Đạo đức - Tâm lý học
Tâm Lý và Triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống hàng ngày
06/06/2553 01:46 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chương 17: Sáu môn và vật chất căn bản của Tâm

Ðức Phật chỉ cho thấy sự nguy hiểm tham đắm các cảnh chúng ta cảm nhận qua 6 môn. Ngài dạy mọi người tu tập trí tuệ để nhận biết những sự thật cảm nhận qua 6 môn như là danh và sắc, chúng thì vô thường và vô ngã. Cái gì vô thường thì đau khổ, nó không có mang lại hạnh phúc. Khi chúng ta nhận biết những điều này rõ ràng, chúng ta sẽ ít tham đắm đối với các cảnh.

Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Salàyatanavagga, tương ưng xứ, năm mươi, thứ hai, chương III,81, Tỳ khưu) về mục đích lời dạy của Ðức Phật. Kinh văn có nói:

Rồi nhiều Tỳ khưu đi đến yết kiến Thế Tôn... ngồi xuống một bên, các thầy Tỳ khưu ấy bạch Thế Tôn.

"Ở đây bạch Thế Tôn, có những du sĩ ngoại đạo hỏi chúng con:

"do mục đích gì, này các hiền giả các người sống phạm hạnh với Sa môn Gotama? "Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, chúng con trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy: "Vì mục đích liễu tri đau khổ, chúng tôi sống phạm hạnh với Sa môn Gotama. "Bạch Thế Tôn khi được hỏi như vậy và được trả lời như vậy, có phải chúng con đã nói lên quan điểm của Thế Tôn, có phải chúng con không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thực? Có phải chúng con trả lời thuận pháp và đúng pháp? Và ai là người đồng ý với pháp nói đúng pháp không tìm được lý do để chỉ trích?"

Này các Tỳ khưu, thật vậy, khi được hỏi vậy và trả lời vậy, các thầy đã nói lên quan điểm của Như Lai ... với mục đích liễu tri đau khổ, phạm hạnh được sống với Như Lai.

Này các Tỳ khưu, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi các thẫy như sau: "Này hiền giả, thế nào là vì mục đích liễu tri đau khổ ấy, phạm hạnh được sống với Sa môn Gotama?"

Ðược hỏi vậy, các thầy có thể trả lời như sau: "Này chư hiền, mắt là khổ. Vì liễu tri như vậy, phạm hạnh được sống với Thế Tôn... Các sắc... do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc hoặc khổ hoặc bất khổ bất lạc...ý ... do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, llạc hoặc khổ hoặc bất khổ bất lạc, vì liễu tri cảm thọ ấy là khổ. Vì lliễu tri khổ ấy, phạm hạnh được sống với Thế Tôn. Này các Tỳ khưu được hỏi vậy, các thầy có thể trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như vậy."

Trong việc nhận thức danh và sắc khi chúng xuất hiện, như là thấy cảnh sắc, cảm thọ hoặc suy nghĩ, chúng ta có thể tự chứng nghiệm chân lý qua lời Phật dạy; chúng ta có thể chứng nghiệm rằng các cảnh được biết qua sáu môn là vô thường và vô ngã. Chân lý sẽ không được nhận biết nếu chúng ta tin tưởng người khác một cách mù quáng hoặc nếu chúng ta suy đoán về chân lý. Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Salàyatanavagga, 50 thứ ba, chương V, 152, có pháp môn nào?) Ðức Phật dạy:

"Này các Tỳ khưu, có pháp môn nào, do pháp môn ấy, một vị Tỳ khưu ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí, vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa?

Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản. Này các Tỳ khưu, có pháp môn này, do pháp môn ấy một vị Tỳ khưu...có thể xác chứng với chánh trí...và pháp môn ấy là gì?

Này các Tỳ khưu, ở đây, một vị Tỳ khưu khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham sân si, vị ấy biết rõ "nội tâm ta có tham sân si"; hoặc nội tâm không có tham sân si, biết rõ: "nội tâm ta không có tham sân si". Biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích , do lắng nghe, do suy tư về phương pháp, hay do kham nhẫn thích thú về biện luận được hiểu biết?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Có phải các pháp này do thấy chúng với tuệ nhãn nên được hiểu biết?

Thưa phải, bạch Thế Tôn.

Này các thầy Tỳ khưu, đây là pháp môn, do pháp môn này, ngoài lòng tin, một vị Tỳ khưu có thể xác chứng với chánh trí: "Sanh đã tận...không còn trở lui trạng thái này nữa."

Tương tự như được nói đối với các môn như nhĩ, tỹ, thiệt, thân và ý.

Khi chúng ta nghiên cứu về Vi Diệu Pháp chúng ta nên lưu ý đến mục đích của giáo pháp: sự đoạn trừ phiền não bằng trí tuệ mà trí tuệ thì nhận biết những hiện tượng xuất hiện qua sáu môn rõ ràng. Bằng phương pháp này sẽ chấm dứt sanh tử luân hồi. Chúng ta nên nhớ rằng, Vi Diệu Pháp không phải là cuốn sách lý thuyết nhưng là một quyển sách giải thích những sự thật trong đời sống hằng ngày. Chúng ta học về sanh và sắc; chúng ta hiểu về tâm và mỗi một tâm có chức năng riêng của chúng trong tiến trình căn môn và ý môn. Có nhiều tiến trình căn môn và ý môn, và cảnh được biết do tâm trong những tiến trình này. Nếu biết rõ những đặc tính của danh sắc khi chúng xuất hiện, trí tuệ được pháp huy có thể đoạn trừ các phiền não. Loại trí tuệ này thì thâm sâu hơn bất cứ sự hiểu biết lý thuyết nào.

Danh và sắc sanh và diệt là những pháp hữu vi, chúng phát sanh vì những nhân duyên khác nhau. Qua sự học hỏi về Vi diệu pháp, chúng ta biết về những nhân duyên khác nhau đối với danh và sắc. Mỗi pháp phát sanh tùy thuộc vào nhiều nhân duyên. Ví dụ, thấy là quả mà quả do nghiệp sản sinh. Cảnh sắc làm duyên cho sự thấy do bởi cảnh của nó. Nếu không có cảnh sắc thì không thể có sự thấy. Nhãn căn, loại sắc thần kinh thì có thể tiếp nhận cảnh sắc, nó là điều kiện khác nữa cho sự thấy.

Sắc pháp và nhãn căn nó có chức năng giống như là môn cho việc thấy. Môn là những phương tiện qua đó mà tâm biết được cảnh. Nhãn căn luôn luôn sanh diệt; suốt cả kiếp sống của chúng ta được tạo tác do nghiệp. Tuy nhiên, nhãn căn luôn luôn không phải là môn, bởi vì không phải luôn luôn biết cảnh sắc. Nhãn căn chỉ là môn khi tâm biết cảnh sắc. Nó thì tương tự với sắc thần kinh mà sắc thần kinh là những căn khác. Chúng chỉ là những môn khi chúng là những phương tiện xuyên qua đó mà tâm biết cảnh.

Nhãn môn là phương tiện qua đó mà tâm biết cảnh sắc. Không những tâm khán nhãn môn và tâm nhãn thức biết cảnh qua nhãn môn, những tâm khác của tiến trình đó là tâm tiếp thu, tâm quan sát, tâm phán đoán, những tâm đổng lực và tâm na cảnh, cũng tùy thuộc vào cùng một môn để biết cảnh. Tất cả tâm của tiến trình đó biết cảnh xuyên qua nhãn môn khi mỗi một tâm thực hiện chức năng riêng của chúng. Sau khi cảnh sắc được biết do những tâm này đã diệt, cảnh được biết xuyên qua ý môn.

Tâm phát sanh trong một tiến trình mà nó biết cảnh qua một trong 6 môn là lộ trình tâm (Vìthicitta). Lộ trình tâm được đặt tên sau môn xuyên qua đó mà chúng biết cảnh. Ví dụ tâm biết cảnh xuyên qua nhãn môn được gọi là lộ trình tâm nhãn môn. Tâm biết cảnh xuyên qua nhĩ môn được gọi là lộ trình tâm nhĩ môn. Tâm biết cảnh xuyên qua ý môn được gọi là lộ trình tâm ý môn.

Giữa những tiến trình khác nhau của tâm phải có tâm hộ kiếp. Những tâm hộ kiếp không phải là lộ tâm. Chúng không phải là thành phần của tiến trình tâm biết cảnh mà nhiều lúc suốt cả kiếp sống của chúng ta tiếp xúc với 6 môn. Chúng biết cảnh mà không tùy thuộc vào bất cứ môn nào. Như chúng ta thấy (trong chương 15), tâm tái tục, tâm hộ kiếp và tâm tử trong một kiếp sống biết cùng một cảnh giống như là tâm đổng lực cuối cùng mà nó phát sanh trước tâm tử của kiếp sống quá khứ. Tâm tái tục, tâm hộ kiếp và tâm tử là thoát ly lộ trình tâm (Vìthimuttacitta), như vậy chúng khác với những tâm phát sanh trong tiến trình căn môn và tiến trình ý môn.

Một số tâm thực hiện chức năng của chúng qua chỉ một môn. Ví dụ, hai loại tâm nhĩ thức, chúng có thể là quả thiện hoặc quả bất thiện, chúng chỉ thực hiện chức năng qua nhĩ môn. Một số tâm có thể thực hiện những chức năng qua nhiều căn môn. Tâm tiếp thu thực hiện chức năng tiếp thâu cảnh qua 5 căn môn, nó tùy thuộc vào căn môn tiếp xúc với cảnh. Tâm quan sát thực hiện những chức năng khác nhau qua những căn môn không giống nhau. Nó thực hiện chức năng quan sát cảnh xuyên qua 5 căn môn, và nó có thể thực hiện chức năng na cảnh xuyên qua 6 căn môn [1]. Nó cũng thực hiện những chức năng mà không tùy thuộc vào bất cứ căn môn nào và do đó khi nó thực hiện những chức năng của tái tục, hộ kiếp và tử [2].

Căn môn trong tiến trình tâm là những phương tiện xuyên qua đó mà tâm biết cảnh. Vật (Vathhu) là những yếu tố khác làm duyên cho tâm do bởi vị trí cơ bản của nó. Trong kiếp sống có danh và sắc, tâm không thể phát sanh không lệ thuộc vào thân; môt tâm phát sanh phải có sắc pháp như là vị trí cơ bản của nó. Những tâm như là nhãn thức, nhĩ thức hoặc suy nghĩ không thể phát sanh mà không có thân. Nhãn thức phát sanh ở đâu? Nhãn thức cần mắt như là một vật. Nhãn căn, sắc thần kinh nhãn là vật cho tâm thấy. Vật thì không giống như môn. Mqc dù 5 căn có thể dùng như môn và vật. Môn và vật có những chức năng không giống nhau. Ví dụ sắc thần kinh nhãn có chức năng giống như nhãn môn, phương tiện mà qua đó tâm của tiến trình nhãn môn biết cảnh, và nó cũng là nhãn vật, vị trí cơ bản cho nhãn thức. Sắc này chỉ là vật cho nhãn thức, không phải cho những tâm khác của tiến trình đó. Như vậy vật thì tương đương sắc pháp, nhãn căn dùng giống như môn và vật chỉ cho nhãn thức. Ðối với những tâm khác của tiến trình nhãn môn, chúng có nhãn căn giống như là căn môn, nhưng chúng có vật không giống nhau - sẽ giải thích sau - Nó thì tương tự trong trường hợp ngũ thức khác. Vật dành cho nhĩ thức là nhĩ căn, vật dành cho tỉ thức là tỉ căn, vật dành cho thiệt thức là thiệt căn, vật dành cho thân thức là thân căn. Thân căn có thể phát sanh khắp cả châu thân. Bất cứ thành phần nào của thân thể có cảm giác, có thể là vật dành cho thân thức. Do đó 5 loại sắc thần kinh là những vật của ngũ song thức.

