Tính Không với phân tâm học giải thích tâm thức con người ứng dụng tham gia giao thông
Đại đức Thích Quảng Hợp(*)- Lê Thị Thu Dung(**)
06/04/2014 11:35 (GMT+7)

Mở đầu:

Năm 2013, Việt Nam chịu ảnh hưởng của 15 cơn bão với cường độ mạnh khiến 313 người chết nhưng chưa bằng 0,3% số người chết vì tai nạn giao thông. Trong năm qua, trung bình mỗi ngày có 27 người chết vì tai nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc.[8] Tai nạn giao thông đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp để kiềm chế tai nạn nhưng kết quả cũng chưa mấy khả quan. Ta có thể nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở nhiều khía cạnh khác nhau từ cơ sở hạ tầng, kết cấu giao thông, thực trạng của pháp luật cũng như công tác quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ đến ý thức chấp hành quy tắc an toàn giao thông của người dân… đó là những nguyên nhân có thể đánh giá qua các số liệu thống kê, qua diễn biến của tình trạng giao thông đang diễn ra hàng ngày. Vận dụng sự phân tích của Phân tâm học qua góc nhìn của Tính không trong Trung quán Luận ta đánh giá hành vi của người tham gia giao thông ở góc độ tinh thần để lý giải những nguyên nhân sâu xa từ phía chính bản thân con người dẫn đến những rối loạn tâm thần rồi gây tai nạn. Về phương diện này đã góp phần lý giải nguyên nhân bên trong dẫn tới những hành vi “lệch lạc” của một số người khi tham gia giao thông, điều đó như một điểm nhấn phác họa lên một bức tranh đa chiều về thực trạng tai nạn giao thông hiện nay; từ đó giúp ta đưa ra được hệ thống giải pháp từ giải pháp mang tính vật chất đến những giải pháp tác động đến nhận thức và tinh thần của con người mang lại hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông.


Quán Âm Bồ Tát thiền định giữa hư không quán Tính Không với phân tâm ứng dụng vào giao thông

1.    Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận

Long Thọ[1] còn gọi là (龍樹; nāgārjuna; नागार्जुन) được mệnh danh là Đức Thích Ca Mâu Ni thứ 2 (khoảng thế kỷ II- III TL), người được coi là tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ, ban đầu tu theo tiểu thừa sau chuyển sang tu theo Đại thừa Phật giáo, sáng tác các tác phẩm luận nổi tiếng như: Thập nhị môn luận, Trung Quán Luận,  Đại trí độ luận, Thập bát không luận, Bồ đề tâm ly tướng luận…trong đó Trung Quán Luận là một bộ luận xuất sắc của Long Thọ Bồ Tát, Toàn bộ Trung Quán Luận của Long Thọ là sự nhất quán thuyết Tính Không, mọi hiện tượng đều được quán chiếu trong tương quan, tương sinh bởi chúng không có tính bản chất độc lập, không có tính cố định. Cái này phụ thuộc, chi phối cái kia và ngược lại.

Phật giáo Đại Thừa chính thức thành danh phải nhờ công Long Thọ kế thừa Tính không trong Kinh Bát Nhã kết hợp với ý tưởng “Đại thừa” của Mã Minh, Vô Trước theo tinh thần “Trung quán”. Trung Quán Luận là tác phẩm nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa, do chính Long Thọ Bồ Tát trước tác. Trong đó tập trung triển khai triết lý Vô ngã, Vô thường, Vô pháp, Duyên khởi của Phật giáo bằng phép biện chứng “Bát Bất”.

Trung Quán Luận tiếp tục khẳng định bản thể luận Vô Thường ( Anitya, 無常), Vô ngã (Anattā, ) đã có từ  Phật giáo Nguyên thủy. Vô thường chỉ bản chất thay đổi liên tục của vạn vật theo thời gian. Vì bản thể của chúng đều do các nhân duyên hòa hợp mà thành.

Long Thọ đã phân tích nội hàm khái niệm “Không” trên tinh thần bản thể luận và nhận thức luận siêu vượt tư duy thông thường:

Các pháp do duyên sinh

Nên ta nói là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng là nghĩa trung đạo”.

(Chúng nhân duyên sinh pháp

Ngã thuyết tức thị không

Diệc vi thị giả danh

Diệc thị trung đạo nghĩa).[2]

 

Khái niệm Không của Bát Nhã nhất quán hơn với nghĩa rằng, “Tính Không” là các pháp duyên sinh, là “Không”, cũng gọi là “giả danh”, đó chính là nghĩa “Trung đạo.” Long Thọ thấy rằng, bất kỳ hiện hữu nào cũng thường được nhìn qua hai mặt là “Không” và “ có”. Song “ có” cũng chỉ là giả danh. Ví dụ: người điều khiển phương tiện tham gia giao thông quan sát các sự vật hiện tượng ta thấy có người tham gia giao thông, thấy phương tiện tham gia giao thông đó gọi là có thấy. Nhưng sự có thấy đó nó không có tướng cố định nên gọi là Không, cái được gọi là người tham gia giao thông, điều khiển tham gia giao thông ấy cũng chỉ là gia danh không thật có tướng. Hiểu như thế, ta mới điều khiển tham gia thong thả được. Long Thọ đã khẳng định được rằng Vô pháp là nhờ duyên sinh, có duyên sinh là vô tướng tức Tính không như một bản chất đích thực của thực tại bằng một lời bất hủ sau: “với Tính không, tất cả đều có thể, không có Tính Không tất cả đều không thể”[3] Câu nói này thật thú vị, rằng, một khi nhìn nhận quán sát các việc tham gia giao thông thấy thực thể nó là vô Tướng mà vô tướng ấy là diệu hữu, cái diệu hữu đó nó chi phối trong vào các vấn đề của thế gian, tham gia giao thông không ngoại lệ diệu hữu đó.

Tính Không là một vấn đề khó, khi vận dụng tính Không quán chiếu lý giải hoạt động tinh thần của Phân tâm học để giải thích vào giao thông để ứng dụng giải quyết vấn đề lại càng khó hơn. Nhưng khó hơn không phải không thể giải quyết được, thế nên Long Thọ dùng đoạn kệ mở đầu Trung Quán Luận bằng pháp phủ định bát bất sau, mà nó triệt để để hiểu Tính Không trong giao thông triệt để diệu hữu sâu sắc cùng tận:

“  Chẳng sinh cũng chẳng diệt

Chẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác

Chẳng lại cũng chẳng ra”.

“Chẳng” là dịch nghĩa của chữ Bất () trong Hán Văn. Tư tưởng Không trong Trung Quán có mối liên hệ đan xen với hệ thống tinh thần của Phân tâm học, chúng có sự tác động qua lại hai chiều trong diễn biến thần kinh của con con người khi tham gia giao thông. Tính Không, hay quán tưởng giao thông thấy Tính Không, lại có thể quán tưởng đương thể thấy Tính Không. Do vậy, Bát bất trong kệ kia là minh chứng cho tính Không trong việc tham gia giao thông. Để hiểu rõ được Tính Không trong Phân tâm học, từ đó thấy được sự chi phối của chúng đối với tư tưởng của con người khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì ta cần phải tu tập cho tâm trí trong sạch, quán chiếu các pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành mà tán, chúng là Không, từ đó ta có an vui, có thể làm chủ được bản thân trước, trong và sau khi tham gia giao thông có lợi ích thiết thực.

2.    Hoạt động tinh thần trong phân tâm học

Tìm hiểu phân tâm học[4], người ta thường hay nhắc tới một nhà thần kinh học người Áo – Sigmund Freud đã có công sáng lập phân tâm học vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Theo phân tâm học những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm: 1. Hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi các xung năng bẩm sinh và phi lý. 2. Những xung năng này mang bản chất vô thức. 3. Qúa trình đó đưa những xung năng này “trồi” lên bề mặt ý thức sẽ gây ra những kháng cự tâm lý, được biểu hiện qua các cơ chế phòng vệ. 4. Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thuở ấu thời. 5. Những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức của hệ tâm thần (tạo nên sự dồn nén) có thể là nguồn gốc của những chứng rối nhiễu tâm trí như chứng nhiễu tâm, lo âu, trầm uất. 6. Phương thức để giải trừ những ảnh hưởng này từ những nội dung vô thức là đưa các nội dung đó lên bình diện ý thức.[5] Theo Freud phân loại hoạt động tinh thần của con người thành ba cấp độ: Tự ngã (Id.Soi); Bản ngã (Ego moi) và Siêu ngã (Superego Surmoi).  Trong đó Id (chỉ cho pháp nói chung trong Trung Quán Luận), Ego (chỉ bản ngã của con người) và Siêu ngã (chỉ vô thức trong phân tâm học và nó tựa như Tính Không trong Trung Quán Luận). Trong đó nói rõ con nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục (libido) và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó.


Phân tâm  thấy vô ngã Tính Không hiện khởi

Bàn tới hoạt động tinh thần trong phân tâm học, tùy theo các nhà nghiên cứu về phân tâm học hay các ngành nào đó có liên hệ tới phân tâm đều có cách lý giải thích khác nhau, song ta có thể nhận thấy: “Những hoạt động tinh thần thường thường là vô thức, khi có một hoạt động nào có ý thức thì đó chỉ là những hoạt động lẻ loi, một phần nhỏ nào đó của đời sống tinh thần nói chung thôi”[1]. Theo Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hóa thông tin, 1998, tr.1827 cho rằng: “ Vô thức: ngoài ý thức của con người; trạng thái vô thức, hành động vô thức”. Ở đây đã khẳng định Vô thức là không hề có trong tâm thức của con người. Còn theo Phân tâm học thì Vô thức là kho chứa những cảm xúc, những tình cảm, những dục vọng, những ghen ghét, những thứ gọi là cái ấy, nó, cái tôi, cái siêu tôi v.v…hay còn gọi là các khuynh hướng tinh thần bị “dồn nén hay ức chế” vào bên trong kho chứa những trạng thái tinh thần mang màu sắc cảm xúc. Đời sống bình thường của con người bị chi phối bởi rất nhiều những mặc cảm. Điều này ta có thể hiện qua việc các thanh niên đua xe thì thấy rằng ngoài việc thích tốc độ điên cuồng, những thanh niên này trong cuộc sống có thể có mặc cảm, đau khổ riêng như: cô đơn, sợ hãi, thiếu tự tin trong cuộc sống… nên muốn chứng tỏ mình, lấy tốc độ để lấn át những trạng thái tinh thần tiêu cực đó mong lấy lại thăng bằng.

Trong cuộc sống diễn ra thường nhật của chúng ta phần nhiều diễn ra trong vô thức, không có ý thức. Chúng ta hành động một cách vô ý thức, Phật giáo gọi đây là hành động vô minh, không tỉnh giác, hành động không chính niệm. Khi đối sánh với Duy thức, thì vô thức trong phân tâm học tiệm tiến tới cái thức thứ tám (alaya – vijnana), là kho chứa tất cả những cảm xúc, ấn tượng, thói quen, yêu ghét, buồn vui của con người. Thức thứ tám còn gọi là (藏識: tạng thức ) kho cất chứa tất cả những gì năm thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) cảm thụ, được trang điểm thêm qua phân biệt của thức thứ sáu ý thức (意識), điều chỉnh qua thức thứ 7 (末那識: mạt na thức). Thức thứ 8 là thức căn bản của mệnh sống, chứa tất cả các hành động (: nghiệp) đã qua. Những gì có thể hiển bày ra đều nhờ vào nhân duyên liên kết mà thành. Ta có thể coi Vô thức trong phân tâm học là thức thứ 8 trong Duy thức học. Nếu như nhận định: “Có điều thức a lại da của Duy thức thì rộng hơn và sâu hơn vô thức”, nhận định như thế có lẽ hợp lý nhưng không hợp với thật tướng của chúng đều là vô tướng, là Tính Không ( theo Trung Quán Luận).[2]

Về phương diện khoa học mà nói, phân tâm học không phải là vật chất mà chính là kỹ thuật đem sử dụng. Người ta có thể đem áp dụng phân tâm học vào các lĩnh vực khác nhau. Mục đích, đóng góp lớn nhất của nó là khám phá ra vô thức trong đời sống tinh thần của con người. Các điều chúng ta có thể quan sát thấy ở đời sống tinh thần được gọi là các hiện tượng tinh thần. Ở đây, ta chỉ xem xét sự thay đổi hình ảnh về cơ thể, hay hậu quả của những hoạt động tinh thần. Khi chúng ta dùng phương pháp phân tâm để chấm dứt sự dồn ép. Dưới sự chế ngự của hệ thống vô thức những hiện tượng tiền ý thức được hình thành và di chuyển xuất hiện trong đời sống tinh thần bình thường. Sự dồn ép là hoạt động làm cho hành vi có thể trở thành hữu thức, tiền ý thức trở thành vô thức. Cũng có sự dồn ép khi hành vi tinh thần vô thức không được kiểm duyệt nó chuyển hóa thành tiền hữu thức[1]. Sự dồn ép ở đây là gì? Sự dồn ép chỉ là một điều kiện đi trước của một triệu chứng. Song triệu chứng có thể thay thế sự dồn ép không cho biểu lộ ra ngoài. Qua quá trình chuyển đổi qua lại linh hoạt của sự dồn ép kích thích với triệu chứng đã giúp cho nó xuất hiện. Điểm này Long Thọ nói Trong Trung Quá Luận thì mọi cái ấy đủ duyên thì các pháp sinh khởi kiểu này hay kiểu khác. Những khuynh hướng tinh thần bị dồn ép như thể là chúng chưa đủ duyên để có thể trở thành hữu thức, chúng chúng bị kìm nén lại bởi những mối ràng buộc bên trong và khách quan bên ngoài chi phối, còn những khuynh hướng tinh thần có thể trở thành hữu thức (dù là những trạng thái tinh thần tích cực hay tiêu cực) thì chúng đã hợp đủ duyên để thoát ra khỏi cõi vô thức để trở thành hữu thức.

Qua quá trình biến đổi của trạng thái tình cảm trên cho thấy phần quan trọng nhất hoạt động của tinh thần là sự dồn ép. Cho dù là hữu thức hay vô thức thì sự biểu lộ hiển bày theo kiểu liên hệ khách quan hay chủ quan của vô thức (kho chứa). Với sự đền trả của cái tôi để bảo vệ sự dồn ép với mục đích giữ cho sự dồn ép tồn tại, nghĩa là để chống lại sự phát triển của lo sợ, sự điên khùng thường đi kèm theo sự dồn ép. Người ta dễ công nhận trong các nội dung của chứng sợ, với vài đối tượng, theo như lời Stanleyfall thuyết, có thể trở thành đối tượng cho sự lo sợ công việc dự phòng tạo ra. Giả định này được xác định bằng sự kiện rằng có đa số đối tượng lo sợ (: kinh: sợ, vì trong chữ này có bộ (= ) tâm biểu hiện sự lo sợ của tâm thức) này chỉ liên quan với sự hiểm nguy một cách tượng trưng thôi. Như thế chúng ta đã rõ địa vị vô cùng quan trọng của vấn đề lo sợ trong tâm lý của bệnh thần kinh. Chúng ta biết rõ sự liên lạc chặt chẽ của phát triển lo sợ với những sự đổi thay của khát dục (libido) và hệ thống vô thức[1].

3.     Mối liên hệ giữa Tính không với hoạt động tinh thần trong Phân tâm học

Trong bài này chúng ta chỉ tập chung tìm hiểu Tính Không của Bồ Tát Long Thọ trong tác phẩm Trung Quán Luận liên hệ với hoạt động tinh thần trong Phân tâm học. Các nhà Phân tâm học cho rằng do trong tiềm thức của con người có một thế giới vô thức. Vô thức là kho chứa những cảm xúc, những tình cảm, những tham muốn, những giận ghét v.v… bị “dồn nén” vào bên trong, kho chứa những “mặc cảm mang màu sắc cảm xúc[6]. Nếu như cái vô thức theo phân tâm học cho rằng nó là vùng chứa hay vùng kín tận trong tâm thức con người, nó không bao giờ nhìn thấy được nó chỉ biểu hiện khi bị kích động hay kích thích kiểu dạng này hay dạng khác. Đây là một cách lý giải qua quá trình nghiên cứu tìm được. Còn đối với Long Thọ vào thế kỷ thứ 2 Tây lịch ông đã dựa vào hệ thống kinh Bát Nhã đã sáng tác tập thành tác phẩm Trung Quán Luận với triết lý Tính Không xuyên suốt tác phẩm. Tính Không ở đây là để chỉ các sự vật và hiện tượng chúng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, dù nó biểu hiện kiểu này hay kiểu khác nhưng thực tướng, thực tính của nó là Không. Cái Không này ta liên tưởng tựa như là Vô thức của nhà Phân tâm học.  Nếu như nhìn nhận qua mối liên hệ biện chứng ràng buộc thì ta thấy vô thức chúng có hay không có theo Long Thọ nó chỉ là đủ duyên tạm gọi là như thế thực của chúng là tướng. Theo kệ Tác ông viết: “ Nhân vì nghiệp nên có tác giả, nhân có tác giả nên có nghiệp, trong ý nghĩa như thế, nghiệp được hình thành, ngoài ra không có lý do nào khác” và “như trên, tác giả và tác nghiệp đều bị đả phá, thọ và thọ giả cũng như vậy, đối với tất cả pháp nên quán như thế để loại trừ kiến chấp[7]. Phẩm 3, quán sát về 6 tình thức. Theo kinh nói có 6 thứ tình thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, 6 thức này thường liên hệ với sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp[8]. Qua một loạt bài kệ cho thấy một pháp phải duyên khác thì pháp ấy mới hình thành, qua đó ta có thể xem xét và sử lý cho phù hợp. Tất cả lục căn lục trần đều là không. Chương 6, quán sát về 6 đại “ kể mê lầm chấp các pháp, rằng có hình thể hoặc không có hình thể, đó là sự không thật biết về các pháp[9].


Phân tâm học với Tính Không Bồ đề Tâm

Theo hòa thượng Thích Từ Thông dịch và giải nghĩa Duy Thức Học Yếu Luận của Thế Thân nguyên tác cho rằng tạo luận Duy thức nhằm hỗ trợ giáo lý vô ngã của Phật giáo cho sáng tỏ, cho tới tột đỉnh cao hơn: “ Vô ngã là chân lý của vũ trụ, nhân sinh quan trong đạo Phật” theo Thế thân dẫn rằng “ như Thế Tôn ngôn: Nhất thiết pháp vô ngã”. Có thể nói Duy thức học là môn học nghiên cứu về thức biến ra vạn pháp và vạn pháp thực thể chúng là không, vô ngã. Điểm này, có chút khác với vô thức trong Phân tâm học, phân tâm học cho rằng vô thức còn ẩn náu phía sau của vùng kho chứa, còn Duy chức phân tích chỉ là biến hóa của thức mà ra. Theo Tính Không trong Trung Quán Luận thì có phần khác hơn[10].

Nếu như theo Long Thọ vạn pháp là do nhân duyên hòa hợp nên chúng là không, là giả danh, là Trung đạo. Vậy thì, vô thức trong phân tâm học cũng là một pháp, phân tích pháp ấy thành các nhân duyên, các nhân duyên lại được phân tích, cứ thế phân tích, ta sẽ không tìm thấy một cái nào gọi là nó (Id), là ngã (Superego). Do phân tích tức không, nên gọi vô thức cũng là “Không”, “Không” này chính là Tính Không. Nói ngắn gọn là vô thức trong phân tâm học là Tính Không. Sự hoạt động qua lại, hay hệ thống hoạt động của vô thức tới đâu, của phân tâm tới đâu, theo lý duyên sinh của Phật, hay theo nhân duyên của Long Thọ, phủ định qua “Bát bất” thì chúng chỉ là tên gọi tạm thời, thực thể của chúng không hề thật có, vì chúng không có ngã thể cụ thể cố định bất biết. Nếu như ta nhìn mối liên hệ biện chứng qua sự quán chiếu nhân duyên thì ta thấy pháp trong Trung Quán Luận với các hoạt động, các trạng thái phương hướng của phân tâm học có liên hệ qua Tính Không. Vì Tính Không là tham gia vào chúng từ khi chúng chưa hình thành, cũng như đã hình thành, và chưa hình thành. Nói khác đi, một người tu học không câu lệ chấp vào văn tự ngữ nghĩa thì người đó hiểu vô ngã, vô thức cũng không thấy Tính Không và hoạt động của vô thức trong phân tâm học là cùng một thể vô ngã. Cái vô ngã này nó linh động là tiền đề nhân duyên có thể tham gia vào sự hiện khởi tương tục tạo thành cái lợi cái bất lợi của cuộc sống chúng ta. Long Thọ cho hay, tất cả sự vật đều chung một điểm đó là Tính Không, Tính Không này là diệu hữu, là chân không. Theo Phân tâm học thì vô thức của con người là tập hợp các thứ (các khuynh hướng tinh thần) khi có kích thích thì chúng hiện khởi, thực tướng của chúng cũng là vô ngã, vì vô ngã nên không có hình tướng, nó ẩn náu sâu thẳm xa xăm.

Điều kiện cần và đủ là tâm ý cần trong sáng. Để có trong sáng thân tâm phải tu tập sao cho thân khẩu ý thanh tịnh, khi tâm thanh tịnh nhìn vạn pháp đều thấy Tính Không đều liên hệ qua lại với phân tâm thức của con người. Theo Long Thọ tác tác giả cũng chỉ là không thật, ý chỉ vô ngã, cái kích động dẫn tới thần kinh đó cũng chỉ là duyên đủ hòa hợp, để chữa được bệnh điên khùng thì cần phải tâm lý dùng ngôn từ Tính Không diệu hữu. Vì Tính Không diệu hữu có thể làm thay đổi các bệnh của con người ta, từ bệnh nhỏ tức bực (: sân: nóng giận, bực buồn) cho tới chấp (:si nghĩa là ngu si, không biết gì)[11] lớn cũng đều có thể hóa giải nhờ nhìn nhận chúng rõ như thật cùng một bản tính thanh tịnh chân không diệu hữu. Nói theo Long Thọ là liên hệ bằng nhân duyên theo nhà nghiên cứu hoạt động phân tâm học là phải tìm cho được sự phân tích đúng, phê phán quan điểm sai lệch để kế hợp với sự việc cho hợp lý hợp tình có ích cho con người. Nếu như Tính Không mà Long Thọ muốn giúp con người tìm ra được lẽ sự thật cho cuộc đời thông qua van vật hiện tượng thì phân tâm học sự hoạt động của nó cũng linh động hoạt động biến hóa khôn lường giúp cho con người thoát khỏi bế tắc trong quá trình tồn tại ở xã hội này.

4.    Các trạng thái rối loại thần kinh tác động tới hành vi điều khiển phương tiện giao thông của con người và hướng khắc phục

Như trên đã đưa ra được sự liên hệ giữa Tính Không thanh tịnh với sự hoạt động của phân tâm học, do đó cho chúng ta biết các trạng thái rối loạn thần kinh tác động tới hành vi tham gia giao thông, sự ứng dụng khắc phục ra sao.

Vô thức và sự dồn nén thần kinh, theo quan điểm phân tâm học, hầu hết mọi người đều có tâm bệnh, vì hầu hết đều họ đều có ít nhất là một mặc cảm nào đó. Trạng thái tinh thần dồn nén tạo lên tâm trạng phiền não, lo âu, phập phồng sợ hãi từ đó những triệu chứng hành vi được biểu hiện. Với những khuynh hướng tinh thần bị kiểm soát chặt chẽ không cho biểu hiện ra hữu thức và bị “khóa chặt” trong vô thức thì với những khuynh hướng thông thường bị giấu kín và nằm trong tiềm thức nhưng bên cạnh đó có một số những khuynh hướng quá mạnh mẽ, thúc đẩy nó bước vào trạng thái tiền ý thức làm rối loạn ý thức từ đó có những triệu chứng làm rối loạn hành vi. Diễn biến hoạt động tinh thần của người tham gia giao thông cũng theo quy trình như vậy. Những quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, những quy tắc an toàn giao thông hay những chuẩn mực văn hóa, đạo đức khi tham gia giao thông là những phương thức kiểm soát xã hội con người phải chịu sự điều tiết xã hội đó [3]. Kiểm soát bên trong còn gọi là sự tự kiểm soát là quá trình chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm) tự theo dõi, kiểm tra, suy xét, đối chiếu và đánh giá hành vi của mình so với những chuẩn mực và quy tắc của xã hội mà trong phân tâm học chính là sự cân nhắc, chi phối của Ego với những hành vi được thể hiện ra hữu thức sao cho nó không đi ngược lại những quy tắc của xã hội. Khi tham gia giao thông cá nhân sẽ sử dụng kiểm soát bên trong tức là kiểm soát các khuynh hướng tinh thần trong vô thức, không cho chúng được tự do lấn sang ý thức để làm tâm ý con người rối loạn từ đó điều chỉnh hành vi của mình. Ở đây, Tính Không trong Trung Quán Luận thể hiện một cách sinh động không tiêu cực, nó không phải là hư vô trống rỗng như ta thường hiểu, không là không có gì trong đó. Ở Trung Quán Luận của Long Thọ thì chấp Không là lỗi đồng như chấp Hữu. Cho nên tư tưởng Không của Long Thọ có nghĩa là “cái Không cũng không còn nữa”. Khi cá nhân biết "nội tâm hóa" các quy tắc an toàn giao thông, tức là phải nhận thức cho được các yêu cầu của chuẩn mực hành vi phải tuân thủ khi tham gia giao thông, chủ thể phải có thái độ tự giác, tôn trọng những chuẩn mực đó, biết hổ thẹn với chính mình mỗi khi có những hành vi không thích hợp (vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm…), biết căm ghét những hành vi lệch lạc của người khác cùng tham gia giao thông và của chính mình, phát triển nhân cách đến độ đó tức là con người đã đạt được sự phát triển của Superego. Khi đó, những tác động của thế giới khách quan đã được con người nhập nội, suy xét, chiêm nghiệm tức là biến cái vật chất bên ngoài là cái “có” thành cái nội lực hóa, thành cái “không” bên trong. Nhưng chính cái “không” đó lại là “lõi đồng” là cốt để điều chỉnh hành vi tham gia giao thông của chính con người đó. [4] Nhưng không phải ai cũng tôn trọng và làm theo các quy tắc của xã hội và khi các nguyên tắc bị “lấn át” bị Ego làm lu mờ, trong con người xảy ra “mâu thuẫn tinh thầnkích thích giữa Id và Superego khiến Ego mất cân bằng đến mức các nguyên tắc kiểm soát xã hội bị thất bại mất đi chức năng dồn nén của mình thì lúc đó những khuynh hướng tinh thần tiêu cực sẽ thúc đẩy con người thực hiện các hành vi lệch chuẩn xã hội. Như vậy, "hành vi lệch chuẩn khi tham gia giao thông là hành vi đi chệch khỏi những quy tắc, chuẩn mực của xã hội về giao thông" gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.


