Con người từ đâu sanh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Sống trong nhân quả, chết trở về nhân quả, nghĩa như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con được hiểu.

Tu tập nhiếp tâm, an trú tâm trong bao lâu?

Tu tập nhiếp tâm, an trú tâm trong bao lâu?
Hỏi 1 (Câu hỏi của Tịnh Trí): Thầy kính mến! Từ khi tu tập thiền theo phương pháp Thầy hướng dẫn, mỗi lần đi ra đường con cảm thấy rất ngộp thở, cảm giác như là sắp tắt thở, và lúc nào cũng như là cần hơi thở lắm vậy. Có nhiều lúc con nghĩ là phải gọi xe đưa đi bịnh viện. Khi đi mua sắm với vợ thì con cảm thấy rất mệt, và phải nằm trong xe để bà xã con đi vô trong trước. Không biết là tại sao? Con bắt đầu ngồi thiền từ lúc 15 tuổi, và bây giờ là 40 tuổi, chưa bao giờ con bị trong trạng thái này. Lúc trước con ngồi thiền là ngồi theo phương thức Yoga, có nghĩa là con ngồi với trạng thái thả lỏng, không suy nghĩ gì.

Thiền là sự sống của con người

Thiền là sự sống của con người
Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ lúc ngồi Thiền. Người tại gia bận công lên việc xuống làm sao có nhiều thời gian để ngồi Thiền. Nếu ta chấp như vậy thì tu hoài cũng dậm chân tại chỗ, làm sao tu tiến cho được. Cho nên, người tại gia phải biết uyển chuyển tu từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, tu như vậy mới đủ khả năng hoá giải phiền não tham-sân-si. Người tại gia vì phải bận bịu với cơm áo gạo tiền, cha mẹ, vợ chồng, con cái, giao tế bạn bè, giữ mối quan hệ làm ăn nên phải Thiền bằng cách chú tâm, làm việc nào biết việc đó.

Thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp niệm khi niệm Phật

Thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp niệm khi niệm Phật
Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ứng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.