Đời sống
Phật Pháp cho mọi người
Nhiều Tác Gỉa - Diệu Ngộ - Mỹ Thanh & Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Phật Pháp cho mọi người
Mục lục
Xem toàn bộ

Vipassana là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay niềm tín ngưỡng. Hơn nữa, vipassana hoạt động dựa theo mức độ kinh nghiệm, và xuyên qua quá trình thanh tịnh hóa tâm thức một cách bền bỉ sẽ mang lại một cuộc sống hạnh phúc. 

Biết rằng phần lớn tâm thần là tiềm thức hoặc tâm thức không tự giác. Thông thường thật là khó khăn để tiếp xúc với phần này, tiềm thức luôn phản ứng theo những điều kiện của quá khứ. Phần tâm thức có tính chất phản ứng này là một nhà kho chứa những ấn tượng (samkhaaraa) ham muốn và chán ghét, và nó làm cho phản ứng của chúng ta đối với những sự việc xảy ra từ bên ngoài bị chệch đi, và như vậy thiếu tính khách quan. 

Vipassana giúp chúng ta phá bỏ rào cản giữa ý thức và tâm thức. Xuyên qua quá trình quan sát, không phản ứng lại, tâm thức được tẩy rửa bớt những gì tiêu cực. Với phương thức Vipassana, một người đi đến tận cùng sâu thẳm của tâm thức, và kinh nghiệm rõ những cảm thọ của thân thể mà không cần phải phản ứng lại. Luật thiên nhiên là bất cứ hành động nào của chúng ta cũng tạo nên một dấu ấn riêng và được thu nhập vào trong tâm thức. Sự thu lượm những dấu ấn này (saizkhari – 7) không phải chỉ trong đời sống này, mà luôn cả những đời sống trước kia nữa.  

Nơi lưu trữ này là sách chỉ dẫn cho những phản ứng của chúng ta đối với sự việc xảy ra từ bên ngoài. 

Ở mức độ kinh nghiệm, phần lớn những lợi ích là: 

1. Khi tâm thức ngày càng tỉnh táo, một người trở nên bén nhạy, có khả năng hiểu rõ những tình trạng ở nhiều mức độ khác nhau. Trong kinh nghiệm cá nhân, tôi giải quyết được nhiều việc khó khăn xuyên qua việc thực hành vipassanan (thiền minh sát). 

2. Nhờ giảm bớt được sự chán ghét và tham đắm, một người có khả năng đối diện với những tình huống trong cuộc sống một cách khách quan hơn, và như vậy cải thiện được quá trình giải quyết các vấn đề. Vipassana (thiền minh sát) làm giảm đi tình trạng bị chọc tức và thất vọng. 

3.  Các doanh nhân, tùy vào mức độ rắc rối của công việc, thường phải đối diện với khá nhiều căng thẳng hay làm việc quá sức. Những căng thẳng như vậy sẽ có sức tác động rất lớn về mặt sức khoẻ, và như đã nói, có hơn năm mươi phần trăm căn bệnh liên quan về mặt sức khoẻ và tinh thần. Một tác dụng thứ yếu của thiền định là sức khoẻ có thể được cải thiện xuyên qua quá trình thanh tịnh hoá tâm thức. 

4. Một người thường tìm kiếm quyền lực và địa vị trong thương trường, nhưng lại không có khả năng hưởng thụ những thứ họ kiếm được, vì những tác dụng tiêu cực mà họ đã tạo nên qua việc thổi phồng tự ngã. Tự ngã chận đứng chúng ta không cho chúng ta phát triển những phẩm chất của con người như tình thương yêu, lòng từ bi, sự an lạc và thanh thản. Thiền Vipassana thật sự hữu ích cho thương mại, nhưng quan trọng nhất là Vipassana giúp chúng ta kinh nghiệm được sự an lạc chân thật của tinh thần, và cảm nhận được hạnh phúc xuyên qua việc giảm bớt tự ngã. An lạc và hạnh phúc chỉ xuất hiện khi chúng ta hiểu rõ về tính chất vô thường của thân và tâm. 

5. Thực hành liên tục Vipassana sẽ gia tăng sự thanh thản và như vậy một người có khả năng sống một cách hài hoà, và không bị ảnh hưởng bởi những áp lực của cuộc sống hàng ngày. 

6. Những nhà thương mại có quyền lực ghê gớm trong vấn đề chỉ huy tài chính, quản lý và kỹ thuật. Xuyên qua việc phát triển một hệ thống giá trị tốt hơn, Vipassana khiến chúng ta làm việc với mục đích phụng sự nhân loại. Trong thương trường, Vipassana giúp chúng ta cải thiện phẩm chất của sản phẩm, và cách phục vụ xã hội, khuyến khích một định hướng phục vụ quy mô hơn hầu đáp ứng các nhu cầu của xã hội.  

Một người bất thần « được » thúc đẩy để bắt đầu Chương Trình Lupin Ủng Hộ Nông Thôn (Lupin Rural Support Programme) sau khi học thiền. Chương trình này mang đến sự phồn vinh và hạnh phúc cho khoảng 200.000 người, nơi chúng tôi làm việc, và lần lượt việc này cũng mang đến hạnh phúc cho chúng tôi. Chúng tôi được thúc đẩy để phát triển thêm nhiều cuộc thực nghiệm phục vụ nhân loại như trên, vài cuộc thực nghiệm đang được chúng tôi tiến hành. Vipassana là môn thanh tịnh hoá tinh thần, và một tinh thần sáng suốt sẽ tìm kiếm hạnh phúc xuyên qua việc cải thiện cách thức phụng sự xã hội. 

Nghe nói rằng Vipassana là một môn khoa học lâu đời của Ấn Độ. Đức phật Gotama là người đã phát hiện lại Vipassana và nhờ vào Vipassana mà đức Phật đã tìm ra chân lý tột đỉnh, và Ngài đã truyền dạy phương pháp này vì lợi ích của nhân loại. Sau đó, quốc vương Ashoka đã khuyến khích việc truyền bá, giảng dạy phương pháp này cho thần dân của mình, theo sắc lệnh được ghi lại trên cột đá. Chúng tôi rất biết ơn ngài Goenkaji đã mang kiến thức xa xưa này đến xứ sở của chúng tôi. 

Bởi vì Vipassana vượt xa rào cản giai cấp, giáo phái, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, Vipassana mang đến sự cải thiện về mặt đạo đức, như vậy song song với sự ích lợi về mặt vật chất, còn có niềm hạnh phúc chân thật.  

Hơn nữa, Vipassana có thể là một công cụ hiệu lực cho việc củng cố một hệ thống quốc gia hợp nhất, và tăng cường những nhân tố hiểu biết có tính cách quốc tế; những điều này rất thích hợp với thời đại hiện nay.


Chân thành cảm ơn Phramaha Witoon Thacha đã chép lại bài giảng này. 

Mỹ Thanh

10-25-2007 



Bhikkhu Khantipalo

Khantipalo, thế danh Laurence Mills, sinh năm 1932 tại Bắc Luân Đôn. Sau khi tốt nghiệp về ngành trồng hoa quả, ông gia nhập quân đội ở vùng sa mạc của kênh Suez.  Trong thời gian này, ông được đọc một quyển sách về Phật giáo và ngay sau đó đã trở thành một Phật tử.

Sau đó Khantipalo trở về Anh được vài năm, nhưng trong một khóa tu thiền, ông đã quyết định xuất gia, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Tiếp theo ông đến tu học ở Ấn Độ ba năm và ở Thái Lan mười một năm dưới sự hướng dẫn của Sư Sasana Sobhana và tu thiền trong các lâm tự viện với Sư Acharn Maha Boowa và nhiều vị thiền sư khác. Năm 1973, ông cùng một sư người Thái –Pariyattikavee - qua Úc và họ đã thành lập nên Wat Buddharangsee năm 1978, ở thành phố Sydney.

Khantipalo đã lưu lại Wat Buddha Dhamma mười bốn năm. Năm 1991, ông rời bỏ nơi này và trở lại đời sống thế tục.

Ông là tác giả của nhiều đầu sách Phật giáo, trong đó có Calm and Insight (NXB Curzons) và Banner Of the Arahants (NXB BPS).

Khi muốn thực tập thiền, chúng ta phải có những lý do chánh đáng cho sự thực tập này. Thiền - một định nghĩa hay hơn từ Samadhi, là sự bình thản - chỉ là một khái niệm thực tập Phật giáo, một điều cần thiết, để thành công cần phải kèm theo những thực tập khác như lòng quảng đại, sự dịu dàng, không bạo động, kiên nhẫn, vui vẻ và khiêm cung.  

Nếu những điều tốt này không có nơi một thiền sinh thì đúng là có điều gì không ổn, và chỉ có một người dại dột mới ráng tiếp tục thực tập.  

Sự bình thản tự chủ luôn dựa trên nền tảng căn bản đạo đức (sila) và một người không thể nào thành công nếu họ không chịu giữ gìn giới luật. 

Những dấu hiệu của "sự tiến bộ" nơi lòng tự chủ không phải là những cảnh tượng khác thường, những cảm giác kỳ lạ (mặc dù những điều này có thể xuất hiện khi thiền sinh có sự tiến bộ trong việc thực tập), nhưng mà là một sự bình an hài hoà trên con đường đạo. Nếu một người thực tập không có thầy thì cần phải thật cẩn thận. Nếu không, một người không bao giờ biết được mình đang đi trên con đường chánh pháp hay tà pháp. 

HAI DÒNG THIỀN 

Có hai dòng thiền Phật giáo, cho dù trong khi thực tập hai dòng thiền này được xem là bổ túc lẫn nhau. 

Rất lợi ích cho một số người có tư tưởng năng động, luôn bị phân tán bởi những ý tưởng lăng xăng lộn xộn. Tư tưởng là một chuỗi sự kiện tinh thần, xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng.  

Mỗi một sự kiện là một tư tưởng đầy đủ với những yếu tố tinh thần, cho nên trong lúc ban đầu cái tư tưởng, cái tâm trí là "sự chú ý" và nó quan sát những "tư tưởng" khác (tất cả chỉ là một sự tiếp diễn không ngừng nơi phần tinh thần của một người). Nhờ vậy một người mới dần phát triển được khả năng quan sát tâm trí, tư tưởng, để xem nó đi đâu. Đi về quá khứ, hiện tại hay tương lai. Có phải nó đang nghĩ đến vật chất hay cảm giác, hoặc đang nhận thức, hay đang ham muốn, hoặc là nó biến mất nơi ý thức?  

Bằng phương thức đặt câu hỏi rằng “Nó đã đi đâu?” Sự phân tán nơi tinh thần sẽ từ từ được kiểm soát cho đến lúc “sự chú ý” hay “chánh niệm” trở nên nền tảng vững vàng cho việc hành thiền tiếp tục.  

Tâm trí cần được huấn luyện và phát triển theo cách thực tập này, nhưng nó phải được quân bình bởi sự tĩnh lặng thấm nhuần. Khi tinh thần trở nên yên tịnh thì một người nên bắt đầu thực tập thiền (jhana), và đây là bước đầu cho trí tuệ xuất hiện. Phương cách này gọi là "trí tuệ đưa đến tĩnh lặng”. 

Những cách thực tập khác dành cho những người mà tinh thần ít bị giao động, bao gồm bốn mươi đề tài cổ điển về thiền (xem phần phụ lục); và những đề tài thiền này cộng với những cách thực tập khác phát triển hơn, dựa vào một đối tượng để làm đề tài cho sự tập trung.  

Có thể là thân thể của chúng ta, hay một phần thân thể, màu sắc của một bức tranh, một chữ hay một câu, và sự suy ngẫm trừu tượng, v.v và v.v. Tất cả những phương thức này kèm theo sự rèn luyện về tinh thần một cách kỹ càng nhưng vừa phải. Lúc mà tư tưởng chạy sang chỗ khác thì phải từ tốn kéo nó trở về (bằng chính niệm) để tiếp tục tập trung vào vào đề mục đã chọn.  

Nhiều người lầm tưởng và cho rằng thực tập như thế này thì nhất định sẽ có được sự tĩnh lặng ngay lập tức. Họ sẽ ngạc nhiên khi bắt đầu thực hành, vì họ sẽ nhận thấy có nhiều trở ngại hơn họ nghĩ. Lúc đầu là như vậy, vì có bao giờ họ chịu kiểm soát tư tưởng của họ đâu. Kế đó, lúc bắt đầu thực hành cũng giống như lấy một khúc cây khuấy nước đọng trong ao, hoặc khơi đống lửa tro. Tư tưởng như con voi rừng, quen chạy rong trong khu rừng ham muốn, sẽ không dễ gì để bị huấn luyện, không dễ gì bị cột lại. Nhưng với sự chuyên cần và chú tâm, dần dần ta có thể dùng dây chính niệm để cột voi lại, và kết quả là ta sẽ được sự tĩnh lặng. 

Bốn mươi đề tài nói trên nằm trong cách thực tập thứ hai, mà khi đã có được sự yên tịnh nhờ vào thực tập thì trí tuệ sẽ xuất hiện. Vì thế được gọi là "tĩnh lặng đưa đến trí tuệ”, và các bài tập này rất quan trọng trong thời buổi hiện tại điên cuồng ngày nay. Để hiểu rõ thêm, mọi người nên tìm đọc Path of Purification (Con đường thanh lọc – Visuddhi-magga, bản dịch), cho dù quyển sách này cho ta một kiến thức vĩ đại, nó cũng không thể thay thế được sự liên hệ trực tiếp giữa thầy và trò.