc gia giàu có, đều phải trải qua nhiều thử thách, phải hội đủ nhiều điều kiện về luật lệ di trú, điều kiện về sức khoẻ, và nhiều điều kiện khác nữa.Chuyện di trú là chuyện nằm mơ của hàng triệu triệu người trên thế giới. Đâu phải ai cũng đạt được sở nguyện đâu?Sau khi từ giã cõi đời, được về cõi thiên đàng, cõi cực lạc, là điều mơ ước của tất cả mọi người trên trái đất này.


    Quí vị đã làm những gì, tu học, tu tập được bao nhiêu phước đức & công đức mà nhắm mắt tin chờ được Đức A Di Đà & Thánh Chúng đến đón rước? Quí vị có biết điều kiện nào để được về cõi Tây Phương cực lạc chăng?

    Vài hàng nhắc nhở.Kính mong quí vị sớm thức tỉnh, đừng nằm mơ ban ngày nữa.Hãy cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nổ lực tư tập. Tự lực mới thực là tu.nguoiphattu.com

    Đối với đạo Phật, tùy duyên mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền Tông.Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau.Ngoài ra, do sự truyền thừa theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên.

     Thực ra chỉ có những người thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi. Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái, trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích niệm chú thì chọn Mật Tông. Người thích tu thiền thì chọn Thiền Tông. Tuy nhiên, tất cả các điều nói trên chỉ là các cách thực hành mà thôi.

    Trước khi thực hành, người tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý thuyết).Giáo lý đạo Phật bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo). Người nào chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.Dù chọn con đường thực hành tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theo đạo Phật phải hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải Thoát). 

     Khi thực hành việc tu tập, phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được mục đích cứu cánh nói trên, chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách của các nhà tu lười biếng (giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn hưởng nhiều tối đa: vãng sanh tây phương cực lạc. Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về cõi nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. 

     Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. Tâm con người còn tràn đầy nghiệp chướng (tham, sân, si) dù có được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).

     Không nên hạ thấp giá trị của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉ cần niệm Phật, niệm chú hay ngồi thiền, là đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý). nguoiphattu.com

     - Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?
Nhiều nhà tu rao giảng: đây là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội. Thế là có người gạt gẫm và có người bị gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.


      Ngoài ra còn có vấn đề Phật giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý (kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm?Tóm lại, con đường tu tập không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý (chánh pháp). 


    Tùy tâm con người, sẽ có phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng. Tâm con người chân thật sẽ gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm). Tâm con người giả trá điêu ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu tướng).Kính mong quí vị lắng lòng, gạn lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (lẽ phải). Đạo Phật phải hội đủ hai yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ. Thiếu một trong hai điều này, chưa phải, hay không phải là đạo Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính thư.

VP Phật học Tịnh Quang Canada

TK Thích Chân Tuệ

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch