Lịch sử phật giáo thế giới
Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm
Dịch giả: Ni chúng Tự Viện Vĩnh Minh Lâm Đồng Hiệu đính: Giáo sư. Phạm Phú Thành & Đại Đức. Thích Giải Hiền
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Có một sinh viên theo Đạo giáo hỏi Ngài: “Con học Phật đã nhiều năm, kinh điển tuy biết chẳng nhiều, nhưng thấy đa số người học Phật mở miệng ra là nói “liễu sinh tử” (hết sống chết), mà trong kinh điển đức Phật Thích Ca chẳng hề dạy chúng ta “liễu sinh tử”

Sư phụ đáp: “Tôi không biết cậu đã đọc những kinh gì, và tôi cũng không hỏi cậu đã đọc những bộ kinh nào; còn như bảo rằng trong kinh Phật không nói đến “liễu sanh thoát tử” thì đó là do cậu xem kinh mà không cầu hiểu nghĩa, cậu nên đọc kỹ lại kinh mới thấy được trong mỗi bộ kinh đức Phật đều muốn cho chúng sanh được “liễu sinh thoát tử”.

Một sinh viên khác hỏi: “Hoà thượng hiện nay là Thái sơn, Bắc đẩu của Thiền tông. Đạo giáo cũng có “ngồi thiền”, trước đây tuy con có học qua nhiều cách “thiền khí công” trong Đạo giáo, vậy mà về lời dạy “Minh tâm kiến tánh” của Thiền tông Phật giáo con chẳng hiểu cứu cánh của nó là gì. Xin hỏi Ngài, làm sao mới có thể “Minh tâm kiến tánh?” – Sư phụ nói:

- Tôi nào phải Thái sơn Bắc đẩu của Thiền tông gì đâu, tôi chỉ là một người tu khổ hạnh, ăn chay lúc mừơi mấy tuổi, xuất gia theo đạo Phật, vào rừng sâu sống kham khổ nhiều năm, chẳng qua chỉ là một người phàm phu bình thường. Học Phật, muốn đạt đến chỗ “minh tâm kiến tánh”, quan trọng nhất là phải buông xả tất cả. Nay cậu vừa học Đạo giáo lại muốn học Phật tu thiền thì chẳng bao giờ có thể đạt được “kiến tánh thành Phật”; vì cậu lấy tinh thần Đạo giáo để học Phật, vậy là “chấp ngã”quá nặng, do đó không thể “minh tâm kiến tánh”, lại còn “bắt cá hai tay” đó là điều rất nguy hiểm.

- Con nghĩ rằng ra sức tu thiền theo Đạo giáo làm cho thân thể mạnh khoẻ, thân thể mạnh khoẻ mới có thời gian nhiều để học Phật, nên con học cả hai để mong được kết quả nhanh chóng.
- Điểm này cậu lại sai rồi, người học Phật trước tiên phải có tinh thần quên mình và hỷ xả, cái gọi là “liễu sanh thoát tử” ý nghĩa cũng như vậy. Chúng sanh từ vô thỉ đến nay, luân hồi trong sáu nẻo, nếu chấp thân này là của mình thì khó thoát khỏi con đừơng sanh tử. Cậu đã luyến tiếc bản thân, muốn nó mạnh khoẻ để học Phật, thì ngay cả Tiểu thừa cũng khó vào được huống hồ là Đại thừa? Đại thừa lấy xả thân để thực hành hạnh nguyện Bồ-tát. Huống nữa cậu đang tìm kiếm, tới lui giữa Đạo giáo và Phật giáo, chắc chắn chẳng được cái gì cả, không phải là việc làm đứng hướng.

Sư Truyền Hải hỏi: “Tu hành phải như thế nào? Xin Sư phụ chỉ dạy con”.

– Sư phụ đáp:

- Tôi không biết tu hành, tôi chỉ biết khổ hành (hạnh), chỉ biết dụng khổ công. Chư Tổ ngày xưa dạy chúng ta dụng công khổ hạnh; Phật không cùng “học” cũng không dùng “tu”, chỉ xả thân khổ hạnh, từ trong khổ hạnh mà chứng đạo.

Ngày 16 – 3 -1978

Cư sỹ Vương Trưng cùng với anh sinh viên tên Hà Kiệt dẫn một người Mỹ tên P. King đến thăm, xin Sư phụ cho biết về cuộc đời tu hành của Người. Sư phụ trả lời: “Xin hỏi cư sỹ Lâm Giác Phi thì rõ”

P. King nói: “Thưa Sư phụ, Sư phụ mạnh khoẻ! Sư phụ đã cao niên mà trông vẫn rất mạnh khoẻ”

Sư phụ nói:

- Con người cũng giống như thân cây, lâu ngày thì bị mọt ăn.

- Ngồi thiền, Sư phụ có ấn định thời gian sớm, tối không?

- Nếu có chia ra sớm, tối thì không phải là ngồi thiền, đã dụng công thì không phân biệt sớm tối.
- Khi con ngồi thiền nếu có một niệm khởi lên, con không “nhìn” hoặc “theo dõi” nó, chẳng hề “để ý” đến nó, nhưng có “chú ý”.

- Như vậy anh còn có cái “chú ý”.

- Làm thế nào mới có thể không chú ý?

- Như vậy anh còn có niệm “làm thế nào”.