Vật thứ sáu không phải là sắc thần kinh. Ðây là loại sắc pháp là nơi nương nhờ dành cho tất cảtâm ngoại trừ ngũ song thức, như nhãn thức, nhĩ thức...Trong chú giải sắc này được gọi là ý vật [3]. Chúng ta nên biết chức năng của nó, nhưng không cần thiết nhận diện vị trí chính xác của nó. Ý vật thì khác biệt với ý môn. Ý môn là tâm hộ kiếp dứt dòng là tâm hộ kiếp sau cùng, phát sanh trước tâm khán ý môn. Ý vật là sắc pháp chứ không phải là danh pháp.

Khi âm thanh tiếp xúc với nhĩ căn, tâm khán ngũ môn phát sanh có vị trí cơ bản của nó là ý vật, nhưng nhĩ thức có nhĩ căn, sắc thần kinh nhĩ là vật của nó. Tuy nhiên, tất cả những tâm tiếp nối của tiến trình đó có ý vật là vị trí cơ bản của chúng. Tất cả tâm của tiến trình ý môn cũng có ý vật là vi trí cơ bản của chúng.

Tâm tái tục, tâm hộ kiếp và tâm tử như chúng ta biết là thoát ly lộ trình tâm, tâm không phát sanh trong một tiến trình và nó biết cảnh không tùy thuộc vào bất cứ môn nào. Thoát ly lộ trình tâm thì cũng cần thiết trong những cõi có cả danh và sắc, vật. Một kiếp sống mới bắt đầu khi tâm tái tục phát sanh; tuy nhiên không chỉ có danh mà còn phải có sắc nữa. Ý vật là sắc pháp mà sắc pháp là ý vật của tâm tái tục. Cũng như tất cả những tâm hộ kiếp và tâm tử có ý vật như là vật của chúng.

Vật là vị trí cơ bản không chỉ dành cho tâm, mà còn cho cả sở hữu tâm phát sanh cùng với tâm. Như vậy, trừ ra những cõi chỉ có danh mà không có sắc uẩn, khi 4 danh uẩn phát sanh bao gồm có tâm và sở hữu tâm.

Căn trần, tâm và những cảnh do tâm biết chúng có thể đuợc phân chia thành 12 xứ (Thanh tịnh đạo,XV,1-17) [4]. Có sáu nội xứ và sáu ngoại xứ:

Sáu nội xứ

Sáu ngoại xứ

Nhãn căn

Cảnh sắc

Nhĩ căn

Thinh

Tỹ căn

Hương

Thiệt căn

Vị

Thân căn

Xúc

Ý xứ

Pháp xứ

Ý xứ bao gồm tất cả tâm, pháp xứ gồm có những sở hưũ tâm, và sắc tế và Níp bàn. Khi chúng ta thấy, nghe, hoặc suy nghĩ, chúng ta tin rằng có một bản ngã biết cảnh, nhưng trong thực tế có sự liên quan giữa nội xứ và ngoại xứ. Sự phân chia này nhắc nhở chúng ta rằng, tất cả sự hiểu biết của chúng ta đều tùy thuộc vào những nhân duyên. Chúng ta xem trong Thanh tịnh đạo (XV, 15) trong đoạn thuộc về xứ, pháp hữu vi:

... chúng không sanh khởi, chúng không từ đâu mà đến. Trái lại trước khi sanh, chúng không có tự tánh và sau khi diệt, tự tánh của chúng hoàn toàn tan rã . Và chúng sanh khởi không có chủ thể [5] vì chúng hiện hữu tùy thuộc vào nhân duyên...

Lại nữa chúng cần được xem như vô tình, con mắt và sắc không nghĩ rằng: mong nhãn thức sẽ sanh khởi do sự gặp gỡ giữa đôi ta. Với tư cách là căn môn và đối tượng, chúng bất cần đến sự khởi dậy ý thức... Trái lại định luật tuyệt đối là, nhãn thức... khởi lên cùng với sự gặp gỡ của mắt và sắc pháp v.v.. Cho nên chúng được xem như vô tình...

Ðể trở nên quen thuộc với những sự phân tích khác nhau của những sự thật thì thật là hữu ích, giống như sự phân tích do chức năng, cảnh, môn, vật, xứ và những sự phân tích khác, Trong trường hợp trên, chúng ta sẽ có sự hiểu biết rõ ràng hơn về tâm và về những nhân duyên cho sự phát sanh của nó. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng loại hiểu biết này chưa phải là trí tuệ đoạn trừ tham, sân, si. Trong Tương Ưng Bộ Kinh (III, phẩm uẩn, Khandhavagga, Tương ưng về Ràdha, chương I, 4, Sở biến tri) chúng ta xem:

Sàvatthì ...

Thế Tôn nói với tôn giả Ràdha đang ngồi xuống một bên:

Ta sẽ thuyết cho thầy về các pháp cần phải biến tri, sự biến tri và người đã biến tri. Thầy hãy lắng nghe.

Thế Tôn nói như sau: "Và này Ràdha, thế nào là các pháp cần phải biến tri? Này Ràdha, sắc là pháp cần phải biến tri; cũng vậy thọ, tưởng, hành và thức là pháp cần phải biến tri. Này Ràdha, đây là những pháp cần phải biến tri.

Và này Ràdha, thế nào là sự biến tri?

Sự đoạn trừ tham, sự đoạn trừ sân, sự đoạn trừ si, này Ràdha, đây goị là sự biến tri.

Và này Ràdha, thế naò là người đã biến tri? Bậc A la hán cần phải trả lời như vậy. Bậc tôn giả với tên như thế này, với dòng họ như thế kia. Như vậy, này Ràdha, là người đã biến tri.

Ðôi khi Ðức Phật nhắc nhở mọi người về mục đích của giáo pháp trong bài pháp thoại dài hoặc ngắn, nhưng ngài thường nhắc nhở về mục đích tu tập. Mục đích hiểu biết là gì, nếu nó không dẫn đến đoạn trừ phiền não?

CÂU HỎI:

1/- Tâm có thể biết cảnh mà không tùy thuộc vào bất cứ môn nào?
2/- Tâm có thể biết một cảnh xuyên qua bao nhiêu môn?
3/- Tâm khán ngũ môn biết một cảnh xuyên qua bao nhiêu môn?
4/- Tâm khán ý ý môn biết một cảnh xuyên qua bao nhiêu môn?
5/- Tâm nhĩ thức biết một cảnh xuyên qua bao nhiêu môn?
6/- Tâm quan sát thực hiện chức năng quan sát xuyên qua bao nhiêu môn?
7/- Tâm quan sát thực hiện chức năng tái tục có tuỳ thuộc váo môn không?
8/- Có bao nhiêu tâm nương nhờ nhãn vật là vị trí cơ bản?
9/- Thần kinh nhĩ có thể là môn hay vật hoặc cả hai không?
10/- Cái gì là chức năng riêng của môn và vật?

Chú thích:

[1] Xem chương 15.

[2] Xem chương 11, 12 và 15.

[3] Danh từ "ý vật" không tìm thấy trong kinh điển. Bộ Duyên Hệ, cuốn sách thứ 7 của Vi diệu pháp có liên quan với "Y duyên" (Nissayapaccaya) đối với ý vật như “sắc đó” mà nó là nơi nương nhờ cho ý giới và ý thức giới. Những giới này là những tâm ngoại trừ ngũ song thức.

[4] Cũng nên xem bộ Phân Tích, II, phân tích về xứ.Cũng như trong những phần kinh điển khác, bao gồm những baì kinh này, có đề cập đến sự phân loại trên.

[5] Không có bản ngã naò có thể kiểm soát chúng.

 

---o0o---