Luận tạng Nam truyền
Đạo Vô Ngại Giải Paṭisambhidāmagga
Bhikkhu Ñāṇamoli dịch từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh: THE PATH OF DISCRIMINATION Nguyễn Văn Ngân dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt
26/07/2554 23:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

[IV- LUẬN VỀ NĂNG LỰC GÂY ẢNH HƯỞNG]

«Indriyakathā»

Xuất xứ Kinh: ở Sāvatthi

1. [Tập II] ‘Như vầy tôi nghe: Có một dạo Thế Tôn cư trú tại Sāvatthi trong vườn Jeta, công viên của ông Anāthapiṇḍika. Ở đây, Ngài nói với các tỳ kheo như sau: ‘Này các tỳ kheo’. Các tỳ kheo đáp: ‘Kính thưa Thế Tôn’. Thế Tôn nói như thế này:

2. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Đây là năm năng lực gây ảnh hưởng này’. (S v 193)

3. Năm năng lực gây ảnh hưởng này được thanh lọc theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng này được thanh lọc theo mười lăm khía cạnh.

Khi tỳ kheo tránh những người không có niềm tin, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người có niềm tin, và ôn lại kinh điển khích lệ niềm tin, năng lực gây ảnh hưởng của tín được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người lười biếng, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người tinh cần, và duyệt lại chánh nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người hay quên, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người có quán niệm, và duyệt lại nền tảng của quán niệm, năng lực gây ảnh hưởng của niệm được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người tâm không định, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người tâm định, và duyệt lại các cõi thiền jhānas và các giải thoát, năng lực gây ảnh hưởng của định được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người không có tuệ, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người có tuệ, và duyệt lại sự vận hành của trí thâm sâu, [2] năng lực gây ảnh hưởng của tuệ được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Như thế, khi vị ấy tránh năm loại người này, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính năm loại người này, và duyệt lại năm loại Kinh này, năm loại năng lực gây ảnh hưởng này được thanh lọc trong vị ấy theo mười lăm khía cạnh này.

4. Năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự phát triển năm năng lực gây ảnh hưởng này theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển theo mười khía cạnh. Có sự phát triển năm năng lực gây ảnh hưởng này theo mười khía cạnh.

Khi vị ấy từ bỏ không tin, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín, vị ấy từ bỏ không tin.

Khi vị ấy từ bỏ lười biếng, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tấn; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tấn, vị ấy từ bỏ lười biếng.

Khi vị ấy từ bỏ sao lãng, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của niệm; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của niệm, vị ấy từ bỏ sao lãng.

Khi vị ấy từ bỏ dao động, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định, vị ấy từ bỏ dao động.

Khi vị ấy từ bỏ vô minh, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, vị ấy từ bỏ vô minh.

Năm năng lực gây ảnh hưởng ấy được phát triển theo mười khía cạnh này. Có sự phát triển năm năng lực gây ảnh hưởng ấy theo mười khía cạnh này.

5. Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển theo mười khía cạnh.

Bởi vì không tin đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn, năng lực gây ảnh hưởng của tín đã được phát triển, hoàn toàn phát triển; bởi vì năng lực gây ảnh hưởng của tín [1] đã được phát triển, hoàn toàn phát triển, không tin đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn.

Bởi vì lười biếng...

Bởi vì sao lãng...

Bởi vì dao động...

Bởi vì vô minh đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã được phát triển, hoàn toàn phát triển; bởi vì năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã được phát triển, hoàn toàn phát triển, vô minh đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn.

Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển theo mười khía cạnh.

6. Năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu theo bao nhiêu khía cạnh? [3]

Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển, ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu.

Ở khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần...

Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại...

Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển, ở khoảnh khắc quả vị arahant, năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu.

Như thế, có bốn tiến trình thanh lọc trong các đạo lộ, có bốn tiến trình thanh lọc trong các quả vị, có bốn tiến trình thanh lọc trong sự cắt đứt, có bốn tiến trình thanh lọc trong sự lắng dịu hóa. Năm năng lực gây ảnh hưởng ấy được phát triển theo bốn khía cạnh này. Năm năng lực gây ảnh hưởng ấy đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu theo bốn khía cạnh này.

7. Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng này trong bao nhiêu loại người? Các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong bao nhiêu loại người?

Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người.

Các năng lực gây ảnh hưởng ấy đã được phát triển trong ba loại người.

Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người nào? Trong bẩy bậc hữu học và người thế tục rộng lượng. Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người này.

Các năng lực gây ảnh hưởng ấy đã được phát triển trong ba loại người nào? Đệ tử của bậc Toàn Giác (người lắng nghe, Thanh Văn) không còn phiền não, được giác ngộ nhờ học hỏi, các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong ngài. Bậc (Độc Giác Phật) đã chứng ngộ không tuyên bố cho ai biết theo nghĩa tự giác ngộ (không do ai khác chỉ dạy), các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong ngài. Như Lai, người đã thành tựu, giác ngộ toàn triệt, theo nghĩa ngài là bậc không đo thấu được,* các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong ngài. Trong ba loại người ấy, các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển.

*appameyyaṭṭhena tathāgata arahaṁ sammāsambuddho: Như Lai, người đã thành tựu (Arahaṁ: Ứng cúng), giác ngộ toàn triệt (sammāsambuddho), theo nghĩa ngài là bậc không đo thấu được.

Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người này. Các năng lực gây ảnh hưởng đó đã được phát triển trong ba loại người này.

 Xuất xứ kinh Sāvatthi <kết thúc>

8. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. [4]

‘Này các tỳ kheo, nếu có bất cứ sa môn hay brahmans nào không hiểu được nguồn sanh khởi, sự hủy diệt, sự ngọt ngào, sự nguy hiểm và sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng này, những sa môn hay brahmans đó không thể được coi là sa môn trong số các sa môn, không thể được coi là brahmans trong số các brahmans, những bậc thiện nhân đó không, nhờ tự thực chứng qua trí trực chứng ở ngay đây và ngay bây giờ, nhập vào và trú trong cứu cánh đời sa môn hay cứu cánh đời brahmans. Về năm năng lực gây ảnh hưởng này, nhưng nếu có bất cứ sa môn hay brahmans nào hiểu được nguồn sanh khởi, sự hủy diệt, sự ngọt ngào, nguy hiểm và sự thoát ly, những sa môn hay brahmans đó có thể được coi là sa môn trong số các sa môn, có thể được coi là brahmans trong số các brahmans, những bậc thiện nhân đó, nhờ tự thực chứng qua trí trực chứng ở ngay đây và ngay bây giờ, nhập vào và trú trong cứu cánh đời sa môn hay cứu cánh đời brahmans. (S v 194)

9. Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh?

Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. [5] Có sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh.

10. Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào?

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý [của tâm] với mục đích cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tấn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của niệm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích không phân tâm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của không phân tâm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của không phân tâm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của định là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý [của tâm] với mục đích cả quyết là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập [6] là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích không phân tâm là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của không tán loạn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của không tán loạn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tấn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của niệm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của định là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh này.

11. Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào?

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý có mục đích cả quyết là sự hủy diệt năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy.

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực [7] là hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự hủy diệt của tinh tấn...

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập là hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Sự hủy diệt của tinh tấn...

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích không phân tâm là hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của định. Sự hủy diệt của tinh tấn...

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Sự hủy diệt của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Không thiết lập nhất tâm nhờ ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích không tán loạn là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của định. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của nỗ lực...

Sự hủy diệt của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của chú tâm suy xét... [8]

Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tấn là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tấn ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của niệm là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của niệm ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của định là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của định ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng ấy theo bốn mươi khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng ấy theo bốn mươi khía cạnh này.

12. Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào?

Không có sự xuất hiện của bất tín là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Không có sự ám ảnh của bất tín là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Hoàn toàn tự tin trong hành xử của cả quyết là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Thành đạt an trú là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của tín là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín.

Không có sự xuất hiện của lười biếng là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Không có sự ám ảnh của lười biếng là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của nỗ lực là... Thành đạt an trú là... Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của tấn là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tấn.

Không có sự xuất hiện của sao lãng là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Không có sự ám ảnh của sao lãng là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của thiết lập là... Thành đạt an trú là... [9] Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của niệm là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của niệm.

Không có sự xuất hiện của dao động là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của định. Không có sự ám ảnh của dao động là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của không tán loạn là... Thành đạt an trú là... Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của định là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của định.

Không có sự xuất hiện của vô minh là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Không có sự ám ảnh của vô minh là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của thấy rõ là... Thành đạt an trú là... Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này.

13. Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào?

Sự xuất hiện của bất tín là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Ám ảnh của bất tín xuất hiện là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa vô thường. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa khổ não. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa không phải là ngã.

Sự xuất hiện của lười biếng là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Ám ảnh của lười biếng xuất hiện là nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Sự xuất hiện của sao lãng là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Ám ảnh của sao lãng xuất hiện là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Sự xuất hiện của dao động là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của định. Ám ảnh của dao động xuất hiện là nguy hiểm của [10] năng lực gây ảnh hưởng của định. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Sự xuất hiện của vô minh là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Ám ảnh của vô minh xuất hiện là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này.

14. Có sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng này theo tám mươi khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng này theo tám mươi khía cạnh nào?

Nhờ cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín đã thoát ly khỏi bất tín, đã thoát ly khỏi sự ám ảnh của bất tín, đã thoát ly khỏi nhiễm lậu và khỏi những tập hợp phát sanh từ đó, và đã thoát ly khỏi tất cả những dấu hiệu từ bên ngoài, đã thoát ly khỏi hình thức năng lực gây ảnh hưởng của tín có trước đó bằng cách đạt được hình thức cao thượng của năng lực gây ảnh hưởng của tín này.

Nhờ nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn đã thoát ly khỏi lười biếng,...

Nhờ thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của niệm đã thoát ly khỏi xao lãng,...

Nhờ không tán loạn, năng lực gây ảnh hưởng của định đã thoát ly khỏi dao động,...

Nhờ thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã thoát ly khỏi vô minh, đã thoát ly khỏi hình thức năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có trước đó bằng cách đạt được hình thức cao thượng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ này.

15. Do sơ thiền, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi trạng thái trước đó của chúng. Do nhị thiền, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở cõi thiền thứ nhất. Do cõi thiền thứ ba , năm năng lực gây ảnh hưởng... do cõi thiền thứ tư... do chứng cõi không gian vô biên... do chứng cõi [11] thức vô biên... do chứng cõi không có gì... Do chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở cõi không có gì. Do quán vô thường, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng chứng ở cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Do quán khổ não, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán vô thường. Do quán không phải là ngã... do quán nhàm chán... do quán hết ham muốn... do quán đoạn diệt... do quán buông bỏ... do quán hủy diệt... do quán diệt mất... do quán biến đổi... do quán không dấu hiệu... do quán không ước nguyện... do quán tánh không... do quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... do trí biết như thật... do quán nguy hiểm... do quán tư duy... Do quán quay đi, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán tư duy. Do quán đạo lộ nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng trong khi quán quay đi. Do [12] quán quả vị nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở đạo lộ nhập giòng. Do đạo lộ trở lại một lần, năm năng lực gây ảnh hưởng... Do quả vị trở lại một lần... Do đạo lộ không trở lại... Do quả vị không trở lại... Do đạo lộ arahant... Do quả vị arahant, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở đạo lộ arahant.

16. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong xuất ly đã thoát ly khỏi ham muốn khoái lạc giác quan. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong không sân hận đã thoát ly khỏi sân hận. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong ý nghĩ về ánh sáng đã thoát ly khỏi dã dượi buồn ngủ. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong không tán loạn đã thoát ly khỏi dao động. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong tìm hiểu hiện tượng đã thoát khỏi nghi hoặc. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong trí đã thoát khỏi vô minh. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong hoan hỉ đã thoát khỏi tẻ nhạt. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ nhất đã thoát khỏi các chướng ngại. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ hai đã thoát khỏi hướng tâm và suy xét đối tượng. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ ba đã thoát khỏi hỉ. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ tư đã thoát khỏi lạc và khổ. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi không gian vô biên đã thoát khỏi nhận thức về sắc thể,* khỏi nhận thức về phản ứng vì ảnh hưởng đến giác quan,2* và nhận thức về sai biệt. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi thức vô biên đã thoát khỏi nhận thức về cõi không gian vô biên. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi không có gì đã thoát khỏi nhận thức về cõi thức vô biên. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức đã thoát khỏi cõi không có gì. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán vô thường đã thoát khỏi quan niệm về trường tồn. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán khổ não đã thoát khỏi quan niệm về vui sướng. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán không phải là ngã đã thoát khỏi quan niệm về ngã. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán nhàm chán đã thoát khỏi thích thú. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán hết ham muốn đã thoát khỏi lòng tham. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán đoạn diệt đã thoát khỏi sanh khởi. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán buông bỏ đã thoát khỏi bám níu. [13] Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán hủy diệt đã thoát khỏi quan niệm về một hợp thể chung. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán diệt mất đã thoát khỏi tích lũy. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán biến đổi đã thoát khỏi quan niệm về vĩnh cửu. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán không dấu hiệu đã thoát khỏi dấu hiệu. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán không ước nguyện đã thoát khỏi ước nguyện. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán tánh không đã thoát khỏi diễn giải sai lạc. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng vốn là tăng thượng tuệ đã thoát khỏi diễn giải sai lạc bằng cách nắm bắt ngay tại lõi. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong trí thấy và biết đúng như thật đã thoát khỏi diễn giải sai lạc vì mơ hồ lẫn lộn. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán hiểm nguy đã thoát khỏi diễn giải sai lạc vì lệ thuộc vào khoái lạc giác quan.3* Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán tư duy đã thoát khỏi không tư duy. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán quay đi đã thoát khỏi hệ lụy buộc ràng. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong đạo lộ nhập giòng đã thoát khỏi nhiễm lậu đi cùng với quan điểm [sai lạc]. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong đạo lộ trở lại một lần đã thoát khỏi nhiễm lậu thô. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong đạo lộ không trở lại đã thoát khỏi tàn dư nhiễm lậu còn xót lại.

* rūpasaññāya      

2* paṭighasaññāya: khi giác quan (mắt...) gặp đối tượng của nó (vật hữu hình...), nó tạo ra nhận thức về phản ứng vì kích thích, ảnh hưởng đến giác quan. Đọc C. A. F. Rhys Davids, Buddhist Psychological Ethics, [Oxford, 1997], chú thích số 1 trang 65-66.

3* ālaya: Tỳ kheo Ñāṇamoli dịch là reliance (nương dựa, lệ thuộc) như ở The Guide, đ. 297 trang 82; The Path of Purification, I 140; VIII 245; XX 90; XXII 113, 120. Nếu dịch ālaya là nương dựa, lệ thuộc không thôi thì không rõ nghĩa. Nếu dịch ālaya là khoái lạc giác quan thì trùng với kāma và nghĩa có thể hơi hạn hẹp. Chú giải MA nói ālaya bao gồm khoái lạc của đối tượng giác quan những ý tưởng khao khát, tơ vương đến khoái lạc ấy. Vì thế Bhikkhu Bodhi chọn chữ adhesion, hấp lực của khoái lạc giác quan, để dịch ālaya, chứa đựng 2 ý nghĩa ấy. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995], chú thích 306, trang 1216-7.

Và trong trường hợp tất cả những ai có phiền não đã hoàn toàn tuyệt diệt, năm năng lực gây ảnh hưởng ấy trong bất cứ hoàn cảnh nào đã thoát khỏi, hoàn toàn thoát khỏi, và được lắng dịu, hoàn toàn lắng dịu.

Có sự thoát ly trong trường hợp năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly trong trường hợp năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh này.

PHẦN THUẬT KỂ



Xuất xứ Kinh Sāvatthi.

17. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

‘Và, này các tỳ kheo, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy như thế nào? Trong bốn yếu tố nhập giòng. Năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy ở đâu? [14] Trong bốn nỗ lực.  Năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy ở đâu? Trong bốn nền tảng của quán niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy ở đâu? Trong bốn cõi thiền (jhānas). Năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy ở đâu? Trong bốn sự thực cao cả. Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy ở đây.’ (S v 196).

18. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh.

19. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức giao kết với các bậc trí đức:* năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức nghe Giáo Pháp Chân Chính:2*... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức suy xét kỹ lưỡng3*... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức thực hành theo Giáo Pháp Chân Chính:4* năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. (cf. XXI 4).

* sappurisasaṁseva;

2* saddhamma savana;

3* yoniso manasikāra

4* dhammānudhammapaṭipatti. Đây là bốn điều kiện tiên khởi để nhập giòng. Đọc S v 348.

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh này.

20. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nỗ lực chân chánh không cho phát sanh các trạng thái bất thiện chưa sanh: năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết. Trong nỗ lực chân chánh từ bỏ các trạng thái bất thiện đã sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh làm cho phát sanh các trạng thái thiện chưa sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh để duy trì, không cho biến mất, củng cố, gia tăng, phát triển và toàn thiện các trạng thái thiện đã sanh: ...

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh này.

21. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân: năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập; và qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực. Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán đối tượng của tâm ý đúng như đối tượng của tâm ý: ... [16]

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh này.

22. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong cõi sơ thiền: năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm; và qua năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, và năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập. Trong cõi thiền thứ hai: ... Trong cõi thiền thứ ba: ... Trong cõi thiền thứ tư: ...

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh này.

23. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong chân lý cao cả về khổ: năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm. Trong chân lý cao cả về nguồn gốc của khổ: ... Trong chân lý cao cả về diệt khổ: ... Trong chân lý cao cả về con đường diệt khổ: ...

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh này.

24. [2] Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo bao nhiêu khía cạnh? Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn... theo bao nhiêu khía cạnh? ... qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm... ?... qua năng lực gây ảnh hưởng của định ...?... qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ2.

Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực chân chánh theo hai mươi khía cạnh... qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn [17] nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh... qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn cõi thiền theo hai mươi khía cạnh... qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh.

25. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức giao kết với các bậc trí đức: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức nghe Giáo Pháp Chân Chính... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức suy xét kỹ lưỡng ... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức thực hành theo Giáo Pháp Chân Chính: ...

Hành xử của năm «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh này»*

* nguyên văn bản POD không có câu trong «» này. Tôi chép xuống để tư tưởng của quý vị không bị đứt đoạn.

26. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nỗ lực chân chánh không cho phát sanh các trạng thái bất thiện chưa sanh: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết. Trong nỗ lực chân chánh từ bỏ các trạng thái bất thiện đã sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh làm cho phát sanh các trạng thái thiện chưa sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh để duy trì, không cho biến mất, củng cố, gia tăng, phát triển và toàn thiện các trạng thái thiện đã sanh: ... [18]

Hành xử của năm «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh này».

27. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập; và qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực. Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán đối tượng của tâm ý đúng như đối tượng của tâm ý: ...

Hành xử của năm «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh này».

28. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong cõi sơ thiền: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm; và qua năng lực gây ảnh hưởng của định, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, và hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập. Trong cõi thiền thứ hai: ... Trong cõi thiền thư ba: ... Trong cõi thiền thứ tư: ...

Hành xử của năm... «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh này».

29. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong chân lý cao cả về khổ: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm. Trong chân lý cao cả về nguồn gốc của khổ: ... Trong chân lý cao cả về diệt khổ: ... Trong chân lý cao cả về con đường diệt khổ: ... [19]

Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh này.

[Hành xử]

30. Sự hành xử và sống trú đã được khám phá và thấu rõ như của người cư xử như vậy và sống thuận như vậy khiến cho các bậc trí tuệ cùng tu trong Cuộc Sống Phạm Hạnh có thể tin tưởng những điều sâu sắc như: ‘Chắc chắn là vị tôn giả này đã chứng hay sẽ chứng [thành quả ưu việt].[3]

31. Hành xử: có tám loại hành xử: hành xử về dáng điệu, hành xử liên quan đến các căn xứ, hành xử của quán niệm, hành xử của định, hành xử của trí, hành xử của các đạo lộ, hành xử của thành đạt, hành xử mang tính siêu thế.

Hành xử về dáng điệu : đề cập đến bốn dáng diệu.

Hành xử liên quan đến các căn cứ : đề cập đến sáu căn cứ trong, ngoài.

Hành xử của quán niệm : đề cập đến bốn nền tảng của quán niệm.

Hành xử của định : đề cập đến bốn jhānas.

Hành xử của trí : đề cập đến bốn sự thật cao cả.

Hành xử của các đạo lộ : đề cập đến bốn đạo lộ cao cả.

Hành xử của thành đạt : đề cập đến bốn quả vị của đời sa môn.

Hành xử mang tính siêu thế : đề cập đến chư Phật, các vị đã hoàn toàn thành tựu và giác ngộ toàn triệt, đề cập đến chư Phật Độc Giác, và một phần đề cập đến các đệ tử.

Hành xử về dáng điệu thuộc về ai biết được ý định muốn làm một dáng điệu.*

* iriyāpathacariyā ca paṇidhisampannānaṁ. Nghĩa là biết rõ ý định muốn cử động trước khi làm cử động ấy.

Hành xử liên quan đến các căn cứ thuộc về ai canh phòng các của giác quan.

Hành xử của quán niệm thuộc về ai sống trú trong chuyên cần.

Hành xử của định thuộc về ai dành hết cuộc đời mình cho tâm tăng thượng.

Hành xử của trí thuộc về ai có được [một phần] tuệ trí.[4]

Hành xử của các đạo lộ thuộc về ai đã nhập đúng vào đạo lộ.

Hành xử của tới đích thuộc về ai đã chứng quả vị [của đạo lộ].

Hành xử mang tính siêu thế thuộc về chư Phật, về các vị đã hoàn toàn thành tựu và giác ngộ toàn triệt, chư Phật Độc Giác, và một số các đệ tử.

Đây là tám loại hành xử [20].

32. Tám loại hành xử khác: Người quyết tâm, cư xử với lòng tin; người nỗ lực, cư xử với tinh tấn; người thiết lập, cư xử với quán niệm; người có ảnh hưởng đến ‘không phân tâm’, cư xử với định; người thông hiểu, cư xử với tuệ; người thấy sáng suốt, cư xử với hành xử thức; người như thế thâm nhập đạo lộ, chứng thành quả ưu việt; như vậy người ấy cư xử với hành xử ưu việt; trong người thâm nhập đạo lộ, các trạng thái thiện được trải rộng ra (āyāpenti), như thế người ấy cư xử với hành xử của căn xứ (āyatana).[5]

Đây là tám loại hành xử khác.

33. Tám loại hành xử khác nữa: chánh kiến là hành xử của thấy rõ, chánh tư duy là hành xử của hướng tâm trụ vào, chánh ngữ là hành xử của giữ gìn lời nói, chánh hành là hành xử của tạo nguồn sanh khởi, chánh mạng là hành xử của làm cho sạch, chánh tinh tấn là hành xử của nỗ lực, chánh niệm là hành xử của thiết lập, chánh định là hành xử của không phân tâm.

Đây là tám loại hành xử khác.

34. Sống trú: người cả quyết trú trong niềm tin, người nỗ lực trú trong tinh tấn, người thiết lập trú trong quán niệm, người có ảnh hưởng đến không phân tâm trú trong định, người thấu hiểu trú trong tuệ.

35. Đã được khám phá: cả quyết như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín đã được khám phá, nỗ lực như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tấn đã được khám phá, thiết lập như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm đã được khám phá, không tán loạn như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của định đã được khám phá, thấy rõ như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã được khám phá.

36. Thấu rõ: cả quyết là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín đã được thấu rõ, ... [hoàn tất như ở đ 35, «thay khám phá bằng chữ thấu rõ cho phù hợp»].

37. Như của người cư xử thuận như vậy: như của người cư xử như vậy với niềm tin, như của người cư xử như vậy với nỗ lực, như của người cư xử như vậy với quán niệm, như của người cư xử như vậy với định, như của người cư xử như vậy với tuệ.

38. Như của người sống thuận như vậy: như của người sống thuận như vậy với niềm tin, ... [hoàn tất như ở đ 37, «thay cư xử bằng chữ sống thuận cho phù hợp»]. [21]

39. Bậc trí tuệ: trí tuệ, thông thái, kiến thức, hiểu biết, có được trạng thái giác ngộ.

40. Cùng tu trong Cuộc Sống Phạm Hạnh: [những người hành trì Vinaya] cùng giữ với nhau, cùng tụng [Pāṭimokkha] với nhau, [và có] cùng huấn thị.

41. Những điều sâu sắc: điều được gọi là ‘sâu sắc’ là các jhānas, giải thoát, định, chứng đạt, đạo lộ, quả vị, [sáu] trí trực chứng, và [bốn] vô ngại giải.

42. Có thể tin tưởng: có thể có niềm tin, có thể có quả quyết.

43. Chắc chắn: đây là chữ mang ý nghĩa hoàn toàn, không có hoài nghi gì, không phải là không dứt khoát, không mâu thuẫn, không {một mặt} hai lòng, tất yếu, không mơ hồ, rõ ràng, chữ ‘chắc chắn’ này.[6]

44. Vị tôn giả này: đây là lời quý mến, đầy kính trọng.

45. Đã chứng: đã thành đạt.

46. Hay sẽ chứng: sẽ thành đạt.[7]

Xuất xứ Kinh đã nêu

47. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

48. Năm năng lực gây ảnh hưởng này sẽ được tìm thấy theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng này sẽ được tìm thấy theo sáu khía cạnh.

49. Các năng lực gây ảnh hưởng ấy sẽ được tìm thấy theo nghĩa nào? Theo nghĩa có ưu thắng, theo nghĩa thanh lọc ở giai đoạn đầu, theo nghĩa nổi bật, theo nghĩa cương quyết, theo nghĩa chấm dứt, theo nghĩa tạo dựng.

50. Các năng lực gây ảnh hưởng ấy sẽ được tìm thấy theo nghĩa có ưu thắng như thế nào?

Khi tỳ kheo từ bỏ không tin, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy trong vị ấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, [22] năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. Khi vị ấy từ bỏ lười biếng, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tấn... Khi vị ấy từ bỏ xao lãng, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của niệm... Khi vị ấy từ bỏ dao động, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của định... Khi vị ấy từ bỏ vô minh, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm.

51. Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ.

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tấn...

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của niệm...

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của định...

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy trong vị ấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm.

52. Khi vị ấy từ bỏ sân hận nhờ không sân hận... [23]

53. Khi vị ấy từ bỏ dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ đến ánh sáng...

54. Khi vị ấy từ bỏ dao động nhờ không phân tâm...

55. Khi vị ấy từ bỏ nghi hoặc nhờ tìm hiểu rõ hiện tượng...

56. Khi vị ấy từ bỏ vô minh nhờ trí...

57. Khi vị ấy từ bỏ tẻ nhạt nhờ hân hoan...

58-61. Khi vị ấy từ bỏ chướng ngại nhờ sơ thiền... [và cứ thế với các jhanas còn lại]

62-65. ... [các đoạn tương tự cho mỗi chứng đắc vô sắc giới].

66-83. ... [các đoạn tương tự cho mỗi Quán Thực Tánh Chính của 18 Quán Thực Tánh Chính].

84-86. ... [các đoạn tương tự cho mỗi đạo lộ của ba đạo lộ đầu tiên].

87. Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, ... năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, ... năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không tán loạn.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng là như thế đấy.

88. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa thanh lọc đoạn đầu như thế nào?

Năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự không tin là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Năng lực gây ảnh hưởng của tấn theo nghĩa nỗ lực; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự lười biếng là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự sao lãng là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự dao động là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của định. Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự vô minh là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

89. Trong xuất ly có năm năng lực gây ảnh hưởng; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự ham muốn khoái lạc giác quan là sự thanh lọc đoạn đầu của năm năng lực gây ảnh hưởng. Trong không sân hận có năm năng lực gây ảnh hưởng; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự sân hận là sự thanh lọc đoạn đầu của năm năng lực gây ảnh hưởng. Trong ý nghĩ về ánh sáng... [và cứ thế với từng yếu tố còn lại của năm chướng ngại, bốn jhanas, bốn chứng đắc vô sắc giới, mười tám Tuệ Quán Thực Tánh Chính, và bốn đạo lộ, cho đến]... Trong đạo lộ arahant có năm năng lực gây ảnh hưởng; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự tất cả các nhiễm lậu là sự thanh lọc đoạn đầu của năm năng lực gây ảnh hưởng.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa thanh lọc đoạn đầu như thế đấy.

90. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa nổi bật như thế nào?

Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tín, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ không tin, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ ám ảnh của không tin, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan niệm [sai lạc], hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ nhiễm lậu thô, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ tàn dư nhiễm lậu còn xót lại, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ tất cả nhiễm lậu, hăng hái khởi lên; qua hăng hái, hân hoan khởi lên; rồi vì hân hoan, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật như là đức tin. Qua hân hoan, hỉ khởi lên; rồi vì hỉ, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua hỉ, lắng dịu khởi lên; rồi vì lắng dịu, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua lắng dịu, hạnh phúc toàn hảo khởi lên; rồi vì hạnh phúc toàn hảo, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua lạc, ánh sáng khởi lên; rồi vì ánh sáng, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua ánh sáng, yếu tính khẩn cấp khởi lên; rồi vì yếu tính khẩn cấp, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Với yếu tính khẩn cấp, vị ấy định tâm; rồi vì định, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vị ấy hết lòng nỗ lực tâm được định như thế; rồi vì nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vị ấy hoàn toàn bình thản vô can nhìn tâm nỗ lực như thế; rồi vì bình thản, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Nhờ bình thản nên tâm được giải thoát khỏi nhiều loại nhiễm lậu; rồi vì giải thoát, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Bởi vì những trạng thái đó được giải thoát, chúng có một tác dụng (hương vị) duy nhất; rồi vì phát triển theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vì được tu tập phát triển, nên nó chuyển hướng đến cái gì siêu việt [đó là hướng đến nibbana]; rồi vì chuyển hướng, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vì sau khi đã chuyển hướng, vị ấy [đó là người bây giờ sở hữu đạo lộ,] vì thế buông bỏ [cả nhiễm lậu và các tập hợp]; rồi vì buông bỏ, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Bởi vì sau khi đã buông bỏ [cả nhiễm lậu và các tập hợp], vì thế đoạn diệt [không còn tái sanh khởi nữa]; rồi vì đoạn diệt, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin.

Có hai loại buông bỏ bằng đoạn diệt: buông bỏ là dứt bỏ và buông bỏ là đi vào (lao vào). Nó dứt bỏ các nhiễm lậu và các tập hợp, như thế buông bỏ là dứt bỏ; tâm đi vào (lao vào) đoạn diệt vốn là trạng thái niết bàn, như thế buông bỏ là đi vào (lao vào). Đây là hai loại buông bỏ bằng đoạn diệt.[8]

91. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tấn, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ lười biếng, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ ám ảnh của lười biếng, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm [sai lạc], hăng hái khởi lên, ... [và cứ thế như ở đ. 90 cho đến hết, thay chữ tin bằng chữ tấn].

92. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của niệm, hăng hái khởi lên, [25] với sự từ bỏ xao lãng, hăng hái khởi lên,...

93. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của định, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ dao động, hăng hái khởi lên,...

94. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ vô minh, hăng hái khởi lên, ... [26] Đây là hai loại buông bỏ bằng đoạn diệt.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa nổi bật như thế đấy.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ HAI.

95-99. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa quyết tâm như thế nào?

Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tín, hăng hái khởi lên; từ đó năng lực gây ảnh hưởng của tín vững chắc như niềm tin do hăng hái. Qua ước muốn hăng hái hân hoan khởi lên; từ đó năng lực gây ảnh hưởng của tín vững chắc như niềm tin do hân hoan...

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa quyết tâm như thế đấy.

100. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa chấm dứt như thế nào?

Theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín chấm dứt không tin, chấm dứt sự ám ảnh của không tin. Theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn chấm dứt lười biếng, chấm dứt sự ám ảnh của lười biếng. Theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của niệm chấm dứt xao lãng, chấm dứt sự ám ảnh của sao lãng. Theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định chấm dứt dao động, chấm dứt sự ám ảnh của dao động. Theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ chấm dứt vô minh, chấm dứt sự ám ảnh của vô minh.

101. Trong xuất ly, năm năng lực gây ảnh hưởng chấm dứt ham muốn khoái lạc giác quan. Trong không sân hận, năm năng lực gây ảnh hưởng chấm dứt sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại, ... cho đến]... Trong đạo lộ arahant, năm năng lực gây ảnh hưởng chấm dứt tất cả nhiễm lậu.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa chấm dứt như thế đấy.

102. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa tạo dựng như thế nào?

Người có niềm tin tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của tín trên cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín ở người có niềm tin được tạo dựng trên cả quyết. Người có tinh cần tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của tấn trên nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn ở người có tinh cần được tạo dựng trên nỗ lực. Người có quán niệm tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của niệm trên thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của niệm ở người có quán niệm được tạo dựng trên thiết lập. Người có định tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của định trên không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định ở người có định được tạo dựng trên không phân tâm. Người có hiểu biết tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trên thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ở người có hiểu biết được tạo dựng trên thấy rõ.

103. Người hành thiền tạo dựng năm năng lực gây ảnh hưởng trên xuất ly; [27] năm năng lực gây ảnh hưởng ấy ở người hành thiền được tạo dựng trên xuất ly. Người hành thiền tạo dựng năm năng lực gây ảnh hưởng trên không sân hận; năm năng lực gây ảnh hưởng ấy ở người hành thiền được tạo dựng trên không sân hận... [và cứ thế cho đến]... Người hành thiền tạo dựng năm năng lực gây ảnh hưởng trên đạo lộ arahant; năm năng lực gây ảnh hưởng ấy ở người hành thiền được tạo dựng trên đạo lộ arahant.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa tạo dựng như thế đấy.



104. Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh? Khi bậc hữu học...? Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh?

Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bẩy khía cạnh. Khi bậc hữu học tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo tám khía cạnh. Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh.

105. Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bẩy khía cạnh nào?

Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới: người ấy thuần thục trong việc thiết lập đối tượng, người ấy thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của an tịnh, người ấy thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của nỗ lực, người ấy thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của không tán loạn, người ấy thuần thục trong việc thiết lập ánh sáng, người ấy thuần thục trong việc thiết lập khuyến khích, người ấy thuần thục trong việc thiết lập bình thản.

Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bẩy khía cạnh này.

106. Khi bậc hữu học tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo tám khía cạnh nào?

Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới: người ấy thuần thục trong việc thiết lập đối tượng,... người ấy thuần thục trong việc thiết lập bình thản, người ấy thuần thục trong việc thiết lập nhất tâm.

Khi bậc hữu học tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo tám khía cạnh này.

107. Khi người có phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh nào? [28]

Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới: người ấy thuần thục trong việc thiết lập đối tượng,... người ấy thuần thục trong việc thiết lập bình thản, người ấy thuần thục trong việc thiết lập nhất tâm, người ấy thuần thục trong việc thiết lập sai biệt, người ấy thuần thục trong việc thiết lập giải thoát.

Khi người có phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh này.

108. Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh? Khi bậc hữu học...? Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh?

Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo chín khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo chín khía cạnh. Khi bậc hữu học tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười khía cạnh. Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh.

109. Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo chín khía cạnh nào? người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo chín khía cạnh nào?

Người ấy thuần thục trong việc thiết lập (sự xuất hiện) vô thường, và thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn; thuần thục trong việc thiết lập khổ não, và thuần thục trong việc không thiết lập vui sướng; thuần thục trong việc thiết lập không phải là ngã, và thuần thục trong việc không thiết lập ngã; thuần thục trong việc thiết lập hoại diệt, và thuần thục trong việc không thiết lập kiên cố; thuần thục trong việc thiết lập hủy diệt, và thuần thục trong việc không thiết lập tích lũy; thuần thục trong việc thiết lập biến đổi, và thuần thục trong việc không thiết lập trường cửu; thuần thục trong việc thiết lập không biểu tượng, và thuần thục trong việc không thiết lập biểu tượng; thuần thục trong việc thiết lập không ước nguyện, và thuần thục trong việc không thiết lập ước nguyện; thuần thục trong việc thiết lập tánh không, và thuần thục trong việc không thiết lập diễn giải sai lạc.

Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo chín khía cạnh này, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo chín khía cạnh này.

110. Khi bậc hữu học tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh nào [29]? người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười khía cạnh nào?

Người ấy thuần thục trong việc thiết lập (sự xuất hiện) vô thường, và thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn; ... thuần thục trong việc thiết lập tánh không, và thuần thục trong việc không thiết lập diễn giải sai lạc; thuần thục trong việc thiết lập trí, và thuần thục trong việc không thiết lập si mê.

Khi bậc hữu học tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh này, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười khía cạnh này.

111. Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh nào? người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười hai khía cạnh nào?

Người ấy thuần thục trong việc thiết lập (sự xuất hiện) vô thường, và thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn; ... thuần thục trong việc thiết lập tánh không, và thuần thục trong việc không thiết lập diễn giải sai lạc; thuần thục trong việc thiết lập trí, và thuần thục trong việc không thiết lập si mê; thuần thục trong việc thiết lập không hệ lụy, và thuần thục trong việc không thiết lập hệ lụy; thuần thục trong việc thiết lập diệt tận, và thuần thục trong việc không thiết lập hành vi tạo quả.

Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh này, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười hai khía cạnh này.

112. Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới:

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập đối tượng, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực và thể nhập ý nghĩa của nhất như, người ấy tổng hợp các lực,... người ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ... người ấy tổng hợp các trạng thái [khác], hiểu rõ lãnh vực và thể nhập ý nghĩa của nhất như; ‘Người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng’, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng như thế nào? Người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết, [người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tấn theo nghĩa nỗ lực, người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập, người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm, người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ;] [9]

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của tĩnh lặng, [vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,] ...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của nỗ lực, [vị ấy]...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của không phân tâm...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập ánh sáng...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập khuyến khích...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập bình thản...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập nhất tâm...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập sai biệt ...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập tự tại...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập vô thường...

Nhờ thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn ...

Nhờ... [và cứ thế với các cặp còn lại của đ. 111 cho đến]...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập đoạn diệt...

Nhờ thuần thục trong việc không thiết lập hành vi tạo quả, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, ... [người ấy tổng hợp các trạng thái [khác], hiểu rõ lãnh vực và thể nhập ý nghĩa của nhất như; [‘người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng’, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng như thế nào? Người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết, ... người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ]. [30] [10]

113. Tuệ như là làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn khía cạnh là trí về hủy diệt (kiệt quệ) các phiền não.

114. Về ba năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của ‘tôi sẽ chứng biết cái chưa biết’, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng, năng lực gây ảnh hưởng của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn.

115-124. Có bao nhiêu nơi... [lập lại nguyên vẹn Luận I đđ 552-562]... [31]. Các phiền não này bị hủy diệt ở đây.

125. Ở đây, trong thế giới này, không có gì vị ấy không thấy
Không có gì không được nhận chân, và không có gì không biết
Vị ấy đã kinh nghiệm tất cả những gì có thể biết:
Vì thế Như Lai được gọi là Người chứng biết tất cả.

126. Người chứng biết tất cả: Người chứng biết tất cả theo nghĩa nào? [lập lại Luận I đ. 608].

127. Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau được biết rõ, không có nghĩa gì của khổ đau không được biết tới, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả. Sự chứng biết tất cả là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nên có năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm.

Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau được tuệ thấy rõ, nhận chân, thực chứng, [32] thể nghiệm, không có ý nghĩa gì của khổ đau không được biết tới, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả. Sự chứng biết tất cả là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nhờ...

Trọn vẹn ý nghĩa nguồn gốc của khổ đau trong nguồn gốc khổ đau... [và cứ thế với các sự thực trong bốn sự thực cao cả còn lại].

128. Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa... [và cứ thế với các vô ngại giải trong bốn vô ngại giải còn lại cho đến]...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về trí trong vô ngại giải về trí được biết rõ... không có nghĩa gì của vô ngại giải về trí không được biết tới, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về trí trong vô ngại giải về trí được thấy rõ, được nhận chân...

129. Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ về năng lực của người khác...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ về năng lực của thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.

Trọn vẹn ý nghĩa của cặp Biến Hóa...

Trọn vẹn ý nghĩa của thành tựu lòng Đại Bi...

Trọn vẹn ý nghĩa của cái được nhìn thấy, được nghe, được nhận biết bằng tri giác, được thông hiểu, được gặp phải, được kiếm tìm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các sa môn và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng, trọn vẹn ý nghĩa ấy được thấy rõ, được nhận chân, được thực chứng, được trực nghiệm bằng tuệ, không có gì không được tuệ trực nghiệm, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả. Sự chứng biết tất cả là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nên có năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết... và năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm.

130. Người nào có niềm tin, người ấy nỗ lực; người nào nỗ lực, người ấy có niềm tin. Người nào có niềm tin, người ấy ổn cố. Người nào ổn cố, người ấy có niềm tin. Người nào có niềm tin, người ấy định; người nào định, người ấy có niềm tin. Người nào có niềm tin, người ấy hiểu. Người nào hiểu, người ấy có niềm tin.

Người nào nỗ lực, người ấy ổn cố; người nào ổn cố, người ấy nỗ lực. Người nào nỗ lực, người ấy định; người nào định, người ấy nỗ lực. Người nào nỗ lực, người ấy hiểu; người nào hiểu, người ấy nỗ lực. Người nào nỗ lực, người ấy có niềm tin; người nào có niềm tin, người ấy nỗ lực.

Người nào ổn cố, người ấy định; người nào định, người ấy ổn cố.

Người nào định, người ấy hiểu; người nào hiểu, người ấy định...

Người nào hiểu, người ấy có niềm tin; người nào có niềm tin, người ấy hiểu. Người nào hiểu, người ấy nỗ lực; người nào nỗ lực, người ấy hiểu. Người nào hiểu, người ấy định; người nào định, người ấy hiểu.

131. Vì có niềm tin, nên được nỗ lực; vì được nỗ lực nên có niềm tin. Vì có niềm tin, nên được ổn cố; vì được ổn cố nên có niềm tin. Vì có niềm tin, nên được định; vì được định, nên có niềm tin. Vì có niềm tin, nên có hiểu biết; vì có hiểu biết, nên có niềm tin.

Vì được nỗ lực, nên được ổn cố; vì được ổn cố, nên được nỗ lực... [33]

Vì được ổn cố, nên được định; vì được định, nên được ổn cố... < ... được định... có hiểu biết... >

Vì có hiểu biết nên có niềm tin; vì có niềm tin, nên có hiểu biết. Vì có hiểu biết, nên được nỗ lực; vì được nỗ lực nên có hiểu biết. Vì có hiểu biết nên có ổn cố; vì có ổn cố nên có hiểu biết. Vì có hiểu biết nên được định; vì có định nên có hiểu.

132-140. Mắt nhìn chiếu diệu của đức Phật là trí của Phật. Trí của Phật là mắt nhìn chiếu diệu của Phật. Với con mắt nhìn chiếu diệu ấy, đức Phật thấy chúng sanh có nhiễm ít bụi trong mắt của họ, thấy chúng sanh có nhiễm nhiều bụi trong mắt của họ... [lập lại Luận I đđ 574-582 không cần thay đổi gì nữa].

141. Ngài biết rõ và thấy và nhận chân và hiểu rõ năm năng lực gây ảnh hưởng này theo năm mươi khía cạnh.

PHẦN THUẬT KỂ THỨ BA CHẤM DỨT.

LUẬN THUYẾT VỀ NĂNG LỰC GÂY ẢNH HƯỞNG CHẤM DỨT.


[1] Đọc là saddhindriyassa thay cho assaddhiyassa (PTS ed. vol. ii, trang 2, 1.24)

[2] (đ. 24) Cách luận giải thứ nhất ở (đđ 18-23) đề cập tới các năng lực gây ảnh hưởng ngay tại sát na sanh khởi của các năng lực ấy, trong khi cách luận giải thứ hai ở (đđ 24-29) đề cập tới sự trau giồi, sự toàn thiện các năng lực này kéo dài trong một thời gian sau khi chúng đã sanh khởi (PsA 376 Se).

[3] Đọc thí dụ tương tự về lối dùng thành ngữ này ở M i 11.

[4] (đ 31) ‘[Một phần] tuệ trí’ có nghĩa tuệ từ giai đoạn khởi đầu phân tích Tâm thức-Vật thể cho tới giai đoạn trước giai đoạn chứng Đạo lộ, đó là giai đoạn Chuyển Tánh (PsA 377 Se)

[5] (đ 32) về ý nghĩa của chữ āyatana, xin đọc Vism 481.

[6] Đọc Nd 1 3. Chữ avatthāpana (rõ ràng) không có trong Tự Điển của PTS.

[7] Các đoạn đđ 31-33 được đề cập lại trong Luận về Hành Xử (Luận XXV).

[8] (đ 90) Về phần cuối đ. này, so sánh với Luận III đ. 576.

[9] (đ. 112) so với Luận III đđ 203ff.

[10] Quyển II bản của PTS trang 29, 11.19ff.: chữ peyyālas (cắt bỏ đi vì trùng lắp) được đặt trong câu văn ở đây không rõ ràng lắm; ‘41’ nên được đặt đầu đoạn 1.19 chứ không đặt ở 1.23. ‘Āvajjitattā’ chi phối cho đến hết trang, và các mệnh đề phụ bắt đầu bằng (1) ārammaṇūpaṭṭhānakusalavasena’... (2) ‘samathanimittūpaṭṭhānakusalavasena’..., vân vân. Hàng cuối nên chấm dứt bằng ‘samathañ ca paṭivijjhati... pe...’. (Đọc bản Miến Điện, ...)

-ooOoo-