Truyện tích
Gõ cửa thiền
Nguyên Minh
17/07/2554 01:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Gõ cửa thiền
Mục lục
Xem toàn bộ


After Kakua visited the emperor he disappeared and no one knew what became of him. He was the first Japanese to study Zen in China, but since he showed nothing of it, save one note, he is not remembered for having brought Zen into his country.

Kakua visited China and accepted the true teaching. He did not travel while he was there. Meditating constantly, he lived on a remote part of a mountain. Whenever people found him and asked him to preach he would say a few words and then move to another part of the mountain where he could be found less easily.

The emperor heard about Kakua when he returned to Japan and asked him to preach Zen for his edification and that of his subjects.

Kakua stood before the emperor in silence. He then produced a flute from the folds of his robe, and blew one short note. Bowing politely, he disappeared.

Nốt nhạc thiền


Sau một lần triều kiến hoàng đế, thiền sư Kakua[83] bỗng dưng mất tích và không ai biết được điều gì đã xảy ra cho ngài.

Ngài là vị thiền sư Nhật đầu tiên đến học thiền ở Trung Hoa, nhưng vì ngài không hề bày tỏ gì về điều đó, trừ ra một nốt nhạc, nên không ai nhớ đến việc ngài đã mang thiền học về quê hương của mình.

Ngài Kakua đã đến Trung Hoa và nhận được giáo pháp chân truyền. Trong thời gian ở đó ngài không đi đâu cả, chỉ sống trên một ngọn núi cao hẻo lánh và thiền định miên mật. Khi có người tìm đến để xin theo học, ngài thường chỉ đối đáp đôi lời rồi bỏ đi sang một chỗ khác trong núi ấy để người ta khó tìm ra hơn.

Khi thiền sư Kakua trở về Nhật, hoàng đế nghe tin và thỉnh cầu ngài đến dạy thiền để khai mở trí huệ cho chính ông cũng như các thần dân của mình.

Ngài Kakua đến và đứng lặng yên trước mặt hoàng đế. Sau đó, ngài lấy từ nếp áo cà sa ra một ống sáo và thổi lên chỉ một nốt nhạc ngắn. Rồi ngài cúi chào một cách lễ phép và ra đi mất dạng.

Viết sau khi dịch


Quả thật là: Cánh chim bay qua trời rộng, bóng chìm tận đáy nước sâu! Chim kia không mong để lại vết tích, nước nọ cũng chẳng động lòng giữ lại hình chim! Đó là lời người xưa nói: “Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy! Nhạn tuyệt di tung chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm!” Chính trong chỗ không tung không tích, không hình không ảnh đó lại vang lên một nốt nhạc thiền!