- À! vẫn còn cái “niệm”.

Cư sỹ Vương đưa tấm hình chụp Pháp sư Từ Hàng và ảnh tượng đức Phật Di Lặc cho Sư phụ xem, nói:

- Đức Phật Di Lặc từ bi ở ngay trong tâm chúng ta.

- Còn “tâm” (nghĩ) “Phật Di Lặc từ bi” là còn chấp.

Ngừơi Mỹ lại hỏi:

- Xin Sư phụ dạy cho con hiểu thế nào là “Phật tri”, “Phật kiến” và “thân kiến”; tu như thế nào mới có thể thành Phật?

- Còn có cái “tôi” dạy “anh” học, thì không được; còn có cái “tôi đang như bất động”, còn cái “tôi” vẫn không đựơc. Anh còn có tướng thân, còn có cái “học” thì vẫn không được. Không có cái “tôi” đang làm gì, cũng không có cái “tôi” đang như bất động.

Sư phụ hỏi: “Anh đang uống trà nói chuyện, vậy người đang uống trà là ai?”

- người khát nước đang uống.

- người khát nứơc là ai?

 Cư sỹ Vương nói xen vào:

- Ấy là nói chung với mọi người hay nói riêng anh bạn Mỹ này?

- Vấn đề chẳng phải là nói với ai, người hiểu được thì hiểu ra, thông một lý thì vạn lý đều thông.
P. King lại hỏi:

- Theo giáo lý “không ta, không người, không chúng sinh, không thọ mạng” trong kinh Kim Cang mà tu có được không?

- Anh vẫn còn câu kinh Kim Cang -”không ta, không người, không chúng sinh, không thọ mạng”- còn có cái “ta” để mà tu, vậy là còn có một cái ngã”.

- Có nên y theo câu của Lục Tổ Huệ Năng “Vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”?

- Được, nhưng anh còn có một câu vẫn không được.

- Nghe người ta nói niệm Phật chứng được tam-muội, ngồi thiền có thể nhập định? 

- Anh còn “nghe người ta nói”, vẫn còn là “anh”.

- Con nghe nói Sư phụ đã chứng “niệm Phật tam-muội”, ngồi thiền có thể nhập định.

- Anh nói với tôi thì tôi còn có cái để căn cứ, nếu là người khác nói thì tôi không biết. Dù đông hay ít người khởi lên niệm Phật, ai cũng có chủ ý, niệm đến khi tâm định, dứt loạn …. hốt nhiên tiếng niệm Phật vang vọng thấu dưới đất. Tuy chúng ta không “ở dưới đất”niệm Phật, nhưng vẫn có tiếng niệm Phật “dưới đất”, niệm đến khi âm thanh điều hoà …, hốt nhiên âm thanh lại bay bổng lên giữa từng không trung, như thể mọi người đang ở trên hư không niệm Phật. Cái gọi là “khắp hư không đều là âm thanh niệm Phật”; ấy là trạng thái “niệm Phật tam-muội”.

Người Mỹ hỏi: “Cảnh giới như vậy kéo dài được bao lâu? Một tuần, nửa tháng, một tháng hay nửa năm?”

- Bất luận thời gian bao lâu, âm thanh niệm Phật cũng vẫn giữ như vậy. Dù có tiếng chim kêu, tiếng xe chạy, hay các tạp âm khác, tất cả đều trở thành “Phật thanh”. Nếu như anh còn phân biệt tiếng chim kêu, tiếng xe chạy... thì cảnh giới ấy biến mất. Hiện nay nhiều người niệm Phật chỉ miệng niệm mà tâm lại chạy đi chỗ khác. Đó là “tạp niệm Phật”, “tán tâm niệm Phật”.

- Đồ đệ của Sư phụ rất đông, có người niệm Phật A-Di-Đà, có người niệm chú Đại Bi, có người niệm Quan Âm Bồ Tát … anh quay sang hỏi Sư Truyền Tịnh: Sư phụ dạy cho Thầy niệm gì?” 

- Sư phụ dạy chúng tôi niệm Phật -Di-Đà.

Sư phụ nói với người Mỹ:

- Sự tu tập của anh khá đấy, có nghiên cứu một chút về tu thiền, anh hỏi tôi, nên tôi mới nói về tu thiền như thế. Còn những người bình thường khác tới hỏi tôi, tôi đều dạy họ niệm Phật.

- Con và Sư phụ “tâm ấn tâm”.

- Anh còn cái tâm, cái ấn, còn có “tâm ấn tâm” thì vẫn còn có cái ngã; tâm nằm ở nơi nào? Ba người đến đây hỏi tôi, tôi còn nói chuyện với ba người, các vị đi rồi tôi cũng không có, không có anh nói với tôi gì cả.

- Sư phụ là một đại thiện tri thức đại triệt đại ngộ.

- Đó là anh nói, tôi có làm gì đâu.

- Sư phụ, Ngài là vị minh sư rất khéo khai ngộ cho đệ tử.

- Đó là anh nói, tôi không nghĩ như vậy.

- Hồi còn ở Mỹ chưa đến Đài Loan, con cứ tưởng Sư phụ ngồi nhập định thì trơ ra như phổng, sau khi hội kiến mới rõ Sư phụ là bậc Thầy “biện tài vô ngại” và rất là hoạt bát.

Nam-mô A-Di-Đà Phật.