Chết đi về đâu
17/11/2557 21:01 (GMT+7)
 “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn.
Phương trời thong dong
20/10/2557 10:31 (GMT+7)
Phương trời thong dong là tuyển tập các bài pháp thoại dành cho những người dấn thân trên hành trình tâm linh. Hành trình tâm linh đó chính là một phương trời cao rộng của đời sống đạo đức. Trên hành trình tâm linh, hành giả phải từng bước hướng về phương trời cao rộng, nơi ấy có tâm hành, khổ hành và ý hành hoàn toàn vượt lên trên các giới hạnh của đời sống thực tại thông thường. Trong phương trời thong dong, chất liệu “tâm hành dị tục” không chỉ mang hình thức đầu tròn áo vuông, mà còn thể hiện qua nhân cách đi, đứng, nằm, ngồi, lời nói, việc làm trong trạng thái trang nghiêm tỉnh lạc và thảnh thơi. Phương trời thong dong đó đang mời gọi tất cả những ai muốn có được đời sống an vui hạnh phúc. Hãy là một thiền khách trong phương trời thong dong để nhận ra được rằng cõi đời khổ đau cũng chính là cõi Tịnh độ an vui.

Những chuyện nhân quả
13/06/2557 15:06 (GMT+7)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. 
Lời sám hối của một doanh nhân:Luân lý đạo đức đã cứu cả gia đình tôi
10/06/2557 19:56 (GMT+7)
Tôi cảm thấy mình là người không đủ tư cách để ngồi đây báo cáo, vì tôi đã làm quá nhiều việc ác, tội lỗi cũng quá nhiều. Cho nên hôm nay tôi đến đây, chủ yếu là để nói lời sám hối với mọi người. Bởi vì tôi học Đệ Tử Quy, tôi chỉ mới bắt đầu tiếp xúc vào ngày 5 tháng 2 năm nay, tôi học Đệ Tử Quy đến hôm nay là đúng 78 ngày. Cho nên hôm nay tôi đến đây, chính là để nói lời sám hối tự đáy lòng với quí vị, sám hối những lỗi lầm của chính mình. Tôi vô cùng cảm ơn đơn vị tổ chức và cảm ơn tất cả mọi người đã cho tôi cơ hội sám hối như thế này.

MẸ HIỀN CON HIẾU tập 1
08/06/2557 00:09 (GMT+7)
Cô giáo Triệu Lương Ngọc: Vô cùng cảm ơn lời mời nhiệt tình và sự sắp đặt của Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HồngKông, vô cùng cảm ơn sự động viên của giáo sư Tịnh Không, khiến cho mẹ con chúng tôi ngày hôm nay có cơ hội được ở nơi đây cùng mọi người thỉnh giáo và nghiên cứu thảo luận về đề tài giáo dục gia đình. Vào mùa hè năm ngoái, mẹ con chúng tôi có nhận lời mời đến thành phố Đại Khánh ở vùng Đông Bắc tỉnh Hắc Long Giang để diễn giảng một buổi. Lúc đó, chúng tôi diễn giảng đề tài là: “Làm sao để dạy tốt con cái vì sự cống hiến cho thế giới hài hòa?”
Sống đẹp giữa dòng đời
02/06/2557 11:27 (GMT+7)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”, đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai.

Sức Mạnh Của Lòng Từ
08/04/2557 21:36 (GMT+7)
Có thể nói Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà hoằng pháp vĩ đại nhất của PG trong thời hiện đại, và được xem là người có nhiều tác phẩm Phật học được người Tây Phương tiếp nhận và tìm đọc nhất. Tập sách nhỏ này được ấn hành trong mùa Phật Đản năm nay, là một món quà khiêm tốn kính dâng tặng đến Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân chuyến viếng thăm Úc năm nay và cũng để chia sẻ bức thông điệp từ bi của Ngài đến với mọi người trong biển đời phiền lụy và khổ đau này.
TÁM quyển sách quý: Quyển III - Nhân Quả, Nghiệp, Luân Hồi.
07/08/2556 12:11 (GMT+7)
Luật nhân quả không xa lạ gì đối với những ai có một chút nhân xét và suy luận; luật nhân quả lại càng rất gần gũi với giới khoa học. Nhờ tin chắc ở luật nhân quả mà nhà khoa học khám phá ra biết bao nhiêu điều huyền bí của vũ trụ và phát minh được những cái kỳ lạ cho cõi đời, nhưng nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhân quả trong phạm vi vật chất. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh luật nhân quả cả trong phạm vi tinh thần. 

