Bài viết này giới thiệu những ghi nhận có liên quan đến Phật
giáo Trung Quốc trong công trình nghiên cứu có nhan đề: “Đối sách của
các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội”,
một công trình do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam, chủ biên TS. Trần Thị Nhung (Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 2013) (1).
Biến
đổi xã hội, đối tượng nghiên cứu của công trình nói trên, gồm biến đổi
tôn giáo. Với khu vực địa lý nghiên cứu là các nước và vùng lãnh thổ ở
Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), biến đổi tôn giáo
đương nhiên bao gồm Phật giáo, tôn giáo chính yếu của khu vực này.
Công trình nghiên cứu này xác định biến đổi xã hội là một vấn đề quan trọng trong phát triển đất nước.
Các
nước Đông Bắc Á, trong quá trình phát triển, đã có những biến đổi xã
hội quan trọng. Do việc gần gũi về văn hóa, địa lý, cũng như có các mối
liên hệ sâu đậm, nghiên cứu về biến đổi xã hội và những đối sách cho vấn
đề này ở các nước nói trên đã được xác định là cần thiết, có giá trị
tham khảo đối với Việt Nam.
Khi nghiên cứu về những biến đổi xã hội ở Trung Quốc, đi sâu vào biến đổi trong đời sống tôn giáo, công trình “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội” đã có những ghi nhận rất đáng lưu tâm:
“Biến đổi trong đời sống tôn giáo
Quá
trình đô thị hóa nhanh chóng, sự thăng trầm của các nền kinh tế trong
điều kiện hội nhập quốc tế tăng nhanh với cường độ cao cùng với những
cải cách về cơ chế quản lý của nhà nước… đã tạo ra những biến đổi nhất
định trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của các quốc gia trong khu vực
Đông Bắc Á.
Tại
Trung Quốc, trong điều kiện kinh tế thị trường, tôn giáo có xu hướng
thế tục hóa và đạo Tin Lành có chiều hướng phát triển mạnh hơn. Theo
quan niệm đối lập tôn giáo với chủ nghĩa vô thần, tôn giáo hầu như bị
cấm tại Trung Quốc trong giai đoạn 1966-1979. Trong hơn 3 thập kỷ vừa
qua, nhờ thành công của công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung
Quốc phát triển nhanh chóng chưa từng thấy, kéo theo sự phát triển của
quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị.
Tôn giáo truyền thống có nhiều biến động. Nếu trước đây, các tổ chức tôn
giáo truyền thống như Phật giáo và các giáo hội Ki tô giáo hoạt động
trầm lắng thì hiện nay có xu hướng khởi sắc trở lại. Nhiều chùa chiền,
nhà thờ cũng như các cơ sở thờ tự nói chung được tu sửa, xây mới ở nhiều
nơi trên cả nước. Các tổ chức tôn giáo mới bao gồm cả một số tôn giáo
đã từng xuất hiện trong thời gian trước đây nay bùng phát trở lại. Điểm
nổi bật trong diện mạo đời sống tôn giáo Trung Quốc hiện nay là xu hướng
thế tục hóa ngày một mạnh mẽ và sự phát triển của đạo Tin Lành có xu
hướng tăng nhanh.
Sau
khi Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, dưới sự tác động
của kinh tế thị trường, tiến trình thế tục hóa của tôn giáo Trung Quốc
có những biểu hiện như sau:
Thứ
nhất, chú trọng đến đời sống hiện thực nhưng không từ bỏ tín ngưỡng. Do
tác động của đời sống kinh tế hàng hóa và trình độ văn hóa được nâng
cao nhất định mà đa số các tín đồ đều không chỉ theo đuổi quan điểm kiếp
sau hư ảo mà còn chú trọng hơn tới việc đứng chân trong thế giới hiện
thực. Người ta cho rằng, trong kiếp sống hiện thực, con người đã có thể
cải thiện đời sống của mình khi sống, cần phải đi tìm hạnh phúc tốt đẹp
hiện thực, để khi lên được thiên đàng, đến Niết bàn hưởng thụ những gì
không có trong cuộc sống trần gian. Đó là triết lí: “là tín đồ tôi mong
đi vào thiên quốc, là người tôi mong đất nước giàu mạnh”. Có thể thấy,
đó là một triết lý sống lành mạnh.
