Đạo đức - Tâm lý học
MẸ HIỀN CON HIẾU tập 1
08/06/2557 00:09 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Giáo dục tố chất là gì? Sau khi Mao Sâm phải vượt qua đại dương xa xôi để đi đến Mỹ vào năm 1995, vào ngày 07 tháng 10 năm đó, cậu ấy đã viết cho tôi một bức thư. Trong thư đã đề cập đến vấn đề giáo dục tố chất như sau:

“Sau khi đến Mỹ, con mới sâu sắc mà thể hội được việc rèn luyện tố chất khi còn ở Trung Quốc thật hữu dụng biết bao nhiêu! Do vậy, con thật là cảm ơn vì mẹ đã bồi dưỡng cho con. Hết thảy những điều con rèn luyện được khi còn trong nước, bao gồm việc học tập, viết lách, lời nói thái độ, diễn giảng, giao tế, Phật pháp, tiếng Anh, làm cơm, làm việc nhà, mua sắm, quản lí tiền bạc, kết bạn, hoạch định tương lai, học ngoại khóa với giáo sư Lý, đồng thời còn kế thừa được bao nhiêu là sự việc trọng đại nữa, v.v… Tất cả những điều này thật là giá trị biết bao nhiêu!”.

Vậy giáo dục tố chất là gì? Tôi nghĩ câu trả lời là rất nhiều. Tôi nghĩ “Tố chất” là một người hội đủ được năm phẩm chất như là trình độ đạo đức, văn hóa giáo dưỡng, trạng huấn thân tâm, kinh nghiệm cuộc sống và năng lực làm việc.

Khi chúng tôi đi bộ trên một con đường ở Quảng Châu đã nhìn thấy một cái biểu ngữ bắt mắt như vầy: “Yêu nước, giữ pháp, thành tín, biết lễ, cùng nhau xây dựng khu vực xã hội hài hòa”. Ở đây đã đưa ra tố chất của một công dân. Yêu nước, giữ pháp, thành tín, biết lễ đây đều là tố chất của công dân tốt, nhưng mà những tố chất tốt đẹp này lại là đến từ căn bản của nền giáo dục trong gia đình. Giáo dục trong gia đình phải bồi dưỡng tố chất tốt đẹp như thế nào? Tôi nghĩ chúng ta không cần phải đi ra nước ngoài để tìm văn hiến gì cả.

Đệ Tử Quy trong “Tập Đại Thành” của chúng ta chính là tài liệu giáo dục tố chất tốt nhất của chúng ta. Trong Đệ Tử Quy đã đưa ra bảy phương diện về giáo dục tố chất. Bảy phương diện này là Hiếu, Để, Cẩn, Tín, Ái Chúng, Thân Nhân, Học Văn. Bảy loại giáo dục tố chất này vốn là có từ Luận Ngữ - Học Nhi Biến. Nó nguyên văn viết là: “Khổng Tử nói, đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đệ, cẩn và tín, yêu bình đẳng, gần người nhân, có dư sức thì học văn”.

Sau đây, chúng ta sẽ bàn về việc Mao Sâm đã thể hội được bảy loại giáo dục tố chất này như thế nào, đã áp dụng như thế nào. Khi Mao Sâm đang học tập tiến sĩ tại Mỹ vào năm 1996, ngày 03 tháng 05 đã viết cho tôi một bức thư, trong thư viết rằng:

“Mẹ kính yêu, trong tuần này con liên tục nhận được hai lá thư của mẹ, đã mang đến cho con sự chỉ dẫn đầy trí tuệ và sự quan tâm ấm áp trong lần sinh nhật đầu tiên ở đất Mỹ. Vô cùng cảm ơn mẹ! Hai lá thư của mẹ tràn đầy triết lý và trí tuệ. Ví dụ như:

1.      Đi đến đâu cũng phải biết học cách tán thán người khác.

Đúng vậy! Khi kết thúc học kỳ con nên viết một lá thư cảm ơn người thầy đã hướng dẫn cho con, cảm ơn người thầy đã yêu cầu con một cách nghiêm khắc trong thời gian chín tháng vừa qua, con đã học được rất nhiều phương pháp kiến thức nghiên cứu kinh tế từ thầy ấy, tán thán cái thành tựu và thái độ nghiên cứu học tập nghiêm túc chặt chẽ của thầy.

2.      Kiên nhẫn mà làm những công việc trong cuộc sống.

Đúng vậy, con xem thấy người thầy hướng dẫn của con chính là giáo sư tiến sĩ Darrat. Là một giáo sư kinh tế học nổi tiếng, nhưng công việc thường ngày của ông cũng chẳng khác gì so với các giáo sư khác, đọc sách, viết sách, chuẩn bị bài giảng, dạy học, v.v… không có gì khác, chỉ là kiên nhẫn làm việc trong một thời gian dài mà thôi. Con cũng phải học kiên nhẫn làm việc. Kỳ thi cuối kỳ lại đến, con phải kiên nhẫn mà thi. Từ tháng 05 đến tháng 08 thì đi làm thuê vào dịp nghỉ hè, có việc gì thì làm việc nấy, cũng thành thật trung thực mà kiên nhẫn làm việc.

3.      Dùng phương pháp gì để mở ra kho báu trong bản tính con người? Là dùng “Hiếu”

Việc hiếu dưỡng cha mẹ mà đem mở rộng ra hiếu dưỡng tất cả chúng sanh. Mẹ à! Điều mẹ nói thật đúng, mẹ đã đem nguyện vọng của con đặt ở nơi hữu dụng. Con sẽ nghe lời mẹ, con sẽ dùng cả đời này để viết nên một chữ “Hiếu” rạng ngời”.

Trong thời gian Mao Sâm du học tại Mỹ, cứ mỗi tuần thì gọi điện thoại cho tôi một lần, cứ hai tuần thì viết cho tôi một lá thư, cứ mỗi tháng thì gửi cho tôi 200 đô la, cứ mỗi năm thì về nhà thăm tôi một lần. Có rất nhiều bạn học đã nói đùa với nó rằng: “Bạn đã gọi điện thoại rồi mà còn đi về thăm nữa, bạn bỏ ra nhiều tiền như vậy nếu như đem số tiền này mà góp lại thì bạn có thể mua được một chiếc xe hơi đấy”. Nhưng mà Mao Sâm không nghĩ như vậy, thà rằng trong cả thời gian du học đi bằng xe đạp nhưng mà vẫn cứ duy trì liên lạc chặt chẽ với tôi. Thật vậy, chúng ta không thể dùng quả cân tiền tài và vật chất để mà đong đếm tình thân và lòng hiếu kính. Người xưa có nói rất hay: “Vàng thì có giá, tình thì vô giá”.

Giáo sư: Mẹ biết được bạn bè tôi nói đùa những lời như thế thì vào ngày 25 tháng 04 năm 1996 đã viết một lá thư gửi cho tôi.

Thời gian hôm nay đã hết. Ngày mai chúng ta sẽ cùng đến để chia sẻ nội dung của bức thư này. Xin cảm ơn mọi người!


CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN TỊNH THUẦN THIỆN

BÁO CÁO 30 NĂM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH:

MẸ HIỀN CON HIẾU (Tập 1)

Cô giáo: Triệu Lương Ngọc

Giáo sư: Chung Mao Sâm

Ngày 29 tháng 06 năm 2007

Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ.

Biên tập: Phật tử Diệu Hiền.