Đời sống
Ốc Đảo Tự Thân
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema Việt Dịch: Diệu Liên-Lý Thu Linh
25/02/2553 23:27 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ốc Đảo Tự Thân
Phương Pháp Luyện Tâm Thanh Tịnh Theo Phật Giáo
(Be An Island the Buddhist Practice of Inner Peace)
Tác Giả:  Ni Sư Ayya Khema
Việt Dịch: Diệu Liên-Lý Thu Linh


Tâm Bình An

   Hạnh phúc cũng có nghĩa là bình an, thanh tịnh, nhưng thường ít ai nghĩ đến điều đó.  Trái lại trạng thái bình an,thanh tịnh lại bị coi là "nhàm chán" , 'không có gì xảy ra', sự vắng mặt của phát triển, sinh động.  Mà đâu phải bình an, thanh tịnh có mặt ở khắp mọi nơi.   Trạng thái đó rất khó có đưọc, nhưng cũng không mấy ai bỏ công kiếm tìm.  Vì có lẻ sự bình an thanh tịnh tựa như thiếu sức sống, như phủ nhận cái ngã tối thượng của con người.  Chỉ có các hành giả tha thiết với đời sống tâm linh, mới quan tâm, mới tìm kiếm sự bình an, thanh tịnh.

   Bản năng tự nhiên của con người là tìm cách tôn vinh mình, trái ngược với một cực đoan khác là lòng tự ty.  Những kẻ giàu lòng tự cao, thì khó thể tìm đưọc sự bình an.  Lúc nào họ cũng phải tranh hơn thua với mọi người chung quanh: "Ai làm đưọc điều gì, thì tôi cũng làm đưọc tốt hơn như thế".   Nhung khi thấy thực tế không phải là thế, thì đổi lại là: "Bất cứ chuyện gì bạn làm, tôi cũng không thể làm tốt bằng".  Trong cuộc đời, có ai, không có lúc phải thừa nhận rằng có những việc mình phải thua kém người khác, dầu đó là quét đường hay viết sách. 

   Mặc cảm tự tôn hay tự ti, đều không mang lại sự bình an.  Sự phô trương tài năng hay mặc cảm thiếu sót, kém cỏi tài năng, đều khiến lòng ta không yên.  Lúc nào ta cũng cảm thấy phải tìm kiếm, chờ đợi một kết quả nào đó, qua sự tán thưởng khen ngợi hay chê bai của người khác.  Khi bị chê bai, trong ta dường như có cả một cuộc chiến tranh, nhưng với lời khen ngợi, thì ta lại như một kẻ thắng trận.

   Trong chiến tranh, không bao giờ có người chiến thắng, chỉ có những kẻ thất bại.  Không cần biết ai là người phải ký bảng hòa ước trước, cả hai phe đều thua trận.  Cũng thế, nếu bạn cảm thấy mình là người chiến thắng, kẻ mạnh hơn, người hiểu biết hơn, thông minh hơn, bạn cũng không thể tìm đưọc sự bình an, vì chiến tranh và hòa bình không đi đôi với nhau.

   Cuối cùng người ta tự hỏi rằng:  Có ai thực sự muốn tìm sự bình an?  Có ai thực sự tìm đưọc nó không?  Ta cần phải quay vào bên trong, soi rõ tâm mới có thể tìm đưọc câu trã lời.  Hành động tự vấn nầy không phải dể làm.  Đối với nhiều người, dường như có một cánh cổng sắt nặng nề đóng kín cửa ngõ tâm.  Họ không bao giờ biết đưọc điều gì đang xảy ra bên trong họ.   Nhưng tất cả chúng ta đều phải cố gắng tự vấn để xem thật sự mình muốn gì.

   Trong những cơn hoạn nạn, khi chúng ta không thiết gì về mặc cảm tự tôn hay tự ti, những lúc đó chúng ta thực sự chỉ cầu mong đưọc bình an.  Khi lòng xao động hay mặc cảm tự tôn tự ti đã biến mất, thì điều gì sẽ xảy ra?  Có phải lúc đó thực sự chúng ta chỉ mong đưọc bình an?  Hay chúng ta mong đưọc trở thành một nhân vật đặc biệt, một người quan trọng, đáng kính?

   Là một 'nhân vật' thì sẽ chẳng bao giờ có bình an.  Có một giai thoại thú vị về cây xoài như sau.  Một vị vua khi cưỡi ngựa qua rừng, Ngài đã trông thấy một cây xoài trĩu quả.  Ngài ra lệnh cho quân hầu: "Tối nay hãy trở lại đây hái tất cả xoài đó cho ta".  Quân lính ra đi và trở về tay không.  Họ thưa: "Tâu Bệ hạ, tất cả mọi quả xoài trên cây đều đã bị hái, chẳng còn gì trên cây cả".  Nhà vua cho rằng quân hầu lười biếng đã chẳng muốn trở lại khu rừng kia, nên Ngài tự thân hành cưỡi ngựa trở lại đó.  Và nhà vua đã thấy thay vì một cây xoài tươi đẹp trĩu quả, giờ chỉ là một thân cây xác xơ đến tội.  Người ta đã bẻ cả các cành cây để hái quả.  Khi nhà vua dong ngựa đi xa hơn tí nữa, ngài đã gặp một cây xoài khác xanh tươi đẹp đẻ với lá cành xum xê, nhưng không có quả trái gì trên cành.  Chẳng có ai đến gần cây xoài nầy.  Vì không có trái, nên cây xoài đưọc yên thân.  Trở về cung điện, nhà vua trao áo mũ, ngai vàng lại cho các quan thần và nói: "Các người hãy gìn giữ quốc gia nầy, còn ta, ta sẽ vào sống ẩn dật trong rừng kia".

   Khi ta không là ai cả, và không có gì cả, ta sẽ không sợ bị tấn công, mất mát, ta sẽ có đưọc sự bình an.  Cây xoài trĩu quả không có đưọc một phút yên ổn, vì ai cũng muốn hái đưọc quả của nó.  Vì thế, nếu thật sự muốn đưọc bình an, hãy không là ai cả.  Không phải người quan trọng, cũng không thông minh, đẹp đẻ, nổi tiếng hay giữ chức quyền gì cả.  Mà hãy là người khiêm tốn, ít phô trương, không có nhiều cá tính càng tốt.  Hãy nhớ cây xoài không trái đã đưọc đứng bình yên, đưọc giữ lại những cành lá xanh tươi của mình để tỏa bóng mát cho người.  Không là ai cả, không có nghĩa là không làm gì cả.  Chúng ta vẫn hành động nhưng không phô trương tự ngã, không mong muốn lợi lộc.  Cây xoài cho bóng mát, chỉ lặng lẻ tỏa bóng mát, đâu có cần ai biết đến.  Đó là một đức tính rất cần thiết cho tâm tĩnh lặng.  Nhưng khó có đưọc, vì phần đông chúng ta hoặc ở cực đoan nầy hoặc ở cực đoan khác, hoặc không làm gì cả, với ý nghỉ rằng: "Không có tôi, xem họ xoay sở thế nào", hoặc phải nắm quyền lãnh đạo, phát biểu ý kiến nầy nọ.

   Là một ai đó, có vẻ quan trọng và đã ăn sâu trong suy nghỉ của ta hơn là có đưọc sự bình an.   Vì thế ta cần phải quán sát tâm cẩn thận để biết thật sự ta tìm kiếm điều gì.  Ta mong mỏi điều gì trong cuộc sống?  Nếu chúng ta muốn làm người quan trọng, muốn đưọc kính trọng, mến yêu, thì cũng phải biết chấp nhận cái giá phải trả.  Mọi việc đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó, giống như mặt trời thì có bóng.  Nếu muốn đưọc cái nầy, thì phải chấp nhận cái kia, đừng than thở.  

   Nếu chúng ta thực sự muốn tâm đưọc bình an, muốn có nội lực vững chãi, thì chúng ta phải từ bỏ ý muốn trở thành một nhân vật, một ai đó.  Nhưng không phải vì thế mà ta phải đánh mất thân tâm, cái ta mất là lòng ham muốn chứng tỏ sự quan trọng, sự cao siêu của con người đặc biệt mà ta gọi là "cái tôi'.

   Tất cả mọi người đều tự coi mình là quan trọng.  Nhưng trên trái đất nầy, có hàng tỉ con người khác, vậy thì có ai là người nghỉ đến chúng ta?  Hãy thử đếm xem.  Sáu hay tám, hay mười hai, mười lăm trong những con số tỉ nầy.  Có lẻ chúng ta đã phóng đại quá tầm quan trọng của cá nhân mình.  Hiểu đưọc như thế, sẽ giúp ta thấy cuộc đời dể sống hơn.

   Muốn đưọc là ai đó rất nguy hiểm.  Giống như chơi với lửa, sẽ không tránh khỏi bị phỏng tay.  Người khác không phải lúc nào cũng ủng hộ ta.  Có người đã thành công trong việc trở thành một ai đó, ví dụ những nguyên thủ quốc gia, nhưng họ đã phải nhờ đến các chiến sĩ bảo vệ, vì mạng sống của họ luôn bị đe dọa.

   Giữa bao nhiêu thứ trên đời -tha nhân, cầm thú, vật dụng thiên nhiên hay nhân tạo- chỉ có một thứ ta làm chủ đưọc đó là tâm của ta.  Nếu bạn thật sự muốn trở thành ai đó, hãy trở thành con người hiếm có là người có thể làm chủ tâm mình.  Trở thành một người như thế không chỉ là đặc biệt mà còn mang đến cho ta nhiều lợi lộc nhất.  Một người như thế sẽ không thể rơi vào bẫy của tội lỗi, cấu uế.

   Có câu chuyện về Ngài Achaan Cha, một vị lão thiền sư  nổi tiếng ở miến đông bắc Thái Lan.  Có lần Ngài bị phê bình là chứa chất nhiều sân hận.  Ngài Achaan Cha đã trã lời: "Cũng có thể đúng, nhưng tôi ít xử dụng chúng lắm".  Một câu trã lời như thế phải xuất phát từ một con người hiểu rất rõ về cá tính của mình.  Đó là một người không để cho lời nói, ý nghĩ, hành động của mình trở nên bất thiện.  Một người như thế mới đúng là một nhân vật, một ai đó.   Ngài không cần phải chứng tỏ, hay thanh minh với ai, nếu không muốn nói là Ngài không cần phải chứng minh điều gì, vì điều đó đã quá rõ ràng.  Ngài chỉ có một ước muốn không di dịch, đó là tâm bình an.

   Khi chúng ta đặt sự bình an của tâm lên hàng đầu, làm điều tâm huyết, thì tất cả mọi ý nghĩ, lời nói hay hành động, đều hướng về đó.  Tất cả những gì không đem lại sự bình an cho tâm đều bị hủy bỏ.  Tuy nhiên ta đừng lầm lẫn điều nầy với việc lúc nào cũng phải là người đúng, là lẽ phải.  Có thể người khác sẽ không đồng ý với ta.  Nhung tâm bình an là của riêng ta.  Ta sẽ đạt đưọc điều đó, nếu ta cố gắng tu tập.


Chiến Tranh Và Hòa Bình |^|

 Chiến Tranh Và Hòa Bình -thiên sử ca của nhân loại- là tất cả những gì chứa trong các sử sách, vì đó cũng là những gì đưọc chứa chất trong lòng ta.

   Nếu bạn đã từng đọc qua Don Quixote, bạn sẽ nhớ rằng anh ta chỉ chiến đấu với các chiếc cối xay gió, với những kẻ thù tưởng tượng của mình.  Don Quixote tự cho rằng mình là một chiến sĩ tài giỏi.  Anh ta tưởng tượng rằng kẻ thù là những chiếc cối xay gió mà anh đi qua, và quay ra đánh nhau với chúng.  Đó cũng chính là những gì đang xảy ra trong nội tâm ta, và cũng vì thế mà câu truyện nầy đã đưọc lưu truyền mãi sau nầy.   Đó là câu chuyện của chính chúng ta.  Các nhà văn, nhà thơ luôn tìm cách thể hiện những cá tính của con người.  Nhưng ta nào có lắng nghe, vì có ai muốn nghe những sự thật không tốt đẹp về mình.  Chính ta phải tự khám phá ra sự thật đó thôi, nhưng cũng không mấy ai làm đưọc điều đó.

   Chiến đấu với cối xay gió, có nghĩa là gì?  Nghĩa là chúng ta đấu tranh với những gì không quan trọng hay không thực có, chỉ là những kẻ thù, những chiến trận trong tưởng tượng -những chuyện vụn vặt mà ta tự biến thành quan trọng, và giữ mãi trong lòng.  Ta tự nhủ: "Tôi không thể chịu đựng nỗi", thế là ta phải phản kháng; "Tôi không ưa hắn", thế là một cuộc chiến tranh xảy ra; "Tôi bất mãn", thế là một cuộc chiến sôi sục khởi lên trong lòng ta.  Trong lúc chúng ta cũng chưa thực hiểu mình không vừa lòng với điều gì.  Thời tiết? Món ăn? Tha nhân? Công việc? Thú vui? Nơi chốn? Có lẻ là bất cứ lý do gì cũng đưọc.  Tại sao điều đó lại xảy ra cho ta?  Tất cả là vì chúng ta không muốn buông xả để trở thành con người thật sự của mình, đó là không là gì cả.  Nhưng có ai muốn làm thế đâu.

   Ai cũng muốn mình phải là người quan trọng, người hiểu biết, người có ý kiến quan điểm thế nầy, thế nọ, dầu tất cả cũng chỉ giống như chàng Don Quixote với những chiếc cối xay gió.  Chúng ta đôi khi còn khăng khăng đeo bám cả những tà kiến, chỉ vì điều đó khẳng định đưọc một cái 'tôi' to lớn.  Chúng ta nghĩ rằng không là ai cả, không có gì cả, thì cuộc đời đáng buồn biết bao.   Đâu biết rằng, khi đã tự khám phá ra sự thật, ta sẽ thấy rằng làm đưọc như thế, ta cảm thấy hạnh phúc, tự do biết bao.   Nhưng chỉ vì chúng ta sợ bị những chiếc cối xay gió tấn công, chúng ta đã chẳng muốn buông bỏ những ảo tưởng của mình.

   Tại sao chúng ta khó tìm đưọc cuộc sống bình an trong đời?  Thưa, vì không ai muốn buông bỏ khí giới cả.  Không có đất nước nào sẳn sàng ký hiệp ước buông bỏ vũ khí hoàn toàn.   Ai cũng trách cứ sự kiện đó, nhưng chúng ta có tự xét lại xem chính mình có buông bỏ vũ khí chưa?  Nếu chính chúng ta còn chưa thể làm đưọc, trách gì ai?  Không ai muốn làm người đầu tiên buông bỏ vũ khí, vì sợ bị người khác tấn công.   Có vậy, thì đã sao?  Nếu không có cái ngã, làm gì có sự chinh phục?   Làm gì có sự chiến thắng trước cái vô ngã?  Hãy để những ai thích gây chiến, thắng cuộc, việc quan trọng là ta có đưọc tâm bình an.

   Ở bên ngoài ta nhận biết chiến tranh vì sự bạo động, hung hãn, tàn sát lẫn nhau.  Nhưng làm sao ta nhận biết chiến cuộc trong lòng ta?  Mổi chúng ta chứa một kho vũ khí bên trong: đó là lòng sân hận, oán thù, tham ái.  Chúng ta tự làm tổn thương mình bằng chính những vũ khí đó.  Bằng cớ là ta khó tìm đưọc sự bình an trong nội tâm.   Đôi khi ai đó đến gần ta, trong tầm đạn và cũng bị thương tổn; đôi khi một trái bom nào đó nổ bên trong ta, tạo ra bao điêu tàn.

   Chúng ta hãy cứ tự xét lại xem ta có thực sự cảm thấy trong lòng bình an, vui vẻ không.  Thiếu vắng niềm vui ở nội tâm, nhiều người tìm kiếm chúng ở bên ngoài.  Đó là lý do dẫn tới chiến tranh.  Lúc nào cũng là do lỗi của nước khác, hoặc nếu không tìm ra lỗi, thì đổ cho nhu cầu phải mở mang, nhu cầu phải có đất đai để trị vì.  Đối với cá nhân, thì người ta đi tìm kiếm thêm thú tiêu khiển, thêm các trò vui, những sự hưởng thụ.  Nếu không tìm đưọc mục tiêu để đổ lổi, thì ta tin rằng đó là những nhu cầu không đưọc thõa mãn.

   Rất ít người trong chúng ta biết rằng những chiếc cối xay gió ta đang chạy đuổi theo chỉ là ảo ảnh, chúng sẽ tan biến đi ngay nếu ta không dung dưỡng cho chúng thêm sức mạnh, thêm quan trọng.  Rằng ta có thể mở rộng lòng khoan dung, không sợ hãi, dần dần buông bỏ, bớt chấp chặt vào quan điểm, ý kiến, thói quen, hành động.  Khi tất cả những thứ đó đã phai nhạt, ta còn lại gì?  Một không gian rộng lớn tràn đầy để ta có thể chứa đựng những gì ta muốn có.  Nếu khôn ngoan, ta sẽ chứa đựng trong đó những từ bi hỉ xả.  Vậy là ta sẽ không còn gì phải tranh đấu nữa.   Chỉ còn có niềm vui và an bình.   Những điều đó ta không thể tìm kiếm ở thế giới bên ngoài.  Tất cả đều phải đưọc bắt đầu từ bên trong nội tâm chúng ta và lan tỏa ra ngoài.  Không thể có trường hợp ngược lại.  Nếu ta không hiểu rõ điều đó, ta sẽ mãi còn lang thang trên đường viễn chinh.

   Hãy tưởng tượng ra những ngày tháng của các cuộc viễn chinh thập tự! Đã có bao hiệp sĩ đổ hết cả của cải vào việc trang bị cho mình những vũ khí tối tân nhất, sắm sửa những chiến mã và quân lính thiện chiến nhất, để rao truyền tôn giáo đến những kẻ vô đạo.  Có nhiều người đã bỏ mình ngoài chiến trận hay vì kiệt sức, những người còn lại, dầu có đặt chân đưọc đến đất thánh, cũng không mang lại kết quả gì, ngoài mầm móng chiến tranh.  Ngày nay, nhìn lại, ta thấy những việc làm đó thật là điên rồ, nực cười.

   Vậy mà ta cũng làm như thế ngay trong cuộc sống của mình.  Thí dụ, nếu có ai đọc lại những dòng nhật ký của mình, viết về những thất vọng, khổ đau của chính mình trong vài ba năm trước, giờ hẳn cũng thấy tự buồn cười.  Chúng ta không thể nhớ tại sao lúc đó chúng lại quan trọng đến thế.  Nhưng chúng ta vẫn không ngừng làm những việc ngốc nghếch đó đối với bao chuyện vụn vặt hằng ngày, chúng ta vẫn đổ bao sức lực cố gắng để uốn nắn mọi thứ theo ý muốn của mình.  Nếu ta có thể bỏ qua tất cả các tâm hành đó để dốc sức vào những việc thật sự quan trọng không tốt hơn sao?  Chỉ có một điều quan trọng đối với tất cả mọi chúng sanh, đó là tâm bình an, hạnh phúc.  Đó là thứ không thể mua, không thể kiếm tìm hay ban tặng.   Ramana Maharshi, một vị thánh ở miền nam Aán độ, đã nói: "Không phải ai sinh ra cũng đưọc bình an, hạnh phúc.  Muốn đưọc như thế, con người cần phải nỗ lực kiên trì".

   Nhiều người lầm tưởng rằng bình an, hạnh phúc đồng nghĩa với không phải làm gì, không đeo gánh trách nhiệm hay bổn phận gì, và luôn có người chăm sóc mình.  Đó là lười biếng.  Trong khi muốn đạt đưọc sự bình an, hạnh phúc chúng ta phải nỗ lực chuyển hóa nội tâm không ngừng nghỉ.  Chúng ta sẽ không có đưọc sự bình an, hạnh phúc bằng cách tích lủy thêm của cải, tài sản, mà phải bớt lòng tham muốn, để tâm thêm trống trải cho đến ngày tất cả chỉ còn lại là một không gian tràn đầy để hạnh phúc, bình an có thể ngự trị nơi đó.  Khi trái tim ta còn đầy cái yêu, cái ghét, thi còn chỗ nào cho bình an, hạnh phúc len vào?

   Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ ở đâu, lúc nào, ta cũng có thể tìm đưọc sự bình an cho tâm hồn, nhưng phải bằng chính nỗ lực nội tâm, chứ không phải bằng sự trốn tránh.  Thế giới bên ngoài có đủ trò để chúng ta tiêu khiển, các sắc dục, đầy quyển rủ.   Càng bám víu vào những thứ đó, tâm ta càng xao lãng, ta càng ít có cơ hội để nhận nhìn ra những khổ đau của chính ta.  Nếu có thì giờ và cơ hội để soi rọi lại nội tâm, ta sẽ nhận thấy một thực tại nội tâm hoàn toàn khác với những gì chúng ta tưởng tượng.  Đa số không dám chấp nhận sự thật đó - họ lảng nhìn nơi khác.  Khổ đau không phải là do lỗi của ai tạo ra.  Chỉ có biết buông xả là phương cách chữa trị khổ đau hữu hiệu nhất.  Điều đó quá đơn giản, khiến ít ai tin tưởng để làm theo.

   Có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về một cái bẫy khỉ ở Á châu -đó là một cái hộc bằng gổ có khe hở nhỏ, bên trong đựng kẹo.  Khi con khỉ muốn lấy kẹo, phải bỏ tay vào cửa nhỏ để lấy.  Khi tay đã đầy kẹo, khỉ không thể rút tay ra, thế là khỉ bị mắc kẹt đó, cho đến khi gã thợ săn đến bắt đi.  Con khỉ không ngờ rằng, để thoát đưọc khỏi cái bẫy, nó chỉ cần thả tay không, bỏ kẹo ra.

   Cuộc đời ta cũng như thế.   Ta bị dính mắc vào đó, vì ta muốn hưởng những vị ngon ngọt của cuộc đời.  Không biết buông bỏ, ta vướng mắc vào cái vòng lên xuống của hạnh phúc và khổ đau, hy vọng và thất vọng.  Chúng ta chưa biết tự giải thoát mình bằng cách buông xả; ngược lại chúng ta còn phản kháng, chống cự, nếu có ai buông lời khuyên như thế.   Dầu rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chỉ có sự bình an, hạnh phúc trong một tâm hồn tự tại mới là điều đáng quý nhất trong đời.

   Có một câu chuyện kể rất hay về Nazrudin, lão phù thủy, có tài kể chuyện kỳ quặc.  Chuyện rằng, có lần ông sai đệ tử ra chợ mua một bịch ớt.  Người đệ tử làm theo ý ông, mang về bịch ớt cho Nazrudin.  Oâng cầm ớt lên ăn, hết trái nầy qua trái nọ.  Chẳng bao lâu, mặt ông bắt đầu đỏ lên, nước mắt, nước mũi chảy ra ròng ròng, ho sặc sụa.  Người đệ tử đầy kinh hoàng, nhìn sư phụ mình, sau đó thưa: "Bạch thầy, mặt thầy đã đỏ, nước mắt, nước mũi thế kia, lại sặc sụa.  Sao thầy không ngừng ăn ớt?"  Nazrudin trã lời: "Vì ta đang chờ đợi một viên kẹo".

   Đúng là bài học của những trái ớt!  Chúng ta cũng thế, chỉ biết chờ đợi một điều gì đó, một nơi nào đó, sẽ mang đến cho ta sự bình an, hạnh phúc.  Còn trước mắt thì chỉ có khổ đau.  Nước mắt, nước mũi chúng ta cũng đang ràn rụa, nhưng chúng ta không muốn bỏ qua những ảo tưởng của mình.  Chúng ta chờ đợi vị ngọt ở dưới đáy bịch ớt chăng?  Nếu chỉ suy tưởng, đọc hay nghe về những điều nầy, tất cả đều chẳng lợi ích gì:  chúng ta phải tích cực soi rọi, quán sát lại lòng mình để tìm ra thực tại nội tâm của mình.  Tâm ta càng có nhiều ham muốn, tham ái, thì cuộc đời ta càng có lắm khổ đau.

   Tại sao lại phải chạy đuổi theo những chiếc cối xay gió đó?  Chúng ta đã tự tạo ra chúng, thì cũng phải chính ta hủy diệt chúng.   Biết đưọc trái tim ta vướng vấn những gì, cũng đem lại cho ta nhiều lợi ích.  Ta sẽ thấy tất cả chỉ là những cảm thọ, hết lớp nầy đến lớp khác, xô đuổi nhau.  Nhưng thay vì tìm lý do để biện minh cho chúng, ta cần phải biết rằng chính chúng tạo nên những cuộc chiến tranh ở trên đời.  Hãy buông bỏ khí giới, thì sự giải trừ quân bị sẽ trở thành hiện thực. 


Nhiều Giọt Nước Sẽ Làm Đầy Hồ |^|

    Chánh tinh tấn trong Bát Chánh đạo, rất quan trọng trong các hoạt động đời thường cũng như trong sự thực tập cho đời sống tâm linh.  Nhưng ta thường hiểu sai về chánh tinh tấn, gây ra nhiều trở ngại.  Phần đông chúng ta ở một thái cực khác là quá ít tinh tấn.

   Chánh tinh tấn có nghĩa là dốc hết cả thân tâm vào việc gì.  Mổi chúng ta đều có những khả năng khác nhau, nên chỉ có ta mới biết rỏ khả năng hoàn thiện nhất của mình.  Mổi tối, trước khi vào giường, ta hãy ôn lại những việc xảy ra trong ngày, và tự hỏi mình: Hôm nay, làm việc ấy, tôi đã có cố gắng chưa?  Đã cố gắng hết sức mình hay chỉ làm cho có lệ?  Hôm nay tôi đã tự kỷ luật mình, khe khắc hơn hôm qua không?  Tôi có cố gắng dậy sớm hơn thường lệ vài phút không?  Đã cố học thêm hai câu kệ?  Đã cố ngồi yên hay quán tưởng lâu hơn không?  Hôm nay tôi đã cố gắng giảm bớt những ý nghĩ bất thiện không?  Chúng ta không cần phải hỏi ai là những cố gắng của mình có đúng không.  Tự chính ta phải biết rõ điều đó.

   Nhiều giọt nước làm đầy hồ, cũng như cuộc đời là những chuổi sự cố nhỏ.  Những biến cố trọng đại chỉ xảy ra một đôi lần trong đời, nhưng có bao nhiêu việc nhỏ vẫn xảy ra sớm tối mổi ngày.  Sự nổ lực của ta cũng giống như những giọt nước làm đầy hồ: rất nhỏ nhoi nhưng mổi ngày lại hơn hôm qua một ít.  Dần dần hồ nước sẽ đầy.  Sẽ có ngày với nỗ lực cuối cùng, ta có thể hoàn toàn buông bỏ các ảo tưởng về ngã.  Nhưng điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra, nếu mỗi ngày ta không cố gắng thêm chút ít, dù cái thêm đó rất nhỏ nhoi.

   Chúng ta rất thích tìm kiếm các lạc thọ, luôn đòi hỏi sự thoải mái.  Trái lại khi phải nổ lực, cố gắng hơn ta không thấy thoải mái.  Lo lắng làm sao để đưọc thoải mái không đem lại điều gì lợi ích. Không quan trọng gì cả.  Ngược lại, nó làm giảm lòng tinh tấn của ta.  Nếu thỉnh thoảng, ta không biết hy sinh những sự thoải mái, tiện nghi của riêng cá nhân mình, dần dần ta sẽ đánh mất hết mọi cảm hứùng, không còn động cơ thúc đẩy ta hành động nữa.  Nếu không bao giờ ta muốn vượt lên giới hạn của mình, cuối cùng ta sẽ đánh mất mục đích, và chỉ muốn đi tìm sự tiện nghi.  Tuột dốc bao giờ cũng dể hơn trèo lên cao.  Luật tỉ trọng không chỉ chi phối thân mà cả tâm ta nữa.

   Sự nỗ lực, dù nhỏ, cũng mang đến cho ta niềm vui lớn.  Hãy thử nhớ lại một ngày mà ta bằng lòng với mọi thứ, chẳng phải cố gắng gì, với một ngày ta đã có những nổ lực và đã thành công.   Không nên để một ngày trôi qua mà không quán xét lại.  Nếu không, làm sao ta có thể biết đưọc gì là quan trọng và gì là không?

   Chỉ có giây phút ngắn ngủi nầy hiện hữu, và đó là hiện tại.  Còn tương lai chỉ là cái bóng của trí tưởng tượng.   Vì khi tương lai xảy ra, nó trở thành hiện tại.  Tương lai chẳng bao giờ xảy ra như ta mong muốn vì người tưởng tượng ra nó và người thực sự kinh nghiệm nó, không phải là một.  Vẽ vời với tương lai hay đắm chìm trong quá khứ, đều là những việc làm mất thời gian.  Quá khứ đã qua rồi không trở lại.  Nếu ta đã lầm lở trong quá khứ, thì hãy học từ kinh nghiệm đó mà không tái phạm -có lẻ đó là sự hồi tưởng đáng làm nhất. 

   Chúng ta chỉ có thể sống ngay giờ phút hiện tại.  Khi bắt đầu một ngày, giống như ta có cả cuộc đời trước mặt.   Mổi buổi sáng, chúng ta như vừa đưọc tái sinh, tươi trẻ, sáng suốt, và qua suốt một ngày, chúng ta sống với đủ thứ loại tình cảm trong đời -yêu, ghét, lo lắng, phiền não, sợ hãi, nhẫn nhục, bi thương.  Tất cả mọi thứ đó xảy ra chỉ trong một ngày, và nếu trong ngày đó ta không nỗ lực để làm gì cả, thì ta phung phí thời gian biết bao.  Nếu để tất cả thành thói quen như thế, dẫn đến sự phung phí cả một kiếp con người quí báu.

   Theo lời Đức Phật dạy, cõi Người là cõi thích hợp nhất để đạt Giác Ngộ.   Ở cõi nầy, có khổ đau để  nhắc nhở con người tu tập, nhưng cũng có cả các dục lạc (sukkha) làm cân bằng cuộc sống.  Nhưng các dục lạc cũng dể đưa con người đến những suy nghĩ sai lầm, như nếu khéo xoay sở, họ có thể đi từ lạc thú nầy đến niềm vui khác mà không phải nếm trãi khổ đau.  Đó là tà kiếân.  Dầu gì, đây cũng là cõi thích hợp nhất để đạt đưọc Giác Ngộ tâm linh, vì tâm chúng ta có thể được giải thoát khỏi mọi cấu uế.  Nhưng nếu không có sự tinh tấn, nỗ lực thì điều đó khó thể xảy ra.

   Đôi khi có những nỗ lực làm kiệt sức con người nhưng lại không đúng, vì quá chấp vào kết quả.  Mong cầu đạt đưọc kết quả đem đến sự lo âu, căng thẳng, khiến ta bị nhức dầu, đau lưng, lo âu và trạo cữ.  Lòng mong muốn thường dẩn đến thất vọng.  Nếu trong đầu ta, lúc nào cũng nghĩ đến kết quả, ta sẽ không chú tâm vào công việc đang làm.  Nhưng nều ta buông bỏ, không để ý đến những gì ta sẽ đạt đưọc, mà dốc toàn tâm toàn tri vào công việc phải làm, nỗ lực không ngừng thì ta sẽ dể thành công mà không tạo ra căng thẳng.

   Nhiều người bị nhức đầu lúc ngồi thiền, liền kết luận rằng ngồi thiền không tốt.  Nhưng họ quên nghĩ rằng có thể do họ nỗ lực không đúng chổ.  Có thể do sự quá mong cầu đưọc định, khiến họ không thoải mái, và không đạt đưọc tiến bộ nào trong thiền định.

   Sự nỗ lực có phần thưởng của riêng nó: lòng vui mừng vì mình đã có cố gắng, và điều đó đem lại cho tâm thêm sức mạnh.  Như chúng ta biết, khi luyện tập thân thể, ta vận động cơ bắp, tập cho thân thể chống lại mỏi mệt, kết quả là ta có niềm vui vì đã có thể thực hiện đưọc những việc khó thực hiện.  Đối với tâm cũng thế.  Ta vận động tâm, bằng cách bắt nó phải nỗ lực thêm từng chút mỗi ngày, và nếu cứ tiếp tục như thế, tâm ta sẽ luôn vững mạnh.  Nếu ta buông thả sau đó, thì tâm như một sợi dây thun, lại rút về chỗ cũ.  Nhưng nếu cứ tiếp tục thực tập, sẽ có ngày tâm sẽ không đàn hồi nữa.  Nó trở thành mềm nhuyễn, dể điều phục, độ lượng và bắt đầu có thể nhìn thấu suốt, bao trùm các kinh nghiệm vũ trụ, hơn là chỉ chăm chăm chấp vào cái không gian nhỏ bé mà mỗi cá nhân của chúng ta chiếm hữu.

   Nỗ lực phải kiên trì, và không đưọc thay đổi ngày thì quá sức, ngày thì không làm gì cả.  Thiếu sự kiên trì, dể khiến ta nản lòng, chán nản, thương thân.  Kiên trì nỗ lực -ngày qua ngày, phút nầy qua phút khác, và tự xét lại mỗi ngày xem minh có tiến bộ hơn ngày hôm trước không- làm đưọc như thế mang đến cho ta niềm vui.  Nếu chúng ta học một vài chữ mỗi ngày, dần dần ta sẽ thuộc cả bài kinh tụng.  Một phút thiền định mỗi ngày kết quả đưọc một giờ thiền định trong hai  tháng.

   Trở ngại chính là lòng tham muốn lạc thọ, nhất là dục lạc.  Các cảm thọ nầy lúc có, lúc không.  Căn bản là có ba loại cảm thọ: vui, khổ và không vui, không khổ.  (Dầu không vui, không khổ, nhưng cảm thọ nầy cũng nghiêng về lạc thọ, vì nó không khiến ta đau khổ).  Bản năng sinh tồn khiến ta bám víu vào các lạc thọ và xa lánh, trốn tránh khổ thọ.   Nhưng vì không thể kéo dài các lạc thọ, lòng ham muốn khiến ta bận rộn đuổi tìm chúng suốt cuộc đời, và đó là lý do dẫn ta trong luân hồi sinh tử.  Đó là một cuộc kiếm tìm vô vọng, vì thế nếu ta càng sớm nhận biết điều đó, để buông bỏ, ta càng sớm có thể tự hào nói rằng mình đang sống theo chánh pháp. 

   Qua những nỗ lực không ngừng, ta cảm thấy mạnh mẽ hơn và cảm nhận đưọc những niềm vui trong nội tâm vì biết rằng mình đã dốc hết sức lực vào việc tìm kiếm Giác Ngộ giải thoát.  Không có gì so sánh đưọc với chúng trong đời nầy.  Tất cả những thứ khác ta làm chỉ vì mục đích sinh tồn, dầu có cần thiết, nhưng không đem lại niềm vui.

   Dầu làm gì, viết sách hay gọt một củ cà-rốt, điều quan trọng là chúng ta đã thực hiện chúng như thế nào.  Đa số cho rằng viết sách thì quan trọng hơn gọt rau củ nhiều.  Nhưng bất cứ khi nào chúng ta hành động với tất cả tâm chánh niệm, không mong cầu kết quả -điều nầy dể làm với củ cà rốt hơn là viết quyển sách- là chúng ta đã hành động theo lời dạy của Đức Phật.  Đó không phải là Tôi đang làm gì đó, chỉ là có những việc cần đưọc thực hiện.   Đó là một mẫu mực đo lường hữu ích đối với tất cả mọi việc.  Một khi có 'cái tôi' bước vào sân khấu là có chuyện, là tạo nên bao sóng gió cảm xúc, khiến tâm khó có thể bình an, tĩnh lặng.

   Nếu chúng ta quán sát các hành động của mình, ta sẽ nhận thấy tất cả là do thói quen.  Thói quen tạo nên bởi bản năng, bởi tham ái, và cũng bởi lòng tin khó lay chuyển vào cái tôi của mình.  Nhiều người ảo tưởng rằng họ làm chủ cuộc đời của họ, vì họ có tư duy và tâm trí họ sáng suốt.  Thực ra tất cả chỉ là những phản ứng.  Nếu chúng ta thực sự làm chủ, như một vị A-la-hán, thì chúng ta đã chẳng bao giờ thấy đau khổ, lo lắng, sợ hãi hay tức giận.  Nếu tự ý, tự chủ hành động như thế thì thật là ngu si.

   Khi chúng ta trở nên tỉnh giác hơn, ta sẽ nhận thức rằng các phản ứng của ta là tự phát, tự khởi, không vì lý do gì cả.  Những khám phá nầy sẽ khiến ta ngạc nhiên về chính mình, và nhất định ta sẽ không để chúng tiếp tục xảy ra.

   Sự tỉnh giác nầy đòi hỏi ta phải nỗ lực mổi ngày, cố gắng từng phút giây, làm sao để hôm nay phải nhích hơn hôm qua một ít.  Dần dần cả ngày là một chuổi nỗ lực đáng tán thán, chứ không phải là những bổn phận bó buộc.  Một khi ta cảm thấy hưng phấn, ta sẽ đi tới giống như chiếc xe bao ngày bị ngưng trệ lại lăn bánh đi tới.  Làm sao để nó không bị ngưng trệ nữa, đó mới là điều khó, nhưng một khi bánh xe đã bắt đầu lăn, thì tốc độ sẽ đẩy nó tới mãi.  Động cơ thúc đẩy phải đến từ bên trong, và nếu chúng ta có tri giác, chúng ta sẽ tự nhủ là :"Tôi thành tâm muốn đưọc giải thoát khỏi khổ đau", chứ không phải là "Tôi cầu luôn được sung sướng".   Cầu như thế sẽ không bao giờ đưọc toại nguyện, vì làm sao lúc nào cũng đưọc sung sướng, và chỉ ý mong cầu đưọc sự tiện nghi, dể dải cũng đã làm nhục ý chí phấn đấu của ta.  Muốn đưọc giải thoát khỏi khổ đau, đòi hỏi ta phải nhận ra đưọc điều đó và thay đổi.  Những điều nầy đem lại cho ta niềm vui vì ta tự biết mình đang chiến đấu cho những lý tưởng cao đẹp nhất.

   Nếu chúng ta suy nghĩ, hành động, nói năng với tâm chánh niệm, luôn chú tâm đến thân và tâm, đó là chúng ta tự củng cố thêm sự hành thiền của mình, bắt đầu thấu hiểu đưọc các ảo tưởng về mình.  Chúng ta bắt đầu hiểu đưọc các hành động mà không có người hành động.  Chỉ có hành động là đáng kể -động lực chân chính của ta- chứ không phải là các kết quả. 

   Khi chúng ta biết tự hỏi mình: "Tại sao tôi đau khổ?  Điều gì đã làm tôi thất vọng?" chứ không vội vàng phản ứng, thì mổi ngày đều là một ngày vui sống.   Nếu không, ta đã suy nghĩ sai.  Mổi ngày là để làm mọi nỗ lực chiến thắng cái ngã.   Nóng hay lạnh, ướt hay khô, ngon hay dở- không có gì khác.  Tất cả mọi nỗ lực đều dồn cho một mục đích: hiếu thấu đưọc các ảo tưởng vể một người chủ của thân và tâm.

   Mổi chúng ta phải tự đánh giá sự tinh tấn của chính mình.  Chúng ta không thể bảo với người khác rằng: 'Anh không nỗ lực đủ' hay "Anh đã cố gắng nhiều rồi".  Tất cả chúng ta đều có những khả năng, khuynh hướng, những trở ngại, nhân quả khác nhau, nhưng ta cần phát huy các khả năng tối ưu của mình.  Thường con người chưa xử dụng hết các nỗ lực của mình.

   Các khía cạnh tâm và sinh lý của chúng ta gắn bó với nhau.  Thí dụ, để tọa thiền, ta ngồi xuống, là một động tác của thân để củng cốù cho các nỗ lực tinh thần của ta.  Chánh niệm gắn bó thân và tâm với nhau.  Vì có thân và tâm, ta thường ảo tưởng rằng chúng là 'ta'.  Tuy nhiên khi chúng ta nhận thức đưọc rằng 'cái ngã' là nguyên nhân của khổ đau, ta sẽ thất vọng về sự có mặt của nó, và sẽ không muốn bám víu vào nó.   "Cái tôi' đó luôn suy tư, luôn tạo ra các cảm thọ, làm xáo trộn tâm ta.

   Bớt tôn vinh 'cái tôi' là bước đầu đưa đến sự buông xả ngã chấp, là một nỗ lực lớn.  Chỉ cần có nỗ lực thôi, ta cũng đã trên đường tiến tới mục đích đó.  Khi nào ta dồn hết tâm sức vào việc thiện, 'cái tôi' thường phải cúi đầu.

   Hãy nhớ mỗi tối kiểm tra lại ta đã sống như thế nào trong ngày hôm đó.  Chúng ta có nỗ lực làm việc tốt không, hay chỉ để thời gian quý báu trôi qua?  Có tưởng nhớ đến Pháp thường hơn không?  Tuy nhiên, đừng có thái độ đổ lổi, buộc tội ai hay hoàn cảnh nào, nếu ta có thiều sót.  Ngày hôm sau, một bắt đầu mới, ta có thể làm lại từ đầu.

   Sống như thế, mỗi ngày là một niềm vui.  Ta sẽ không còn cảm giác chán nản, chỉ mong ngày mau qua đi.  Vì mổi giờ, mổi phút giây qua đi, đều mang lại lợi ích và niềm vui cho ta.

   Niềm vui là một yếu tố quan trọng trong đời sống thánh thiện, giống như bột nổi với bánh mì.  Không có niềm vui, đời sống thánh thiện của ta sẽ khó thể vươn lên tuyệt đỉnh.  Vì thế, hãy xử dụng từng giây phút, và từng nỗ lực trong chánh niệm. 


Bất Nhị Nguyên |^|

   Chân lý giữ một vị trí quan trọng trong giáo lý Đức Phật.  Giáo lý Bốn Sự Thật Cao Cả (Tứ Diệu Đế) là trục của bánh xe Pháp, và chân thật (sacca) cũng là một trong mười điều thiện để vung trồng cho cây thanh tịnh.   Nều chúng ta muốn tận diệt khổ đau, ta cần phải tìm ra đưọc chân lý tuyệt đối về khổ đau.  Giới luật, kể cả 'không nói dối', là những điều căn bản giúp ta thực tập buông xả, là điều ta cần phải thực hành, nếu như ta muốn đạt đưọc chân lý tuyệt đối của vạn pháp.  Điều đó có nghĩa là buông xả mọi sự bám víu, chấp chặt, dầu là có nhiều cái chấp ta còn chưa ý thức đưọc.

   Để có thể đạt đến sự tận cùng, tuyệt đối của chân lý, ta cũng phải suy xét đến tận cùng trong nội tâm ta.  Điều đó không dể thực hiện, vì chúng ta không biết yêu thương chính mình.  Lý do tại sao chúng ta không biết yêu thương chính bản thân, và lý do tại sao ta muốn biết cách thương yêu chính mình tốt hơn là vì trong lòng ta đầy những sân hận, chúng ta ghét cả chính bản thân mình, và vì chúng ta vướng mắc trong thế giới của nhị nguyên.

   Khi nào còn sống trong thế giới nhị nguyên, chúng ta còn sống xa rời chân lý tuyệt đối.  Trong kinh Nipata, có lời khuyên ý nhị rằng, muốn khỏi bám víu, ta không nên có liên đới.  Như thế ta sẽ không có yêu hay ghét, mà chỉ có tâm bình đẳng -đến với mọi loài chúng sinh- là còn tồn tại.  Với tâm bình đẳng (xả) chúng ta không còn vướng mắc giữa hai cái tốt và xấu, yêu và ghét, bạn và thù, nhưng có thể buông xả tất cả, để đạt đến cái tận cùng, nơi chân lý tuyệt đối hiện hữu.

   Hãy nghĩ đến mặt biển rộng mênh mông, sâu thẳm.  Nếu chúng ta bám víu vào cái gì đó, ta sẽ không thể nào lặn xuống đến tận lòng biển cả.  Những cái chấp của chúng ta -về người, quan điểm hay ý kiến, mà ta tự cho là của mình, và tự cho rằng chúng là đúng, là lợi ích- sẽ cản trở chúng ta đến đưọc với chân lý tuyệt đối.  Cách ứng xứ của ta, yêu và ghét, khiến ta vướng mắc.  Dầu rằng nếu chúng ta thích điều gì đó hay người nào đấy, cảm thọ ưa thích đó sẽ dể chịu hơn.  Sự yêu ghét của chúng ta là những cái chấp.  Cũng như các ảo giác chúng ta cảm nhận khi ngồi thiền.  Chúng ta có thể chấp vào món ngon cho thân, thì ta cũng có thể bám víu vào các món ngon tinh thần.  Chúng ta suy nghĩ việc nầy, việc nọ, nhặt nhặng những thứ mình thích thú.  Chúng ta nhảy từ tư tưởng nầy đến hơi thở và lại trở về suy nghĩ, vướng mắc trong thế giới của nhị nguyên, và sẽ không bao giờ với tới sự tận cùng.

   Trí tuệ sâu sắc giúp ta biết rằng việc giải thoát khỏi khổ đau là việc có thể thực hiện đưọc.   Khi chúng ta vào sâu trong thiền định, và không bám víu vào bất cứ điều gì, ta sẽ biết buông bỏ cả đến những cái chấp tinh tế, sâu thẳm nhất.  Dầu những gì ta biết về mình có làm chúng ta thấy khó chịu hay vui mừng, đều không có gì khác nhau.  Tất cả các trạng thái tinh thần mà ta nghĩ là của mình và trân quý, đều giữ chúng ta lại trong nhị nguyên, trong lơ lửng, trong sự bất an, và không thể nào giúp ta chấm dứt đưọc khổ đau.  Phút trước đó, ta có thể bằng lòng với tất cả, thương yêu tất cả, nhưng chỉ năm phút sau, ta có thể đảo ngược lại hoàn toàn.

   Dầu chúng ta có tin lời Phật dạy, có tán thán Phật pháp, nhưng nếu không tự chứng những điều đó, Pháp Phật cũng chẳng ích lợi bao nhiêu.  Để tự chứng đưọc, ta phải như hòn đá kia, không trói buộc vào bất cứ thứ gì, tự thả mình xuống đáy biển sâu của mọi chướng ngại.  Để nhìn ra đưọc sự thật, ta cần có tâm dũng mãnh, tâm kiên cố.  Khi nào tâm cón vướng vào những cái vụn vặt tầm thường, tâm sẽ không có đủ sức mạnh để đạt đưọc tri kiến. 

   Tâm chúng ta đa số đều yếu ớt như một võ sĩ hạng bét.  Cái đấm của một võ sĩ thượng hạng hẳn là mạnh mẽ hơn nhiều.  Tâm của kẻ yếu đuối bám víu vào rất nhiều thứ, vào người, vào ý kiến của họ, vào không gian, vào sự phân biệt  phải trái, tốt xấu.

   Tại sao ta cứ chấp mọi thứ vào ta, mà không coi đó chỉ là những hiện tượng trong vũ trụ?  Đó có thể là sự khác biệt lớn nhất giữa một người sống với tâm an bình, dể dải và một người cố chấp với mình, với người.  Sân hận, tham ái, không phải là tâm hành của riêng một cá nhân nào, không ai làm chủ chúng, chúng là bản tính của tất cả chúng sanh.  Nếu chúng ta biết buông thả, không quá bám víu vào các trạng thái của tâm, là ta đã hủy diệt đưọc một chướng ngại trọng đại nhất.  Không thể phủ nhận sự có mặt của tham ái và sân hận.   Ngưọc lại vô sân, vô si cũng hiện hữu.  Ta có làm chủ tất cả cùng một lúc không?  Hay ta chỉ có thể làm chủ từng thứ, từng thứ, phút nầy qua phút khác?  Tại sao lại muốn làm chủ của những cảm thọ nầy?  Chúng có mặt, và chỉ có thế.  Khi nhận ra đưọc như thế, là chúng ta đã bước sâu vào thế giới Phật pháp.

   Chân lý thâm sâu nhất trong những lời dạy của Đức Phật là không có một cá thể riêng biệt nào hiện hữu.  Chúng ta có thể chấp nhận điều nầy trong tư duy, và tự chứng chúng ở mức độ tình cảm nào đó, nhưng một khi chúng ta còn chưa buông bỏ ý nghĩ thân và tâm thuộc sở hữu của ta, thì ta còn tiếp tục coi mình là quan trọng.   Điều nầy đòi hỏi một quá trình khắc phục lâu dài.

   Trong thiền quán, chúng ta thực tập buông bỏ các suy nghĩ, các vọng tưởng, để chỉ chú tâm đến đề tài thiền quán.  Nếu không buông xả, ta không thể đi sâu vào thiền định.  Trong trường hợp nầy, tâm cũng phải là một võ sĩ nặng cân.  Tâm của người tầm thường nhảy lăng xăng trên các ngọn sóng của vọng tưởng và cảm thọ, dầu đang trong thiền quán.  Nếu không thực tập thiền quán suốt trong ngày, việc hành thiền của ta sẽ gặp trở ngại, vì trước khi ngồi xuống chiếu thiền, tâm ta không ở tư thế sẳn sàng.  Nếu suốt trong ngày, ta luôn biết buông xả, tâm đã đưọc chuẩn bị, khi tọa thiền, tâm cũng dể dàng buông xả, để có thể tìm đưọc hạnh phúc, sự trong sáng cho tâm.

   Đôi lúc người ta nghĩ đến Phật pháp như là một phương pháp trị liệu, điều đó hẳn nhiên rồi, nhưng đó không phải là mục tiêu tối hâu.  Mục đích của Phật pháp là để giúp chúng ta diệt trừ đưọc khổ đau, một lần và mãi mãi, chứ phải chỉ là những giải pháp tạm thời khi đồi mặt với khổ đau.

   Đã có kinh nghiệm buông xả, dầu chỉ một lần, chứng tỏ là ta đã chất chứa trong lòng những gánh nặng của sân hận, tham ái.  Trút bỏ đưọc gánh nặng đó, ta tự giải thoát mình khỏi sự phán đoán tốt xấu, hay dở của nhị nguyên.  Thật là thoải mái, khi tâm không phải suy tư, vì tâm hành chỉ mang lại khổ đau.

   Nếu mỗi ngày, ta có thể tập bỏ đưọc một hay hai các phán đoán, khen chê, là ta đã tiến một bước khá xa.  Ta sẽ nhận biết với lòng khoan khoái rằng khi một cảm thọ dấy khởi lên, ta không cần phải mang nó theo ta suốt ngày.  Sự nhẹ nhỏm, khoan khoái trong lòng chứng tỏ rằng ta đã thực hiện đưọc một cuộc khám phá nội tâm vĩ đại và sự giản đơn của tính bất nhị nguyên dẩn ta đến với chân lý.


Tiềm Thức

   Nhiều người có thói quen tự trách mình hay người khi gặp những điều bất như ý.   Có người thích trách người khác, kẻ lại thường tự trách mình  Không có thái độ nào là đúng hay có thể khiến tâm yên ổn.

   Tuy nhiên nếu chúng ta có thể nhận biết đưọc các bản năng vô thức, sâu lắng của mình, có lẽ ta sẽ hiểu đưọc tâm lý nhân loại.  Nếu chúng ta biết rằng tất cả chúng sanh đều có những bản năng nầy, có lẻ ta sẽ bớt sân hận, đổ lổi cho người và dể dàng chấp nhận những gì xảy đến cho ta với lòng thanh thản.  Chúng ta sẽ dể sửa đổi bản thân hơn khi hiểu rằng những bất thiện của mình cũng là bản tính của nhân loại.

   Những bản năng tiềm ẩn nầy vi tế hơn là ngũ uẩn.  Chúng ta dể dàng nhận ra ngũ uẩn vì chúng thô, lộ liễu như: tham ái để thõa mãn các giác quan; sân hận, giận dữ, bực tức; giãi đãi, hôn trầm, thiếu nghị lực (giãi đãi để chỉ về thân, và hôn trầm chỉ tâm); trạo cử, lo lắng, không an ổn, bất an; nghi hoặc, không biết phương hướng.  Năm chướng ngại nầy rất dể nhận biết ở chính bản thân ta và tha nhân.  Nhưng các bản năng nằm trong tiềm thức, thì vi tế, khó nhận biết hơn nhiều.  Chúng chính là gốc rể của ngũ uẩn, khó nhận biết, nên không dể diệt trừ.  Muốn tiêu trừ chúng, ta cần có tâm tinh tấn chánh niệm và sự nhận thức sâu sắc.

   Đã tu tập để tiêu trừ năm uẩn, ta có thể bắt đầu chú tâm vào các bản năng tiềm ẩn nầy.  Hai bản năng đầu tiên, dục và sân, là gốc nguồn của ái dục và sân hận trong năm uẩn.  Ngay chính khi cái ngọn của ái dục và sân đã hầu như đưọc tiêu trừ, thì cái gốc của chúng trong tiềm thức của ta vẫn còn nguyên. 

   Dục vọng phát khởi khi chúng ta bám víu, chấp vào những điều ta thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm hay suy tưởng.  Chúng ta lo lắng về các cảm thọ, không biết rằng chúng vô thường đến, rồi đi.   Khi không có sự nhận thức sâu sắc nầy, chúng ta thường coi các cảm xúc nầy rất quan trọng.  Chúng ta chạy đuổi theo chúng, tìm nguồn lạc thú nơi chúng.  Tất cả các chúng sanh đều tham dục. Chỉ có các thánh tăng là đưọc coi như những người đã diệt trừ đưọc ái dục hoàn toàn.  Trong Kinh luận về Lòng Từ Bi đã tả một vị tăng lý tưởng như là người đã hàng phục đưọc các dục.  Và trong nhiều bản kinh, Đức Phật đã nói rằng diệt trừ đưọc hết ái dục là con đường đưa đến Niết bàn.

   Phải cần nỗ lực tinh tấn và tri kiến sâu xa mới mong thắng đưọc dục vọng.   Không thể hàng phục đưọc dục vọng bằng chỉ những lời ta thán như: "Dục vọng là bất thiện.   Tôi sẽ buông bỏ chúng".  Ta cần phải tri kiến sâu xa rằng các cảm thọ do giác quan mang đến tự chúng không có giá trị gì.  Đó chỉ là kết quả của các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) xúc chạm với các trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, giác).  Chỉ có thế.  Nếu chúng ta còn phản ứng, xem các duyên nầy là quan trọng, thì dục vọng và sân còn dấy khởi -hai thể tính nầy luôn đi chung với nhau.  Dục vọng đưọc thõa mãn khi các duyên trần tốt đẹp.  Ngược lại thì sân nổi lên.  Sân không cần phải biểu lộ bằng giận dữ, la hét, ghét bỏ, chống đối.  Nó có thể chỉ là một cảm giác khó chịu, không vừa lòng, bất ổn.  Nó là bản tính của chúng sanh đầy dục vọng.

   Chỉ có các bậc đã chứng A-na-hàm (Anagami), quả vị cuối cùng trước khi Giác Ngộ, không còn luân hồi, đã Giác Ngộ trong cõi thanh tịnh, mới có thể diệt trừ hết các tham sân.  Ngay chính các vị đã chứng các quả vị như Tu-đà-hoàn (sotapanna) hay Tu-đà-hàm (sakadagami), là quả vị thứ nhất và thứ hai của Giác Ngộ thanh tịnh, cũng vẫn còn bị khổ vì tham sân.

   Một khi ta còn nghĩ rằng các động lực thúc đẩy tham sân ở bên ngoài chúng ta, thì con đường đến với đạo hãy còn ở xa ta.  Chúng ta phải ý thức rằng các hành nghiệp là do ta chủ động; chỉ khi ấy ta mới bắt đầu tu sữa ngay nơi bản thân mình.  Nếu không biết các hành nghiệp từ đâu đến thì làm sao chúng ta biết phải làm gì?  Vì chúng xảy ra liên tục, ta sẽ có biết bao là cơ hội để ý thức đưọc những gì đang xảy ra nơi nội tâm.

   Nhưng chỉ có biết các phản ứng, hành động của ta do đâu mà ra cũng không thể giúp ta bỏ đưọc chúng.  Ta còn phải hiểu rằng bực tức với các phản ứng, hành động của ta chỉ là vô ích, bất thiện.  Khi đã nhận thức đưọc rằng tham sân là những bản năng vô thức tạo nên ái dục và sân, tri kiến nầy sẽ giúp ta có thể chịu đựng đưọc những khó khăn, khiếm khuyết của mình và tha nhân.  Như thế còn gì để ta phải bực tức nữa?  Việc duy nhất cần làm là chuyển hóa các tâm hành bằng cách coi chúng như là các đề tài để thiền quán, soi rọi lại mình.  Coi những khó khăn, vướng mắc của mình như là một cách để thanh lọc tâm.

   Các bản năng và các chướng ngại (năm uẩn) đều tương quan với nhau.  Nếu ta có thể sữa đổi thứ nầy, thì thứ kia cũng bớt chướng ngại, giảm sức mạnh, không còn đáng sợ nữa.  Người ta thường sợ chính những hành động của mình.   Vì thế họ thường cảm thấy bị kẻ khác đe dọa -chúng ta ít sợ kẻ khác làm gì hay nói gì hơn là sợ mình sẽ phản ứng, hành động như thế nào.  Chúng ta không tự tin, sợ rằng mình sẽ quá giận, sẽ tấn công, do đó sẽ làm đổ ngã hình ảnh của 'cái tôi'.

   Tự ngã là một chướng ngại của nội tại, vì nó đưọc hình thành trên ảo tưởng của sự thường hằng.  Trong khi tất cả pháp đều thay đổi, kể cả chúng ta, thì tự ngã đã hàm chứa một sự thường hằng, vĩnh cữu.  Phút nầy ta là người tham dục, phút khác ta lại sân si.  Có lúc ta tự tại, lúc lại bất an.  Vậy ta là ai?  Một hình ảnh bất biến về chính mình không thể dựa được trên nền tảng nào.   Hình ảnh đó sẽ ngăn trở ta soi rọi lại các bản năng vô thức, đưa ta đến những nhận thức sai trái một cách mù quáng.

   Bản năng vô thức thứ ba là hoài nghi hay do dự.  Vì hoài nghi, nên ta do dự.  Tôi sẽ phải làm gì đây?  Lo lắng về khả năng, về con đường ta đã chọn, khiến ta lãng phí thời giờ vô ích hay theo đuổi những hoạt động không đem lại ích lợi gì.  Sự không chắc chắn và bất ổn bao trùm chúng ta.   Ta lo sợ cho sự an toàn của mình.   Nhưng không ở đâu là hoàn toàn an ổn chỉ trừ Niết bàn.  Vì thế nếu ta có thể quán sát sự sợ hãi, bất an của mình, chúng ta sẽ vượt qua đưọc tất cả để thành tụu đưọc nhiều hơn.

   Các vị chứng đưọc quả vị Tu-đà-hoàn đều là những người đã diệt bỏ đưọc lòng hoài nghi, do dự.  Họ là những người đã đạt đưọc quả vị siêu phàm đầu tiên, không còn có lòng hoài nghi.  Đã tự chứng đưọc chân như, một thực tại khác hẳn thực tại tương đối nơi chúng ta đang sống, vị chứng Tu-đà-hoàn có thể xông tới mà không lo lắng, sợ hãi.  Không thể hoài nghi một kinh nghiệm tự chứng.  Thí dụ, nếu như ta bảo một đứa bé: "Con đừng sờ vào lửa, sẽ bị bỏng đấy", vậy mà nó vẫn làm sờ.  Nhưng một khi đã sờ, đã bị đau vì phỏng, chắc chắn là nó sẽ không bao giờ làm thế nữa.  Kinh nghiệm thực chứng xóa tan đi nỗi hoài nghi, do dự.

   Bản năng vô thức kế tiếp là tà kiến (ditthi) về một cái ngã.  Đa số chúng ta đều không tránh khỏi điều nầy.   Rất ít biết rằng: 'Đó chỉ là tâm sở', nhưng lại tin 'Tôi nghĩ thế nầy, thế nọ'.  Khi cơ thể bất an, rất ít người nói: 'Chỉ là một cảm giác khó chịu', nhưng lại cho rằng: 'Tôi không khỏe", "Tôi bị đau".  Sự miêu tả của bất cứ việc gì xảy ra đều xoay quanh một cái 'tôi' là một bản năng tiềm ẩn sâu xa mà muốn bứng đưọc gốc rể của nó cũng phải cần biết bao nỗ lực. 

   Muốn buông bỏ tà kiến về 'cái tôi' không phải chỉ thuần có tri thức hiểu biết rằng cái tôi không thực có là đưọc.   Nó đòi hỏi ta phải có sự hiểu biết từ nội tâm rằng sự kết hợp giữa thân tâm không gì hơn là những hiện tượng không do ai làm chủ.  Người có chánh kiến về cái ngã, đạt đưọc quả vị đầu tiên, quả dự lưu, nhưng chỉ có các vị A-la-hán mới hoàn toàn diệt trừ hết mọi vướng mắc về tự ngã.

   Kế tiếp là ngã mạn, hay tự cao (mana), ở đây cũng hàm chứa ý nghĩa của khái niệm về ngã, như là nam hay nữ, già hay trẻ, xấu đẹp.  Chúng ta có nhận thức về những ao ước, cảm thọ, suy nghĩ, hiểu biết hay các hành của chính mình.  Tất cả những khái niệm đó tạo nên ngã sở, và chúng ta trở nên tự hào về những sở hữu, về trí tuệ, khả năng, cảm giác, cảm thấy mình đặc biệt hơn hẳn người khác.  Lòng tự hào nầy có khi rất khéo đưọc che đậy, phải cần nhiều quán chiếu, soi rọi lại mình mới có thể biết đưọc, vì nó chính là sự hiện hữu của ta.  Khi ai đó nói với chúng ta: "Hãy cho tôi biết khái niệm về nữ giới", câu trã lời của người phụ nữ thường là: "Tôi là một phụ nữ, đủ chưa?"  Nhưng khi còn nghĩ ta là gì đó -nam, nữ, trẻ, già, khôn dại- thì Niết bàn còn xa thăm thẳm.  Các khái niệm về tự ngã là chướng ngại cho đường tu của ta.

   Chỉ có các bậc A-la-hán mới diệt trừ đưọc bản năng vô thức về ngã mạn, tự cao tự đại.  Bản năng nầy không có sự liên hệ trực tiếp, rõ ràng với năm uẩn, nhưng cũng như tà kiến (ditthi), nó là biểu hiện chính của vọng tưởng, là nguồn gốc của bao phiền não, cấu uế nơi ta.

   Kế đến là sự bám víu vào hiện hữu (bhavaraga).  Đó là bản năng sinh tồn của ta.  Chúng ta chấp chặt vào cái sống, không muốn rời bỏ, không bao giờ sẳn sàng để chết ngay bây giờ.  Nhưng ta phải tập sẳn sàng để chết ngay giờ phút nầy -không có nghĩa là muốn kết thúc sự sống ngay, nhưng là chấp nhận cái chết như một việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Muốn đưọc chết là một thái cực của muốn đưọc sống mãi.  Đó là muốn hủy diệt 'cái tôi' vì cuộc đời quá đau khổ.   Nhưng việc sẳn sàng chấp nhận cái chết ngay bây giờ có nghĩa là ta đã thấy đưọc cái giả dối trong việc bám víu vào cái ngã và ta buông bỏ nó.

   Bám víu vào sự sống khiến ta phải phụ thuộc vào nó.  Chúng ta muốn mọi việc đều xảy ra theo ý mình muốn, nếu không đưọc, ta sinh khổ đau.  Từ đó đưa đến tham sân.  Chúng ta thường dễ quên rằng mình chỉ là những người khách trên trái đất nầy.   Cuộc viếng thăm của ta ngắn ngủi và có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.  Bám víu vào sự sống khiến ta phải toan tính cho tương lai, vì thế không thể sống ở giây phút hiện tại.  Trong tương lai, không có sự sống, tất cả chỉ là tưởng tượng, phỏng đoán, một niềm hy vọng, một ước nguyện.  Nếu ta thật sự muốn sống, muốn kinh qua mọi thứ trong đời, thì ta phải có mặt ngay bây giờ, tỉnh thức từng phút giây.  Điều đó giúp ta dễ buông bỏ việc chấp vào những gì sẽ xảy đến cho ta trong tương lai, nhất là câu hỏi không biết ta sẽ tiếp tục hiện hữu không.  Hiện hữu, sống ngay giây phút nầy là đủ.  Làm được thế ta sẽ có đưọc chánh niệm mạnh mẽ, chú tâm thật sự và tri kiến sáng suốt.

   Bám víu vào sự sống cũng khiến ta có ý mong chờ một cái gì tốt đẹp hơn sẽ xảy ra nếu ta biết chờ đợi, khiến ta thiếu sự nỗ lực.  Nỗ lực phải đưọc thực hiện ngay bây giờ.  Làm sao ai biết tương lai sẽ mang đến cho ta điều gì?

   Và cái cuối cùng trong bảy bản năng là vô minh (avijja): không biết đến Tứ Diệu Đế.  Chúng ta phủ nhận thực tế bằng vô minh, không biết rằng mọi khổ đau đều từ lòng ham muốn mà ra, dầu điều ta ham muốn không phải là bất thiện.  Nếu chúng ta tiếp tục u mê về hai sự thật đầu tiên (khổ đế, tập đế), chưa nói đến sự thật thứ ba là đạo đế, thì ta sẽ mãi mãi ở trong khổ đau.  Bản năng vô thức của vô minh cũng đưa ta đến tà kiến về ngã -khái niệm về một tự ngã- mà nếu không có nó, sẽ không có tham sân, không có hoài nghi, do dự, không có tà kiến, không ngã mạn, tự cao, cũng như không có việc bám víu vào sự sống.

   Theo kinh nghiệm tu tập của chúng tôi, nếu ta có thể biết đưọc bản năng vô thức nào gây cho ta nhiều trở ngại nhất, hãy lấy nó làm trọng tâm tu tập của ta.  Vì mọi bản năng đều tương quan mật thiết, nên giảm đưọc một bản năng nào, thì các bản năng khác cũng đưọc giảm thiểu.

   Để nhận ra đưọc các bản năng vô thúc nầy trong ta, đòi hỏi rất nhiều chú tâm rốt ráo, có nghĩa là đòi hỏi ta phải có thời gian và không gian.  Không thể thực hiện đưọc nếu ta phải bận rộn tiếp xúc với tha nhân.  Nếu tâm thanh tịnh, chúng ta có thể thực hiện đưọc điều đó trong lúc tọa thiền hay quán chiếu.

   Quán chiều là một hành động hỗ trợ đắc lực cho tĩnh tâm tọa thiền, một người bạn quan trọng trong việc hướng ta đến tri kiến, trong khi thiền quán thì hướng đến sự tĩnh lặng.  Quán chiếu là nhìn vào bên trong, tìm xem cảm thọ nào vừa dấy khởi.   Xem điều gì đã khiến tôi hành động thế nầy, thế nọ?  Nếu thực hiện đưọc rốt ráo, với sự chân thật tột cùng, quán chiếu sẽ giúp ta nhận biết đưọc các bản năng vô thức của mình; nhắc nhở ta rằng tất cả chúng sanh đều có các bản năng nầy, và sẽ khiến ta tự hỏi mình: chúng đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào?  Khi đã khám phá ra đưọc điều đó, chúng ta có thể quán tưởng sâu hơn: làm thế nào để buông bỏ bản năng nầy, hay ít nhất là giảm thiểu nó?   Mỗi ngày nên dành ra ít thời gian để quán chiếu.  Như thế, khi ngồi xuống chiếu tọa thiền, chúng ta sẽ thấy dễ dàng đi vào định hơn.

 


Vô Khổ, Vô Nhiễm & Tự Tại

 Vô Khổ, Vô Nhiễm và Tự Tại là ba đặc tính của các vị A-la-hán.  Vô khổ có nghĩa là đã giải thoát khỏi khổ đau; vô nhiễm là không còn cấu uế, ô nhiễm và tự tại, không sợ hãi.  Rõ ràng là các đức tính nầy rất đáng trân trọng, vì chúng mang đến cho ta sự bình an, hạnh phúc.  Nhưng khi nghe nói đó là đức tính của các vị A-la-hán, hẳn là ta không dám ước mơ mình sẽ thực hiện đưọc.  Hình như chúng quá xa tầm tay chúng ta.

   Tất cả chúng ta ai cũng nếm biết sầu khổ, cũng từng bị cấu uế, cũng luôn lo lắng.  Khổ đau luôn ở quanh ta.  Còn khi ta cảm thấy bực tức, lo âu, bồn chồn, ganh ghét, hay tị nạnh, là ta đã bị phiền não, uế nhiễm.  Và tất cả chúng ta cũng đều đã biết qua lòng lo lắng, sự sợ hãi; sợ chính cái chết của ta hay của người thân thích, sợ bị người ghét hay bị chê bai, chống báng, sợ không đạt đưọc những gì mình mong ước. 

   Tuy nhiên ta cũng đưọc biết đến sự đối nghịch của ba điều bất thiện nầy.  Nếu trong ta không có hạt giống thiện, thì có lẻ Giác Ngộ giải thoát chỉ là chuyện viễn vông.  Không có sự cấu uế nào có thể len vào tâm đang chú tâm -không phải chú tâm đến những điều cấu uế mà đến những chủ đề thiền quán- dù chỉ trong một giây, cũng đã là tốt.  Lúc đó, sẽ không có lòng sợ hãi vì không có gì để lo.   Sự chú tâm trong thiền quán đem lại niễm vui, niềm hạnh phúc nội tại mà không liên quan gì đến những yếu tố bên ngoài;  đó chỉ là những trạng thái của tâm.  Chúng ta không thể vun trồng đưọc các trạng thái nầy, nếu trong những giờ phút không ngồi thiền, ta chẳng đoái hoài chi đến chúng.  Chúng ta cần phải luôn cảnh giác bảo vệ tâm không bị uế nhiễm bởi các ý nghĩ bất thiện.

   Nếu ta có thể trãi qua những trạng thái tâm không phiền não, không cấu uế và bất an, càng nhiều thì chúng càng dể trở thành thân thuộc với ta.  Khi ta nhận thức đưọc rằng ta có thể thực chứng được những kinh nghiệm đó, dầu ngắn ngủi thế nào, chúng cũng trở thành một phần của ta.  Hãy nghiệm xem lòng sợ hãi -sợ hãi không đưọc chấp nhận hay ngưỡng mộ- đã ảnh hưởng đến tâm lý của người thiếu tự tin như thế nào.  Những người như thế không cần phải làm gì, lòng sợ hãi cũng tự động khởi lên .  Các trạng thái tâm an lạc cũng thế.  Do đó ta có thể tận hưởng chúng, vui mừng khi biết rằng ta có thể đạt đưọc các trạng thái đó.  Sau đó, bản năng tự nhiên sẽ khiến ta thường hồi tưởng đến những giây phút tự tại, do đó giúp ta tiến trên con đường đạo.

   Mổi giây phút tỉnh thức khi hành thiền là mỗi phút giây không ô nhiễm, không phiền não và không sợ hãi.  Khi các kinh nghiệm nầy đưọc nhân lên, đưọc lập đi lập lại là ta đã củng cố, thêm sức mạnh cho các trạng thái của tâm giải thoát.  Ta nhớ rằng ta có thể làm chủ tâm, hành động với chủ tâm dù trong hoàn cảnh nào.

   Không phải trong ta lúc nào cũng đầy những bất thiện, cấu uế.  Cũng có những lúc ta không sân giận, mà chỉ có lòng từ bi, không ái dục mà chỉ có sự độ lượng, buông xả.  Tất cả chúng ta đều có những giây phút không khổ não.  Trong khoảng thời gian đó, chúng ta vô nhiễm, vô khổ và tự tại.  Chúng ta cảm thấy dể chịu, an tâm.  Dầu bao nguy hiểm vẫn chực chờ, đe dọa sự sống còn của ta, nhưng khi tâm trí ta tràn đầy sự bình an, thanh tịnh thì sợ hãi không có cơ hội để phát khởi.

   Khi ta có đưọc những giây phút của tâm thanh tịnh, đừng nghĩ là do những yếu tố bên ngoài mang đến.   Vì nếu như ta không thể đổ lổi cho hoàn cảnh bên ngoài khi tâm bất ổn, thì cũng đừng tán thán hoàn cảnh khi ta đưọc an vui.  Các yếu tố bên ngoài không đáng tin cậy, lại không ở trong vòng kiềm tỏa của ta.   Dựa vào những gì không đáng tin cậy thì thật là u mê.  Hành giả thực hành, tu tập là để phát triển tâm thanh tịnh, dẫn đến thiền định, giải thoát.  Khi tâm vô nhiễm, không có những tư tưởng phân biệt rối rắm, khi tâm chỉ đơn giản biết, trong sáng, tự tại, thì hạnh phúc và an bình sẽ khởi lên.  Những giây phút đó, dầu ngắn ngủi, cũng giống như ánh sáng ở cuối đường hầm đen tối, tù túng và dường như bất tận.   Nếu hành giả tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng những giấy phút đó, thì con đường hầm đen tối dường như có lối ra.  Và rồi tâm ta sẽ tràn đầy an lạc.

   Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường trung đạo, đó là giúp ta thấy đưọc chân lý, biết rằng khổ đau ở khắp mọi nơi, nhưng không phải để tuyệt vọng, mà để nhận ra rằng có con đường giải thoát ra khỏi khổ đau.  Nếu chúng ta quá nặng lòng với những khổ đau, nghĩ rằng khổ đau là con đường ta phải đi suốt cuộc đời, thì các hành động của ta cũng phụ thuộc vào những nỗi khổ đau đó.  Để khổ đau phủ trùm lấy ta, thì hành thiền cũng không ích lợi, và cũng khó thể sống hòa hợp với người.  Nhưng nếu ta đè nén hay trốn tránh khổ đau thì đó là không dám đối mặt với thực tế.  Trái lại nếu ta có thể nhận thức rằng khổ đau là bản chất của nhân loại, đồng thời cố gắng để thoát khỏi khổ đau, là ta đã biết sống một cách hài hòa.  Ta cần có sự hài hòa, thăng bằng để có thể tu tập thành công.