Thứ
hai, hướng tới đời sống thế tục, nhiệt tình với đời sống thế tục. Tín
đồ Ki tô giáo sống đời sống thế tục là điều dễ thấy và dễ hiểu. Ngay cả
tín đồ Phật giáo cũng thay đổi lối sống rất nhiều. Không ít nhà sư có
cuộc sống không khác các quan chức thế tục. Ngoài việc cắt tóc, ăn chay,
niệm Phật ra, họ cũng đủ xe hơi, điện thoại di động, thảm trải, điều
hòa nhiệt độ… Nhiều Phật tử có lương cố định từ công việc nhà chùa,
những người chuyên cần với công việc nhà Phật còn có tiền thù lao. Các
tôn giáo đều nhiệt tình với công tác xã hội thế tục, đua nhau mua tín
phiếu kho bạc, tích cực quyên tiền cho các công ty hy vọng, bỏ tiền tài
trợ xây dựng sân bay, mở đường sắt.
Trong
làn sóng kinh tế thị trường, Phật giáo và Ki tô giáo tỏ ra rất linh
hoạt. Dưới danh nghĩa “tự nuôi mình”, Ki tô giáo tìm cách lập ra các
thực thể kinh tế. Có nơi, tín đồ lập “xí nghiệp tam tự”, “Cửa hiệu tam
tự”, “Bệnh viện Tam tự”. Có giáo hội mở các ngành dịch vụ công thương
nghiệp, mốc nối với ngân hàng, thành lập các đại lí tích tiền…
Phần
lớn chùa chiền đều được xây dựng trong rừng rậm, núi cao, phong cảnh
tuyệt đẹp. Phật điện, bảo tháp, kiến trúc, thơ và câu đối… đều có giá
trị văn hóa thu hút khách du lịch… Những điều đó đã khiến đền chùa ở
Trung Quốc trở thành những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước. Có chùa còn mở cả phòng trà, khách sạn, quán ăn… như một xã hội
thu nhỏ tổng hợp. Vé vào cửa chùa cùng với các dịch vụ dành cho khách du
lịch là những khoản thu nhập khá lớn. Chốn cửa thiền xưa kia thâm
nghiêm, các nhà sư vốn lấy cuộc sống thanh bần làm cao cả, nay trở thành
nơi huyên náo, những kẻ tu hành trở thành những người làm ăn chạy theo
lợi nhuận…
Tôn
giáo Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì được chức năng xã hội vốn có của
nó là coi trọng tình cảm con người và giáo dưỡng đạo đức xã hội, song xu
hướng thế tục hóa nói trên, tuy là xu hướng có tính thế giới, nhưng
không khỏi ảnh hưởng phần nào đến các giá trị truyền thống của tôn giáo
Trung Quốc.
Công
cuộc cải cách mở cửa đã đem lại một diện mạo mới cho xã hội Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh đó, tôn giáo Trung Quốc cũng bắt đầu phục hưng. Theo
đánh giá của các học giả nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc thì đạo Tin
Lành là một thành tố nổi trội trong quá trình phục hưng tôn giáo nói
chung sau cải cách mở cửa tại đất nước này.
Việc
thống kê lượng tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc hiện nay là một công việc
khó khăn và kết quả thu được thường khó sát với thực tế. Các công trình
nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc cho thấy, con số tín đồ hàng năm do tổ
chức Tam tự công bố rất khác biệt so với số liệu của các tổ chức hải
ngoại. Nguyên do là tổ chức Tam tự chỉ thống kê dựa trên những số liệu
chính thức của các tổ chức Tin Lành hoạt động có đăng ký với chính phủ.
Trong khi đó, trên thực tế lại tồn tại một lượng rất lớn những tín đồ
Tin Lành hoạt động không đăng ký thường gọi là tín đồ “tại gia”. Theo
công trình Tông giáo ở Trung Quốc của tác giả Lữ Vân thì Tin Lành ở
Trung Quốc tăng nhanh từ những năm 1980, từ 3 triệu người năm 1982 lên 4
triệu người năm 1989. Vào năm 1993, theo một nghiên cứu của Hunter và
Chan, con số 5 triệu tín đồ chính thức là không khớp với khoảng 20 triệu
hoặc hơn thế trong thực tế. Theo công bố gần đây của Tam tự thì tính
đến năm 2000, trên lãnh thổ Trung Quốc có 13.000 giáo hội, 35.000 điểm
hội họp và 15 triệu tín đồ. Như vậy, nếu gộp cả số tín đồ “tại gia” thì
con số sẽ lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc
cũng tiến hành thống kê số lượng tín đồ và ước tính con số này dao động
từ 25 đến 30 triệu người. Có ý kiến cho rằng con số có thể lên đến 50
triệu người.
Từ thực trạng này, các nhà nghiên cứu đánh giá:
Thứ
nhất, sự phát triển của đạo Tin Lành tại Trung Quốc từ thập niên 90 của
thế kỷ trước đến nay diễn ra khá đột biến. Điều này đã dẫn đến sự đảo
nghịch về tỷ lệ tín đồ giữa Tin Lành và công giáo so với thời kỳ trước
đó và sau này. Hiện nay, số lượng tín đồ Công giáo ở Trung Quốc có
khoảng 10 triệu người. Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, con số
này là khoảng 3 triệu người, trong khi số lượng tín đồ Tin Lành mới có
khoảng 700.000 đến 1 triệu.
Thứ
hai, sự phân chia thành bộ phận: các giáo hội có quan hệ với Tam tự và
các cộng đồng tự quản chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong thực tế, các tín
đồ của hai bộ phận này vẫn có liên hệ với nhau và ranh giới rất không
rõ ràng.
Hiện
nay, toàn Trung Quốc có 13 chủng viện thần học ở các vùng khác nhau với
lượng học viên khoảng 700 người. Tại Nam Kinh tỉnh Giang Tô, Trường Cao
đẳng Thần học Hiệp hội Nam Kinh là trường Thần học quốc gia được Ủy Ban
Phong trào Yêu nước Tam tự của Giáo hội Tin Lành Trung Quốc thành lập
năm 1952 khi có 12 chủng viện và trường Thánh kinh Tin Lành hợp nhất với
nhau. Năm 1961, Chủng viện Thần học Hiệp hội Diên Khánh được nhập vào
đó. Trường có nhiệm vụ đào tạo các giáo sĩ phù hợp với nguyên tắc Tam
tự, các giáo sĩ yêu nước, các giáo viên thần học, các nhà nghiên cứu
thần học và tôn giáo, các nhà hoạt động chuyên nghiệp có khả năng giảng
dạy thần học, âm nhạc và nghệ Ki tô giáo, những người trung thành với lý
tưởng Tin Lành và ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Chủng viện có thái độ tôn
trọng các giáo phái Tin Lành khác nhau, kết hợp văn hóa truyền thống
Trung Quốc với tất cả những mặt đó, giúp xây dựng một nền thần học Tin
Lành Trung Quốc. Từ năm 1980 đến năm 1991 đã có hơn 300 chủng sinh tốt
nghiệp được cử đến làm việc tại các nhà thờ trong toàn quốc. Ngoài ra
còn có 12 trường thánh kinh địa phương ở các thành phố Bắc Kinh, Thẩm
Dương, Thượng Hải, Hàng Châu, Phúc Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vũ Hán, Quảng
Châu, Tây An, Thành Đô và Côn Minh.
Thứ
ba, vấn đề giáo hội và Nhà nước trong cộng đồng Tin Lành ở Trung Quốc
khá phức tạp. Có một thực tế là nhiều tín đồ Tin Lành tại Trung Quốc
chọn cách sinh hoạt tự quản, khép kín mà không đăng ký công khai. Các
học giả phương Tây cho rằng do sự kiểm soát gắt gao của nhà nước khiến
nhiều tín đồ Tin Lành rời bỏ các giáo hội công khai (có đăng ký) để đến
với các giáo hội tại gia. Điều này cũng có nghĩa là khi xuất hiện tình
thế đối đầu với chính phủ thì các tổ chức Tin Lành có một lực lượng hậu
bị thực tế lớn hơn nhiều so với danh nghĩa” (trang 61-67, sách đã dẫn).
Tình hình được ghi nhận như trên có rất nhiều điểm để chúng ta đáng lưu ý.
Trước
hết, Phật giáo Trung Quốc được ghi nhận là có sự phục hưng, nhưng cùng
theo đó là những biểu hiện không lành mạnh, và mức độ phát triển của
Phật giáo Trung Quốc cũng không được như các tôn giáo khác. Phật giáo
Trung Quốc, như thế, là có bước tiến so với chính mình. Tuy nhiên, nếu
so sánh trong bức tranh tổng thể tôn giáo ở Trung Quốc, thì lại thấy
bước lùi ở Phật giáo.
Phật
giáo Trung Quốc biến đổi theo hướng hủ bại, tha hóa, thế tục hóa, đánh
mất những giá trị tinh thần thiêng liêng, chạy theo những giá trị vật
chất trước mắt, kinh doanh hóa, thương mại hóa…
Những
điều đó đang diễn ra trong bối cảnh đạo Tin Lành phát triển mạnh ở
Trung Quốc. Sự bùng phát đạo Tin Lành đã tạo nên nét chính trong bức
tranh tôn giáo ở Trung Quốc. Tình hình này đương nhiên tạo nên áp lực
cho tất cả các tôn giáo khác ở Trung Quốc, trong đó có Phật giáo.
Phật
giáo Trung Quốc phải đối mặt với thách thức đến từ bên trong, là sự hủ
hóa tự thân, và thách thức đến từ bên ngoài, áp lực cải đạo do Tin Lành
mang đến.
Điều
bi đát là Phật giáo Trung Quốc lại không nhận thức về hiểm họa này, mà
có vẻ vẫn tăng tốc trên con đường thế tục hóa. Tình hình được ghi nhận
như trên là hết sức bi quan đối với Phật giáo Trung Quốc. Thế tục hóa
đồng nghĩa với diễn biến suy thoái, thiểu số hóa, khủng hoảng lòng tin…
Công
trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, qua ghi nhận tình hình
như trên, đã nói đến một khả năng rất đáng lưu tâm, là khả năng “xuất hiện tình thế đối đầu với chính phủ” và nhất là khi xuất hiện tình thế này “thì các tổ chức Tin Lành có một lực lượng hậu bị thực tế lớn hơn nhiều so với danh nghĩa”.
Tin Lành Trung Quốc rõ ràng là lớn mạnh, Phật giáo Trung Quốc đang bị thế tục hóa. Tình thế đó dẫn đến tình thế đối đầu giữa Tin Lành với chính phủ Trung Quốc.
Và nghiêm trọng hơn cho chính phủ Trung Quốc, lực lượng Tin Lành, trong
thế mạnh lên, vẫn duy trì ẩn số bí hiểm về thực lực, tức là không thể
biết mạnh đến mức nào!
Công trình nghiên cứu “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội” ngay trong phần đầu, đã lưu ý về sự gần gũi và tương đồng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á đối với Việt Nam: “Do
sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về văn hóa và sự phát triển các mối
quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á nên đối sách của các quốc
gia này trong bối cảnh mới sẽ có những tác động đến Việt Nam. Vì vậy,
việc tìm hiểu những đối sách mà chính phủ các nước Đông Bắc Á thực thi
trước những biến đổi xã hội để gợi mở những vấn đề về kinh nghiệm mà
Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng và phát
triển xã hội là một việc làm cần thiết”.
Vì
vậy, tình hình tôn giáo ở Trung Quốc, trong đó có Phật giáo, với những
biểu hiện như đã ghi nhận, là rất đáng lưu tâm, đối với từ tăng ni Phật
tử, hàng giáo phẩm Phật giáo, cho đến giới nghiên cứu tôn giáo, khoa học
xã hội, và cả đối với quan chức chính quyền.
MT
(1) Sách có bản in rất hạn chế, 300 bản phát hành toàn quốc, tuy nhiên rất hữu ích vì có nhiều tư liệu quý