Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ



Chương II

ÐỆ NHỊ THIỀN [38]


 Trong phần chú giải Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc Hai, mệnh đề: - ‘diệt Tầm và Tứ’ [169] có nghĩa là ‘bởi vì do diệt trừ vượt qua cả hai: Tứ và Tầm, nên cả hai không thể xuất hiện được từ sát na ta bắt đầu Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc Hai’, Không những chỉ toàn bộ sở hữu tâm của Thiền Ðịnh Bậc Một không xuất hiện trong giai đoạn nhập thiền Jhāna Bậc Hai, nhưng thậm chí cả những yếu tố đã từng xuất hiện trong giai đoạn Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc Một – như xúc v.v... đều khác nhau. Chính thông qua sự vượt qua yếu tố thô thiển này, mà ta đạt đến được thành tựu thuộc các bậc thiền Jhāna khác. xuất phát từ thiền Jhāna Bậc Một đến Thiền Jhāna Bậc Hai v.v... và ta nên hiểu rằng vì cần phải chỉ rõ ý nghĩa này, mà mệnh đề: ‘diệt Tứ và tầm’ đã được nói đến.

Ở đây, ‘nội phần’ (ajjhatta) có nghĩa là ‘cá nhân’. Nhưng trong Bộ Phân Tích, có câu nói này: ‘“nội phần” có nghĩa là ‘tự ám chỉ mình[39]’. Và bởi vì từ này bao hàm ý nghĩa là ‘cá nhân’, do đó, ở đây cần phải hiểu rằng đó là của riêng mình, được tạo ra trong tính liên tục của bản thân.

Kế đó, ‘tịch tĩnh’(trangquilizing): - Niềm tin được cho là yếu tố mang lại ‘tịch tĩnh’’. Thông qua mối tương quan với tịch tĩnh’, Thiền Ðịnh (Jhāna) cũng được cho là yếu tố tạo ra tịch tĩnh’, giống như một miếng vải được ngâm trong nước nhuộm màu chàm, thì được gọi là có màu chàm. Hoặc bởi vì Thiền Ðịnh (Jhāna) làm cho tâm được yên tĩnh, do việc kết hợp giữa Thiền Ðịnh (Jhāna) với niềm tin và việc ngăn chặn điều gây sáo trộn cho việc áp dụng tầm và tứ, do đó, Thiền Ðịnh (Jhāna) được gọi là ‘tịch tĩnh’’. Hiểu theo nghĩa thứ hai này, ta cần phải hiểu cấu trúc câu này muốn ám chỉ ‘tịnh tâm.’

Hiểu theo như nghĩa đầu tiên, ta cần phải giải thích cụm từ ‘thuộc tâm’ cần phải được phân tích như là ‘cùng với việc tán dương (nâng cao) tột đỉnh’, đây là ý nghĩa mang tính tương quan: - độc nhất (nghĩa là một hay duy nhất, eko) nổi vượt lên trên (udeti) đây chính là ekôdi (có nghĩa là phấn khởi, cao hứng). Không còn bị tầm và tứ che khuất, tràn ra che phủ mất, nó nổi lên đạt tới đỉnh cao, như là điều tốt đẹp nhất’; bởi vì trên thế gian này, điều gì tốt đẹp nhất thì cũng được gọi là điều độc nhất vô nhị mà thôi (eko). Hoặc cũng có thể nói[40] rằng, bởi vì điều này xuất phát từ Tứ và tầm, nó nổi lên cách đơn độc (udeti), hoặc khoâng có yếu tố đi kèm theo; như vậy nó ‘xuất hiện đơn độc’. Hoặc lại nữa, nó tạo ra các pháp tương ưng, hoặc khiến cho các pháp đó xuất hiện. ‘Ðộc nhất’ hiểu theo nghĩa là ‘hảo hạng’ và nâng cao, hiểu theo nghĩa là ‘làm tăng thêm’, chúng ta có từ ‘ekodī’ là như vậy: - ‘được nâng cao một cách tột đỉnh’, - đây là từ đồng nghĩa với Ðịnh tâm. Và đệ nhị thiền làm phát sinh việc nâng cao này, do đó,, nó được gọi là ekodīibhāva - ‘tính ưu việt’, ‘một mình (duy nhất)’, ‘cách tốt nhất để tạo ra các pháp tương ưng’. Và bởi vì nó thuộc về Tâm và không thuộc một thực thể, hoặc một chúng sanh nào cả, nên nó được cho là ‘việc nâng cao tâm độc nhất’ (cetaso)’.

(Ở điểm này, sẽ có người phản đối: -) phải chăng niềm tin và Ðịnh tâm này được gọi là ‘việc nâng cao một cách độc tôn’ lại không xuất hiện trong Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc Một hay sao? Tại sao chỉ có ‘tịch tĩnh’ và việc nâng cao tâm một cách độc nhất này hay sao? Câu trả lời là: - Do bị Tứ và tầm làm xáo trộn, nên sơ Thiền không tinh khiết lắm, nó giống như giòng nước đầy những ngọn sóng lớn nhỏ,[170] do đó, không còn yên tĩnh, mặc dù có lòng tin trong đó. Và bởi vì nó không tinh khiết lắm, nên Ðịnh tâm trong đó không được biểu hiện một cách rõ ràng, do đó, nó không được gọi là sự nâng cao độc nhất. Nhưng trong đệ nhị Thiền, do những trở ngại Tứ và Tầm không xuất hiện, nên khi có cơ hội, thì lòng tin lại trở nên mạnh mẽ, và bằng cách đạt được mối liên kết thân mật với lòng tin mạnh mẽ, nên Ðịnh tâm được biểu hiện. Do đó, chúng ta nên hiểu công thức theo cách này.

Trong Bộ Phân Tích, chỉ nói đến chừng đó mà thôi, và cho rằng “tịch tĩnh” là lòng tin, niềm tin tưởng, tín nhiệm, là an tâm; và sự nâng cao tâm độc nhất (được định nghĩa như là Chánh Ðịnh vậy: -) ‘sự đình trụ tâm đó ... Chánh định v.v[41]...’ Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu cách giải thích ở trên không nhằm chống đối lại điều gì cả, nhưng thực có sự trùng hợp, tán thành và trùng khớp với ý nghĩa đã đưa ra trong Bộ Phân Tích (Vibhanga).

‘Không có Tứ và Tầm’. Do bởi tu tập đã loại bỏ ra ngoài, nên trong đệ nhị Thiền này, ‘không có tầm trong thiền này’; vì thế, như vậy cũng ‘không có tầm. Tương tự như vậy, cũng ‘không có Tứ’ xuất hiện. Và trong bộ Phân Tích, người ta cho rằng Tầm và Tứ này đã được trấn an, tỉnh lặng, ngăn chặn, kết thúc, tiêu hủy, tàn phá, hoàn toàn hủy diệt, làm khô kiệt, hoàn toàn khô kiệt và kết thúc; do đó, ‘không có tầm [42] và tứ’ xuất hiện..

Về điểm này, ta có thể nói rằng: - Phải chăng ý nghĩa này không được xác định bởi cụm từ ‘do diệt tầm và Tứ’chăng? Thế thì tại sao nó được lập lại là ‘không có Tầm và Tứ’? Thật vậy, nghĩa cuối cùng này đã được xác định. Tuy nhiên, việc lập đi lập lại không chỉ ra được ý nghĩa của cụm từ trước đó. Phải chăng chúng ta đã không nói rằng xuất phát từ sự vượt khỏi các nhân tố hiển nhiên, có đạt được các Thiền Ðịnh (Jhāna) khác ngoài sơ Thiền[43] chăng? Ðể chứng tỏ điều này, người ta cho rằng đệ nhị Thiền tạo ra ‘tịnh’ tâm, do diệt Tầm và Tứ, và không do thói xấu thuộc bản chất thấp hèn của chúng ta (như vào sát na cận thiền). Nó phát triển sự nâng cao duy nhất, giống như sát na cận Thiền (Jhāna), do việc diệt Tầm và Tứ, không do việc loại bỏ những Triền Cái, và giống như sơ Thiền, cũng không do thành tựu của các chi thiền. Như vậy cụm từ này chỉ ra nguyên nhân tịch tĩnh và việc nâng cao duy nhất đó. Ngoài ra, đệ nhị Thiền này không có Tầm và Tứ, bởi vì chúng đã bị ngăn chặn, không giống tam Thiền và Tứ thiền và các nhãn thức v.v.... vốn không có Tầm và Tứ, bởi vì chúng không hiện hữu. Do đó, nó cũng chỉ ra tác động, và không chỉ là những sự kiện không hiện hữu thuộc của Tầm và Tứ. Nhưng cụm từ ‘không có Tầm và Tứ’ chỉ đơn thuần chỉ ra sự không hiện hữu của chúng mà thôi. Như vậy, sau khi đã nói đến cụm từ trước, chúng ta cũng có thể nói đến cụm từ sau này.

‘Xuất phát từ Ðịnh tâm’ có nghĩa là bắt nguồn từ Ðịnh tâm thuộc sơ Thiền, hoặc tương ưng Ðịnh.[171] Trong số hai cách này, mặc dù Sơ Thiền cũng bắt nguồn từ tương ưng Ðịnh, tuy nhiên, chỉ có đệ nhị Thiền là xứng được gọi là Ðịnh tâm mà thôi, từ việc giải phóng khỏi những xáo trộn thuộc Tầm và Tứ, từ hiện trạng không lay chuyển và được khai thông một cách tốt đẹp. Do đó, để tỏ lời khen ngợi, ta có thể nói được là, coi như Thiền đó xuaát phát từ Ðịnh tâm mà ra.

‘Ðầy hỷ lạc’ – cụm từ này đã được nói đến ở trên. ‘Thứ hai’ là cách liên tiếp theo số thứ tự. Và ý nghĩa chỉ là thâm nhập vào Đệ nhị Thiền mà thôi.

[Trong bản liệt kê: -] ‘Vào lúc đó, có xúc’ v.v....– đây là năm bậc Thiền, những từ ‘Tầm và Tứ’ đã bị loại ra; cũng vậy, trong năm Chi Ðạo, những từ ‘Chánh tư duy đã bị bỏ sót.’ Nhờ ảnh hưởng hai loại thiền này, chúng ta nên hiểu về quyết định những thuật ngữ có thể phân loại và không thể phân loại được.

Trong phần nói về các Nhóm[44], cũng xuất hiện Thiền định Jhāna bậc ba và bốn Chánh Ðạo. Phần còn lại tương tự như trong sơ Thiền.

Kết thúc đệ nhị Thiền.