Cảnh va chạm khi tham gia giao thông

Ví dụ: Một người trong ký ức buồn đau về gia đình và luôn có khuynh hướng chống đối xã hội, khi anh ta điều khiển phương tiện giao thông những khuynh hướng tinh thần tiêu cực này tràn sang tiền ý thức rồi trở thành hữu thức qua hành vi phóng nhanh, vượt ẩu vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ rồi gây tai nạn.

Hay, một ví dụ khác: Một người đang có một nỗi lo lắng về một vấn đề nào đó, khuynh hướng tinh thần mạnh mẽ đến mức nó lấn át và làm tê liệt sức mạnh dồn nén của hệ thống tinh thần và nó biểu hiện bằng các triệu chứng khi tham gia giao thông như: mất tập trung, sao nhãng không quan sát… Ý thức của người đó lúc này đã bị rối loạn không kiểm soát được từ đó rất dễ xảy ra va chạm tai nạn giao thông.

Nhưng đối với Phật giáo, thì tất cả chúng sinh đều có bệnh, và mầm bệnh không chỉ mới một đời này mà đã tích tập từ đời trước. Đó là bệnh lo sợ, bệnh tham lam, bệnh giận dữ, bệnh si mê, bệnh phiền não, tất cả những cái này là những sức mạnh (業力: nghiệp lực) tạo ra căn bệnh lớn nhất là sống và chết, vòng sanh tử tiếp nối triền miên không dứt. Với Phật giáo, ngày nào con người giác ngộ được sự vật hiện tượng, con người là vô ngã, rõ sống chết là thực Không, ngày đó con người mới được gọi là hết bệnh. Vì lẽ đó, Đức Phật được kinh điển xưng là Bậc Đại Y Vương (大良醫). Nói thế thì có người sẽ hiểu thiển cận về Phật giáo, có người chấp nhận khi con người đang sống thì có bệnh, còn khi con người chết thì mới hết bệnh. Vậy thì, giả sử có người tới khám bệnh bác sĩ kết luận anh chị không có bệnh gì vậy thì ta hiểu điều này như thế nào? Dùng triết lý Tình Không lý giải rằng, ta nhìn theo thể tương đối con người khi có bệnh hay không bệnh là đủ nhân duyên thì gọi là bệnh hay không là bệnh, thực chất của các bệnh vốn không có hình tướng cụ thể cố định, vậy thì ta chấp nhận với những gì ta đang có, theo Long Thọ thì các thứ bệnh, đau nhức chân tay, ung thư…chúng đủ duyên mà hình thành như thế thực chất tướng bệnh thật của những thứ bệnh là vô ngã là Tính Không, hiểu được các thứ bệnh không thật hay tướng bệnh không cố định như thế ta sẽ không chấp vào bệnh, ta vẫn đối mặt với cuộc sống thực tại, ta sống hiên ngang tự tin sống có ích cho cuộc đời, dù vô thức của chúng ta đưa tâm ta đời ta đi tới tận chân trời hay vùng tàng thức ẩn kín nơi nào ta vẫn bình thường không hề lay động đánh mất tâm trong sáng của chính ta.

Trong thời đại lịch sử xã hội văn minh, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của mọi mặt đời sống xã hội và những thành tựu của nó đem lại cho con người thì những ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của con người cũng có nhiều tác động tiêu cực. Những tình cảm bị dồn nén đến mức làm tê liệt thần kinh cùng với cuộc sống gấp, những gánh nặng xã hội, những ràng buộc trong các mối quan hệ đan xen, phức tạp chồng chéo đã tạo ra những khủng hoảng tinh thần dẫn đến stress kéo dài mà không được khắc phục kịp thời không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông khi những người đó tham gia vào các hoạt động giao thông đường bộ. Do vậy, ta phải đi tìm ra cách thức để chuẩn trị vấn đề tinh thần này để giúp cho con người có hành vi giao thông chuẩn mực không bị rối loạn từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh những hậu quả thảm khốc do tai nạn gây ra đem lại cuộc sống hoan lạc của con người.

Phân tâm học đưa ra giải pháp để điều trị những chứng rối loạn thần kinh như: Làm cho vô thức thành hữu thức. Chúng ta phải gán cho cái vô thức này một hình ảnh cụ thể bên ngoài, tìm vô thức trong điều nó nhớ lại trong khi nó được thành lập sau khi xảy ra một sự dồn ép. Chúng ta chỉ cần hủy diệt sự dồn ép là vô thức lập tức được thay thế bằng hữu thức. Sự phản công hay sự đề kháng không thuộc vô thức mà thuộc cái tôi, ngay cả sự đề kháng không có trong ý thức. Ở đây thực ra hai chữ “vô thức” có hai nghĩa: vô thức như một hiện tượng và vô thức như một hệ thống. Bằng cách khảo cứu sự dồn ép, khám phá ra sự đề kháng, tìm ra cái gì đã bị dồn ép, biến vô thức thành hữu thức, chúng ta thấy rõ ràng, mỗi khi cần thắng một đề kháng trong tâm hồn con người thường diễn ra sự đấu tranh ghê gớm, một sự đấu tranh về tinh thần bình thường, trên phương diện tâm lý giữa những động lực trái ngược, một đằng muốn giữ cho sự phản công được tồn tại, một đằng muốn hủy diệt nó. [1]

Quan niệm về bệnh của Phật giáo sâu rộng như vậy, theo đó người ta luôn luôn mang bệnh (苦諦:Khổ đế là chân lý thứ 1, nói về khổ của con người) và tích tập thêm nguyên nhân của bệnh trong người (集諦:Tập đế là chân lý thứ 2 của bốn chân lý chân thật của Phật giáo) nên không chờ đợi bệnh hiển lộ ra thành những triệu chứng tâm thần, trầm uất, mất ngủ, ám ảnh, nổi mụn nhọt, động kinh… mà Phật giáo chủ động chữa bệnh ngay khi chúng còn tiềm ẩn trong vô thức. Để chữa được hết bệnh đó con người ta cần tu tiếp hai chân lý nữa đó là, chân lý thứ 3 Diệt đế và chân lý thứ 4 là Đạo đế. Để diệt hết được các bệnh hành giả phải tu theo con đường nghĩa Không hay phương pháp biết khổ là không khổ.

Do quan niệm vô thức của phân tâm học hạn hẹp hơn A - lại - da - thức của Duy thức Phật giáo, phương pháp chữa bệnh của phân tâm học chỉ chữa lành được những bệnh ở đời này, còn sự lành bệnh của Phật giáo là sự lành bệnh tất cả muôn đời sau. Sự chữa lành bệnh của Phật giáo dựa trên pháp thiền định, pháp thiền quán và thiền định tâm - thiền quán tâm nhân duyên cùng thời, như nhiều kinh nói, mà kinh Viên Giác  là một điển hình, sự vô bệnh được ví như thể tính viên giác vàng ròng trong suốt sáng ngời.

Phật giáo không chỉ giải tỏa những dồn nén, những mặc cảm, lo âu, những phiền não thô, mà còn giải tỏa nguyên nhân sâu sa của phiền não vi tế, dồn nén tinh thần ẩn náu, đó là sự cố chấp ngã, chấp pháp (chấp vào một cái ta giả tạo và chấp rằng những hiện tượng là có thật và không bao giờ biến đổi), chấp vào đúng hay chấp vào sai trong quá trình thực hiện tuân thủ, thực hiện việc tham gia giao thông Sự cố chấp ấy đã tạo ra sự che chướng, sở tri chướng và phiền não chướng, tức khổ đau cùng cực. Với những “vô minh” này đã che chướng, cắt lìa con người khỏi thực tại, làm cho tâm thức con người trở thành què cụt, méo mó, biến dạng và chính cái này đã tạo ra khổ đau cho con người. Khổ đau kết đọng trong tâm (tâm bệnh) sẽ thành khổ đau kết đọng nơi thân (thân bệnh), đây là quan điểm mà y học phương Đông cũng như phương Tây đang quan tâm lý đổ xô nghiên cứu. Có thể nói, phương thuốc chữa lành của Phật giáo sâu xa màu nhiệm hơn, và do đó sự phục hồi con người trở lại trạng thái lành bệnh cũng toàn diện hơn, rộng lớn không thể nghĩ bàn. Một ngày kia khi Phân tâm học kết hợp với phương thức giáo lý Phật giáo qua quán nhân duyên Tính Không trong Trung Quán Luận để chữa bệnh thì khi ấy con người vô bệnh cả thân lẫn tâm không có bệnh ở đời này và ở đời sau, sự trong sáng lý thể giúp bình an mọi lúc khi tham gia giao thông an toàn đầy tự tin hơn.

