Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Tóm tắt Vi Diệu Pháp (Phần II)
26/07/2554 23:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

A Comprehensive Manual of Abhidhamma - The Abhidhammattha Sangaha of Acariya Anuruddha  General editor Bhikkhu Bodhi
Pali Text originally edited and translated by:: Mahathera Narada   Việt Dịch: Lê Văn Phúc - hiệu đính và trình bày: Minh Hạnh
 
Phần II

 

The Seven Books

A brief outline of the contents of the seven canonical Abhidhamma books will provide some insight into the plethora of textual material to be condensed and summarized by the Abhidhammattha Sangaha. The first book, the Dhammasangani, is the fountainhead of the entire system. The title may be translated "Enumeration of Phenomena," and the work does in fact undertake to compile an exhaustive catalog of the ultimate constituents of existence.

Bảy Quyển Tạng Luận

Việc tóm tắt nội dung cuả bảy quyển trong kho tàng Tạng Luận sẽ cung cấp một cái nhìn xuyên suốt vào khối văn bản đồ sộ này được cô đúc, tóm lược trong Vi Diệu Pháp Toát Yếu Abhidhammattha Sangala. Quyển đầu tiên, Bộ Pháp Tụ - Dhammasangani, là suối nguồn cuả toàn hệ thống. Tưạ đề có thể dịch là “Pháp Tụ”, và tác phẩm làm công việc rõ ràng là soạn thảo một bản thống kê hoàn chỉnh các yếu tố cấu thành tối thượng cuả hiện thực.

 

Opening with the matika, the schedule of categories which serves as the framework for the whole Abhidhamma, the text proper is divided into four chapters. The first, "States of Consciousness," takes up about half of the book and unfolds as an analysis of the first triad in the matika, that of the wholesome, the unwholesome, and the indeterminate. To supply that analysis, the text enumerates 121 types of consciousness classified by way of their ethical quality.9 Each type of consciousness is in turn dissected into its concomitant mental factors, which are individually defined in full. The second chapter, "On Matter," continues the inquiry into the ethically indeterminate by enumerating and classifying the different types of material phenomena. The third chapter, called "The Summary," offers concise explanations of all the terms in the Abhidhamma matrix and the Suttanta matrix as well. Finally, a concluding "Synopsis" provides a more condensed explanation of the Abhidhamma matrix but omits the Suttanta matrix.

Mở đầu với Mẫu Đề-Matika, bản lược đồ về các phạm trù làm khung cho toàn bộ Luận, bản Chú Giải được chia thành bốn chương. Chương thứ nhất “Các trạng thái cuả Ý thức,” chiếm khoảng nưả cuốn sách và mở ra như là một bản phân tích bộ ba đầu tiên trong Mẫu Đề-Matika, an lành, không an lành và cái giưã cuả hai cái đó. Để phân tích điều đó, bản Chú Giải liệt kê 121 loại ý thức phân loại bằng phẩm chất đạo đức cuả chúng.9 Mỗi loại ý thức lại được phân ra các yếu tố tinh thần tuỳ thuộc, mà mỗi cái được định nghiã đầy đủ. Chương hai, “Về Chất” , tiếp tục tìm hiểu các yếu tố trung gian sẵn có bằng cách liệt kê và phân loại các loại hiện tượng vật chất khác nhau. Chương ba, gọi là “Tóm tắt,” đưa ra các giải thích về tất cả các thuật ngữ trong trận đồ Luận và cũng như trong Tạng Kinh.

 

The Vibhanga, the "Book of Analysis," consists of eighteen chapters, each a self-contained dissertation, dealing in turn with the following: aggregates, sense bases, elements, truths, faculties, dependent arising, foundations of mindfulness, supreme efforts, means to accomplishment, factors of enlightenment, the eightfold path, jhanas, illimitables, training rules, analytical knowledges, kinds of knowledge, minor points (a numerical inventory of defilements), and "the heart of the doctrine" (dhammahadaya), a psycho-cosmic topography of the Buddhist universe. Most of the chapters in the Vibhanga, though not all, involve three sub-sections: an analysis according to the methodology of the Suttas; an analysis according to the methodology of the Abhidhamma proper; and an interrogation section, which applies the categories of the matrix to the subject under investigation.

The Vibhanga, “quyển Phân tích”, gồm tám chương, mỗi chương là một chủ đề trọn vẹn, lần lượt đề cập đến các vấn đề sau: uẩn, căn, đại, chân lý, năng lưc, duyên sinh, cơ sở cuả trí, nỗ lực tối thượng, các yếu tố cuả ngộ, bát chính đạo, các cảnh giới thiền, vô hạn, nguyên tắc rèn luyện,tri kiến phân tích, các loại tri kiến, các tiểu tiết (liệt kê các bất tịnh) và tâm cuả pháp (Dhammahadaya), và đồ hình tâm lý vũ trụ cuả vũ trụ Phật giáo. Hầu hết các chương trong quy ển Phân Tích-Vihanga, mặc dù không phải là tất cả, liên quan đến ba phần nhỏ: phân tích theo phương pháp luận cuả chư Kinh, phân tích theo phương pháp luận cuả chính Luận; và phần tra vấn, áp dụng các phạm trù cuả trận đồ vào chủ đề nghiên cứu.

 

The Dhatukatha, the "Discourse on Elements," is written entirely in catechism form. It discusses all phenomena with reference to the three schemata of aggregates, sense bases, and elements, seeking to determine whether, and to what extent, they are included or not included in them, and whether they are associated with them or dissociated from them.

Dhatukatha, “Bộ Chất Ngữ” được viết dưới dạng tóm tắt hỏi đáp. Nó thảo luận tất cả các hiện tượng với sự tham chiếu các sơ đồ uẩn, căn, đại, tìm cách xét xem các hiện tượng ấy có bao gồm trong, hay quan hệ hay không quan hệ với ba yếu tố đó và ở chừng múc nào

 

The Puggalapaññatti, "Concepts of Individuals," is the one book of the Abhidhamma Pitaka that is more akin to the method of the Suttas than to the Abhidhamma proper. The work begins with a general enumeration of types of concepts, and this suggests that it was originally intended as a supplement to the other books in order to take account of the conceptual realities excluded by the strict application of the Abhidhamma method. The bulk of the work provides formal definitions of different types of individuals. It has ten chapters: the first deals with single types of individuals; the second with pairs; the third with groups of three, etc.

Puggalapannatti, “Bộ Nhơn Chế Định” là một quyển trong Luận Tạng có phương pháp giống Tạng Kinh hơn là Luận. Tác phẩm bắt đầu với việc đếm tổng quát các loại khái niệm, và điều này cho thấy rằng khởi thuỷ nó đươc dự định làm bổ sung cho các quyển khác để tính đến các thực thể khái niệm bị loại ra khi áp dụng khắc khe phương pháp cuả Luận. Công việc đồ sộ này cho những định nghiã chính thức cuả các loại cá thể khác nhau. Có 10 chương:chương đầu đề cập các loại đơn lẻ cuả các cá thể; chương hai về các căp; chương ba về các nhóm ba, v.v.

 

The Kathavatthu, "Points of Controversy," is a polemical treatise ascribed to the Elder Moggaliputta Tissa. He is said to have compiled it during the time of Emperor Asoka, 218 years after the Buddha's Parinibbana, in order to refute the heterodox opinions of the Buddhist schools outside the Theravadin fold. The Commentaries defend its inclusion in the Canon by holding that the Buddha himself, foreseeing the errors that would arise, laid down the outline of rebuttal, which Moggaliputta Tissa merely filled in according to the Master's intention.

Kathavatthu”Bộ Ngữ Tông” là những luận đề biện luận được cho là cuả Trưởng lão Moggaliputta Tissa. Ông được cho là đã soạn nó vào thời Hoàng đế Asoka, 218 sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, để phản bác các ý kiến không chính thống cuả các trường phái Phật giáo bên ngoài phạm vi cuả phái Nguy ên Thủy Therevada. Các Bản Chú Giải cho rằng chúng cũng thuộc vào các kho tàng kinh điển bằng cách lập luận rằng chính Đức Phật, thấy trước rằng các sai lầm sẽ phát sinh, đã đưa ra khung cuả các câu trả lời, mà Moggaliputta Tissa chỉ cần điền thêm vào theo định hướng cuả Đức Phật.

 

The Yamaka, the "Book of Pairs," has the purpose of resolving ambiguities and defining the precise usage of technical terms. It is so called owing to its method of treatment, which throughout employs the dual grouping of a question and its converse formulation. For instance, the first pair of questions in the first chapter runs thus: "Are all wholesome phenomena wholesome roots? And are all wholesome roots wholesome phenomena?" The book contains ten chapters: roots, aggregates, sense bases, elements, truths, formations, latent dispositions, consciousness, phenomena, and faculties.

Yamaka, “Bộ Song Đôi” nhằm mục đích giải quyết các sư hàm hồ và xác định công dụng chính xác cuả các thuật ngữ. Nó được gọi bằng cái tên như vậy do phương pháp giải quyết cuả nó, sử dụng xuyên suốt sự nhóm đôi cú một vấn đề và phương thức đàm luận cuả nó. Chẳng hạn cặp các vấn đề đầu tiên trong chương thứ nhất như sau: “Có phải tất cả các hiện tượng an lành là căn nguyên an lành? Và tất cả các căn nguyên an lành là hiện tượng an lành? Quyển này có 10 chương: các căn nguyên, uẩn, căn, đại, chân, sắc, bản chất tiềm ẩn, ý thức, hiện tượng, và khả năng.

 

The Patthana, the "Book of Conditional Relations," is probably the most important work of the Abhidhamma Pitaka and thus is traditionally designated the "Great Treatise" (mahapakarana). Gigantic in extent as well as in substance, the book comprises five volumes totalling 2500 pages in the Burmese-script Sixth Council edition. The purpose of the Patthana is to apply its scheme of twenty-four conditional relations to all the phenomena incorporated in the Abhidhamma matrix. The main body of the work has four great divisions: origination according to the positive method, according to the negative method, according to the positive-negative method, and according to the negative-positive method. Each of these in turn has six sub-divisions: origination of triads, of dyads, of dyads and triads combined, of triads and dyads combined, of triads and triads combined, and of dyads and dyads combined. Within this pattern of twenty-four sections, the twenty-four modes of conditionality are applied in due order to all the phenomena of existence in all their conceivable permutations. Despite its dry and tabular format, even from a "profane" humanistic viewpoint the Patthana can easily qualify as one of the truly monumental products of the human mind, astounding in its breadth of vision, its rigorous consistency, and its painstaking attention to detail. To Theravada orthodoxy, it is the most eloquent testimony to the Buddha's unimpeded knowledge of omniscience.

Patthana, “Bộ Vị Trí” (bị qui định, có điều kiện, trói buộc >< giải thoát) có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất cuả Luận Tạng và do đó theo truyền thống vẫn được gọi là “Đại Luận Đề” (mahapakarana). Khổng lồ về qui mô cũng như thực chất, quyển này gồm 5 quyển tổng cộng 2500 trang, ấn bản Hội đồng thứ 6, chữ Myanmar. Mục đích cuả Bộ Vị Trí-Patthana là áp dụng sơ đồ hai mươi bốn quan hệ ràng buộc cuả nó vào tất cả các hiện tượng được thành lập trong trận đồ của Tạng Luận. Bộ phận chính cuả tác phẩm gồm bốn phần vĩ đại: Khởi nguyên theo phương pháp tích cực, theo phương pháp tiêu cực, theo phương pháp tiêu-tích cực và theo phương pháp tích-tiêu cực. Mỗi trong bốn phần này lại có sáu tiểu phần: khởi nguyên cuả nhóm 3, cuả nhóm 2, cuả nhóm 2 và 3 kết hợp, nhóm 3 và nhóm 2 kết hợp, cuả nhóm 3 và nhóm 3 kết hợp, và cuả nhóm 2 và nhóm 2 kết hợp. Trong mô hình này có 24 phần, hai mươi bốn thức điều kiện được vận dụng đúng trật tự đối với các hiện tượng cuả hiện thực trong các dạng biến đổi nhận thức được cuả chúng. Dù có tính khô khan, nặng chất bảng biểu, ngay cả trên quan điểm nhân văn “thế tục” Patthana có thể dễ dàng được đánh giá như là một trong những sản phẩm thật sự kỳ vĩ cuả trí tuệ con người, đáng kinh ngạc trong tầm nhìn rộng lớn, sự chặt chẽ nghiêm ngặt, và sự quan tâm cẩn trọng đến chi tiết. Đối với chính thống giáo Therevada, đó chính là bằng chứng hùng hồn nhất về trí huệ chí tôn vô ngại của Đức Phật.

 

The Commentaries

The books of the Abhidhamma Pitaka have inspired a voluminous mass of exegetical literature composed in order to fill out, by way of explanation and exemplification, the scaffoldings erected by the canonical texts. The most important works of this class are the authorized commentaries of Acariya Buddhaghosa. These are three in number: the Atthasalini, "The Expositor," the commentary to the Dhammasangani; the Sammohavinodani, "The Dispeller of Delusion," the commentary to the Vibhanga; and the Pañcappakarana Atthakatha, the combined commentary to the other five treatises. To this same stratum of literature also belongs the Visuddhimagga, "The Path of Purification," also composed by Buddhaghosa. Although this last work is primarily an encyclopedic guide to meditation, its chapters on "the soil of understanding" (XIV-XVII) lay out the theory to be mastered prior to developing insight and thus constitute in effect a compact dissertation on Abhidhamma. Each of the commentaries in turn has its subcommentary (mulatika), by an elder of Sri Lanka named Acariya Ananda, and these in turn each have a sub-subcommentary (anutika), by Ananda's pupil Dhammapala (who is to be distinguished from the great Acariya Dhammapala, author of the tikas to Buddhaghosa's works).

Những bản chú giải

Các quyển cuả Luận Tạng đã tạo cảm hứng cho một khối lượng đồ sộ bài viết có tính giảng giải được biên soạn nhằm lắp kín phần khung sườn do bản văn cuả các kinh điển dựng nên, bằng cách giải thích nêu ví dụ. Những tác phẩm quan trọng nhất thuộc loại này là các chú giải được công nhận cuả Acariya Buddhaghosa. Có ba tác phẩm: Atthasalini, “Phát lộ”, luận văn về Dhammasagani; Sammohavinodani, “ Loại trừ Vọng tưởng”, luận văn về Vibhanga; và Pancappakarana Atthakatha, luận văn kết hợp cho 5 luận đề khác Visuddhimagga, “Thanh Tịnh Đạo” cũng thuộc bình diện văn bản này cũng cuả Buddhaghosa. Tuy nhiên tác phẩm cuối này chủ yếu là sự hướng dẫn bách khoa về thiền, các chương cuả nó về “ kiến giải” (XIV -XVII) trình bày lý thuyết cần nắm vững trước khi tiến đến kiến chiếu nội quan và do đó hình thành cách hiệu quả luận đề cô đọng về Luận. Mỗi luận văn lại có tiểu luận văn (mulatika), do Trưởng lão cuả Sri Lanka tên là Acariya Ananda, và những tiểu luận này lại có tiểu tiểu luận (anutika), do học trò cuả Ananda là Dhammapala (khác với Acariya Dhammapala tôn kính, tác giả cuả các luận văn về các tác phẩm cuả Buddhaghosa).

 

When the authorship of the Commentaries is ascribed to Acariya Buddhaghosa, it should not be supposed that they are in any way original compositions, or even original attempts to interpret traditional material. They are, rather, carefully edited versions of the vast body of accumulated exegetical material that Buddhaghosa found at the Mahavihara in Anuradhapura. This material must have preceded the great commentator by centuries, representing the collective efforts of generations of erudite Buddhist teachers to elucidate the meaning of the canonical Abhidhamma. While it is tempting to try to discern evidence of historical development in the Commentaries over and beyond the ideas embedded in the Abhidhamma Pitaka, it is risky to push this line too far, for a great deal of the canonical Abhidhamma seems to require the Commentaries to contribute the unifying context in which the individual elements hang together as parts of a systematic whole and without which they lose important dimensions of meaning. It is thus not unreasonable to assume that a substantial portion of the commentarial apparatus originated in close proximity to the canonical Abhidhamma and was transmitted concurrently with the latter, though lacking the stamp of finality it was open to modification and amplification in a way that the canonical texts were not.

Khi tác quyền cuả các chú giải được cho là cuả Acariya Buddhaghosa, thì không nên cho rằng, theo cách nào đó dù chúng là các bài luận gốc, hoặc là nỗ lực gốc để diễn đạt các tư liệu truyền thống. Mà thực ra, chúng là những bản được hiệu đính cẩn thận từ khối lượng lớn bao la cuả các tư liệu giải thích mà Ngài Buddhaghosa tìm thấy ở Mahavihara ở Anuradhapura. Tư liệu này ắt hẳn có trước nhà viết luận vĩ đại nhiều thế kỷ, đại diện cho nỗ lực tập hợp cuả các thế hệ các nhà giảng dạy Phật học uyên bác nhằm tìm hiểu ý nghiã cuả kho tàng kinh điển Luận Tạng. Trong khi cố gắng làm rõ bằng cứ cuả sự phát triển có tính lịch sử trong các Luận văn trên và vượt các ý tưởng gắn chặt trong Luận Tạng có sức cuốn hút hấp dẫn, thì việc đẩy việc làm này đi quá xa cũng là nguy hiểm, bởi vì phần nhiều Luận kinh điển dường như đòi hỏi các Luận văn đóng góp các điều kiện quan hệ thống nhất trong đó mọi yếu tố riêng lẻ gắn kết vào nhau như là các thành phần cuả toàn thể hệ thống và không có điều đó chúng sẽ mất các chiều kích quan trọng cuả ý nghiã. Do đó mà không phải không hợp lý khi cho rằng phần đáng kể cuả toàn bộ khối các bản chú giải là bắt nguồn thật gần guĩ với Tạng Luận kinh điển và được truyền bá đồng thời với Tạng Luận kinh điển, nhưng thiếu dấu ấn khoá sổ nên nó để ngỏ cho sự thay đổi và đào sâu theo cách mà các chú giải kinh điển không được như vậy.

 

Bearing this in mind, we might briefly note a few of the Abhidhammic conceptions that are characteristic of the Commentaries but either unknown or recessive in the Abhidhamma Pitaka itself. One is the detailed account of the cognitive process (cittavithi). While this conception seems to be tacitly recognized in the canonical books, it now comes to be drawn out for use as an explanatory tool in its own right. The functions of the cittas, the different types of consciousness, are specified, and in time the cittas themselves come to be designated by way of their functions. The term khana, "moment," replaces the canonical samaya, "occasion," as the basic unit for delimiting the occurrence of events, and the duration of a material phenomenon is determined to be seventeen moments of mental phenomena. The division of a moment into three sub-moments — arising, presence, and dissolution — also seems to be new to the Commentaries.10 The organization of material phenomena into groups (kalapa), though implied by the distinction between the primary elements of matter and derived matter, is first spelled out in the Commentaries, as is the specification of the heart-base (hadayavatthu) as the material basis for mind element and mind-consciousness element.

Xin lưu ý điều này, chúng ta có thể ghi nhận ngắn gọn một ít khái niệm cuả Luận Tạng mang tính chất cuả các Luận văn nhưng hoặc là không được biết đến hay là ẩn chưá trong chính Luận Tạng. Một trong số đó là bài về quá trình nhận thức (cittavithi) Trong khi khái niệm này có vẻ như được ngầm công nhận trong các kinh điển, bây giờ nó được đem ra sử dụng như là công cụ giải thích vì yêu cầu cuả chính nó. Các chức năng cuả các citta, các loại khác nhau cuả ý thức, được nêu cụ thể, và theo thời gian chính các citta được gọi tên bằng chức năng cuả chúng. Thuật ngữ khana, khoảnh khắc”, thay cho samaya (“cơ hội”) cuả kinh điển như là đơn vị cơ bản gở bỏ giới hạn sự xuất hiện cuả các sự kiện, và khoản thời gian cuả một hiện tượng vật chất được xác định bằng 17 khỏanh khắc cuả các hiện tượng tinh thần. Sự phân chia một khoảnh khắc thành ba tiểu khoảnh khắc - sinh, dị, diệt - có vẻ như cũng mới mẻ đối với các bản chú giải. Việc tổ chức các hiện tượng vật chất thành các nhóm (kalapa), dù được hàm ý bởi sự phân biệt giưã các yếu tố nguyên sơ cuả vật chất và những chất phái sinh, lần đầu tiên được nêu rõ trong các bản chú giải, như là đặc điểm cuả cơ sở tâm (hadayavatthu) như là cơ sở vật chất cuả các yếu tố thuộc tâm về yếu tố tâm-thức.

 

The Commentaries introduce many (though not all) of the categories for classifying kamma, and work out the detailed correlations between kamma and its results. They also close off the total number of mental factors (cetasika). The phrase in the Dhammasangani, "or whatever other (unmentioned) conditionally arisen immaterial phenomena there are on that occasion," apparently envisages an open-ended universe of mental factors, which the Commentaries delimit by specifying the "or-whatever states" (yevapanaka dhamma). Again, the Commentaries consummate the dhamma theory by supplying the formal definition of dhammas as "things which bear their own intrinsic nature" (attano sabhavam dharenti ti dhamma). The task of defining specific dhammas is finally rounded off by the extensive employment of the fourfold defining device of characteristic, function, manifestation, and proximate cause, a device derived from a pair of old exegetical texts, the Petakopadesa and the Nettipakarana.

Các bản chú giải giới thiệu nhiều (dù không hết) các phạm trù để phân loại kamma (nghiệp), và đưa ra các mối quan hệ hỗ tương giưã kamma và kết quả cuả nó. Chúng cũng chốt lải tổng số các yếu tố tinh thần. Cụm từ trong Dhammasangani, “ hoặc bất cứ các hiện tượng phi vật chất duyên sinh khác (chưa đề cập) có vào dịp đó,” rõ ràng hình dung một vũ trụ mở cuả các yếu tinh thần, mà các bản chú giải đã gỡ bỏ giới hạn bằng cách nêu rõ “ hoặc bất cứ trạng thái nào” (yevapanaka dhamma). Một lần nưã, các bản chú giải hoàn chỉnh pháp luận bằng cách cung cấp định nghiã chư pháp như là “ những sự vật mang bản chất tự thân” (attano sabhavam dharenti ti dhamma). Nhiệm vụ định nghiã chư pháp cụ thể cuối cùng được chỉnh chu bằng cách sử dụng chuyên sâu công cụ định nghiã bốn lớp về tính chất, chức năng, biểu hiện và nguyên nhân gần kề, một công cụ xuất phát từ hai bản văn giải thích cổ là Petakopadesa và Nettipakarana.

 

The Abhidhammattha Sangaha

As the Abhidhamma system, already massive in its canonical version, grew in volume and complexity, it must have become increasingly unwieldy for purposes of study and comprehension. Thus at a certain stage in the evolution of Theravada Buddhist thought the need must have become felt for concise summaries of the Abhidhamma as a whole in order to provide the novice student of the subject with a clear picture of its main outlines — faithfully and thoroughly, yet without an unmanageable mass of detail.

Vi Diệu Pháp toát yếu

Khi hệ thống Luận, về mặt phiên bản kinh điển cuả nó đã là đồ sộ rồi, phát triển thêm về dung lượng và độ phức tạp, thì việc nghiên cứu, lãnh hội nó ắt hẳn phải càng trở nên khó khăn, nặng nề. Do đó ở một giai đoạn tiến hoá nào đó cuả tư tưởng Phật giáo Therevada, người ta ắt phải cảm thấy nhu cầu cần có những tóm tắt chính xác cuả Luận như là một tổng thể để cung cấp cho những tân sinh về chủ đề này một cái nhìn rõ ràng về sơ nét cấu tạo chính cuả nó - một cách thấu suốt và thành tín mà không cần những chi tiết đồ sộ khó kham nổi.

 

To meet this need there began to appear, perhaps as early as the fifth century and continuing well through the twelfth, short manuals or compendia of the Abhidhamma. In Burma these are called let-than or "little-finger manuals," of which there are nine:

Để đáp ứng nhu cầu này, đã bắt đầu xuất hiện, có lẽ sớm khoảng thế kỷ 15 và tiếp tục qua thế kỷ 12, các sổ tay ngắn gọn hay yếu lược cuả Luận. Ở Miến Điện Myanmar, những quyển loại này được gọi là let-than hay là “sổ tay ngón út”, trong có có chín như sau:

 

  1. Abhidhammattha Sangaha, by Acariya Anuruddha;
  2. Namarupa-pariccheda, by the same;
  3. Paramattha-vinicchaya, by the same (?);
  4. Abhidhammavatara, by Acariya Buddhadatta (a senior contemporary of Buddhaghosa);
  5. Ruparupa-vibhaga, by the same;
  6. Sacca-sankhepa, by Bhadanta Dhammapala (probably Sri Lankan; different from the great subcommentator);
  7. Moha-vicchedani, by Bhadanta Kassapa (South Indian or Sri Lankan);
  8. Khema-pakarana, by Bhadanta Khema (Sri Lankan);
  9. Namacara-dipaka, by Bhadanta Saddhamma Jotipala (Burman).

1) Abhidhammattha, cuả Acariya Anuruddha;
2) Namarupa-pariccheda, cùng tác giả
3) Paramattha-vinicchaya, cùng tác giả (?);
4) Abhidhammavatara cuả Acariya Buddhadatta ( một bậc trưởng thượng đồng thời với Buddhaghosa);
5) Ruparupa-vibhaga, cùng tác giả
6) Sacca-sankhepa, cuả Bhadanta Dhammapala (có lẽ người Sri Lanka; khác với nhà viết tiểu luận văn vĩ đại);
7) Moha-vicchedani, cuả Bhadanta Kassapa (Người Nam Ấn hoặc Sri Lanka);
8) Khema-pankarana, cuả Bhadanta Khema (người Sri Lanka);
9) Namacara-dipaka, cuả Bhadanta Saddhamma Jotipala (Người Myanmar).

 

Among these, the work that has dominated Abhidhamma studies from about the twelfth century to the present day is the first mentioned, the Abhidhammattha Sangaha, "The Compendium of Things contained in the Abhidhamma." Its popularity may be accounted for by its remarkable balance between concision and comprehensiveness. Within its short scope all the essentials of the Abhidhamma are briefly and carefully summarized. Although the book's manner of treatment is extremely terse even to the point of obscurity when read alone, when studied under a qualified teacher or with the aid of an explanatory guide, it leads the student confidently through the winding maze of the system to a clear perception of its entire structure. For this reason throughout the Theravada Buddhist world the Abhidhammattha Sangaha is always used as the first textbook in Abhidhamma studies. In Buddhist monasteries, especially in Burma, novices and young bhikkhus are required to learn the Sangaha by heart before they are permitted to study the books of the Abhidhamma Pitaka and its Commentaries.

Trong số đó, tác phẩm đã thống ngự việc tu học, nghiên cứu Luận từ khoản thế kỷ 12 cho đến hiện nay là quyển được đề cập trước tiên, quyển Abhidhammattha Sangaha, ( Vi Diệu Pháp toát yếu ). Nó được phổ biến có lẽ do sự quân bình đáng khó bì cuả nó giưã tính chính xác và tính lĩnh hội. Trong phạm vi ngắn gọn cuả nó mọi điều cốt yếu cuả Luân đã được tóm gọn cẩn trọng. Dù rằng cách xử lý cuả sách thật ngắn gọn ngay cả với những điểm không rõ ràng nếu đọc riêng lẻ, nhưng khi học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn cuả một thầy có năng lực hoặc với sự hỗ trợ cuả người hướng dẫn giải thích, nó dẫn dắt người học tự tin đi qua mê cung khúc khuỷu cuả hệ thống để đạt đến sự nhận thức minh bạch về toàn bộ cấu trúc cuả nó.Vì lý do đó, trong toàn bộ thế giới Phật giáo Therevada, Vi Diệu Pháp toái yếu - Abhidhammattha Sangaha luôn được dùng như quyển sách giáo khoa đầu tiên trong việc tu học Luận. Trong các tu viện Phật giáo, đặc biệt là ở Miến Điện - Myanmar, tân sinh và các tỳ kheo trẻ được yêu cầu học thuộc lòng Sangaha trước khi nghiên cứu các quyển thuộc Luận Tạng và các Luận văn cuả nó.

 

Detailed information about the author of the manual, Acariya Anuruddha, is virtually non-existent. He is regarded as the author of two other manuals, cited above, and it is believed in Buddhist countries that he wrote altogether nine compendia, of which only these three have survived. The Paramattha-vinicchaya is written in an elegant style of Pali and attains a high standard of literary excellence. According to the colophon, its author was born in Kaveri in the state of Kañcipura (Conjeevaram) in South India. Acariya Buddhadatta and Acariya Buddhaghosa are also said to have resided in the same area, and the subcommentator Acariya Dhammapala was probably a native of the region. There is evidence that for several centuries Kañcipura had been an important center of Theravada Buddhism from which learned bhikkhus went to Sri Lanka for further study.

Những chi tiết về tác giả cuả quyển sổ tay này, Acariya Anuruddha, thật ra không có. Ông được coi là tác giả cuả hai quyển sổ tay khác, như nêu trên, và được các quốc gia Phật giáo tin rằng ngài đã viết cùng với chín quyển yếu lược khác, trong đó chỉ có 3 quyển là còn sót lại. Quyển Paramattha-vinicchaya được viết theo văn phong uyển chuyển cuả ngôn ngữ Pali và đạt được đẳng cấp cao cuả văn chương tuyệt tác. Theo mấy dòng ghi cuả nhà xuất bản, tác giả cuả nó sinh ra tại Kaveri, bang Kancipura (Conjeevaram), Nam Ấn. Cả Acariya Buddhadatta và Acariya Buddhaghosa đều được nói là ở cùng một vùng, và nhà viết tiểu luận văn Acariya Dhammapala có lẻ là người bản điạ cuả vùng này. Có bằng cớ rằng trong vòng mấy thế kỷ Kancipura đã là trung tâm quan trọng cuả Phật giáo Therevada từ đó các tỳ kheo uyên bác đã đến Sri Lanka để tu học thêm.

 

It is not known exactly when Acariya Anuruddha lived and wrote his manuals. An old monastic tradition regards him as having been a fellow student of Acariya Buddhadatta under the same teacher, which would place him in the fifth century. According to this tradition, the two elders wrote their respective books, the Abhidhammattha Sangaha and the Abhidhammavatara, as gifts of gratitude to their teacher, who remarked: "Buddhadatta has filled a room with all kinds of treasure and locked the door, while Anuruddha has also filled a room with treasure but left the door open."11 Modern scholars, however, do not endorse this tradition, maintaining on the basis of the style and content of Anuruddha's work that he could not have lived earlier than the eighth century, more probably between the tenth and early twelfth centuries.12

Không biết được chính xác Acariya Anuruddha sống vào thời gian nào và viết các quyển sổ tay cuả ông khi nào. Truyền thuyết cổ trong tu viện cho rằng ông từng là bạn học cùng thầy cuả Acariya Buddhadatta, điều này đã đặt ông vào thế kỷ thứ năm. Theo truyền thuyết này, hai trưởng lão viết các quyển sách tương ứng cuả mình, quyển Abhiddhammattha Sangaha và quyển Abhidhammavatara, làm quà tạ ơn thầy mình, người nhận xét rằng: “Buddhadatta đã chưá châu báu đầy phòng cuả mình và khoá cưả laị, trong khi Anuruddha cũng chưá châu báu đầy phòng nhưng để cưả mở toang.” Tuy nhiên các học giả hiện đại không xác nhận truyền tuyết này, cho rằng căn cứ vào văn phong và nội dung cuả tác phẩm cuả Anuruddha thì ông không thể nào sống sớm hơn thế kỷ thứ tám, có lẽ hơn là vào giưã thế kỷ mười và đầu thế kỷ 9.

 

In the colophon to the Abhidhammattha Sangaha Acariya Anuruddha states that he wrote the manual at the Mulasoma Monastery, which all exegetical traditions place in Sri Lanka. There are several ways to reconcile this fact with the concluding stanzas of the Paramattha-vinicchaya, which state that he was born in Kañcipura. One hypothesis is that he was of South Indian descent but came to Sri Lanka, where he wrote the Sangaha. Another, advanced by G.P. Malalasekera, holds that he was a native of Sri Lanka who spent time at Kañcipura (which, however, passes over his statement that he was born in Kañcipura). Still a third hypothesis, proposed by Ven. A.P. Buddhadatta Mahathera, asserts that there were two different monks named Anuruddha, one in Sri Lanka who was the author of the Abhidhammattha Sangaha, another in Kañcipura who wrote the Paramattha-vinicchaya.13

Trong dòng ghi cuả nhà xuất bản đối với quyển Abhidhammatta Sangaha, Acariya Anuruddha nói rằng ông viết quyển sổ tay này tại tu viện Mulasoma, mà tất cả các truyền thuyết giải thích cho rằng ở Sri Lanka. Có mấy cách để dung hoà sự kiện này với các khổ thơ kết luận quyển Paramattha-vinicchaya, nói rằng ông sinh ra tại Kancipura. Một giả thuyết cho rằng ông là người gốc gác Nam Ấn nhưng di chuyển đến Sri Lanka, nơi ông viết Sangaha. Một giả thuyết khác, do G.P.Malalasekera, cho rằng ông là người bản điạ cuả Sri Lanka có trải qua thời gian ở Kancipura (điều này tuy nhiên, bỏ qua xác nhận cuả ông là ông sinh ở Kancipura). Vẫn còn giả thuyết thứ ba do Đại đức A.P. Buddhadatta Mahathera đề xuất, khẳng định rằng có hai vị sư khác nhau tên Anuruddha, một ở Sri Lanka, người là tác giả quyển Abhiddhammattha, và một người ở Kancipura, viết quyển Paramattha-vinicchaya.

 

Commentaries on the Sangaha

Owing to its extreme concision, the Abhidhammattha Sangaha cannot be easily understood without explanation. Therefore to elucidate its terse and pithy synopsis of the Abhidhamma philosophy, a great number of tikas or commentaries have been written upon it. In fact, this work has probably stimulated more commentaries than any other Pali text, written not only in the Pali language but also in Burmese, Sinhala, Thai, etc. Since the fifteenth century Burma has been the international center of Abhidhamma studies, and therefore we find many commentaries written on it by Burmese scholars both in Pali and in Burmese. Commentaries on the Sangaha in Pali alone number nineteen, of which the following are the most important:

Các Luận văn về Phân Loại - Sangaha

Vì vào tính cực kỳ cô động cuả nó, Vi Diệu Pháp toái yếu -Abhidhammattha Sangaha không thể dễ dàng hiểu được nếu như không có sự giảng giải. Vì thế làm sáng tỏ yếu lượt cô đúc đặc quánh cuả triết học cuả Luận, một lượng rất lớn các tika hay là luận văn đã được viết về nó. Thật ra, tác phẩm này có lẽ đã tạo ra cảm hứng cho nhiều luận văn hơn bất cứ bản văn Pali nào khác, được viết không những bằng ngôn ngữ Pali mà còn cả bằng tiếng Myamar, Sinhala, Thái v.v.Từ thế kỷ thứ 15, Myanmar đã là trung tâm quốc tế về nghiên cứu Luận, và do đó chúng ta tìm thấy nhiều luận văn viết về nó cuả các học giả Miến Điện (Myanmar) cả bằng tiếng Pali và tiếng Myanmar.Các luận văn về Sangaha chỉ bằng tiếng Pali không thôi cũng lên đến con số 19, trong đó quan trọng nhất là:

 

  1. Abhidhammatthasangaha-Tika, also known as the Porana-Tika, "the Old Commentary." This is a very small tika written in Sri Lanka in the twelfth century by an elder named Acariya Navavimalabuddhi.

Abhidhammatthasangaha - Tika, cũng còn biết đến như là Porona-Tika, “Cổ Luận văn”. Đây là một tika nhỏ viết bằng tiếng Sri Lanka vào thế ky 12 bởi một trưởng lão tên là Acariya Navavimalabuddhi.

 

  • Abhidhammatthavibhavini-Tika, or in brief, the Vibhavini, written by Acariya Sumangalasami, pupil of the eminent Sri Lankan elder Sariputta Mahasami, also in the twelfth century. This tika quickly superceded the Old Commentary and is generally considered the most profound and reliable exegetical work on the Sangaha. In Burma this work is known as tika-gyaw, "the Famous Commentary." The author is greatly respected for his erudition and mastery of the Abhidhamma. He relies heavily on older authorities such as the Abhidhamma-Anutika and the Visuddhimagga-Mahatika (also known as the Paramatthamanjusa). Although Ledi Sayadaw (see below) criticized the Vibhavini extensively in his own commentary on the Sangaha, its popularity has not diminished but indeed has even increased, and several Burmese scholars have risen to defend it against Ledi Sayadaw's criticisms.
  • Abhidhammatthavibhavini - Tika, hay gọi tắt, Vibhavini, tác giả là Acariya Sumangalasami, học trò cuả trưởng lão người Sri Lanka xuất chúng, cũng vào thế kỷ 12. Tika này nhanh chóng thế chỗ Cổ Luận văn và được nhìn nhận rộng rãi như là tác phẩm giải thích sâu sắc và đáng tin cậy về Sangaha. Ở Myanmar, tác phẩm này có tên là tika-gyaw, “Luận văn nổi tiếng”. Tác giả rất được kính trọng vì sự am tường và uyên bác cuả ông về Luận. Ông dưạ nhiều vào các các phẩm có uy tín cổ như là Abhidhamma-Anutika và Visuddhimagga-Mahatika (còn có tên là Paramatthamanjusa) Mặc dù Ledi Sayadaw (xem bên dưới) phê bình mạnh mẽ Vibhavini trong luận văn cuả mình về Sangaha, sự phổ biến cuả nó không hề suy giảm mà thật sự còn tăng lên, và một số học giả Myanmar đã đứng lên bảo vệ nó trước sự phê bình cuả Ladi Sayadaw.

     

  • Sankhepa-vannana, written in the sixteenth century by Bhadanta Saddhamma Jotipala, also known as Chapada Mahathera, a Burmese monk who visited Sri Lanka during the reign of Parakramabahu VI of Kotte (fifteenth century).14
  • Sakhepa-vannana, được viết vào thế kỷ 16 do tác giả Bhadanta Saddhamma Jotipala, còn có tên là Chapada Mahathera, một nhà sư Myanmar đã thăm Sri Lanka trong thời trị vì cuả vua Parakramabahu VI cuạ triều đại Kotte (thế kỷ 15).

     

  • Paramatthadipani-Tika, "The Elucidation of the Ultimate Meaning," by Ledi Sayadaw. Ledi Sayadaw of Burma (1846-1923) was one of the greatest scholar-monks and meditation masters of the Theravada tradition in recent times. He was the author of over seventy manuals on different aspects of Theravada Buddhism, including philosophy, ethics, meditation practice, and Pali grammar. His tika created a sensation in the field of Abhidhamma studies because he pointed out 325 places in the esteemed Vibhavini-tika where he alleged that errors and misinterpretations had occurred, though his criticisms also set off a reaction in defense of the older work.
  • Paramatthadipani-Tika, “ Minh giảng vế Nghiã Tối thượng” cuả Ledi Sayadaw cuả Myanmar (1845-1923) là một rong những nhà sư học giả và thiền sư vĩ đại nhất cuả truyền thống Therevada thời cận đại. Ông là tác giả cuả hơn 70 sổ tay về các phương diện khác nhau của Phật giáo Therevada, gồm triết học, đạo đức học, tu tập thiền, và ngữ pháp Pali. Tika cuả ông đã tạo nên một hiện tượng chấn động trong lĩnh vực nghiên cứu Luận bởi vì ông chỉ ra 325 chỗ quan yếu trong Vibhavini-tika mà ông cho là có sai lầm và hiểu sai, tuy nhiên sự phê bình cuả ông đã làm dấy lên phản ứng bảo vệ tác phẩm cổ hơn đó.

     

  • Ankura-Tika, by Vimala Sayadaw. This tika was written fifteen years after the publication of the Paramatthadipani and supports the commonly accepted opinions of the Vibhavini against Ledi Sayadaw's criticisms.
  • Ankura-Tika, tác giả Vimala Sayadaw. Tika này đươc viết 15 năm sau khi ấn hành quyển Paramatthadipani và ủng hộ các ý kiến được rộng rãi chấp nhận về Vibhavini chống lại sư phê bình cuả Sayadaw,

     

  • Navanita-Tika, by the Indian scholar Dhammananda Kosambi, published originally in devanagari script in 1933. The title of this work means literally "The Butter Commentary," and it is so called probably because it explains the Sangaha in a smooth and simple manner, avoiding philosophical controversy.
  • Navanita-Tika, tác giả là học giả Ấn tên là Dhammananda Kosambi, thoạt đầu xuất bản bằng chữ devanagari vào 1993. Tưạ quyển sách theo nghiã đen là “Luận văn Bơ”, và được gọi như vậy có lẽ là do nó giải thích Sangal bằng một cách trơn tru, gọn nhẹ, tránh những tranh cãi có tính triết học

     

    Outline of the Sangaha

    The Abhidhammattha Sangaha contains nine chapters. It opens by enumerating the four ultimate realities — consciousness, mental factors, matter, and Nibbana. The detailed analysis of these is the project set for its first six chapters. Chapter I is the Compendium of Consciousness, which defines and classifies the 89 and 121 cittas or types of consciousness. In scope this first chapter covers the same territory as the States of Consciousness chapter of the Dhammasangani, but it differs in approach. The canonical work begins with an analysis of the first triad in the matika, and therefore initially classifies consciousness on the basis of the three ethical qualities of wholesome, unwholesome, and indeterminate; then within those categories it subdivides consciousness on the basis of plane into the categories of sense sphere, fine-material sphere, immaterial sphere, and supramundane. The Sangaha, on the other hand, not being bound to the matika, first divides consciousness on the basis of plane, and then subdivides it on the basis of ethical quality.

    Sơ lược về Sangaha

    Quyển Abhidhammattha Sangaha có chín chương. Nó mở đầu bằng cách liệt kê bốn thực thể tối thượng - ý thức, các yếu tố tinh thần, vật chất và Niết bàn. Phân tích chi tiết các yếu tố này được đặt ra cho 6 chương đầu. Chương I là Khái quát về Ý thức, định nghiã và phân loại 89 và 121 loại ý thức. Tầm bao quát cuả chương thứ nhất cũng đề cập cùng lĩnh vực như chương các Trạng thái cuả Ý thức cuả tác phẩm Dhammasangani, nhưng khác về phương pháp. Tác phẩm kinh điển này bắt đầu với sự phân tích nhóm ba đầu tiên trong matika, và do đó bắt đầu phân loại ý thức trên cơ sở ba phẩm chất đạo đức cuả an lành (wholesome), không an lành, và cái giưã hai cái trên (không quyết định); rồi trong phạm vi các phạm trù đó nó phân nhỏ ý thức trên cơ sở bình diện thành những lĩnh vực giác quan, lĩnh vực vật chất tế vi, lãnh vực phi vật chất và siêu phàm. Còn Sangala, trái lại không bị ràng buộc vào matika, trước tiên chia ý thức trên cơ sở bình diện và chia nhỏ nó trên cơ sở phẩm chất đạo đức.

     

    The second chapter, the Compendium of Mental Factors, first enumerates the fifty-two cetasikas or concomitants of consciousness, divided into four classes: universals, occasionals, unwholesome factors, and beautiful factors. Thereafter the factors are investigated by two complimentary methods: first, the method of association (sampayoganaya), which takes the mental factors as the unit of inquiry and elicits the types of consciousness with which they are individually associated; and second, the method of inclusion or combination (sangahanaya), which takes the types of consciousness as the unit of inquiry and elicits the mental factors that enter into the constitution of each. This chapter again draws principally upon the first chapter of the Dhammasangani.

    Chương hai, Khái quát vế các Yếu tố tinh thần, trước tiên liệt kê 52 tâm sở - cetasika hay là các yếu tố tuỳ thuộc cuả ý thức, được chia ra làm 4 lớp chung nhất, cá biệt, các yếu tố không an lành (bất tịnh) và các yếu tố tốt đẹp. Sau đó các yếu tố được nghiên cứu bằng hai phương pháp bổ sung: trước tiên, phương pháp gắn kết (sampayoganaya), cho các yếu tố tinh thần như là một đơn vị tra vấn và gợi mở các loại ý thức mà chúng trực tiếp gắn kết; và thứ hai phương pháp bao gồm hay gộp (sangahanaya), cho các loại ý thức là đơn vị tra vấn và gợi mở các yếu tố tinh thần thâm nhập vào cơ cấu cuả nhau. Chương này cũng chủ yếu rút ra từ chương thứ nhất cuả bộ Pháp Tụ - Dhammasagani.

     

    The third chapter, entitled Compendium of the Miscellaneous, classifies the types of consciousness along with their factors with respect to six categories: root (hetu), feeling (vedana), function (kicca), door (dvara), object (arammana), and base (vatthu).

    Chương ba, có tên là Khái quát các vấn đề linh tinh, xếp các loại ý thức cùng với các yếu tố cuả nó theo 6 phạm trù: căn cội (hetu), cảm xúc (feeling), chức năng (kicca), cưả (dvara), đối tượng (arammana), và cơ sở (vatthu).

     

    The first three chapters are concerned principally with the structure of consciousness, both internally and in relation to external variables. In contrast, the next two chapters deal with the dynamics of consciousness, that is, with its modes of occurrence. According to the Abhidhamma, consciousness occurs in two distinct but intertwining modes — as active process and as passive flow. Chapter IV explores the nature of the "cognitive process," Chapter V the passive "process-freed" flow, which it prefaces with a survey of the traditional Buddhist cosmology. The exposition here is largely based upon the Abhidhamma Commentaries. Chapter VI, Compendium of Matter, turns from the mental realm to the material world. Based primarily on the second chapter of the Dhammasangani, it enumerates the types of material phenomena, classifies them in various ways, and explains their modes of origination. It also introduces the commentarial notion of material groups, which it treats in detail, and describes the occurrence of material processes in the different realms of existence. This chapter concludes with a short section on the fourth ultimate reality, Nibbana, the only unconditioned element in the system.

    Ba chương đầu liên quan chủ yếu đến cấu trúc cuả ý thức, cả nội tại và trong mối quan hệ với các biến đổi bên ngoài. Trái lại hai chương tiếp theo đề cập đến sự năng động cuả ý thức, tức là, với cách xuất hiện cuả chúng. Theo Luận, ý thức xuất hiện theo hai cách riêng biệt nhưng xoắn xuýt nhau - như quá trình tích cực và luồng tiêu cực (âm - dương).Chương bốn nghiên cứu “quá trình cuả nhận thức” , Chương năm, luồng tiêu cực “siêu quá trình”, được khai mào bằng một nghiên cứu về vũ trụ học truyền thống Phật giáo. Việc trình bày ở đây phần lớn dưạ vào các bản chú giải về Luận. Chương VI, Khái quát về vật chất, chuyển từ thế giới tinh thần sang thế giới vật chất. Được căn cứ trụ yếu vào chương hai cuả Bộ Pháp Tụ - Dhammasangani, nó liệt kê các loại hiện tượng vật chất, phân loại chúng thành nhiều cách khác nhau, và giải thích các cách phát sinh cuả chúng. Nó cũng giới thiệu các khái niệm có tính chất giải thích về các nhóm vật chất, trình bày chi tiết, và mô tả sự xuất hiện cuả các quá trình vật chất trong các cảnh giới khác nhau cuả hiện thực. Chương này kết thúc với một phần nhỏ nói về bốn hiện thực tối thượng, Niết bàn, yếu tố duy nhất không bị ràng buộc trong cả hệ thống.

     

    With the sixth chapter, Acariya Anuruddha has completed his analytical exposition of the four ultimate realities, but there remain several important subjects which must be explained to give a complete picture of the Abhidhamma. These are taken up in the last three chapters. Chapter VII, the Compendium of Categories, arranges the ultimate realities into a variety of categorical schemes that fall under four broad headings: a compendium of defilements; a compendium of mixed categories, which include items of different ethical qualities; a compendium of the requisites of enlightenment; and a compendium of the whole, an all-inclusive survey of the Abhidhamma ontology. This chapter leans heavily upon the Vibhanga, and to some extent upon the Dhammasangani.

    Với chương thứ sáu, Acariya Anuruddha đã hoàn tất việc trình bày phân tích cuả mình về bốn thực thể tối thượng, nhưng vẫn hãy còn mấy vấn đề quan trọng phải được giải thích để đem lại bức tranh toàn cảnh cuả Luận. Điều này được thực hiện trong ba chương cuối. Chương VII, Khái quát về các phạm trù, sắp xếp các thực thể tối thượng thành các bảng phạm trù đa dạng dưới bốn tiêu đề: Khái quát về cấu (phiền não, bất tịnh); khái quát về các phạm trù pha tạp, gồm các mục về các phẩm chất đạo đức khác nhau; khái quát về tính nhất thiết cuả giác ngộ; và Khái quát về cái toàn thể, một khảo sát toàn diện về bản thể học cuả Luận. Chương này dưạ gần như hẳn vào tác phẩm Vibhamga và trong chừng mực nào đó vào bộ Pháp Tụ - Dhammasangani.

     

    Chapter VIII, the Compendium of Conditionality, is introduced to include the Abhidhamma teaching on the inter-relatedness of physical and mental phenomena, thereby complementing the analytical treatment of the ultimate realities with a synthetical treatment laying bare their functional correlations. The exposition summarily presents two alternative approaches to conditionality found in the Pali canon. One is the method of dependent arising, prominent in the Suttas and analyzed from both Suttanta and Abhidhamma angles in the Vibhanga (VI). This method examines conditionality in terms of the cause-and-result pattern that maintains bondage to samsara, the cycle of birth and death. The other is the method of the Patthana, with its twenty-four conditional relations. This chapter concludes with a brief account of concepts (paññatti), thereby drawing in the Puggalapaññatti, at least by implication.

    Chương VIII, Khái quát về Sự qui định (Triền Phươc), được giới thiệu để gồm giáo lý cuả Luận về mối quan hệ tương hỗ cuả các hiện tượng vật chất tinh thần, theo đó hoàn thành việc đề cập mang tính phân tích về các thực thể tối thượng với sự trình bày tổng hợp phơi bày trần trụi các mối quan hệ tương hỗ chức năng cuả chúng. Sự trình bày tóm lược cho thấy hai phuơng pháp luân phiên nhau đối với sự qui định được tìm thấy trong kho tàng kinh điển Pali. Một là phương pháp duyên sinh (phát sinh tuỳ thuộc), nổi bật trong Tạng Kinh và đươc phân tích dưới gốc độ Kinh và Luận trong tác phẩm Vibhanga (chương VI).. Phương pháp này xem xét sự qui định về phương diện mô hình nhân-và-quả cho rằng có sự ràng buộc với samsara, vòng luân hồi sinh tử. Phương pháp khác là phương pháp Pattana, với hai mươi bốn mối quan hệ qui định. Kết thúc chương này là một bài ngắn về các khái niệm (pannatti), theo đó kéo theo cả Puggalapannatti, ít nhất là hàm ý như vậy.

     

    The ninth and final chapter of the Sangaha is concerned, not with theory, but with practice. This is the Compendium of Meditation Subjects. This chapter functions as a kind of summary of the Visuddhimagga. It concisely surveys all the methods of meditation exhaustively explained in the latter work, and it sets forth condensed accounts of the stages of progress in both systems of meditation, concentration and insight. Like the masterwork it summarizes, it concludes with an account of the four types of enlightened individuals and the attainments of fruition and cessation. This arrangement of the Abhidhammattha Sangaha perhaps serves to underscore the ultimate soteriological intent of the Abhidhamma. All the theoretical analysis of mind and matter finally converges upon the practice of meditation, and the practice culminates in the attainment of the supreme goal of Buddhism, the liberation of the mind by non-clinging.

    Chương chín và chương cuối cùng, liên quan, không phải tới lý thuyết mà là thưc hành. Đây là chương Khái quát về Các Chủ đề Thiền. Chương này đóng vai trò như là tóm tắt Visuddhimagga. Nó khảo sát cô đọng các phương pháp thiền đươc giảng giải cặn kẽ trong tác phẩm sau, và đưa ra các bài viết cô động về các giai đoạn tiến bộ trong cả các hệ thống thiền, tập trung và nội quan. Là tác phẩm chủ chốt , nó tóm tắt, nó kết luận với một bài viết về bốn dạng người giác ngộ, các quả vị và chấm dứt luân hồi. Cách trình bày cuả tác phẩm Abhidhammattha Sangaha có lẽ dùng để nhấn mạnh việc cưú thế tối thượng cuả Luận. Tất cả phân tích lý thuyết về tâm và vật cuối cùng hội tụ về thực hành thiền, và thực hành đi đến tột đỉnh trong sự đạt mục tiêu tối thượng cuả đạo Phật, giải thoát tâm bằng vô chấp.

     

    Notes

    1. Asl. 2; Expos., p. 3.

    2. Asl. 2-3; Expos., pp. 3-4.

    3. The Dhammasangani also includes a Suttanta matrix consisting of forty-two dyads taken from the Suttas. However, this is ancillary to the Abhidhamma proper, and serves more as an appendix for providing succinct definitions of key Suttanta terms. Moreover, the definitions themselves are not framed in terms of Abhidhamma categories and the Suttanta matrix is not employed in any subsequent books of the Abhidhamma Pitaka.

    4. See, for example, the following: A.K. Warder, Indian Buddhism, 2nd rev. ed. (Delhi: Motilal Banarsidass, 1980), pp. 218-24; Fumimaro Watanabe, Philosophy and its Development in the Nikayas and Abhidhamma (Delhi: Motilal Banarsidass, 1983), pp. 18-67; and the article "Abhidharma Literature" by Kogen Mizuno in Encyclopaedia of Buddhism, Fasc. 1 (Govt. of Ceylon, 1961).

    5. Asl. 410; Expos., p. 519

    6. Asl. 13; Expos., pp. 16-17

    7. Asl. 16; Expos., p. 20

    8. The first book of the Sarvastivadin Abhidharma, the Sangitiparyaya, is ascribed to Sariputta by Chinese sources (but not by Sanskrit and Tibetan sources), while the second book, the Dharmaskandha, is ascribed to him by Sanskrit and Tibetan sources (but not by Chinese sources). The Chinese canon also contains a work entitled the Shariputra Abhidharma-Shastra, the school of which is not known.

    9. These are reduced to the familiar eighty-nine cittas by grouping together the five cittas into which each path and fruition consciousness is divided by association with each of the five jhanas.

    10. The Yamaka, in its chapter "Citta-yamaka," uses the term khana to refer to the subdivision of a moment and also introduces the uppada-khana and bhanga-khana, the sub-moments of arising and dissolution. However, the threefold scheme of sub-moments seems to appear first in the Commentaries.

    11. Ven. A. Devananda Adhikarana Nayaka Thero, in Preface to Paramattha-vinicchaya and Paramattha-vibhavini-vyakhya (Colombo: Vidya Sagara Press, 1926), p. iii.

    12. G.P. Malalasekera, The Pali Literature of Ceylon (Colombo: M.D. Gunasena, repr. 1958), pp. 168-70. Malalasekera points out that James Gray, in his edition of Buddhaghosuppatti, gives a chronological list of saintly and learned men of Southern India, taken from the Talaing records, and there we find Anuruddha mentioned after authors who are supposed to have lived later than the seventh or eighth century. Since Bhadanta Sariputta Mahasami compiled a Sinhala paraphrase of the Abhidhammattha Sangaha during the reign of Parakrama-Bahu the Great (1164-97), this places Anuruddha earlier than the middle of the twelfth century.

    13. See the article "Anuruddha (5)" in Encyclopaedia of Buddhism, Fasc. 4 (Govt. of Ceylon, 1965). Ven Buddhadatta's view is also accepted by Warder, Indian Buddhism, pp. 533-34.

    14. This author is commonly confused with another Burmese monk called Chapada who came to Sri Lanka during the twelfth century and studied under Bhadanta Sariputta. The case for two Chapadas is cogently argued by Ven. A.P. Buddhadatta, Corrections of Geiger's Mahavamsa, Etc. (Ambalangoda: Ananda Book Co., 1957), pp. 198-209.


    Source: minhhanhdp.brinkster.net

    Các tin đã đăng: