Mật tông
BỘ MẬT TÔNG - Tập ba: Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích
Dịch Giả: Thích Viên Đức
03/03/2553 22:23 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

TẬP BA 

 

KINH CHUẨN ÐỀ ÐÀ LA NI HỘI THÍCH

 

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU

SỞ THUYẾT ÐÀ LA NI KINH HỘI THÍCH

Quyển Trung

 

Ðời Thiên Trúc, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Quảng Trí Bất Không phụng chiếu dịch Phạn ra Hán văn.

Thanh Việt Ðông, Ðảnh Hổ Sơn, Ngài Ca Môn Hoằng Tán phát Bồ Ðề  tâm hội thích (gồm thâu các bộ mà giải thích).

Tỳ Khưu Thích Viên Ðức dịch Hán ra Việt.

 

THỨ ÐẾN TỤNG BÀI PHẠN VĂN TÁN THÁN

A Phạ đát ra tả đổ ra na xá, ra đà ta ma ra lị bổ cú trí bát ra noa ma bạt na vĩ hế đế a giả lễ đát lai ta lị tố nễ tổ lễ, tất dạ tư chuẩn nê tát ra muộn để nẫm, bà phạ xá ma nễ ta phạ, hãn, đế tát bát ra noa phệ đát nễ dã đà, ngật lệ ra, noa nghiệt đế a vĩ đa tát đát phạ na ma nể bát ra tỉ, na lộ, ca đát dả, ra đà ca rị ra ngật đa, ra vĩ dựng, na thú, tỉ nể bá, đát ra ca ra na ngật sử nĩnh ta phổ châm tất thể đát phạ tấn để đa ma ra tham bát ra sắt châm lý khư nhạ nẵng nễ nhĩ na, nễ tát đế nẵng bát ra khố vũ địa lệ lã thỉ khư lê dả tát đát phạm, ra ni diễm nhạ bế đát mẫu nể mạo, nĩ phạ nhựt lị đởm chỉ lã đà di diễm tố ra lị bổ bà phạ nẫm bát ra phệ xa dả để a dẫn lị dả phạ lộ, chỉ đế  bá tất dạ để nặc tăng xả diêm tát đát đa nhạ bá, đá đán nẵng, tất đế ngạ nghiệt để kiên chỉ nễ dã tất đát phạm, nẵng na na, tất bạt yết để tỳ dược nhất để ta ca la bá, bả nẵng, xá nể bà nga phạ để bả sỉ đa ma, đát ra tất địa ca lị bố ra dả ma nỗ, ra tham minh tỉ, na để nẵng đát phạm, ta ma lãm ca thất tử đá bà nga phạ để chuẩn nê đà, ra ni tát nô đát ra tát ma bả đa.

Tán thán: Nghĩa là xưng dương khen ngợi sự tốt đẹp của Thánh đức đầy đủ vô biên phước trí, hay thành tựu việc mong cầu của chúng sanh tất cả cái vui thế gian, xuất thế gian, nhưng Ngài Kim Cang Trí dịch thiếu pháp tán thán này. Trong Trì Minh Tạng tuy đủ mà văn lại quá phiền phức. Người tu hành nếu không thể tán thán Phạn âm này, nên lấy bài kệ trong Tô Tất Ðịa kinh mà tán thán. Kinh Tô Tất Ðịa dạy: Văn tán thán nên dùng những kệ tán của chư Phật và Bồ Tát đã nói, không nên tự làm. Kinh kia không có văn tán Chuẩn Ðề. Nay chép trong bản kinh, thuật lại một bài kệ để tán thán công đức Bổn Tôn.

Kệ rằng:

Ðại từ cứu Thế Tôn, thiện đạo nhứt thiết chúng.

Phước trì công đức hải, ngã kim khế thủ lễ.

Chơn như xá ma pháp, năng tịnh tham sân độc.

Thiện trừ chư ác thú, ngã kim khế thủ lễ.

Ðắc pháp giải thoát Tăng, thiện trụ chư học địa.

Thắng thiện phước đức nhơn, ngã kim khế thủ lễ.

Ðại bi Quán Tự Tại, nhứt thiết Phật tán thán.

Năng sanh chủng chủng phước, ngã kim khế thủ lễ.

Ðại Lực phẫn nộ thân, thiện tai trì Minh Vương.

Hàng phục nan phục giả, ngã kim khế thủ lễ.

(Phẫn nộ tức Minh Vương Ðại Oai Kim Cang.)

GIẢI:

Ðại từ cứu Thế Tôn, khéo dẫn tất cả chúng.

Phước trì biển công đức, con nay cúi đầu lễ.

Chơn như pháp xa ma, năng sạch tham sân độc.

Khéo trừ các ác thú, con nay cúi đầu lễ.

Ðược pháp giải thoát Tăng, khéo trụ các học địa.

Hơn trên phước đức nhơn, con nay cúi đầu lễ.

Ðại Thánh Chuẩn Ðề Tôn, thương xót nơi thế gian.

Thành tựu các Tất Ðịa, con nay cúi đầu lễ.

Ðại Bi Quán Tự Tại, hết thảy Phật ngợi khen.

Năng sanh các món phước, con nay cúi đầu lễ.

Ðại Lực thân phẫn nộ, lành thay trì Minh Vương.

Hàng phục kẻ khó phục, con nay cúi đầu lễ.

(Phẫn nộ thân tức là Minh Vương Ðại Oai Kim Cang.)

 

KẾ NÓI BỔN TÔN ÐÀ RA NI BỐ TỰ PHÁP

Quán tưởng từ đầu đến chân, mỗi một chữ Chơn ngôn co quẹo phân minh rõ ràng, phát ra ánh sáng, chiếu soi nơi sáu đường luân hồi của bốn loài hữu tình, phát khởi lên lòng bi mẫn thâm sâu ban mọi an vui cho họ. Dùng Ðà Ra Ni chính chữ bố liệt khắp nơi thân của người hành giả tức thành. Lấy Như Lai ấn mà tám vị Bồ Tát lớn đã gia trì nơi thân. Hoặc làm bốn pháp Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Kính ái, Nghĩa là màu trắng, màu vàng, màu đen, màu đỏ, thành xong Tất Ðịa rồi liền kiết Bố Tự ấn. Hai  tay tréo nhau bên trong, hai ngón cái, hai ngón trỏ, hai  ngón út hiệp nhau đứng thẳng tức thành.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tay kiết ấn này thành, liền tưởng tự thân mình cũng như đức Như Lai, có 32 tướng và 80 món tốt đẹp, sắc màu vàng tía nơi thân hào quang sáng suốt tròn đầy. Tưởng rồi lấy tay khế ấn ấy, chạm xúc nơi trên đầu bố chữ ÁN chạm xúc nơi bố chữu CHIẾT mỗi mỗi y chữ, thứ lớp cho đến hai chân, đều lấy khế ấn chạm xúc mà an bố.

Tưởng chữ Án an để nơi đảnh, lấy ngón tay cái chạm vẽ trên đầu (chữ Phạn ÁN) Lại tưởng chữ CHIẾT đầy đủ nơi hai tròng con mắt, tưởng chữ LỆ lấy ngón tay cái chạm vẽ trên đôi mắt trái và mặt. Tưởng chữ CHỦ an nơi trên cổ chỗ yết hầu, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ LỆ để nơi tâm giữa ngực, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ CHUẨN an để nơi hai vai trái mặt, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào . Tưởng chữ ÐỀ an đển nơi trên rún, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ TA BÀ an nơi hai bắp vế mặt và trái, lấy ngón tay út chạm vẽ vào. Tưởng chữ HA an trên hai cổ chân mặt và trái, lấy ngón tay út chạm vẽ vào.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Mỗi chữ đều có một bài kệ giải thích và khiến quán chữ sắc tướng rõ ràng. Song sự an bố kia cùng bản dịch này thì tóm lược, nên có khác chút ít không chép ra đây, như muốn biết, sau pháp trì minh sẽ tóm tắt chép ra.

Ðiều nên biết là tưởng chín chữ Phạn Chơn ngôn ấy là chữ Phạn nước Thiên Trúc, chứ không phải văn tự ở phương này. Nhứt Tự Ðảnh Luân Vương Nghi Quỹ nói: Quán các chữ, chỉ là quan chiêm Phạn tự chẳng phải văn tự theo địa phương mà có sức đại thần dụng.

Hỏi: Vì sao chữ Phạn đều có sức thần dụng không thể nghĩ bàn như thế?

Ðáp: Nghĩa là mỗi một chữ đương thể tức là tâm của chư Phật cho nên đương thể tức là ly tướng pháp giới, đương thể cũng là Giáo, Lý, Hạnh, Quả vì thế nên có sự thần dụng không thể nghĩ bàn vậy.

Hỏi: Chữ Phạn ở Thiên Trúc là pháp nhĩ bổn hữu. Vì sao vậy? Bởi vì khi thế giới mới sơ thành, do trời Phạm Thiên truyền nói, không đồng văn tự phương này là do Thương Hiệt chế tao ra. Nếu vậy phàm là chữ Phạn Thiên Trúc đều có thần dụng không thể nghĩ bàn, sao lại được khen riêng những chữ trong Chơn ngôn ư? 

Ðáp: Vì những chữ trong Chơn ngôn do thần lực gia trì của chư Phật không thể nghĩ bàn. Thể gồm nhiều nghĩa, pháp tánh như vậy, nên có thần dụng đặc biệt. Như văn tự ngôn ngữ phương pháp tuy nhiều, duy chỉ một câu chú ngữ “CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH” v.v… chú vào lửa không thiêu đốt được, chú vào nước sôi không làm nóng bỏng, chú vào dao không chém thương, chú vào độc không trúng. Do đã làm chú ngữ nên riêng có sự thần dụng  ấy không phải hết thảy văn ngôn khác đều có công lực đó. Thiên Trúc cũng thế, văn tự tuy một, duy chữ trong Chơn ngôn riêng có thần dụng oai lực không phải tất cả chữ khác đều có thần dụng như vậy.