Kết luận:

Tóm lại, để hiểu về Tính Không liên hệ với hoạt động của phân tâm học ứng dụng vào việc tham gia giao thông ta có thể mượn kệ sau để hiểu về nó như sau:

Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo

Nếu với ý ô nhiễm, Nói năng hay hành động

Khổ não bước theo sau, Như xe theo vật kéo

Ngược lại: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo… Như bóng không rời hình[12]. Bởi thế, mỗi con người chúng ta khi sống cần phải sống với một cái tâm thanh tịnh, một hành động tịnh, một lời nói thanh tịnh, thì cuộc sống này ai ai không mạnh khỏe, hạnh phúc, cho tới tâm ý không bệnh, sự vật, hiện tượng trong vũ trụ này cũng vô phân biệt, bất khả tư nghì diệu hữu.

Tham gia giao thông là hoạt động của con người thực hiện việc di chuyển cơ học trên đường, hành vi này chịu sự tác động và điều chỉnh bởi các quy tắc an toàn giao thông của xã hội bên cạnh đó nó còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoạt động tinh thần bên trong con người. Những trạng thái thần kinh này nếu được kiểm soát thì hành vi của con người điều khiển phương tiện giao thông sẽ tuân thủ theo các quy luật chung nhưng nếu ý thức bị rối loạn bởi các khuynh hướng tinh thần tràn sang trạng thái tiền ý thức sẽ khiến cho con người bị mất phương hướng, mất tập trung…đó chính là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tai nạn. Để có thể định hướng được các trạng thái tinh thần này chính mỗi cá nhân cần phải phải tu tập chính niệm, thân tâm hành thiện trong trạng thái Không phiền não (Tính Không), góp phần điều chỉnh các khuynh hướng tinh thần bên trong của mình để nó về đúng vị trí của nó từ đó giữ cho ý thức được minh mẫn đủ sáng suốt để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình điều khiển xe lưu thông trên đường tránh những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.

Tài liệu tham khảo

[1] Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn. Nguyễn Xuân Hiếu, 2002. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

[2] http://reds.vn/index.php/tri-thuc/tam-ly-hoc/2192-phan-tam-hoc-hen-dai-qua-cai-nhin-phat-giao

[3] Huỳnh Công Bá, (2012), Xã hội học, Nxb Thuận Hóa

[4] Trần Văn Thành, Lê Thị Thu Dung,Tính không trong Trung quán luận vận dụng vào việc tham gia giao thông ngày nay, Tạp chí nghiên cứu Phật học. Số 6-2013(123), trang 20-24

[5] Thích Tâm Thiện, (1999), Lịch sử tư tưởng và Triết học Tánh Không, Nxb TP Hồ Chí Minh

[6] Theo Nguyễn Như Ý chủ biên, (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hóa thông tin, 1998

[7] http://antruong.free.fr/phapcu    

[8] Tuấn Ngọc, Một năm, 9.900 người chết vì tai nạn giao thông, http://www.baomoi.com/2013.

[9] Thiều Chửu (2009), Hán Việt Tự Điển, Nxb Văn hóa – Thông tin

[10] Thích Từ Thông dịch và giải nghĩa (2005), Duy Thức Học Yếu Luận của Thế Thân, Nxb Tôn giáo Hà Nội

[11] Thích Tâm Thiện, (1999), Lịch sử tư tưởng và Triết học Tánh Không, Nxb TP Hồ Chí Minh.



(* )Trần Văn Thành NCS chuyên ngành Triết học Học viện KHXH- Viện Hàn Lâm KHXHVN.

(**) Kiểm sát viên-Viện kiểm sát quận Hồng Bàng, Hải Phòng. NCS chuyên ngành Luật học Học viện KHXH- Viện Hàn Lâm KHXHVN.

[1] Thiều Chửu (2009), Hán Việt Tự Điển, Nxb Văn hóa – Thông tin thì Long Thọ gọi là Long Thụ, tức là Thọ là Thụ.

[2] Thích Thiện Siêu dịch (2001), Trung Luận,. Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

[3] Thích Nữ Giới Hương (2007), Bồ Tát Và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali Và Đại thừa, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.230.

[4] Phân tâm học viết tắt của Phân tích tâm lý học, Tiếng Anh: Psychoanalysis

[7] Thích Tâm Thiện, (1999), Lịch sử tư tưởng và Triết học Tánh Không, Nxb TP Hồ Chí Minh; tr 152

[8] Thích Tâm Thiện, (1999), sđd, tr 137-138

[9] Thích Tâm Thiện, (1999), sđd; tr 142.

[10] Thích Từ Thông dịch và giải nghĩa (2005), Duy Thức Học Yếu Luận của Thế Thân, Nxb Tôn giáo Hà Nội, 7;8

[11]Thiều Chửu (2009), Hán Việt Tự Điển, Nxb Văn hóa – Thông tin

[12] http://antruong/phapcu  

Các tin đã đăng: