Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

PHẦN III. PHÁP VỀ ‘MÔN’
(hoặc ‘CỔNG’) (Dvārakathā)

 

Chương I. ‘MÔN’ CHÍNH LÀ THÂN NGHIỆP

 

Ðể giải thích ý nghĩa đa dạng của cả tác nghiệp (Kamma) lẫn các ‘môn’ [82], tập Chú Giải Bộ Vị Trí đã trình bày một bài diễn giải (pháp) về các ‘môn’ (hay là các Cổng) như sau.

Trong chương này, những chủ đề sau đây đã được phân loại trong Mẫu đề (mục lục), gồm có: ba loại tác nghiệp (Kamma), ‘Tam Môn’ tác nghiệp, năm loại thức, năm môn thức, sáu loại xúc, ‘Lục Môn’ xúc, tám (cách) không-kiềm chế, tám ‘môn’ không-kiềm chế, tám (cách) kiềm chế, tám ‘môn’ kiềm chế, mười bất thiện nghiệp đạo, mười thiện nghiệp đạo, như đã được sắp xếp trong Mẫu đề (mục lục) (Pt.I). Mặc dù trong Mẫu đề (mục lục) đó, có ba tác nghiệp được mô tả đầu tiên, nhưng chúng ta vẫn để lại và bàn đến sau này, và chỉ triển khai Ba “Môn” thuộc tác nghiệp như cách sắp xếp đã nói đến ở trên. Vậy ‘Ba “Môn” tác nghiệp đó là gì vậy? Thưa đó chính là ‘Môn” thân nghiệp. Môn khẩu nghiệp, và “Môn” ý nghiệp.

Trong cụm từ ‘hành vi thể chất’ hay ‘thân’, ta phân thể xác thành bốn loại sau đây: thân là ‘cái’ có thể sờ mó, do chấp thủ, thân thể được tạo ra nhờ lương thực, nhờ quí tiết, nhờ tâm. Trong số này, có tám loại sắc do tác nghiệp (Kamma) tạo ra, nghĩa là những loại đó bắt đầu bằng nhãn thanh triệt và kết thúc bằng những mạng quyền, có tám sắc cũng do tác nghiệp (Kamma) tạo ra, đó là bốn sắc: sắc, khí, vị và chất dinh dưỡng tạo thành cơ thể, giống như những sắc đã được do chấp thủ (do ước muốn v.v... kèm theo tác nghiệp (Kamma) chúng ta đang thảo luận tới). Tám loại sắc này phát xuất từ lương thực tạo nên thân thể, khi do lương thực tạo ra; tương tự như vậy, tám loại sắc phát xuất từ quí tiết tạo nên thân thể, khi do sức nóng tạo ra; và tương tự như vậy, cũng có loại sắc chất phát xuất từ tâm tạo nên thân thể, do trí tuệ tạo ra.

Trong số ba ‘môn’ này, ‘môn thân nghiệp không phải là (khía cạnh của) thân do nghiệp (Kamma) chấp thủ, cũng chẳng phải tạo thành bằng cách nào khác. Nhưng trong số tám loại sắc do tâm tạo ra, có một loại sắc đó là (khả năng) gợi ý cho biết, và chính vì điều này mà loại sắc này có được coi như là “môn thân nghiệp. Xét về cổng này, có câu hỏi nêu lên như sau ‘Sắc thân nào được gọi là khả năng gợi ý thân? Chính loại sắc thân đặc biệt này cung cấp các thông tin, gợi ý hoặc liên hệ theo một cách thức duy nhất, và sắc đó hỗ trợ, nâng đỡ hay củng cố thân xác cho con người, với tâm thiện, bất thiện hoặc mất tinh thần, chuyển động về phía trước, hoặc bước lùi về phía sau, nhìn thẳng hoặc nhìn xéo, uốn cong hoặc duỗi thẳng tứ chi[1] ra’.

Nói rộng ra: Khi một ý tưởng nổi lên như: ‘Tôi sẽ di chuyển về phía trước, hoặc bước lùi về phía sau’, thì ý tưởng này tạo ra những sắc thân (phát xuất từ tâm) mà ra . Ðến đây, trong số những sắc thân này, lại được phân thành tám nhóm: 4 nhóm đầu tiên thuộc các hành vi: duỗi thẳng, dính liền, sức nóng, sự di động, và bốn nhóm còn lại tùy thuộc vào những yếu tố sau đây: sắc, khí, vị, chất dinh dưỡng (ojā). Trong số những thành tố này, việc chuyển động củng cố, nâng đỡ, lay động, di chuyển về phía trước hoặc về phía sau đối với trạng thái đang hiện hữu của thân thể. Ðến đây, trong quá trình nhận thức về việc ‘phân đoán’ đơn giản (gây sự chú ý), khi thiết lập được bảy sát na tốc lực tâm (tiến trình - javana), sáu khoảng khắc đầu tiên chỉ tạo ra được sự [83] chuyển động mà thôi, trong khi có thể củng cố và nâng đỡ trạng thái hiện hữu nơi thân thể, nhưng không thể tạo ra bất kỳ di chuyển cho thân xác cả. Mặc dù do hậu quả của hành động sáu sát na đầu tiên này, sát na thứ bảy làm cho việc di chuyển có cả hai khả năng di chuyển thân xác về phía trước hoặc phía sau và tạo ra hành vi nhìn thẳng hoặc xéo, uốn cong hoặc duỗi thẳng chân tay. Do đó, những hành động đó đưa đến kết quả là một hành vi đi tới đi lui, hoặc cả hai; (do có sự lập đi lập lại hơn một ngàn lần), giúp chúng ta nói được rằng một người ‘đã đi được một do tuần (yojana), thì cũng đi được cả mười 10 do tuần (yojana)’nữa. Khi có bảy con bò đực cột vào ách cùng kéo một chiếc xe, con bò đựơc cột ở ách đầu tiên có khả năng mang được cái ách, nhưng nó không làm chuyển động được bánh xe. Tương tự như vậy đối với con bò đực cột ở chiếc ách thứ hai... và ách thứ sáu. Nhưng bằng cách đóng yên cương cho những con bò vào cái ách thứ bảy, thì một người có thể điều khiển khéo léo ngồi ở phía trước chiếc xe cầm lấy bộ dây cương và dùng chiếc roi thúc cho những con bò tiến tới, bắt đầu từ con đầu tiên; thế rồi một khi có được sức mạnh liên kết củng cố cho cái ách, thì tất cả những con bò đều xoay chuyển được bánh xe, kéo chiếc xe tiến lên phía trước, giúp chúng ta nói được rằng chiếc xe đó đi được cả mười hay hai mươi do tuần (yojana). Do đó, chúng ta nên hiểu được tính cách toàn diện của quá trình này.

Giờ đây giả sử như tâm tạo ra thân xác điều đó chắc chắn không phải do ‘gợi ý’ đâu’. Nhưng khi được tâm thiết lập, có một vài thay đổi lạ lùng và độc nhất nào đó diễn ra nơi những sắc chủ yếu, như thể là một điều kiện, qua đó việc di chuyển có khả năng củng cố, nâng đỡ và lay động thân xác cùng tồn tại. Ðây chính là ‘sự gợi ý’. Nó không được tâm thiết lập như đối với tám loại sắc kể trên. Nhưng Ðức Phật đã nói: ‘Hỡi chư vị Tỳ-khưu, từ đặc tính mục nát và sự chết của vạn vật không bền vững v.v... sự mục nát và sự chết đều mang tính vô thường và có nguyên nhân cả.v.v[2].... Như vậy, nhờ khả năng truyền đạt do những sắc tâm tạo ra, nên cũng có thể nói được rằng sự gợi ý là do tâm tạo ra. Bởi vì đó là một khả năng truyền đạt, nên khả năng đó được gọi là ‘sự gợi ý’. Vậy khả năng đó truyền đạt những gì? Thưa nó truyền đạt ước muốn có thể truyền đạt được do một hành vi của thân. Nếu có một người nào đó đứng ngay đúng tầm nhìn của ta, đưa hai bàn tay hoặc bàn chân lên, lắc đầu hoặc nhướng chân mày, thì ta có thể nhìn thấy được những cử động của đôi bàn tay v.v... của người đó. Tuy nhiên, sự gợi ý lại không thể nhìn thấy được giống như vậy, nhưng chỉ nhận biết được nhờ tâm mà thôi. Bởi vì nhờ con mắt, người ta nhìn thấy được màu sắc bên ngoài đang chuyển động do sự thay đổi của vị trí hai bàn tay v.v... Nhưng bằng cách phản ánh trên con mắt như là sự gợi ý, nhờ tâm ý môn, người ta nhận biết được sự gợi ý đó là: ‘Tôi hình dung ra rằng người này muốn tôi làm hành vi này hoặc hành vi kia’. Bởi vì giống như trong suốt mùa nóng, ở những nơi nào có nước, người ta cột những chiếc lá cọ v.v... trên ngọn một thân cây trong rừng và nói rằng: ‘Nhờ dấu hiệu này, người ta sẽ nhận biết được rằng ở đây có nước’; [84] hoặc người ta treo một lá cờ trên ‘cổng’ một quán rượu; và khi ngọn gió lay động thân cây, sẽ thổi lá cờ đó và khi những con cá đang quẫy động dưới nước, thì trên bề mặt nước xuất hiện những bong bóng; lại nữa, giống như lúc một trận lụt lớn đang diễn ra rất quyết liệt, cuốn theo cây cỏ, lá cây, rách bươm, và vì thế, nơi những chiếc lá cọ, nơi ngọn cờ, trong tán lá đang nhấp nhô, nơi những chiếc bong bóng trên mặt nước, cây cỏ, những chiếc lá rách bươm, mặc dù không nhìn thấy được những mục tiêu hiện có, nhưng nhờ tâm, người ta vẫn nhận biết được như sau: ‘Chắc hẳn là ở đây, mặt nước, quán rượu, thân cây, những đàn cá ở dưới nước đã bị gió bão va đập, chắc hẳn giòng chảy của trận lụt đã tràn đến tận chỗ này’, ngay cả như vậy, tuy không nhìn thấy được sự gợi ý, nhưng vẫn nhận biết được. Bằng con mắt, người ta chỉ nhìn thấy màu sắc của đối tượng đang lay động do sự thay đổi vị trí ở hai bàn tay v.v... Nhưng bằng cách suy nghĩ về sự gợi ý, người ta hiểu được sự gợi ý bằng cách nhận biết ý muốn như sau: ‘Tôi cho rằng người đó muốn tôi làm hành vi này hoặc hành vi nọ’.

Và người ta gọi đó là sự gợi ý không chỉ vì nó truyền đạt, nhưng nó truyền đạt được thông tin. Sự truyền đạt bằng dấu hiệu rất dễ hiểu đối với người khác, ngay cả đối với những loài vật thấp kém hơn. Bất cứ nơi nào có những con chó, con cáo, con quạ và loài gia súc tụ tập, và khi chúng nhìn thấy những cử chỉ tấn công, bằng gậy hoặc bằng cách ném một hòn đá, chúng đều biết là ‘Người đó muốn tấn công chúng’, và chúng liền bỏ chạy tán loạn. Có lúc sự gợi ý không được biểu lộ ra, đối tượng bị một bức tường, hàng rào v.v... ngăn cách. Nhưng mặc dù lúc đó không được biểu lộ ra, tuy nhiên, khi được biểu lộ ra cho những đối tượng đang có mặt, thì vẫn được gọi là sự gợi ý.

Khi thân xác cử động do tâm điều khiển, phải chăng thân xác cử động là do ba nguyên nhân kia điều khiển không? Thưa cùng với thân xác do tâm điều hành cử động, thân xác do ba nguyên nhân kia thiết lập cũng cử động y như vậy, và lúc nào cũng đi theo đó. Giống như khi những cây gậy khô ráo, ngọn cỏ v.v... rơi xuống mặt nước đang khi trôi, thì chúng cũng trôi đi hoặc ngừng lại theo giòng nước, như vậy, chúng ta nên hiểu toàn bộ quá trình theo cách này. Do đó, trong số những loại sắc do tâm thiết lập, chúng ta nên hiểu ‘sự gợi ý’ như là ‘môn’ thuộc thân nghiệp.

Bằng ước muốn biểu lộ qua ‘môn’ đó, người ta đã sát hại mạng sống, phạm tội trộm cướp, phạm tội ngoại tình; hoặc nếu không, người ta tự kiềm chế việc sát hại mạng sống v.v... ý muốn này được gọi là một thân nghiệp.

Có một quan điểm Dị giáo cho rằng thân xác chính là ‘môn’, ý muốn tự biểu lộ trong ‘môn’ đó là một thân nghiệp, nên được phân loại là theo thiện hoặc bất thiện. Nhưng khi đặt quan điểm này sang một bên, thì cũng nên bao gồm cả những hành vi mất tinh thần, do đó, hợp lại thành cả ba yếu tố.

Ở đây, khi cổng-thành phố toạ lạc ngay nơi đã được xây dựng, thậm chí một ngón tay cũng không hề di chuyển tới lui, và người ta đi qua ‘cổng, như vậy, trong khi ‘cổng’ không hề thay đổi chỗ so với những ‘cổng’ khác, thì hành động xuất hiện tại ‘cổng’ này hoặc ‘cổng’ kia lại thay đổi. Do đó, cổ nhân nói rằng:

Những hành vi băng ngang qua các ‘môn’ chứ các’môn’ không băng qua các ‘môn’ khác bao giờ

người ta có thể phân loại được một cách rõ ràng hành vi này với hành vi kia.

[85] Trong số các môn này có một ‘‘môn’’ tiếp nhận tên từ hành động nào đó và ngược lại. Bởi vì những nơi tâm v.v... được thiết lập, ta gọi là ‘‘môn’’ tâm, ‘‘môn’’ tiếp xúc, ‘‘môn’’ không-kiềm chế, ‘‘môn’’ kiềm chế, như vậy nơi xuất hiện một hành vi thể chất được biết đến bằng tên gọi ‘‘môn’ thuộc thân nghiệp’. Và tương tự như vậy đối với ‘những ‘môn’’ thuộc khẩu nghiệp và ý nghiệp. Khi một nàng tiên xuất hiện tại thân cây này hay thân cây kia được đặt tên bằng chính cây mang tên đang lưu lại đó, chẳng hạn như nàng tiên bông vải, nàng tiên cây-butea, nàng tiên cây-nimba, hoặc nàng tiên cây-phandana, như vậy nơi xuất hiện thân nghiệp thì mang tên là ‘‘môn’ của thân nghiệp đó’. Và tương tự như vậy đối với những khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Trong số này, thân xác là một vật và hành động cũng là một vật khác. Nhưng khi được thân thể thực hiện, thì điều này được gọi là thân nghiệp. Do đó, các Luận sư đã nói rằng:

Hành động do cây kim mà có là hành động của cây kim;

cây kim và hành động của cây kim hoàn toàn khác nhau.

Hành động do một cây rìu tạo ra là hành động của cây rìu;

cây rìu và hành động của cây rìu lại hoàn toàn khác nhau.

Hành động do con người tạo ra là nghiệp con người;

con người và hành động con người là những điều khác biệt nhau.

Một hành vi do thân tạo ra là thân nghiệp;

thân xác và thân nghiệp là hai điều khác biệt nhau.

(Người ta có thể phản đối rằng) nếu như vậy thì những ‘môn’ không được xác định một cách đúng đắn, cả những hành vi cũng vậy. Như thế nào vậy? Thưa trong gợi ý của thân xác, có câu nói rằng:

‘Những hành vi đi xuyên suốt qua các ‘môn’...’[3]

cũng có thể xuất hiện một khẩu nghiệp; do đó, xác định việc ‘gợi ý thể chỉ là một‘‘môn’ thân nghiệp’ là không đúng. Còn nữa, thân nghiệp có thể xuất hiện trong việc gợi ý lời nói; chính vì thế, cách xác định đây là một thân nghiệp là không đúng đắn. (câu trả lời của chúng ta) – Ðiều này là đúng. Tại sao vậy? Thưa đó là do tính thường xuyên hay xảy ra và ưu thể áp đảo to lớn (của thân nghiệp). Bởi vì thường thường một thân nghiệp, chứ không phải là khẩu nghiệp hoặc ý nghiệp thường xuất hiện nơi việc gợi ý thân; chính vì thế, việc gợi ý bằng cử chỉ có thể được gọi là ‘môn’ của hành vi thân. Những hành vi được xác định một cách đúng đắn y như các thuật ngữ vậy: ngôi làng Bà-la-môn, rừng xoài, rừng gỗ-thép đã được áp dụng một cách đúng đắn. Một thân nghiệp xuất hiện vượt trội tại thân môn, nhẹ nhàng tại ‘khẩu môn’. Do đó, xuất phát từ việc các hành vi nổi lên chủ yếu tại tại ‘thân môn’,[86] hiện trạng một thân nghiệp (coi như được thực hiện tại ‘môn’ đó); như chúng ta thường gọi ‘tiều phu’ là những người thường xuyên hiện diện ở trong rừng, và (nói chung)‘những thiếu nữ đầy sức sống’, cùng một cách thức như vậy, những hành vi này cũng được xác định[4] y hệt như vậy.

Ðến đây, kết thúc Bài Chú Giải về ‘môn’ thuộc thân nghiệp..