TÁM quyển sách quý: Quyển I - Tu Tâm
14/07/2556 23:37 (GMT+7)
Lời giới thiệu: Tất cả những hạnh phúc vui tươi hay đau khổ của người đời, nó chỉ là cái kết quả trung thành bởi những hành động của người gây ra cả, mà tâm là chủ động. Tâm là là căn bản toàn diện cuộc sống của con người. Vì thế, nên nhân loại tâm lành, thì thế giới hòa bình an lạc. Nếu trái lại, loài người tâm ác, tất nhiên xã hội phải chiến tranh đau khổ. Giữa đời khoa học, về phương diện vật chất, người ta đã tiến bộ nhiều! Song nhân loại lại chịu thêm nhiều đau khổ! Muốn đổi lại đời sống an vui, không chi hơn là mỗi người đều phải biết "Tu Tâm". Ban biên tập website xin được giới thiệu lần lượt 8 phần trong Tập sách " Tám quyển sách quý" của Cố HT Thích Thiện Hoa , bắt đầu với quyển 1: "Tu tâm".
Giới không sát sanh
10/06/2556 23:36 (GMT+7)
Trước tiên phải nói rằng có rất nhiều quan điểm khác biệt về vấn đề ăn chay giữa những người Phật giáo từ xưa cho đến nay và thật khó mà san bằng những dị biệt vì truyền thống của mỗi trường phái khác nhau và tập quán của mỗi cá nhân khác nhau. Vì thế chúng tôi cố gắng trình bầy những lý lẽ hay là quan điểm của những ai tin rằng ăn chay là điều cần thiết cho người Phật tử và những ai tin rằng không cần thiết để mỗi người tùy vị trí riêng của mình, tùy sự hiểu biết của mình mà có thể nhận định đúng hay sai và chọn cho mình một hướng đi.

Tin Tức Từ Biển Tâm
02/03/2555 22:23 (GMT+7)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam. Tôi tự nhủ mình đã đọc nhiều sách cổ kim đông tây giới thiệu giáo lý nhà Phật, bằng nhiều thứ tiếng. Nhưng có ít quyển sách nào – xuất bản trong thời cận hiện đại – gây cho tôi nhiều xúc động trên cả hai bình diện lý trí và tình cảm như cuốn “Tin Tức Từ Biển Tâm.”
Vay Trả Trả Vay (Tâm Lý Học Siêu Hình Của Phật Giáo)
02/11/2554 14:44 (GMT+7)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Vẫn biết: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác”; rõ ràng Định luật Bảo toàn năng lượng này giúp chúng ta hiểu một cách nom na về qui luật Hetuphalam (Nhân Quả, Causes and Effects). Xét mệnh đề đầu “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi”, tuy nó không nói đến sự có mặt của các pháp là do “chúng tập họp duyên” như chủ trương của Phật giáo, nhưng nó nhấn mạnh đến qui luật Hetuphalam, chứ không phải do ‘tự nhiên’ sanh...

Phật Giáo Và Tâm Lý Học Hiện Đại
30/10/2554 07:40 (GMT+7)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học...
Tâm Lý Học Phật Giáo
29/10/2554 05:36 (GMT+7)
...Như lời giới thiệu tổng quát của Hoà thượng Viện trưởng HVPGVN, tại TP. HCM, lời nói đầu của tập Thắng Pháp Tập Yếu Luận, tạng Abhidhamma là công trình hệ thống lại những gì đức Phật đã dạy cho nhiều người, tại nhiều nơi, về nhiều vấn đề liên hệ đến Sắc pháp (thế giới vật lý) và tâm pháp (thế giới tâm lý), về các cảnh giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, Siêu thế giới), về các ác tâm, hại tâm, sân tâm, tham tâm, si tâm, tuệ tâm, giải thoát tâm, về nhân quả nghiệp báo, về sự tái sanh, luân hồi, v.v... vốn đã được kết tập trong kinh tạng...

Đối Diện Cái Chết
19/10/2554 04:30 (GMT+7)
Chúng ta nên nhớ rằng, khi có quá trình tu tập đúng phương pháp thì vấn đề sống, chết không còn là cản lực nữa. Tuy cái chết vẫn tạo ra cú sốc tâm lý thể hiện qua nỗi khổ niềm đau, khổ thọ cho thân, nhưng nếu biết dụng công tu tập, hành giả có thể chiến thắng được khổ đau bằng con đường thiền quán, bằng phương pháp niệm Phật“nhất tâm bất loạn”, hoặc bằng phương pháp trì chú để đạt “tam nghiệp tương ưng” v.v… Nói chung, tất cả các pháp môn trong Phật giáo đều có khả năng bảo hộ dòng cảm xúc, tạo sự an lạc, thảnh thơi cho hành giả trong bất cứ tình huống nào.
Chuyển hóa tâm
05/08/2554 04:45 (GMT+7)
Nói chung tất cả những điều chúng ta biết tới có thể được chia làm ba loại: Thế giới vật chất bất động, thế giới không vật chất bất động, và thế giới tri thức. Vì tất cả những hạnh phúc lẫn  đau khổ mà chúng sanh kinh nghiệm, đều liên quan đến tri thức nên đây là điều chúng ta quan tâm tới nhất.

Ý Tình Thân
04/08/2554 11:15 (GMT+7)
Ta từ đâu đến, sinh ra đời để làm gì và chết sẽ đi về đâu? Một người bình dân như tôi sẽ trả lời: "Ta từ bụng mẹ chui ra, sinh ra đời để sống như bao nhiêu người khác và chết thì trở về với cát bụi. Thế là hết cuộc đời!" Mới nghe thấy xuôi tai nhưng thực tế không phải đơn giản như vậy.  Sinh ra đời để sống như bao nhiêu người là sao? Là ăn, ngủ, đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, lớn tuổi về hưu, già bệnh rồi chết! Ăn ngủ cho sướng cái thân, đi làm kiếm tiền cũng để nuôi thân và nuôi những người thân. Nhìn kỹ một chút thì bản tính tự nhiên của con người là đi tìm sung sướng hạnh phúc, không ai dại gì đi tìm khổ đau.
Suối nguồn yêu thương
02/07/2554 22:33 (GMT+7)
Không chỉ riêng bạn, riêng tôi, mà hầu hết những ai đã từng có mặt trong cuộc đời này đều có chung một nhận định rằng: “Trong các mối quan hệ của con người, có thể nói mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Nó không đơn thuần chỉ là huyết thống, máu mủ tình thâm, mà còn mang đậm tính luân lý và đạo đức xã hội.” Trong mối quan hệ đó, công lao sâu dày của cha mẹ được tôn vinh, lòng hiếu thảo của con cái được ghi nhận. Nhưng mọi tán dương bằng ngôn từ đều không thể diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của hai tiếng Mẹ Cha!

Đường Vào Nội Tâm (Phần cuối)
17/03/2554 04:40 (GMT+7)
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:   - Này Nàgita, mỗi khi đi ngang một làng mạc mà thấy một am cốc của tỳ kheo, thì dù vị ấy đang ráo riết thiền tọa, Như Lai cũng không hài lòng về trú xứ của vị ấy. Vì sao?
Tâm Lý Đạo Đức
16/09/2553 22:45 (GMT+7)
Tâm lý con người có nhiều loại, tâm lý bất thiện, tâm lý thực dụng, tâm lý tín ngưỡng, tâm lý yếm thế, tâm lý lạc quan… Ở đây chúng ta tập trung vào tâm lý Đạo đức. Dĩ nhiên 30 đề tài trong tập sách này chỉ là một phần rất nhỏ của Tâm Lý Đạo Đức. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có những vị khác phát triển rộng rãi lớn lao hơn nữa.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang[1] 2  
Bao Hiem BSH
» Âm lịch