Hỏi rằng: Thần chú là pháp bí mật của chư Phật, còn chẳng phải biết chỗ biết của nhơn vị. vì sao nay giải thích nghĩa chín chữ Thánh Chuẩn Ðề.

Ðáp: Căn cứ Hiền Thủ Tâm Kinh Sớ và Thần Biến Sớ, cùng các kinh trong Mật Tạng giải thích chữ trong Ðà Ra Ni. Ý có hai môn:

1-Bất khả thuyết môn, nghĩa là chú pháp bí mật của chư Phật chỉ Phật với Phật truyền nhau, kẻ khác không thông hiểu. Chỉ nên trì tụng không cần phải gượng giải thích.

2-Cưỡng thuyết môn, nghĩa là trong Chơn ngôn tùy nêu cử lên một chữ, hoặc làm nhơn, hoặc tác pháp, bao gồm cả thời gian và không gian tự tại giải nói. Nói tóm lược nơi trong một chữ vô tận pháp môn, giải nói cho hết mới là chữ nghĩa của Ðà Ra Ni. Nói đến đây, giả sử mười phương chư Phật, trải qua hằng sa kiếp chung nói một chữ nghĩa trong Chơn ngôn cũng không thể hết. Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Sáu chữ Ðà Ra Ni là bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát mà vô lượng Như Lai còn khó biết thay huống nữa ở nhơn vị Bồ Tát làm sao hiểu được ư?  Phải biết, biết đó còn khó huống là thọ nhận ấy ư! Nay trong một chữ tóm lại mà giải thích tức là cưỡng thuyết môn, trong một phần nhỏ ấy  chỉ giải nghĩa một mặt. Nghĩa là nơi một chữ trong Chơn ngôn, hoặc hai nghĩa, năm nghĩa, mười nghĩa cho đến trăm nghĩa v.v… giải thích chỉ là thiếu phần nghĩa. Nếu giải thích một nghĩa, gọi là nghĩa một mặt. Như trên đã nói rằng: Còn chẳng phải nhơn vị có thể hiểu, đó là căan cứ Mật giáo Viên tông Bất khả thuyết môn mà nói, nghĩa bất khả thuyết môn kia phải là Mật giáo Viên tông, ly ngôn quá hải. Còn nghĩa Cưỡng thuyết môn kia là Hiển giáo Viên tông nên đem lời nói mà phân giải vậy.

Do quán tưởng an bố Chơn ngôn, kiết Ấn gia trì nên thân người tu hành tức thành thân Chuẩn Ðề Phật Mẫu, diệt trừ hết thảy nghiệp chướng, chứa nhóm vô lượng phước đức tốt, thân ấy thành thể Kim Cang bất hoại. Nếu thường chuyên chú quán tưởng tu hạnh, hết thảy Tất Ðịa đều được hiện tiền, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tưởng niệm an bố các chữ như vậy rồi, liền thành Chuẩn Ðề thù thắng pháp môn, cũng gọi Bổn Tôn chơn thật tướng, hay diệt các tội được mọi cát tường, cũng như chứa nhóm Kim Cang kiên cố, đó gọi là pháp Chuẩn Ðề thắng thượng. Nếu thường như vậy tu hành, phải biết người đó mau đến Tất Ðịa. Cho nên kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: Nếu như trong pháp Chuẩn Ðề Bồ Tát cầu được thành tựu, trước nên quán tưởng những chữ tự luân căn bản vi diệu của Chuẩn Ðề Bồ Tát, an trí nơi thân phần của mình, mỗi mỗi chữ phân minh rõ ràng, người ấy nếu thân đời trước có tạo tất cả tội nghiệp thảy được trừ diệt, phàm có mong cầu quyết định thành tựu. Thần Biến Sớ nói: Chơn ngôn người tu hành hay khiến ba nghiệp đồng với ba nghiệp của Bổn Tôn. Lại trong Chơn ngôn mỗi một chữ đều là toàn thân của chư Phật. Cho nên nói: Thân người hành giả tức thành thân Chuẩn Ðề Phật Mẫu. Phải biết Thần chú Chuẩn Ðề này là “Thể”, tức là pháp thân viên viên quả hải. “Dụng” tức không thể nghĩ bàn, sở dĩ nên được mau chứng Bồ đề Vô thượng.

THỨ KIẾT CĂN BẢN ẤN

(Như ứ già ấn ở trước, chép ra trong Trì Minh Tạng kinh nói: Người tu hành kiết căn bản ấn tụng căn bản Chơn ngôn thì Bổn Tôn Bồ Tát vui mừng ngó đến người tu hành.)

Tụng căn bản Chơn ngôn bảy biến rồi xả ấn lên đảnh. (Kim Cang Trí dịch dùng đệ nhị căn bản ấn, tụng căn bản Chơn ngôn.)

Tức lấy hạt Bồ đề đếm đủ 108 hột, y như pháp xâu lại thành tràng chuỗi, lấy hương thơm, thoa vào hạt châu kia, bưng châu trong hai lòng bàn tay, để ngang ngực tụng 7 biến Chơn ngôn gia trì vào tràng chuỗi.

Kinh Tô Tất Ðịa nói: Khi bưng chuỗi cúi đầu tâm chí thành đảnh lễ Tam-Bảo chư Phật, Bồ Tát. Nếu làm phép A Tỳ Giá Rô Ca nên dùng các hột đầu mà xâu làm tràng chuỗi, việc cầu nguyện mau thành tựu.

Chơn ngôn: Án - Phệ lô, giá na, ma la ta phạ hạ.

GIẢI: Chơn ngôn trì châu này, chữ phệ hoặc âm là phái. Kim Cang Trí dịch là Vi, nơi trên chữ ma có chữ A, còn các chữ khác đều đồng. Phệ Lô Giá Na, Tàu dịch là Biến Chiếu, cũng nói Ðại Nhựt như mặt trời trong thế gian chỉ chiếu sáng ban ngày, không chiếu được ban đêm, chiếu một thế giới, không chiếu khắp các thế giới khác nên không được gọi là Ðại Nhựt. Ðấng Ðại Nhựt Như Lai pháp thân cùng khắp pháp giới, mười phương thế giới đều chiếu diệu hết thảy. Nếu có người xưng danh quy y lễ bái sẽ được pháp  giới tất cả chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh cho đến Bát Bộ hộ vệ gia trì.

Gia trì đảnh đới xong, tâm miệng bạch lời nguyện rằng: Con nay muốn niệm tụng niệm tụng, xin nguyện Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát gia trì hộ niệm, khiến nguyện con mau được tùy ý, sở cầu Tất Ðịa viên mãn, nhiên hậu lấy tay trái ngón vô danh và ngón cái nương thừa hạt chuỗi, bên tay mặt lấy ngón cái và ngón vô danh lần đưa hạt chuỗi, tay như tướng thuyết pháp.

GIẢI: Trước lấy chuỗi gia trì đảnh đới, sau mới kiết ấn trì châu: Tay bên mặt, ngón cái nắm ngón vô danh, ngón trỏ mở thẳng ngón giữa, ngón út, hơi cong, ngón trỏ sát một bên lóng đầu của ngón giữa. Ðây là Phật bộ chấp số châu ấn. Kim Cang Trí dịch: Hai tay cách nhau một tấc, các ngón mở ra hơi cong .

Ðể nơi trước giữa ngực trì châu niệm tụng, tiếng giọng không chậm không mau.

GIẢI:  Ðây nói giọng tiếng trì tụng căn bản Chơn ngôn. Kim Cang Trí dịch: Không được cao giọng, cần phải xưng chữ cho rõ ràng phân minh, khiến mình tự nghe tên tiếng ấy. Nhứt Tự Phật Ðảnh Luân Vương Nghi Quỹ nói: Chữ câu phân minh mà tụng niệm, không chậm không mau, không được cổ họng ọe ho và khạc nhổ cùng các nhiễm tâm tương ưng, cho đến tâm duyên khổ thọ, nếu có các lỗi lầm ấy thì không được thành tựu.

Tâm chuyên chú không được duyên cái gì khác, quán tưởng thân mình đồng với thân của Bổn Tôn, đầy đủ tướng tốt. Nơi trước thân ở trong đàn quán tưởng Thất Cu Chi Phật Mẫu cùng quyến thuộc đoanh vây chung quanh rõ ràng, phân minh đối diện chỗ ngồi của mình.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Ðã quán tưởng đức Bổn Tôn và trên thân bố trí các chữ, niệm tụng ghi số từng mỗi một niệm. Một khi quán kiến, không  được cho thiếu sót, đừng để tâm phải tán loạn. Kinh Tô Tất Ðịa dạy: Khi niệm tụng không được khởi dị ngữ, tưởng Chơn ngôn như trước mắt mình liên tục như vậy, không được tâm tán loạn, duyên cảnh nơi khác, thân tuy mỏi mệt, không được buông lung, ngăn các ác khí, những chuyện thế gian không nên nghĩ tưởng đến. Không quên đức Bổn Tôn, dù thấy tướng lạ cũng chẳng cho là kỳ quái.

Mỗi khi xưng chữ Ta Phạ Hạ đồng thời lần một hạt chuỗi.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tụng Bổn Tôn Ðà Ra Ni một biến lấy tay mặt ngón vô minh chỉ lần qua một hạt châu, hết vòng rồi trở lại.

Một trăm lẻ tám hoặc 1080 là biến số niệm tụng, thường cần phải hạn định, nếu không mãn 108 tức không thành biến số Tất Ðịa mong cầu.

GIẢI: Kinh Tô Tất Ðịa nói: Y pháp niệm tụng rồi, nên khởi tâm cầu thỉnh: con y bổn pháp niệm tụng số mãn, xin nguyện Tôn giả lãnh thọ làm chứng cho, ở nơi trong mộng dạy dỗ con . Khi chánh thời niệm tụng, nếu có ho sặc buồn ngủ ợ ngáp, phải kiêng dè cung kính chữ Chơn ngôn. Khi ấy liền đứng dậy đi rửa mặt rửa tay sạch sẽ. Y như pháp rửa xong, trở lại từ trước mà niệm, chỗ bị cách ngại ấy cần phải bỏ mà niệm lại từ trước. Khi lần qua hết một tràng châu xong, phải lễ bái một lễ. Xong rồi trở lại niệm như trước, niệm một vòng khi thấy dung nhan đức Bổn Tôn thì liền đảnh lễ. Nếu khi chánh niệm tụng thoạt nhiên sai lầm, phải thành tâm sám hối lỗi lầm ấy, bởi do buông lung nên để vọng khởi lầm lỗi vậy. Nguyện đức Bổn Tôn bỏ lỗi cho, thân liền đảnh lễ, rồi trở lại như trước mà niệm tụng.

Niệm tụng xong rồi, nắm chuỗi nơi hai tay đảnh đới phát nguyện, nguyện công đức niệm tụng của con và tất cả chúng sanh đã tu chơn hạnh, cầu thượng, trung, hạ phẩm, Tất Ðịa mau được thành tựu. Rồi để chuỗi nơi trong hộp (bỏ ít bột hương vào)

GIẢI: Nói thượng, trung, hạ Tất Ðịa ấy, mỗi địa gồm có ba phẩm, cộng thành chín phẩm.

Hạ phẩm có ba:

1-Hạ phẩm thành tựu: Hay nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở cầu cử ý tùng tâm, tất cả Thiên Long thường đến thăm hỏi. Lại hay hàng phục tất cả trùng thú và quỷ mị v.v…

2-Trung phẩm thành tựu: Hay sai khiến tất cả Thiên Long Bát Bộ, hay khai tất cả phục tàng, hoặc muốn vào A Tu La cung, Long cung thì liền được vào đó, đi đến tùy lòng.

3-Thượng phẩm thành tựu: Khiến được Tiên đạo thừa nương hư không bay đi qua lại khắp nơi trên trời dưới đất đều được tự tại, những việc thế gian và xuất thế gian hết thảy thông đạt.

Trung phẩm có ba:

1-Hạ phẩm thành tựu: Liền được làm vua trong các Tiên chú, trụ thọ vô số tuổi, phước đức trí tuệ ba cõi không ai sánh kịp.

2- Trung phẩm thành tựu: Liền được thần thông dạo khắp thế giới, làm Chuyển luân Vương trụ thọ một kiếp.

3-Thượng phẩm thành tựu: Hiện chứng Sơ Ðịa Bồ Tát vị trở lên.

Thượng phẩm có ba:

1-Hạ phẩm thành tựu: Ðược đệ Ngũ Ðịa Bồ Tát vị trở lên.

2-Trung phẩm thành tựu: Ðược đệ Bát Ðịa Bồ Tát vị trở lên.

3-Thượng phẩm thành tựu: Tam Mật biến thành ba thân, chỉ nơi đời này chứng quả Vô thượng Bồ đề. Ðây là chín phẩm thành tựu của người trì chú, nên cầu thẳng đến thành Phật chứ không cầu trung, hạ, ba phẩm v.v… tức cầu ba phẩm thành tựu ở trên, còn các việc khác sau pháp Tăng ích sẽ rõ.

Ngồi nay thẳng, kết định ấn, nhắm mắt, lắng lòng, tịnh ý. Trong thân nơi giữa ngực ánh chói hiện ra như mặt trăng tròn sáng rực rỡ, khởi đại tinh tấn, quyết định thủ chứng. Nếu không biếng trễ chuyên công tu tập quyết sẽ được thấy tâm bổn nguyên thanh tịnh, nơi trong viên minh ấy, tưởng chữ ÁN, còn tám chữ kia xoay vòng bên hữu trên viên minh ấy, trong định cần phải bố liệt thấy các chữ Chơn ngôn cho phân minh rõ ràng, không tán động được đắc định, tức cùng Bát Nhã ba la mật tương ưng, tức họa vẽ viên minh luân.

GIẢI: Kiết định ấn ấy, lấy hai tay tréo nhau bên ngoài để nơi dưới rún. Hoặc lấy hai tay để ngửa đem tay mặt để lên bàn tay trái, hai ngón tay cái giáp móng lại với nhau, để ngang nơi rún. Trong Vô Lượng Thọ Nghi Quỹ nói: Hai tay tréo nhau bên ngoài, hai ngón tay trỏ đôi lưng nhau, từ đốt giữa đứng thẳng, hai ngón tay cái nắm hai đầu ngón tay trỏ tức thành. Trong ba ấn này tùy kiết một ấn đều được. Ðây là Viên minh quán pháp, cũng gọi Du Già niệm tụng. Cho nên Ngài Kim Cang Trí nói: Nếu cầu giải thoát mau ra khỏi sanh tử, tu pháp Tam ma địa Du Già quán hạnh, vô ký vô số niệm tụng, tức tưởng tự tâm như mặt trăng tròn sáng vắng lặng thanh tịnh, trong ngoài phân minh. Lấy chữ ÁN an trong Tâm Nguyệt luân ấy. Lấy chữ CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ÐỀ TA PHẠ HA, từ trước xoay vòng bên hữu lần lượt liên tục nối nhau thành vòng tròn, quán xét nghĩa của mỗi chữ, tâm luôn luôn tương ưng không được sai khác.

TRÌ MINH TẠNG NGHI QUỸ nói: Chữ ÁN là Tỳ Lô Giá Na Phật căn bản. Chữ CHIẾT là Ðại Luân Minh Vương căn bản. Chữ LỆ là Ðại Phẫn Nộ Bất Ðộng Tôn Minh Vương căn bản. Chữ Chủ là Tứ Tý Phật Thân căn bản. Chữ LỆ là Bất Không Quyến Bồ Tát căn bản cũng là Quán Tự Tại Bồ Tát căn bản. Chữ CHUẨN  là Ðại Tôn Na Bồ Tát căn bản. Chữ ÐỀ là Kim Cang Tát Ðỏa Bồ Tát căn bản. Chữ TA PHẠ là Y Ca Nặc Tra Bồ Tát căn bản. Chữ HẠ là Phạ Nhựt Ra Nẵng Khư Minh Vương căn bản.

 

 

 

PHIẾN ÐỂ CA PHÁP

Phiến Ðể Ca pháp ấy, cầu diệt tội chuyển chướng, trừ tai nạn, quỷ mị, tật bịnh, tù đày, giam cầm, bịnh dịch, quốc nạn, mưa nắng không đều, trùng tổn lúa nếp, năm thứ sao tinh ép ngặp bổn mạng, thảy đều trừ diệt, phiền não giải thoát, gọi là Tức tai pháp.

GIẢI: Phiến Ca Ðể dịch nghĩa là dứt tai ương. Trên lại gồm có nhiều nghĩa cho nên còn để nguyên Phạn âm không phiên dịch thẳng tiếng Trung Hoa. Ba pháp sau cứ theo đây mà biết.

Khi tu phép này phải mặc áo trắng, mặt hướng về phương Bắc, ngồi cát tường tọa tréo hai cổ chân đầu gối thẳng đứng, quán tưởng đức Bổn Tôn sắc trắng, cúng dường ẩm thực, quả trái, hương hoa, đèn nến các món thảy đều sắc trắng.

GIẢI: Tréo hai gót chân đầu gối thẳng, gọi là ngồi cát tường, hương hoa dùng bạch đàn, hương đốt dùng trầm thủy, đèn dùng bơ thắp, như không có bơ, dùng dầu trà trắng. Bản dịch nói: Quán tưởng sắc trắng. Ngài Kim Cang Trí dịch: Cũng đồng là sắc trắng. Ba pháp sau cũng vậy.

Theo tháng từ ngày mùng một đến ngày mùng tám, mỗi ngày ba thời niệm tụng, đêm làm phép hộ ma.

Dứt tai Chơn ngôn rằng: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Nê … linh đệ tử … (nếu niệm tụng cho người khác thì xưng tên người kia) Phiến Ðể Cự Lỗ Ta Phạ Hạ.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Muốn làm Phiến Ðể Ca các phương pháp, hoặc tự thân mình làm, hoặc vì người khác làm, tức y theo pháp đây mà niệm tụng. Nếu muốn cầu dứt tai ương, trừ tất cả quỷ thần, và cầu thông minh, sống lâu, cầu giải thoát. Tức ở trong đạo tràng, mặt hướng về phương Bắc, tréo gót chân đầu gối thẳng đứng mà ngồi, cho đến mỗi ngày ba thời niệm tụng và làm phép hộ ma, nếu khi niệm tụng, trước tụng căn bản Ðà Ra Ni 21 biến, rồi nhiên hậu: Chỉ từ chữ Án mà tụng đó.

Diệu Chơn ngôn: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề gia hộ đệ tử … trừ tai nạn Ta Bà Ha.

Khi làm pháp này đều cần phải ở trong đạo tràng, như không có đàn tràng. Hoặc trước tượng Chuẩn Ðề an để Kính đàn, lại tưởng một cái đàn tròn sắc trắng, trong đàn tròn ấy, tưởng khắp chữ Phạ hoặc chữ Vãm. Tôn trọng cúng dường đầy đủ và tự thân đều tưởng ở trong đàn tròn ấy. Hoặc trước tượng chỉ vẽ một đàn tròn cũng được, đem từ tâm tương ưng, khởi công cho đến ngày mồng tám, mỗi ngày ba thời tắm rửa, ba thời thay áo, đến ngày lúc mãn, hoặc không ăn, hoặc ăn ba thứ trắng là: sữa, sữa chín, cháo gạo gãy.

 

BỐ SẮC TRÍ CA PHÁP

Bố Sắc Trí Ca pháp (Tăng ích), cầu sống lâu, cầu vinh quang, phục tàng (của báu giấu kín trong lòng đất), giàu có, thông minh trí huệ nghe nhớ không quên, pháp được thành tựu, Kim Cang xử thành tựu v.v… hoặc nắn hình các loài sư tử, ngựa, voi, dùng Chơn ngôn gia trì ba tướng hiện ra, tùy theo thượng, trung, hạ, việc mong cầu được đắc quả. Như kinh Tô Tất Ðịa rộng nói: Kẻ trì minh muốn cầu tiên, nhập vào A Tu La và các hang của Tám bộ quỷ thần, muốn vào đều được, cho đến chứng địa vị thần thông, cầu hai món tư lương viên mãn, mau thành Vô thượng Bồ đề. Ðây gọi là Tăng Ích pháp, khi làm pháp này thân mặc áo vàng, mặt hướng về phương Ðông, ngồi kiết già phu, quán tưởng đức Bổn Tôn sắc vàng, các món cúng dường hương hoa, quả trái, ẩm thực, đèn nến … đều là sắc vàng.

(Hương thoa dùng huỳnh đàn, hoặc bạch đàn gia chút uất kim, hương đốt dùng bạch đàn, thắp đèn dầu mè.)

Theo tháng ngày mùng tám, đến ngày rằm, mỗi ngày ba thời niệm tụng, ban đêm làm phép hộ ma.

Chơn ngôn: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề … khiến đệ tử… Bố Sắc Trưng Cự Lỗ Ta Phạ Hạ.

GIẢI: Trưng âm chỉ, Ngài Kim Cang Trí dịch: Nếu muốn cầu tăng trưởng ngũ thông, Chuyển luân, các thứ bảo tàng, bố trước luân trử, hiền bình, như ý bảo an, thiện na ngược lý ca, chung và búa lớn, quyến tát, tam xoa v.v… tất cả tài bảo, cỏ thuốc. Cầu thành tựu ấy, thân mặc áo vàng, cho đến niệm tụng như trước.

Diệu Chơn ngôn: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề gia hộ đệ tử …sở cầu như ý Ta Bà Ha.

Như không có đàn tràng, để một Kính đàn trước tượng Chuẩn Ðề rồi tưởng một cái đàn vuông sắc vàng, ở trong đàn vuông ấy, tưởng khắp chữ A, hoặc chữ ÁM. Tôn trọng cúng dường đầy đủ, tự thân đều tưởng ở trong đàn vuông ấy, hoặc trước tượng chỉ vẽ một đàn vuông cũng được, đem tâm vui mừng tương ưng, tắm rửa thay áo như trước, đến khi ngày mãn cũng đoạn thực như trước v.v…

Ba tướng hiện ấy, nghĩa là ánh lửa xẹt, khói, hơi nóng phát ra. Nếu Chơn ngôn người tu hành khi muốn cầu thành tựu, căn cứ theo các kinh Ðà Ra Ni nên dùng bốn thứ vật. 1- Cung, tên, búa, câu liêm, bánh xe pháp luân, bảo xử, kính, hoặc số châu, bình bát, ca sa, các món vật dụng của chư Tăng. 2- Thư hoàng, hùng hoàng các món dược vật. 3- Lấy bùn đất trên bờ sông, đắp hình sư tử, ngựa, voi, ngưu, lạc đà, hoặc gà, ngỗng, công, chim kim sí v.v… các hình cầm thú. 4- Hoặc đắp vẽ điêu khắc các hình tượng Phật, Bồ Tát Minh Vương v.v… tùy tâm ưa muốn dùng làm một việc, y pháp thành rồi để trong đàn như pháp tụng chú, nếu khi được ánh lửa xẹt ra, hoặc tay cầm, hoặc thoa thân, hoặc thừa nương cùng trợ bạn tri thức bay lên hư không, hoặc có người thấy thành tựu, hoặc người được thành tựu thấy người kia thành tựu. Tóm lại bay lên hư không dạo các thế giới cúng dường chư Phật, Bồ Tát, đều thọ mạng một kiếp, chứng được sơ địa bách pháp minh môn, nếu khi khói phát ra dùng y như trước, được làm vua trong các Tiên, trụ thọ vạn vạn năm. Nên khi hơi nóng phát ra, được tất cả nhơn thiên kính ái, việc sở cầu được như ý. Ðây là ba thứ tướng hiện thành tựu. Nếu được ánh lửa xẹt ra, ấy là tướng thượng phẩm thành tựu, khói phát ra là tướng trung phẩm thành tựu, hơi nóng phát ra là tướng hạ phẩm thành tựu.

Tây phương xưa có một người được được thượng phẩm thành tựu, dẫm 500 người bay lên hư không. Lại nói rằng được ánh lửa xẹt ra, tất cả chư Thần thường đến ủng hộ. Bát bộ chúng đều đến cung kính dùng tất cả Thần chú được tối thắng linh nghiệm. Nếu tướng khói hiện ra, tùy chỗ đi đến không còn chướng nạn, việc mong cầu được toại tâm. Nếu hơi nóng hiện ra, được tất cả mọi người và quỷ thần đồng tâm kính ái.

Kinh Tô Tất Ðịa nói: Nếu muốn thành tựu các dược vật, có ba thứ thành tựu, ánh lửa sáng là thượng, hơi khói là trung, hơi nóng là hạ, nếu thừa nương hư không tự tại mà đi, đó là tối thượng, tàn hình ẩn tích là trung, thành tựu thế gian các việc là hạ. Ba món thành tựu tùy thượng trung hạ, lại phân biệt thượng thành tựu pháp trì minh đắc tiên nương thừa hư không du hành, thành tựu năm thần thông, hoặc đoạn dứt hết các lậu, hoặc đắc Bích Chi Phật Ðịa, hoặc chứng địa vị Bồ Tát, hoặc hiểu biết tất cả việc, hoặc biện tài đa văn, hoặc thành Phệ đa la thi, hoặc thành dược Xoa ni, hoặc đắc Chơn Ðà La Ni, hoặc được Vô tận phục tàng đầy đủ. Những việc như trên gọi là thượng trung thượng thành tựu pháp. Nếu ẩn tích tàng hình nơi thân được đại thế lực, từ trước giờ biếng nhác mà được siêng năng tinh tấn, vào cung Tu La được thuốc trường thọ. Thành Bát lệ sứ, Ca thiên sứ, hoặc hay sai khiến quỷ, hoặc hay thành tựu Ta la bộ nhĩ Ca thọ thần, hoặc thành đa văn ngộ lý nghĩa thâm sâu, hoặc hòa hiệp các thuốc, vừa thoa nơi chân nơi đảnh tức đi bộ xa ngàn dặm không mệt mỏi.

Như trên đã nói đều gọ là pháp trung thành tựu. Nếu pháp hạ thành tựu khiến mọi người  thấy được vui mừng, hoặc nhiếp phục được các người, hoặc có thể trừng phạt người ác, hàng phục các kẻ oán và các việc thấp hơn, đó gọi là pháp hạ trung hạ thành tựu. Hoặc thấy dung mạo hình tượng đẹp đẽ, Xá lợi, tháp v.v… thoạt nhiên lay động. Hoặc ánh lửa xẹt ra, phải biết không lâu sẽ chóng được thành tựu. Trong các pháp niệm tụng như trên, những pháp đã rõ có chín phẩm thượng, trung, hạ. Nếu muốn thành tựu luân tiên pháp, mà sắt tốt làm một cái vòng tròn dài hai ngón tay, một cái vòng để có sáu cạnh mặt võng nhọn bén. Nếu muốn thành thư hoàng pháp, khi được ánh sáng thư hoàng chiếu ra như sắc ánh sáng mặt trời mới vừa mọc, rự rỡ cũng như ánh sáng của kim sắc, đó là điềm tốt thượng hảo. Nếu muốn thành tựu đao pháp, lấy sắt già tốt làm lưỡi dao dài sáu tấc, bề dày một lóng ngón út, ngang bằng bốn ngón tay, không có các vết bịnh, sắc xanh biếc như cỏ thi, như lông chim linh. Nếu muốn thành tựu pháp Phật đảnh, lấy vàng làm Phật đảnh, cũng như vẽ hay in an để trên đài, cột đài kia dùng Tát phả chi ca bảo. Nếu muốn thành tựu pháp liên hoa, dùng vàng làm hoa sen tám cánh ngang hai ngón tay, đứng một khuỷu tay (3 tấc), hoặc dùng bạc, hoặc dùng đồng đỏ, gỗ bạch đàn. Nếu muốn thành tựu pháp bạt chiết la, lấy sắt tốt làm bạt chiết la dài mười sáu ngón tay, hai đầu mỗi đầu làm ba cổ nhọn. Hoặc làm gỗ đàn hương tía, vàng, bạc, đồng đỏ. Nếu muốn thành tựu pháp hùng hoàng, lấy sắc hùng hoàng lóng lánh như ngọc kim khôi chia thành từng phần, lại có ánh sáng như trên, hùng hoàng hay thành việc trên. Nếu muốn thành tựu pháp ngưu hoàng, lấy ngưu hoàng làm như trên. Nếu muốn thành tựu hộ thân tuyến (chỉ khâu) pháp, lấy chỉ tơ trắng nhỏ mịn làm ba sợi chỉ dài, ba sợi chỉ dài ấy nhờ người con gái nhỏ xe hiệp lại, hoặc chỉ vàng xe hiệp. Nếu người muốn thành tựu ngưu phấn, ở chốn lan nhã yên tĩnh, lấy ngưu phấn thiêu đốt thành tro dùng hòa với hương long não. Nếu muốn thành tựu cung tên, gươm giáo, độc cổ, xoa bội và các đồ khí tượng tùy theo vật dụng của thế gian, tùy ý mà làm. Nếu muốn thành tựu yên ngựa, xa thặng, ngưu dương tất cả chim thú và các vật khác v.v… tùy theo người đời đều làm như trên tùy ý ưa thích, những vật dã làm thành tựu để trong đồ bằng vàng bạc, đồng, loa, chén, các đồ bằng đá, gỗ, đất v.v… Hoặc trải lá nhũ hương, lá sen, lá chuối hoặc vải lụa mới, tùy đó mà bày biện. Lại lá có năm lớp, trước trải trên đất, để vật thành tựu lên, lại lấy năm lớp lá các vật kia có thể để tản ra, hoặc các áo, hoặc các tạp vật lần lượt nên biết chỗ đồ đựng đầy. Vậy sau đem tâm không tán loạn, làm phép tam ky đa, đem ánh sáng của tâm rọi vào vật kia và tán sái, tay cầm thìa thong thả đổ vào trộn với bơ để trên vật ấy, tụng bổn Chơn ngôn đến chữ Ha trở lại xúc vật kia bỏ vào đồ đựng bơ, như vậy qua lại ba lần xúc vật không được đoạn tuyệt, đó gọi là tam ky đa, hộ ma pháp. Khi tam ky đa lấy thìa thấm đầy các vật, đều khiến thấm ướt, ban đầu khi để vật ấy trước lấy nước sái, sau để yên trì tụng, nếu thành vật hữu tình, làm hình tượng thìa chạm nơi đảnh mà làm hộ ma. Nếu muốn thành tựu hộ thân lấy thìa chạm nơi đảnh mình. Nếu vì người khác mà làm chỉ xưng tên người kia. Hộ ma vật lại có ba thứ sai khác: 1- Chỉ xưng tên. 2- Lấy vật che cách. 3- Lộ hiện chỉ mắt xem thấy, như vậy đều dùng. Bơ làm hộ ma, nếu không được bơ nên dùng sữa bò, hoặc bơ hòa với sữa, hoặc dùng ba thứ ngọt, hoặc quán tưởng thành tựu sai khác nên phải dùng, hoặc lấy Chơn ngôn trì tụng nơi trước nước thơm mà sái vật kia như trước ánh sáng hiển bày vật pháp, đây cũng như vậy. Lại Tô Thất Ðịa cúng dường pháp nói: Trong Chơn ngôn có chữ Úm là chữ quy mạng nên lặng tâm mà tụng. Nếu làm phép Tức tai, Tăng ích, nên niệm tụng tiếng hơi nhỏ. Nếu Chơn ngôn có chữ Hộc, và chữ Phấn tra nên giận dữ mà tụng.

Nói hai món tư lương ấy, nghĩa là Bồ Tát muốn chứng Phật quả ắt cần phải rộng tu phước trí, hai pháp để làm tư lương, phước trí viên mãn mới chứng Phật quả Bồ đề. Nay người tu hành trì tụng Chơn ngôn, không nhờ tu các môn khác, chỉ y pháp niệm tụng, tức được viên mãn, mau thành Vô thượng Bồ đề.

 

PHẠT THI CA RA NOA PHÁP

(Kính ái pháp)

Nếu muốn tất cả mọi người thấy phát tâm vui mừng, nhiếp phục lôi cuốn kẻ nam người nữ làm lành, Thiên Long, Bát Bộ, Dược Xoa nữ, thu nhiếp các quỷ thần khó điều phục, oán địch hữu tình làm những việc không nhiêu ích, đều khiến được hồi tâm hoan hỷ, chư Phật hộ niệm gia trì, đây gọi là nhiếp triệu ái kính pháp. Làm pháp này thân mặc áo đỏ, mặt hướng về Tây phương, đứng hai đầu gối và gót chân, gọi là hiền tọa (Có ba phép ngồi: 1- kiết già, 2- bán già, 3- ký hiền tọa, khiến thân ngay thẳng không lay động mà niệm tụng) quán tưởng Bổn Tôn và đồ cúng dường, hương hoa, ẩm thực, trái cây, đèn nến v.v… đều là sắc đỏ, (hương thoa dùng uất kim, hương đốt dùng đinh hương, tô hạp hương hòa với mật mà thiêu, thắp đèn dầu trái cây) từ ngày 16 đến 23 mỗi ngày ba thời niệm tụng, tối làm phép hộ ma.

Nhiếp triệu Chơn ngôn: Úm Giả Lệ Chủ Lệ Chuẩn Nê (khiến đệ tử …) Phạ Thí Cự Lỗ Ta Phạ Hạ.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Nếu muốn kêu triệu tất cả Thiên Long, Quỷ Thần, người chẳng phải người v.v…nên làm pháp này cho đến diệu Chơn ngôn: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề vì kia nhiếp triệu mỗ thần (Thần tên gì) thành tựu ngã nguyện Ta Phạ Hạ. Như không có đàn tràng, nên trước tụng Chuẩn Ðề, để Kính đàn, lại tưởng sắc đỏ bán nguyệt hình đàn, ở trong bán nguyệt hình đàn, tưởng khắp chữ Hạ hoặc chữ Hàm tôn tượng cúng dường đầy đủ, tự thân mình đều tưởng ở trong bán nguyệt hình đàn ấy, hoặc ở trước tượng chỉ vẽ một bán nguyệt hình đàn cũng được, bên trong phát tâm từ bi, bên ngoài hiện tướng giận, nên tắm rửa va đoạn thực như trước.

 

 

 

A TỲ GIÁ LỖ CA PHÁP

(Hàng phục pháp)

Phạm ngũ vô gián, bán Phương Quảng Ðại thừa, hủy diệt Phật tánh, bội nghịch quốc chủ, rối loạn Chánh pháp, đối với những người như vậy. Phát khởi lòng từ bi sâu xa thương xót, nên làm pháp hàng phục.

GIẢI:  Nếu vì vị kỷ mà cầu, và vì oán thù mà làm pháp này, căn cứ theo các kinh nói: Quyết định phải chiêu tai họa, và phản đắc suốt đời si sai (ngu si điên khùng). Người tu hành nên dè dặt. Cho nên kinh Kim Cang Bồi Ra Phạ Luân Nghi Quỹ nói: Người trì chú tâm mình không được ngu si tật đố tắng ghét đối với các hữu tình, người có đủ các điều lành, mà ỷ mình quyết đoán làm pháp này, để não hại ấy, đời sau sẽ cảm quả đọa vào trong đại địa ngục Hiều kiếu (rên la) thọ khổ trải qua vô lượng kiếp. Người trì chú nên xa lìa các ác lỗi lầm như vậy, mới có thể tu tập đàn pháp này, để cầu các việc thành tựu.

Lầy phân lừa hoặc phân lạc đà, hoặc đốt tử thi ra tro, đem dùng thoa đàn. Khi làm đàn pháp này, thân mặc áo đen, hoặc áo xanh, mặt hướng về Nam phương, bàn chân tả đè lên bàn chân hữu, tôn cư tọa (ngồi chồm hổm) quán tưởng đức Bổn Tôn sắc đen, lấy hoa thối, hoa không có mùi thơm, sắc đen, hoặc sắc xanh, đồ cúng dường ẩm thực, hương hoa, trái cây v.v… đen nến thảy đều là sắc đen hoặc sắc xanh.

GIẢI:  Ứ già là hơi đen, đồ ăn uống dùng nước thạch lựu nhuộm màu làm sắc đen, hoặc sắc xanh. Hương thoa dùng bá mộc, ứ già dùng ngưu niệu, dùng hoa sắc đen và hạt cải bá mộc, hương thoa v.v… mỗi thứ một ít phần để vào ứ già thủy, thiêu đốt an tức hương, thắp đèn dầu hạt cải.

Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: Ứ già thủy kia, nếu làm pháp Tức tai dùng sữa nước nhựa lúa đại mạch đồng làm. Nếu làm pháp Tăng ích thêm chỉ ma (mè) và gạo lúa tám kiều mạch: đồ dùng đựng ứ già cũng có sai khác. Kinh Tô Tất Ðịa nói: Trong canh hoặc có vị ngon ngọt, và sữa, cháo. Phiến để ca (dứt tai ương) dùng vị rượu ngọt, và thạch lựu, cháo, sữa, chưng chín v.v… Bố sắc trí ca (Tăng ích) dùng vị đắng cay lạt và thêm mè, gạo tẻ, hạt đậu v.v… A tỳ giá lỗ ca (Hàng phục) dùng như trước đã nói các thực vị v.v… Hoặc tùy địa phương dùng các thứ có khác, quán tưởng thượng, trung, hạ, mà phụng hiến. Phàm muốn thành tựu một cách mãnh lợi, th pháp A tỳ giá lỗ ca (hàng phục) lựa được ngày nhật thực rất là thích hợp hơn hết.

Lư tam giác dùng huyết mình mà thoa, hoặc dùng cây khổ luyện (kim linh tử), hoặc dùng củi tàn đốt tử thi còn dư dùng làm lửa hộ ma, lửa sau khi thiêu tử thi còn tro lại lấy tro ấy hòa với máu của mình mà dùng hộ ma, và độc dược, huyết mình, dầu hạt cải, màu đỏ, hạt cải hòa lại mà dùng hộ ma.

Theo tháng ngày 23 đến ngày mãn tháng, lấy giờ ngọ, hoặc nửa đêm, hai thời niệm tụng, ban đêm làm phép hộ ma.

Chơn ngôn: Hồng Giả Lệ Chủ Lệ Chuẩn Nê Linh đệ tử … Bát Ra Nẫm Gaì Ða Giả Hồng Phấn Tra.

GIẢI: Chữ Hồng ngậm miệng mà tụng như trâu kêu, chữ Tra bán thinh mà tụng. Ngài Kim Cang Trí dịch: Nếu muốn hàng phục tất cả quỷ thần và thổn thương Tam-Bảo Nhơn Thiên, những chúng sanh có nhiều tội nghiệp, chướng trọng khó điều phục, khiến họ phát lòng Bồ đề tu các nghiệp lành, nên phát tâm từ bi mà làm phép này v.v… Kinh Tô Tất Ðịa nói: Hoặc Chơn ngôn đầu có chữ Hồng sau có chữ Bố tra mau chóng được thành tựu.

A tỳ giá lỗ ca pháp, phải cần hiểu rõ pháp tu Chơn ngôn, tùy theo việc sở cầu, tùy xứng với Pháp Tướng Chơn ngôn ấy, rồi tụng Chơn ngôn kia tức được thành tựu.

Trì Minh Tạng nói: Nếu khi làm phép Tức tai, Tăng ích, thì tụng chữ Hồng nhẹ nhẹ và chữ Phấn tra. Nếu làm phép Ðiều phục, phải khởi lòng phẫn nộ, mạnh tiếng mà trì tụng chữ Hồng, chữ Phấn tra.

Nếu không có đàn pháp, có thể ở trước tượng đức Chuẩn Ðề, an để Kính đàn, lại tưởng một cái đàn tam giác sắc xanh, ở trong tam giác đàn tưởng khắp chữ RA hoặc chữ LAM Tôn Tượng cúng dường đầy đủ, tự thân mình lại tưởng ở trong cái đàn tam giác ấy, hoặc trước tượng chỉ vẽ một cái đàn tam giác cũng được, đem tâm phẫn nộ (tức giận) tương ưng, tắm rửa, thay áo đoạn thực như trước đã nói rõ. Nếu những người ác thân tâm không an, hoặc mắc đại bịnh, hoặc mạng muốn chết, liền phải đến khuyên người ấy, khiến họ phát thiện tâm. Nếu họ ăn năn hối lỗi vĩnh dứt ác tâm. Liền vì người ấy làm phép dứt tai ương, niệm tụng người kia liền khỏi tai nạn.

Nếu muốn bốn pháp trên đây sở cầu được thành tựu, cần trước phải dự tu trì tụng Thần chú Chuẩn Ðề 50 vạn biến, hoặc 70 vạn biến, hoặc 100 vạn biến. Sự tu hành trước hết như vậy, mới ở trong bốn pháp, tùy tâm làm một pháp, quyết định thành tựu.

Phải y bản kinh, dùng Chơn ngôn, khế ấn, kiết giới, hộ thân, cúng dường, nghinh thỉnh đức Chuẩn Ðề Bổn Tôn, niệm tụng rồi như trước trở lại cúng dường, giải giới, phụng tống (đưa đi) đức Bổn Tôn, ấn chú v.v… Cho nên Trì Minh Tạng kinh nói: Nếu làm bốn pháp như trên cần phải triệu thỉnh đức Bổn Tôn và các chúng Hiền Thánh, khi làm phép rồi phải đưa các Ngài đi. Kinh Tô Tất Ðịa  nói: Hộ ma xong rồi dùng Bổn Tôn Chơn ngôn, Chơn ngôn tịnh thủy dùng tay đưa xa vẩy nước tán sái rải nước trong lư ba lần như vậy. Khi hộ ma xong rồi cho đến trởi lại làm pháp cúng dường v.v… như pháp mà đưa đi.

Lại trì Chơn ngôn, người tu hành không nên cùng kẻ khác với người trì tụng lại thí nghiệm nhau. Nếu có chút ít duyên lỗi lầm, không nên làm phép hàng phục. Trì Minh Tạng nói rằng: Người tu hành lấy hoa hồng nhuộm chỉ, bảo người đồng nữ xe hiệp lại, đọc Thần chú gia trì 1000 biến gút làm 7 gút rồi đeo nơi bên lưng.

Chơn ngôn: Úm Hạ Ra, Hạ Ra, Mãn Ðề Thú Ngật Ra Ðà, Lị Vĩ, Tất Ðế Ta Phạ Hạ. Chơn ngôn này cũng có công năng cấm phục “thú ngật ra” (?) và có công năng phát thiết đốt lỗ (?). Kinh Tô Tất Ðịa nói: Lấy chỉ tơ trắng và chỉ gai, bảo người con gái nhỏ nhuộm sắc màu hồng hoặc sắc màu uất kim, làm thành chỉ rồi gút lại, làm thành dây tơ, Thần chú trì tụng 7 biến làm một gút, mỗi mỗi như vậy cho đến 7 gút để trước đức Bổn Tôn Chuẩn Ðề, dùng Thần chú gia trì vào, trải qua 1000 biến. Hoặc khi trì tụng, hoặc khi hộ ma, khi muốn nằm nên lấy dây đeo bên lưng thì không bị chứng thất tinh (di tinh) uế dơ. Khi nằm phải nằm phía hông bên mặt như sư tử vương. Chơn ngôn trên thì đồng, chỉ có chữ “mãn đề” còn bộ kia  chữ “mãn đà mãn đà” là hơi khác.

Lại Tô Tất Ðịa cúng dường pháp nói: Chỉ kia đeo nơi lưng ấy, là bảo người đồng nữ bên mặt xe chỉ hiệp lại, trải qua ba lần xe hiệp, rồi trở lại xe hiệp ba lần nữa, (tức là lục hiệp) đều nhau như may mặc võng, lấy ngũ tịnh dùng để sái đó.

Phật bộ Ngũ tịnh Chơn ngôn: Na Mồ Bà Già Phạ Ðế Ô Sắc Nị Sa Dã Vi Luân (thượng thinh) Ðề Vi Ra Thệ Thi Phệ Phiến Ðể Yết Li Ta Ha.

Lại nói rằng: Lấy hoa màu nhuộm hồng, màu lam nhuộm, hoặc uất kim nhuộm, như pháp trước thành tựu rồi gút sợi chỉ Chơn ngôn lại, trì tụng 1000 biến, nơi khi niệm tụng hộ ma và khi ngủ, đeo nơi bên lưng, có công năng ngăn dứt thất tinh (xuất tinh hay di tinh). Khi niệm tụng và khi hộ ma cần phải trước sau mặc áo, trịch áo bày vai bên mặt. Nếu đại tiểu tiện nên để nơi nhánh cây, nơi Bổn Tôn và trước nhị Sư (A Xà Lê, Hòa Thượng) không nên để nơi ngủ nghỉ.

Nói hủy báng Phương Quảng Ðại Thừa ấy, nghĩa là các kinh Ðại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Lăng Già, Duy Ma, Viên Giác, Thắng Man, Niết Bàn v.v… các kinh điển ấy rộng nói, chơn như thật tướng, nghĩa là tất cả chúng sanh từ xưa đến nay đã có sẵn tánh thành Phật, đủ hằng sa phước đức diệu dụng, phỉ báng không tin tự tổn hại mình lại tổn hại kẻ khác đều đọa vào địa ngục A Tỳ, 1000 Ðức Phật ra đời không thể cứu vớt. Hủy diệt Phật tánh ấy, nghĩa là tất cả chúng sanh vốn đầy đủ Phật tánh, chỉ nhơn vọng tưởng phiền não chứa nhóm huân tập mà không chứng được. Nếu bỏ vọng về chơn, tức cùng với chư Phật đồng một nguồn giác, phàm phu tà kiến hủy mà không tin, tự tha đoạn diệt hạt giống Phật tánh, tạo một xiển đề tội, vĩnh kiếp khó cứu, cho nên đối với những người như vậy, pháp sanh lòng bi mẫn thâm sâu, làm phép hàng phục, khiến cho người kia hồi tâm hướng thiện.

Kinh Trì Minh Tạng nói: Nếu lấy chữ Úm (án) làm đầu ấy, có công năng thành tựu tất cả pháp; nếu chữ Tả (chiết) đối với ba pháp Dứt tai, Tăng ích, Hàng phục, có sức đại oai lực; chữ Lệ hay phá hoại Thiết đốt lỗ cũng nói phát khiển (xua đuổi) và pháp ủng hộ công lực rất lớn; chữ Chủ hay có công năng làm phá hoại và tha quân chạy tản, như Kim sí điểu hay ăn thịt loài rồng, chữ Lệ pháp các đại ác có một sức mạnh rất thù thắng; chữ Chuẩn hay thành tựu tất cả mà hay phá những cấm kiên cố; chữ Phạ nê hay phá ma oán và các đại ác; chữ Ta hay tự ủng hộ và hay phá oan; chữ Hạ hay trừ đại độc và tất cả bịnh. Những chữ như vậy cũng là bát chánh đạo hay khiến hữu tình giải thoát luân hồi, sau đắc quả Niết Bàn. Nếu các chơn  ngôn đã dùng thêm chữ Úm (án) có công năng làm cảnh tỉnh và hay phát khiển (xua đuổi). Nếu thêm “Úm lệ hồng” ba chữ có công lực đoạn  tuyệt. Nếu thêm “Úm la hồng phấn tra”. Năm chữ sức hay khiếp sợ và hay phá hoại cũng hay ủng hộ. Nếu thêm “Úm chủ nẵng mồ” bốn chữ hay thành tựu pháp kính ái. Nếu thêm chữ “Úm chủ hồng” ba chữ có công năng làm cho tha quân thoái lui. Nếu thêm chữ “Úm lệ phấn tra” bốn chữ có công năng dứt sự đại chiến đấu.

THỨ ÐẾN TƯ DUY TỰ

MẪU CHỦNG TỬ NGHĨA

Chín chữ Thánh Phạn tự này, hay sanh tất cả chữ, cho nên nói rằng là tự mẫu. Nói là chủng tử ấy, là dẫn sanh nghĩa, nhiếp trì nghĩa. Lấy một chữ đầu làm chủng tử, sau các chữ là sở hữu quán trí, y sở dẫn sanh nhiếp vào chữ ban đầu. Nếu đắc được Án tự môn bí mật tương ưng này tức đắc được Vô tận Pháp Tạng của chư Phật, ngộ được tất cả các pháp vốn không sanh, một mà đến tất cả, lời nói khắp hết, vì lời nói do ngộ tất cả các pháp vốn không sanh, nên đạt đến các pháp vốn “không”, đem các pháp nhập vào thật tướng cho nên không sanh, không diệt, đã ngộ đến tất cả pháp thì lời nói bặt dứt, không còn ngôn thuyết, Pháp Tướng là bình đẳng, như trận mưa lớn rưới khắp cho nên nói rằng bình đẳng. Mỗi một chữ phải tư duy quán sát, thời tất cả hạnh nguyện đều được đầy đủ.

Chữ Án (Úm) là nghĩa ba thân, cũng là nghĩa tất cả pháp vốn không sanh. Ngài Kim Cang Trí dịch: Chữ Án (Úm) tự môn ấy là nghĩa lưu chú như dòng nước chảy không sanh, không diệt, là nghĩa tối thắng của tất cả pháp.

Chữ Chiết là nghĩa tất cả pháp không sanh không diệt. Ngài Kim Cang Trí dịch: La nghĩa vô hành của tất cả pháp.

Chữ Lệ là nghĩa vô sở đắc của tất cả Pháp Tướng.

Chữ Chủ là nghĩa vô sanh diệt của tất cả pháp. Ngài Kim Cang Trí dịch: Là nghĩa vô khởi trụ của tất cả pháp.

Chữ Lệ là nghĩa vô cấu của tất cả pháp.

Chữ Chuẩn là nghĩa vô đẳng giác của tất cả pháp.

Chữ Ðề là nghĩa vô thủ xả của tất cả pháp.

Chữ Ta Phạ là nghĩa vô ngôn thuyết bình đẳng của tất cả pháp.

Chữ Ha là nghĩa vô nhơn của tất cả pháp. Nghĩa là với tất cả pháp vô nhơn vắng lặng, Vô trụ Niết Bàn.

Do tất cả pháp vốn không sanh, nên tức được bất sanh bất diệt. Do bất sanh bất diệt nên được tướng vô sở đắc. Do tướng vô sở đắc nên tức được vô sanh diệt. Do vô sanh diệt nên tức được vô cấu. Do vô cấu nên tức được vô đẳng giác. Do vô đẳng giác nên tức được vô thủ xả. Do vô thủ xả nên tức được bình đẳng vô ngôn thuyết. Do bình đẳng vô ngôn thuyết nên tức được vô nhơn, vô quả, Bát Nhã tương ưng, vô sở đắc lấy làm phương tiện nhập vào thắng nghĩa, thật thời chứng pháp giới chơn như. Ðây là Tam ma địa niệm tụng vậy.

GIẢI:  Bởi ngộ tất cả pháp vốn không sanh, bình đẳng không hai, nên vô phân biệt trí cùng Bát Nhã ba la mật, vô trí vô đắc tương ưng nhau. Do vô sở đắc trí này làm phương tiện ngộ nhập tối thắng nghĩa đế, chứng pháp giới chơn như. Pháp giới chơn như hải này không thể đem lời nói trình bày vì là cảnh Thánh trí sở chứng tự giác ngộ của chư Phật, nên không thể đem hiểu biết phân biệt mà suy lường.

Ngài Kim Cang Trí dịch: Ðã nói nghĩa văn tự thì tuy lập có văn tự nhưng đều là không có nghĩa văn tự. Ðã vô văn tự thì cần phải quán xét mỗi một nghĩa đều vòng khắp nhau, rồi trở lại từ trước vô ký vô số không đoạn dứt. Không đoạn dứt nên như dòng nước mãi mãi không  sanh không diệt, đây là nghĩa tối thắng nên không còn phải hành cái nghĩa vô hành ấy, cho đến cái vô nhơn tịch tịnh, Vô trụ Niết Bàn. Vì nghĩa vô nhơn tịch tịnh, Vô trụ Niết Bàn ấy, cho nên tối thắng không sanh không diệt, châu biến vòng quanh không dứt, rồi trở lại như trước. Ðây gọi là Tam ma địa niệm tụng.

Xét các kinh Ðà Ra Ni trì tụng pháp, cũng có nhiều phương pháp nay lược ra có sáu pháp:

1)Tam ma địa trì cũng gọi Du Già trì, chỉ tưởng trong tâm như mặt trăng tròn sáng bố bày các chữ như trong bản kinh đã chỉ rõ bố tự pháp.

2)Xuất nhập tức trì, tức trong hơi thở ra vào, tưởng có chữ Phạn Chơn ngôn, nếu hơi thở ra chữ theo ra, hơi thở vào chữ theo vào, mỗi chữ phân minh rõ ràng như xâu chuỗi ngọc Minh Châu, không được gián đoạn. Như khi hơi thở ra tưởng tự tâm mình như mặt trăng tròn sáng có chín chữ Thánh Phạn Chuẩn Ðề, mỗi chữ vòng tròn nối nhau, đều có ánh sáng năm sắc, từ trong miệng mình lưu nhập vào trong miệng Chuẩn Ðề Bồ Tát xoay vòng bên mặt an bố trong tâm Nguyệt luân như mặt trăng tròn sáng của Bồ Tát. Như khi thở vào tưởng trong tâm Nguyệt luân của Bồ Tát, chữ chữ xoay vòng nối nhau, đều có ánh sáng năm sắc từ trong miệng Bồ Tát  lưu nhập vào trong miệng mình vòng xoay bên mặt an bố chữ trong tâm Nguyệt luân, như vậy quán tưởng sau mà trở lại trước.

3)Kim Cang trì, miệng răng trì tụng lưỡi không đến cái nướu, chỉ vi động nho nhỏ trong miệng.

4)Ngôn âm trì cũng gọi vi thinh trì, chỉ khiến tự tai mình nghe, không chậm không mau chữ chữ phân minh mà xưng niệm.

5)Cao thinh trì, khiến người khác nghe được diệt tội, đây cần phải xét kỹ, khi đó nếu có người ở bên không tin nghe tiếng hủy báng đắc phải trọng tội, chỉ nên trì tụng nhỏ nhỏ.

6)Hàng ma trì, bên trong lấy bi tâm làm căn bản, ngoài hiện tướng nhăn mày oai nộ, mạnh mẽ mà niệm.

Sau đây pháp A Tỳ Giá Rô Ca, lại có hai:

1-Vô số trì tụng, nghĩa là không trì châu định số, thường niệm vô gián đoạn.

2-Hữu tướng trì tụng, nghĩa là lần chuỗi trì tụng, mỗi ngày cần phải hạn định số bao nhiêu, không được thiếu khuyết.

Như trên tám pháp trì tụng, tùy theo đó dùng một, y pháp niệm tụng không có gián đoạn, việc mong cầu quả thù thắng quyết định thành tựu. Theo như Ngài Kim Cang Trí đã dịch bản kinh cũng có chi ra nhiều phương pháp trì tụng. Bản của Ngài Kim Cang Trí dịch nói Chuẩn Ðề, cầu nguyện quán tưởng pháp rằng: Nếu cầu Vô phân biệt phải quán Vô phân biệt vô ký niệm. Nếu cầu Vô tướng vô sắc phải quán Văn tự vô văn tự niệm. Nếu cầu Bất nhị pháp môn, nên quán hai tay. Nếu cầu Bốn món vô thần thông, nên quán bốn tay; nếu cầu sáu món thần thông nên quán sáu tay; nếu cầu Bát Thánh đạo nên quán tám tay; nếu cầu thập Ba la mật viên mãn Thập Ðịa nên quán mười tay; nếu cầu địa vị Như Lai biến khắp rộng lớn, nên quán mười hai tay; nếu cầu mười tám món Bất cộng pháp nên quán mười tám tay như trong họa tượng pháp quán vậy. Nếu cầu ba mươi hai tướng nên quán ba mươi hai tay; nếu cầu tám vạn bốn ngàn pháp môn nên quán tám mươi bốn tay. Những quán tướng niệm tụng như trên phải nhập vào tất cả Như Lai Tam ma địa môn, thâm sâu rộng lớn bao la không thể nghĩ bàn. Ðịa là chỗ chánh niệm, là chánh chơn như, là chánh giải thoát. Niệm tụng quán hạnh rồi muốn ra khỏi đạo tràng lại cần phải thứ đệ y như trước, lại kết thiêu hương, đăng minh, ẩm thực v.v… tay khế ấn, cúng dường sám hối, tùy hỷ, phát nguyện. Kết đệ nhứt căn bản ấn, như trước, tụng căn bản Ðà Ra Ni 7 biến rồi xả ấn lên đảnh, lại kiết xa lộ ấn như trước v.v…

Nên kiết căn bản ấn, thứ đến tháo dục ấn. Thứ đến kiết ngũ cúng dường ấn. Kế đến tụng tán thán ứ già. Kế kiết A Tam Ma Nghĩ Nễ Ấn chuyển xoay quay bên trái một vòng rồi giải giới.

GIẢI: Nghĩa là kiết hỏa viện ấn như trước, tụng A Tam Ma Nghĩ Nễ Chơn ngôn chuyển bên trái một vòng rồi giải, như trước đã kiết các giới. Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ có nói: Lại tác pháp cúng dường, tán thán sám tạ, tên … như trên đã cúng dường, tuyệt vô thù diệu, xin nguyện Bồ Tát bố thí hoan hỷ. Lại biến ứ già, rồi tác pháp đảnh lễ xong, đưa các Hiền Thánh còn lại. Lại tác pháp hộ thân, thứ đến tác pháp A Tam Ma Nghĩ Nễ ấn.

KIẾT BẢO XA LỘ ẤN

GIẢI: Trong đây các ấn cứ theo như trước nên kiết Lộ xa, tổng danh là xe lớn, phương này vua Huỳnh Ðế chế cho Thiên tử cỡi. Chỗ thừa php xa gọi là ngọc lộ. Nay Bảo lộ này là chỗ Phật Mẫu thừa nương, trên ấy có tràng phan, bảo cái rũ xuống, các hoa anh lạc, bốn phía treo linh, xung quanh lan can bảy báu, xen lộn các món trang nghiêm tốt đẹp.

Lấy ngón tay cái hướng ngoài, đưa ngón tay giữa ra, đầu ngón phụng tống Thánh giả trở về bổn cung.

PHỤNG TỐNG CHƠN NGÔN

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn nê nghiệt xa nghiệt xa bà nga phạ để bà phạ, bà phạ nẫm bố noa ra, nga ma na, giả ta phạ hạ.

(Chữ xa phải viết là Hà, nghiệt xa nghiệt xa tức câu phụng tống, trước thỉnh lộ xa yết lị sái da tức câu nghinh thỉnh.)

Thứ đến kiết Tam Bộ Tam Ma Da ấn, mỗi lần tụng Chơn ngôn một biến, lễ Phật như trước, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện, hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Tùy ý kinh hành, chuyển học Ðại thừa kinh điển: Hoa Nghiêm, Ðại Bát Nhã v.v… ấn tháp, tắm tượng, xá lợi. Nhiễu quanh bên hữu, suy nghĩ lục niệm, đem phước tụ này hồi hướng chỗ mong cầu Tất Ðịa của mình.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Tụng Ðại Bát Nhã hoặc Hoa Nghiêm hoặc Vô biên môn hoặc Pháp Hoa, Lăng Già, Niết Bàn, Ðại Kinh Luận v.v… suy nghĩ giảng thuyết. Hoặc lấy Thất Câu Chi Phật tượng tháp ấn, dùng in trên hương nê, trên cát, trên giấy. Tùy ý in nhiều hay ít,, gắng công niệm tụng như thế, những cảnh giới như trong kinh đã nói mỗi mỗi phân minh lần lượt hiện bày rõ biết.

Kinh Tô Tất Ðịa nói: Vì tâm tịnh ấy, thường trì lục niệm, tâm chú vào một cảnh không tán loạn. 1- Niệm Phật, 2- Niệm Pháp, 3- Niệm Tăng, 4- Niệm Thí, 5- Niệm Giới, 6- Niệm Thiên. Ba cái trước là niệm Tha, ba cái sau là niệm Tự. Bởi Thí, Giới là nhơn của mình, Thiên là quả của mình, mà quả thì có gần có xa, gần thì sanh Thiên, xa là Ðệ nhất nghĩa thiên. Lại ba cái trước cũng có thể là niệm tự, nghĩa là niệm nhất thể Tam-Bảo. Kinh Ưu Bà Tắc nói: Niệm Phật, Pháp, Tăng gọi là trí huệ trang nghiêm, niệm Thí, Giới, Thiên gọi phước đức trang nghiêm. Như trên đã tu là muốn mau được viên mãn phước trí và thập Ba la mật, đốn siêu xuất thế gian ba vô số kiếp, hiện đời một kỳ hạn Thánh quả sẽ hiện tiền. Cho nên cần phải phát Bồ đề nguyện, vận đại bi tâm, thường muốn lợi lạc tất cả hữu tình, đồng với Chuẩn Ðề Bồ Tát ; lại nhờ vô biên chư Phật, Bồ Tát vì nguyện đại bi mà các Ngài gia trì hộ trợ cho, khiến mau được thành tựu. Căn cứ theo đây quyết cần phải y như trước, lựa chọn nơi chỗ thù thắng để làm đàn tràng tu hành. Hạn định bốn tháng, bốn ngày làm một thất kỳ, dứt tuyệt việc tiếp xúc nhơn khác qua lại nói năng, luôn luôn được Tam Mật tương ưng, mặt hướng Ðông phương là cát tường vị, hoặc các phương khác cũng được. Nếu không thể y pháp như trên kết lập đàn tràng ấy.

Riêng có một pháp cũng cần chọn một tịnh xứ, nơi trước Thánh tượng Chuẩn Ðề, để một cái kính thanh tịnh làm đàn pháp, phương hướng như trên, ngồi kiết già đối trước với Thánh tượng Chuẩn Ðề, để một cái kính thanh tịnh làm đàn pháp, phương hướng như trên, ngồi kiết già đối trước với Thánh tượng. Hành giả trước tiên ở trên đảnh mình, tưởng một chữ Lam biến thành lửa ba góc vòng hỏa luân, từ đảnh đến chân thiêu cháy hết thảy tự thân hữu lậu của mình và đốt cháy luôn cả thế giới hữu vi này, đồng như hỏa kiếp, thiêu cháy sạch tận không sót, chỉ có không tịch vắng lặng mà thôi.

Lại tưởng một chữ Ám tại trong đảnh môn của mình, thể chữ này tức là quang minh pháp thủy của chư Phật, dùng quán đảnh Phật tử, đây là bí mật quán đảnh pháp môn vậy.

Lại tưởng kiến lập đàn vô vi nơi tối hạ phương, tưởng khắp chữ Khiếm tạp sắc xen lộn mà không luân. Nơi trên không luân tưởng khắp chữ Hàm sắc đen biến thành phong luân, trên phong luân tưởng khắp chữ Lam sắc đỏ biến thành hỏa luân, trên hỏa luân tưởng khắp chữ Vãm sắc trắng biến thành thủy luân, trên thủy luân tưởng khắp chữ A sắc vàng biến thành Kim Cang địa, nơi trên Kim Cang địa khắp tưởng có đại liên hoa, mỗi mỗi trên hoa sen có đức Chuẩn Ðề Bồ Tát và các món ẩm thực, tràng phan, bảo cái các món cúng dường đầy đủ. Các món cúng dường ấy đều đối trước Chuẩn Ðề Kính đàn, Tam Mật tương ưng.

Lại nữa, người hành giả không có tượng  Chuẩn Ðề và các hoa quả ẩm thực, các món cúng dường đầy đủ, chỉ làm pháp quán tưởng này cũng được cát tường thành tựu. Tưởng rồi như vậy nhứt tâm quán xét đức Chuẩn Ðề Bồ Tát, đầy đủ vô tận tướng hảo quang minh, nơi trong tâm Nguyệt luân của Bồ Tát, có chín chữ Phạn tự Chuẩn Ðề bố liệt xoay quanh bên hữu. Người hành giả tưởng trong tự tâm Nguyệt luân của mình ấy cũng có chín chữ bố liệt như trước, nơi thân phần của mình từ đầu đến chân cũng có chín chữ. Rồi kế tụng Án Lam tịnh pháp giới Chơn ngôn và Án Xỉ Lâm hộ thân Chơn ngôn mỗi chú 21 biến, vậy sau kiết căn bản ấn, hoặc Kim Cang Quyền ấn, tụng chú Chuẩn Ðề Chơn ngôn vô ký vô số; chuyên tinh nhứt ý cần sách thân tâm không được trễ nãi, khi muốn gần thành tựu hoặc có các món chướng khởi lên, nên như sau làm các pháp Tức tai, Hàng phục v.v… Ở trong một thời kỳ này, tùy căn tánh của mình quyết được tam muội hiện tiền, tức ở trong định thấy vô số Phật hội, nghe diệu pháp âm, chứng được Thập Ðịa Bồ Tát.

Người hành giả muốn pháp này cầu thành tự, cần y như pháp dự tụng Chuẩn Ðề Chơn ngôn, một vạn biến, 10 vạn biến, 100 vạn biến cho đến 1000 vạn biến mà tu hành trước đã.

Kinh Tô Tất Ðịa nói: Nếu không trước tụng biến số niệm trì đầy đủ, việc mong cầu hạ pháp còn không được, huống nữa cầu thượng phẩm Tất Ðịa thành tựu ấy ư?! Vì nghĩa đây nên phải phát thắng thượng tâm mà niệm tụng trước. Ðã là tu hành trước lại cần phải ở trong mộng thấy chư Phật, Bồ Tát, mửa ra vật đen v.v… tức là tướng tội diệt phước sanh thành tựu. Như thế việc niệm cầu quyết đắc quả toại lòng, chớ sanh tâm nghi hoặc, không khởi niệm thủ xả. Lại cần siêng năng phát ra ba nghiệp  gia công trì niệm, cũng không được đem cảnh giới ấy lòe gạt với người. Chỉ có đồng đạo; không vì danh lợi kính khen mới được nói đó. Hoặc có kẻ cho rằng thấy những tướng như trên, rồi sanh tà vọng ư?! – Nay y kinh trì tụng chánh quán thành tựu thì thắng cảnh tự hiện, không đồng với các pháp tu khác, bài xích xa lìa thủ tướng, như không thấu rõ ý kinh, mỗi khi có cảnh giới ấy đồng sanh hủy báng, đó chính là hủy diệt Ðại thừa, tự mình sa vào địa ngục Nê lê. Vậy người hành giả nếu muốn trì tụng Chơn ngôn phải cần cầu các bậc minh sư khéo hiểu Phạn âm, dạy cho tác pháp, chỉ rõ chữ câu, khế ấn, không khiến sai lầm, nên không sư tâm, trì tụng không hiệu nghiệm, nơi Thần chú sanh nghi, tự chiêu lỗi lớn.

Kinh Tô Tất Ðịa nói: Nếu có người lâu đến thời gian trì tụng chỉ cầu hạ phẩm Chơn ngôn, cho mình không có đủ sức rồi trở lại bên đức Bổn Tôn chuyển cầu thượng phẩm tự thành. Nếu ở trong Chơn ngôn cầu thượng phẩm, mà ôm lòng do dự thì niệm trì cúng dường lại không tinh thành. Vì thế đối với thượng phẩm Chơn ngôn sự niệm tụng lòng có hơi nhẹ, nên chỉ chiêu được hạ phẩm thành tựu mà thôi. Cho nên biết trì tụng đều do tâm ý, phải thành kính niệm tụng mới thu hoạch được “Tất Ðịa”. Nếu người trì tụng Chơn ngôn lâu mà không hiệu nghiệm, không nên xả bỏ, mà phải bội phần phát nguyện rộng lớn, gia công tinh tấn, lấy sự thành quả làm hạn định. Người như thế đó mau được thành tựu, ở trong mộng kia hoặc nơi hư không có tiếng bảo rằng: Ngươi không  nên trì Chơn ngôn pháp, lúc bấy giờ không nên trễ bỏ, cũng không nên giận. Vì sao vậy? Vì đây là ma cảnh đó, chỉ cần tâm tinh tấn không thoái chuyển, không ác ý suy nghĩ, phan duyên các cảnh, buông lung các căn, thường hằng tịnh lặng mà niệm tụng đó. Kinh Hương Vương Ðà Ra Ni nói: Mỗi ngày lược nước, nấu nước hương thơm tắm rửa, mặc y riêng mới, khi đại tiểu tiện, đi lại đều phải cẩn tẩy rửa sạch sẽ, lúc vào đàn cần phải xỉa răng, súc miệng, nhiên hậu mới vào đàn nhứt tâm tụng chú, chẳng nên suy nghĩ việc ngoài. Trì chú pháp không được phá phạm giới hạnh, thân cũng không được gần gũi chạm xúc người nữ, nếu chạm xúc ấy tức không linh nghiệm.

 

---o0o---