Tịnh độ
Niệm Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tịnh Liên Đồ Thư Quán Xuất Bản
27/10/2553 05:50 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Niệm Phật Phải
An Nhẫn Các Chướng Duyên

 

Khải đề:

Cửa rồng tãm cá vượt

Đỉnh nhạn bóng chim qua

Khách đi nghìn dặm biệt sơn hà

Đường tu gian khổ

Chướng ngại trải hằng sa

Nghịch thuận duyên ma khảo

Thương ghét nợ oan gia

Khá thương kham nhẫn cõi Ta Bà

Khổ vui bao quản

Vinh nhục tợ sương hoa

Nhẫn nại bền lòng tinh tiến mãi

Ác vàng thỏ bạc

Nãm tháng sẽ dần dà...

 

Mục A. Nói Lược Về Các Duyên Khảo

Tiết 62 Vài Nguyên Nhân Của Các Chướng Duyên

Các bậc tiền bối trong làng tu thường bảo: ỀKhi phát nguyện làm những công đức rộng lớn, hay tu hành, thường gặp nhiều chướng duyên khảo đảo thử thách.Ể Người xuất gia có bốn giai đoạn mà chướng duyên thường phát hiện là: khi cạo tóc vào chùa, lúc thọ giới, khi học kinh điển nhứt là kinh Đại Thừa, và lúc gát bỏ mọi việc để tịnh tu. Có nhiều vị đ?gieo sẵn duyên lành, hoặc do sức cố gắng tinh tấn nên dễ dàng vượt qua ba giai đoạn trước, bước sang mức thứ tư. Nhưng đến khi tu hành tiến lên trình độ khá cao, tất khó tránh khỏi chướng duyên phát hiện. Như Hư Vân thượng nhơn, một cao tăng cận đại, trong khi tinh tấn dụng công tham thiền, nghiệp chướng bỗng phát hiện làm cho ngài bị đui, điếc và câm trong ba tuần nhựt. Duyệt qua truyện cũ, bút giả nhớ một vị họ Tô, cất am riêng ở chỗ thanh vắng tham thiền, đem một người theo giúp việc. Ban sơ ông tập ngồi từ một, hai giờ rồi lần lần tãng tiến có thể ba ngày đ? ở luôn trong định. Một độ nọ, Tô cư sĩ thiền định luôn hai mươi mốt ngày không ãn uống. Người t? cận thấy ông ngồi quá lâu, đến gần dị xem thì hơi thở ra vào đã tuyệt, không còn thoi thóp như mấy lần trước. Y không biết đó là trạng thái sâu mầu của thiền định, lầm tưởng cư sĩ đ?chết, liền đem ông đi chôn sống luôn.

Lại có một vị tãng tu Tịnh Độ, niệm Phật mỗi ngày đ? đến mười muôn câu. Do công đức niệm Phật, chỗ đất của sư đi đều hóa ra sắc vàng ròng. Một hôm có người nạn dân đến xin tá túc. Sư nhìn người ấy rồi nói riêng với thị giả: ỀGã này có tướng đạo tặc, ngươi nên cho y ăn no rồi hãy bảo ra khỏi nơi đây.Ể Ông đạo nhỏ vì lòng thương xót, thấy người kia nài nỉ mãi, lưu luyến chưa nở đuổi. Quả nhiên ít hôm sau, người ấy nửa đêm lén vào phòng sư, bẻ gảy chân tay giết ông chết, trộm một ít đồ trong am rồi bỏ đi luôn.

Hai trường hợp trên cổ đức bình luận cho là sức định nghiệp không thể tránh khỏi. Người tu có ba chướng là: phiền não chướng, nghiệp chướng và báo chướng, mà sức nghiệp chướng lại nặng nề nguy hiểm hơn hai thứ kia. Nhưng tại sao khi chưa tu thì chẳng có chi, đến lúc tu hành càng cao lại thường gặp nhiều chướng nạn? - Đó cũng bởi chúng ta là phàm phu thời mạt pháp, cố nhiên phần đông chướng duyên đều nặng. Nếu chúng ta nghiệp nhẹ, tất đ?sanh vào thời tượng pháp hoặc chánh pháp rồi. Nhưng không phải do tu hành nên phát sanh chướng nạn, mà đó là sức chuyển nghiệp, chuyển quả báo nặng thành quả báo nhẹ, chuyển quả báo đời sau thành quả báo hiện tại. Giả sử ta có mười phần nghiệp chướng, do công đức tu nên tiêu trừ được bảy phần, còn phát hiện ra ba phần. Và đáng lẽ quả báo ấy đến sau mới trả, nhưng nhờ sức tu niệm, n? chỉ chịu quả nhẹ trong kiếp này để mau được giải thoát.

Như Giới Hiền luận sư tiền kiếp là một vị quốc vương đem binh đi đánh dẹp các nơi, tạo nghiệp sát quá nhiều, đáng lẽ đến đời này sau khi hưởng phước thừa rồi chết, sẽ phải bị đọa vào địa ngục. Nhưng nhờ luận sư chí tâm tu hành và hoằng dương Phật pháp, nên mỗi ngày ông bị một cơn bịnh trạng như có nhiều lưỡi gươm vô hình đâm chém trong thân. Như thế trải qua hai nãm bịnh mới dứt. Do duy? đó mà luận sư tiêu được nghiệp địa ngục, sanh l? cõi Đâu Suất Đà Thiên. Lại như ông Ngô Mao tiền nhân cũng tạo nghiệp sát, đáng lẽ phải đọa làm heo bảy kiếp cho người giết. Nhưng nhờ ông trường trai niệm Phật, nên khi thọ số mãn, bị giặc đâm bảy dao trả nghiệp xong một lần, rồi được v?g sanh về Cực Lạc. Nói tóm lại, lời tục gọi đó là trạng thái dồn nghiệp.

Tuy nhiên, không phải mỗi người tu đều bị trả quả. Có người càng tu càng có điểm tốt, càng được an thuận, không bị trở ngại chi. Đó là do vị ấy những kiếp về trước không tạo nghiệp chi quá nặng, hoặc đ?từng tu niệm và có nhiều căn lành. Nhưng luận theo phần đông, đại khái nếu không gặp những chướng ngại lớn, cũng vấp phải những chướng ngại nhỏ. Ngoài những trở ngại của ngoại duyên, lại còn có ba nguyên nhân phát sanh chướng nghiệp:

Cứ theo tông Pháp Tướng, trong tạng thức của ta có chứa lẫn lộn những nghiệp chủng lành dữ. Khi niệm Phật hay tham thiền, ta huân tập hạt giống công đức vô lậu vào, tất các nghiệp chủng kia phải phát hiện. Ví như một khu rừng rậm nhiều thú, nếu có dân cư đến khai hoang, tất cây cối bị đốn, các loài thú đều chạy ra. Cảnh tướng và phiền não chướng duyên do nghiệp chủng phát hiện cũng thế. Đây gọi là sức phản ứng của chủng tử nghiệp.

Có những vị tu hành chẳng am tường giáo lý, không hiểu những tướng của nội tâm và ngoại cảnh đều như huyễn, chưa phát minh thế nào là chân và vọng, nên nhận định sai lầm. Do đó đối với cảnh duy? trong ngoài sanh niệm tham chấp, vui mừng, thương lo, sợ hãi, mà tự gây chướng nạn cho mình.

Lại ví như người theo họa đồ đi tìm mỏ vàng, đường sá phải trải qua non cao, vực thẳm, đồng vắng, rừng sâu, bước hành trình tất phải nhiều công phu và gian lao khổ nhọc. Nếu người ấy không vững lòng, không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, tất phải thối lui. Hoặc có khi bỏ cuộc ghé vào một cảnh tạm nào đó, hay chết giữa đường. Lộ trình tu tập cũng thế, hành giả tuy y theo kinh giáo mà thật hành, song nếu không biết tùy sức tùy hoàn cảnh nhẫn nại uyển chuyển, sự lập chí không bền lâu, tất sẽ thất bại. Chướng nạn đó cũng do chính mình gây ra.

Trên đây là đại lược một ít nguyên nhân của các điều chướng ngại.

Tiết 63 Các Duyên Ma Khảo

Những duyên nghiệp khảo đảo gây chướng ngại cho người tu, có rất nhiều chi tiết sai biệt. Nay chỉ xin tóm tắt đại cương qua sáu điểm:

Nội Khảo: - Có người trong lúc tu tập, bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam, giận hờn, dục nhiễm, ganh ghét, khinh mạn, nghi ngờ, hoặc si mê dễ hôn trầm buồn ngủ. Những tâm niệm ấy đôi khi phát hiện rất mãnh liệt, gặp duyên sự nhỏ cũng dễ sanh cau có bực mình. Nhiều lúc trong giấc mơ, lại thấy các tướng thiện ác biến chuyển. Trong đây những tình tiết chi ly không thể tả hết được. Gặp cảnh này, hành giả phải ý thức đó là do công năng tu hành nên nghiệp tướng phát hiện. Ngay lúc ấy, nên giác ngộ các nghiệp tướng đều như huyễn, nêu cao chánh niệm, tự nhiên những tướng ấy sẽ lần lượt tiêu tan. Nếu không nhận thức rõ ràng, tất bị nó xoay chuyển làm cho thối đọa. Tiên đức bảo: ỀChẳng sợ nghiệp khởi sớm, chỉ e giác ngộ chậm,Ể chính là điểm này. Có người đang lúc dụng công, bỗng phát sanh tán loạn mỏi nhọc khó cưởng nỗi. Ngay khi ấy, nên đứng lên lễ Phật đi kinh hành, hoặc tạm xả lui ra ngoài đọc một vài trang sách, sửa năm ba cành hoa, chờ cho thanh tĩnh sẽ trở vào niệm Phật lại. Nếu không ý thức, cứ cưởng ép cầu cho mau nhứt tâm, thì càng cố gắng lại càng loạn. Đây là sự uyển chuyển trong lúc dụng công, ví như thế giặc quá mạnh tợ nước tràn, người chủ soái phải tùy cơ, nên cố thủ chớ không nên ra đánh. Có vị tu hành, khi niệm Phật bỗng thấy cô tịch như bản đàn độc điệu dễ sanh buồn chán, thì không ngại gì phụ thêm trì chú, quán tưởng, hoặc tụng kinh.  

Nhân tiện, xin thuật ra đây một việc để cho các bạn đồng tu th? phần nhận thức. Có một nữ Phật tử đến chỗ bút giả buồn khóc thưa thật rằng: mỗi khi cô niệm Phật tụng kinh độ vài mươi phút là ngủ gục lúc nào không hay, có khi tiểu tiện ngay trước bàn Phật. Do đó cô sợ tội bỏ luôn không dám tụng niệm. Bút giả khuyên cô nên chuyên sám hối trong một thời gian. Quả nhiên ít lâu sau cô dứt hẳn nghiệp tướng ấy, lại nằm mơ thấy nhiều vỏ ốc, đập mỗi vỏ ốc ra thấy một hạt sen. Cô này nghiệp si nặng, vỏ ốc là hiện tướng của nghiệp si, đập vỏ ốc thấy hạt sen là phá si mê mà thành tựu nhân lành giác ngộ vãng sanh về cõi Phật.

Lại có một vị sa di trần thuật lại rằng: Cứ ít đ? chú nằm mơ, thấy ba bốn mươi người cầm dao gậy đến đánh chém. Chú thay đổi trì Đại Bi rồi Chuẩn Đề chân ngôn đều không thành tựu, vì mỗi lần tụng độ ít biến là nhứt đầu cả ngày, uống thuốc cũng không khỏi. Biết mình nghiệp nặng, chú phát nguyện lạy Tam Thiên Phật để sám hối. Nhưng khi lên chùa lễ Phật thì thấy một người tướng mạo cao lớn hung dữ đến xô té không cho lạy. Do đó chú đến buồn khóc bảo: Có tội thì sám hối tu hành, nhưng sám hối tu hành không được, chẳng biết phải làm sao? Bút giả nghe xong suy nghĩ, biết vị này nghiệp sát nặng, mà chú Đại Bi cùng Chuẩn Đề có sức phá nghiệp khá mạnh, và tâm nguyện lạy Tam Thiên Phật là điều nguyện rộng lớn. Đây là lỗi ở chỗ chỉ biết cầu riêng phần mình mà không cầu cho các vong oan trái, và cách dụng công phá nghiệp không khéo uyển chuyển. Ví như người yếu bị bịnh phong nặng, đáng lẽ phải dùng các vị thuốc nhẹ như Phòng Phong Kinh Giới lần lượt tiêu trừ, mà trái lại vì muốn cho mau lành, dùng đến các vị thuốc mạnh như Mã Tiền Bả Đậu để khu phong, tất con bịnh bị hành hạ chịu không nỗi. Do đó bút giả khuy? chú mỗi đ? nên thử lạy Tiểu Sám Hối theo Kinh Pháp Hoa, rồi quì tụng Vãng Sanh hăm mốt biến, đoạn niệm Phật độ nãm trãm câu để cầu ti? tội, và nguyện cho các mối tiền oan được mau si? thoát. Cứ hành trì như thế trong một thời gian, nếu thấy yên ổn, có thể lần lượt tăng thêm. Chú sa di y theo lời, quả nhiên trạng thái ấy dứt tuyệt.

Trên đây là những nghiệp tướng khảo đảo bên trong, nếu không biết giác ngộ uyển chuyển phá trừ, tất sẽ thành ra chướng nạn.

Ngoại Khảo: - Đây là những chướng cảnh bên ngoài làm duyên khó khăn thối đọa cho hành giả. Chứng cảnh đó là sự nóng bức, ồn ào, uế tạp, hoặc chỗ quá rét lạnh hay nhiều trùng kiến muỗi mòng. Gặp cảnh này cũng nên uyển chuyển, đừng chấp theo hình thức, chỉ cầu được an tâm. Chẳng hạn như ở cảnh quá nóng bức, chẳng ngại gì mặc áo tràng mỏng lễ Phật, rồi ra ngồi chỗ mát mà trì niệm, đến khi xong lại trở vào bàn Phật phát nguyện hồi hướng. Hoặc gặp chỗ nhiều muỗi, có thể ngồi trong màn thưa mà niệm Phật. Như ở miền bắc Trung Hoa vì thời tiết quá lạnh, các sư khi lên chánh điện tụng kinh, cũng phải mang giày vớ và đội mũ cẩn thận. Có hàng Phật tử vì nhà nghèo, làm lụng vất vả, đi sớm về khuya, hoặc nợ nần thiếu hụt, rách rưới đói lạnh, vợ yếu con đau, không có chỗ thờ cúng trang nghi?. Trong hoàn cảnh ấy sự tu tập thật ra rất khó, phải có sự nhẫn nại cố gắng như bà lão ăn xin niệm Phật, mới có thể thành công. Hoặc có người vì nhiều chướng nghiệp, lúc không tu thì thôi, khi sắp vào bàn Phật lại nhức đầu chóng mặt sanh đủ chứng bịnh, hay có khách viếng thãm và nhiều việc bất thường xảy đến. Gặp những cảnh như thế, phải cố gắng và khéo uyển chuyển tìm phương tu hành. Sự cố gắng uyển chuyển tùy trường hợp sai biệt mà ứng dụng không thể nói ra hết được. N? nhớ gặp hoàn cảnh bất đắc dĩ, phải chú trọng phần tâm đừng câu nệ phần tướng mới có thể dung thông. C? Ta Bà ác trược vẫn nhiều khổ lụy, nếu không có sức cố gắng kham nhẫn, tất sự tu hành khó mong thành tựu.

Nghịch Khảo: - Trên đường đạo, nhiều khi hành giả bị nghịch cảnh làm cho trở ngại. Có người bị cha mẹ anh em hay vợ chồng con cái ngãn trở hoặc phá hoại không cho tu. Có vị thân mang cố tật đau yếu m? không lành. Có kẻ bị oan gia luôn theo đuổi tìm cách mưu hại. Có người bị vu oan giá họa, khiến cho ngồi tù chịu tra khảo hoặc lưu đày. Có vị bị sự tranh đua ganh ghét, hoặc bêu rao nhiều tiếng xấu xa, làm cho khó an khó nhẫn. Điều sau này lại thường xảy ra nhiều nhứt. Những cảnh ngộ như thế đều do sức nghiệp. Lời xưa từng nói: ỀHữu bất ngu chi dự, hữu cầu toàn chi hủy.Ể Câu trên hàm ý nghĩa: có những tiếng khen, những vinh dự bất ngờ, không đáng khen mà được khen; và có những sự kiện thật ra không đáng khinh chê, lại diễn thành cảnh khinh hủy chê bai trọn vẹn. Để chứng minh điểm này, bút giả xin thuật một vài việc nhỏ:

Trước đây vào thời Pháp thuộc, có một vị hòa thượng được triều đình Huế ban cho bằng Tãng Cang, và phong tặng hiệu chùa là Sắc Tứ. Do đó đi đâu hịa thượng đều có xe ngựa và bê son tích trượng theo hầu, thậm chí lúc lên xuống đò cũng có người võng. Một tên du đảng thấy thế bất mãn chưởi thề, rồi tuyên ngôn để đến ngày rằm tháng bảy sẽ lên chùa xài mắng hòa thượng một trận trước mặt các tín đồ. Đến ngày ấy, tên du đảng sau khi uống rượu xong, ở trần vắt áo lên chùa, gặp dịp một người Phật tử đem con qui nhờ hòa thượng chú nguyện thả nơi ao sen. Thấy quang cảnh ấy, y bỗng cảm động, trở về kêu đồng bọn lên chùa quy y, rồi từ đó đi đâu cũng khen hịa thượng là bậc hiền lành đạo đức. Cho đến việc hầu hạ võng giá, y cũng nói là do thầy mình có phước.

Lại câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, có hai Phật tử ở xa đến viếng thãm một vị thượng tọa đồng hương đ? từng quen thân từ trước. Khi đến ch? thì vị thượng tọa vừa đi khỏi cách đó độ mười lãm phút. Hai người gạn hỏi, ông thị giả nói thầy vừa đi khỏi; hỏi mấy vị khác, họ không biết bảo là mới thấy thầy ở đây. Chỉ một chút đó mà hai Phật tử ấy sanh lòng nghi ngờ vị thượng tọa không muốn tiếp mình, từ biệt luôn không đến chùa, rồi đi đâu cũng ch?bai vị thượng tọa nọ gồm những điều không đức hạnh.

Thật ra, cung cách của vị hòa thượng trên không đáng khen mà được khen. Và hành động vô tâm của vị thượng tọa kể sau không có gì đáng chê, lại bị hiểu lầm khinh hủy. Thế gian cho đó là điều may rủi, thuyết nhân quả nhà Phật nhận định là lúc nghiệp duyên tội phước hiện ra. Cổ thi có câu:

Vẻ chi ãn uống sự thường.

Cũng là tiền định khá thương lọ là.

Một việc nhỏ đ?như thế, thì tất cả các nghịch cảnh khác đều do túc nghiệp, hoặc hiện nghiệp xui khiến. Khi gặp những cảnh này hành giả chỉ nên ẩn nhẫn sám hối, chớ buồn phiền oán trách mà thối thất đạo tâm.

Thuận Khảo: - Có người không gặp cảnh nghịch mà lại gặp cảnh thuận, như cầu gì được nấy, nhưng sự thành công đều thuộc duyên ràng buộc chớ không phải giải thoát. Có vị khi phát tâm muốn yên tu bỗng cảnh danh lợi sắc thanh chợt đến, hoặc nhiều người thương mến muốn theo phụng sự gần bên. Thí dụ như người xuất gia khi phát tâm tu, bỗng có kẻ đến thỉnh làm tọa chủ một ngôi chùa lớn; hoặc như người tại gia thì có thơ mời làm tổng, bộ trưởng, hay một cuộc làm ăn mau phát tài. Đây là những cảnh thuận theo duyên đời quyến rủ người tu, rồi dẫn lần đến các sự phiền toái khác làm mất đạo niệm. Người ta chết vì lửa thì ít, mà chết vì nước lại nhiều, nên trên đường tu cảnh thuận thật ra đáng sợ hơn cảnh nghịch. Cảnh nghịch đôi khi làm cho hành giả tỉnh ngộ dễ thoát ly niệm tham nhiễm, hoặc phẫn chí lo tu hành. Còn cảnh thuận làm cho người âm thầm thối đạo lúc nào không hay, khi bừng tỉnh mới thấy mình đã lăn xa xuống dốc. Người xưa nói: ỀViệc thuận tốt được ba. M?lụy người đến già.Ể Lời này đáng gọi là một tiếng chuông cảnh tỉnh. Thế nên duyên thử thách của sự thuận khảo rất vi tế, người tu cần phải lưu ý.

Minh Khảo: - Đây là sự thử thách rõ ràng trước mắt mà không tự tỉnh ngộ. Chẳng hạn như một vị tài đức không bao nhiêu, nhưng được người bưng bợ khen là nhiều đức hạnh, tài năng, có phước lớn, rồi sanh ra tự kiêu tự đắc, khinh thường mọi người, làm những điều càn dở, kết cuộc bị thảm bại. Hoặc một vị có đủ khả nãng tiến cao trên đường đạo, nhưng bị kẻ khác gàn trở, như bảo ãn chay sẽ bị bịnh, niệm Phật trì chú nhiều sẽ bị đổ nghiệp, gặp nhiều việc không lành, rồi sanh ra e dè lo sợ, thối thất đạo tâm. Hoặc có những cảnh tự mình biết nếu tiến hành dễ rước lấy sự lỗi lầm thất bại, nhưng vì tham vọng hay tự ái, vẫn đeo đuổi theo. Hoặc đối với các duy? bên ngoài, tuy biết đó là giả huyễn nhưng không buông bỏ được, rồi tự chuốc lấy sự buồn khổ vào tâm.

Như có một vị sư đổ ra nhiều công của mướn thợ chẻ đá, thợ mộc, thợ hồ, xây cất một cảnh chùa to trên núi. Khi ngôi tự viện vừa hoàn thành, thì sư cũng vừa kiệt sức mang bịnh nặng. Lúc sắp chết, ông sai đệ tử võng đi quanh chùa rờ từ viên đá buồn khóc tiếc than!

Lại trước đây có một tãng sĩ địa vị trong đạo khá cao, tánh tình chân thật rộng rãi ưa bố thí, nhưng vấp phải một khuyết điểm là hay tự đắc tự kiêu. Vài chánh khách thấy được chỗ đó, đem một nhà tướng sĩ đến giả vờ thãm chơi, rồi thuận tiện nhìn qua khen sư nhiều phước tướng, tất được vô số người ủng hộ, danh vọng càng thành đạt tiến cao. Ông ấy lại nói thêm, nếu sư thích hoạt động, sẽ thành một tay lãnh tụ, và như ở ngoài đời có thể làm đến tổng thống. Sư nghe xong tuy khiêm nhường đôi tiếng, nhưng lộ vẻ cực kỳ hoan hỷ. Nhân đó, các chánh khách than vản thời thế, thương dân chúng khổ não, vận nước suy đồi, rồi dần dà thuyết phục lôi cuốn sư vào một cuộc vận động chánh trị. Và cũng bởi đó, sư bị tai nạn trong một thời gian khá lâu.

Thế nên kẻ dễ dãi nhẹ dạ thường hay bị phỉnh gạt. Khi chưa diệt được tham vọng dễ bị người khác dùng tiền tài, sắc đẹp hoặc danh vị cuốn lôi. Cho đến nếu cịn tánh nóng nảy khí khái, tất dễ bị người khích động, gánh vác lấy những việc phiền phức vào thân. Đây là những cạm bẩy của đời mà cũng là của đạo, xin nêu ra để khuyên nhắc cùng nhau, nếu không dè dặt những điểm đó, sẽ vương vào vòng chướng nghiệp. Đối với những duyên thử thách như thế, hành giả phải nhận định cho sáng suốt, và sanh lòng quả quyết tiến theo đường lối hợp đạo mới có thể thắng nó được.

Ám Khảo: - Điều này chỉ cho sự thử thách trong âm thầm không lộ liễu, hành giả nếu chẳng khéo lưu tâm, tất khó hay biết. Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởi gia kế lần sa sút, làm điều chi thất bại việc ấy, sanh lòng lo lắng chán nản trễ bỏ sự tu. Có vị công việc lại âm thầm tiến triển thuận tiện rồi ham mê đeo đuổi theo lợi lộc mà quên lãng đường lối tu hành. Có kẻ trước tiên siêng năng tụng niệm, nhưng vì thiếu sự kiểm điểm, phiền não ở nội tâm mỗi ngày tăng thêm một ít, lần lượt sanh ra biếng trễ, có khi đôi ba tháng hay một vài nãm không niệm Phật được một câu. Có người tuy sự sống vẫn điều hịa đầy đủ, nhưng vì thời cuộc bên ngoài biến chuyển, thân thế nhà cửa nay đổi mai dời, tâm mãi hoang mang hướng ngoại, bất giác quên bỏ sự trì niệm hồi nào không hay.

Trên đây đều là ảnh hưởng diễn biến của nghiệp thiện ác, nhưng nó có sức thầm lôi cuốn hành giả làm cho bê trễ sự tu trì, nên gọi là ỀkhảoỂ. Khi mới tu, ai cũng có một điểm hảo tâm, nhưng lần lượt bị những duyên nghiệp trong ngoài, một trăm người đ?rớt hết chín mươi chín. Lời xưa nói: ỀTu hành nhứt niên Phật tại tiền, nhị niên Phật tại tây thiên, tam niên vấn Phật yếu tiền.Ể Câu này có ý nghĩa: sự tu hành năm đầu Phật như ở trước mặt, nãm thứ hai Phật đ?về tây, sang nãm thứ ba ai muốn hỏi đến Phật hay bảo niệm Phật, phải trả tiền mới chịu nói tới, hoặc niệm quá ít câu. Lời ngụ ngôn này cũng chỉ vào những điểm ở trên, hành giả cần phải lưu tâm chú ý.

Mục B. Phương Thức Hóa Giải Chướng Duyên

Tiết 64 Lời Khuyên Dạy Của Cổ Đức

Khi mới vào chùa, bút giả nghe được một truyền thuyết bao hàm ẩn ý, mà không biết có đúng với nguyên ngữ chăng, và phát xuất từ đâu? Câu ấy là: ỀPhật cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng, Phật cao nhứt trượng, ma cao quá trượng đầu, Phật cao siêu quá trượng đầu, ma quy hàng Phật.Ể Ý nghĩa câu này là: ỀPhật cao một thước, ma cao một trượng. Phật cao một trượng, ma cao khỏi đầu trượng; nếu Phật cao vượt khỏi đầu trượng nữa, ma sẽ quy hàng Phật.Ể Suy gẫm theo câu trên, người tu phải làm sao cho ông Phật của mình cao hơn con ma, nếu chẳng thế tất bị ma chướng đánh đổ. Cho n? trong làng tu, những kẻ bị thối bại không nên đổ cho hoàn cảnh, hoặc phiền trách ai, chỉ trách tại ông Phật của mình thua con ma mà thôi. Nếu cố gắng giữ vững chí nguyện, ma chướng sẽ tiêu trừ. Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại, khi xưa đức Đạt Ma Tổ Sư đ?nói bốn hạnh để làm phương châm tiến đạo cho hàng đệ tử. Bốn hạnh ấy là: Báo Oan Hạnh, Tùy Duyên Hạnh, Xứng Pháp Hạnh và Vô Sở Cầu Hạnh.

Sao gọi là Báo Oan Hạnh? - Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Cho nên khi ta hành đạo, tuy nhờ công đức tu tập ti? trừ một phần nào, nhưng các nghiệp chưa tan, tất phải lần lượt đền trả. Như người thường đau yếu hoặc tàn tật, do kiếp trước đ?tạo nghiệp sát sanh. Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, do kiếp trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người, hoặc đã tạo nghiệp hủy báng. Người bị nghèo khổ thiếu hụt, do kiếp trước không có lòng xót thương tu hạnh bố thí. Người bị gông cùm tra khảo tù đày, do kiếp trước hay trói buộc, đánh đập, giam nhốt chúng sanh. Kẻ bị cô độc lẻ loi thiếu người phụ trợ, do kiếp trước không hoan hỷ kết duy? với mọi người. Những nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay tu hành khi bị oan trái đến, phải an lòng nhẫn nại chịu đền trả, không nên oán trách buồn phiền. Nơi kiếp luân hồi, chúng sanh đều có ãn uống c?g gia đình đôi bạn, n? trong các nghiệp duy có nghiệp sát và nghiệp ái là nặng nhứt. Cổ đức đ?than: ỀBể nghiệp mênh mang, khó đoạn không chi hơn ái dục. Cõi trần man mác, dễ phạm duy chỉ có sát sanh!Ể

- Bút giả từng nghe một Phật tử Bắc Việt thuật lại câu chuyện, vì lâu quá chỉ nhớ phần đại khái, quên mất tên họ địa chỉ của người trong cuộc. Phật tử ấy nói: ỀCó một vị sư nguyên là thầy giáo, vì tỉnh ngộ cảnh thế phù du, nên lên tịnh tu trên núi. Trải một thời gian, vị sư được chư thần mách bảo rằng: Ông có duyên nợ mười chín năm với một cô tên họ là thế, nay tuy đã tu hành không nên kết duyên chồng vợ, nhưng phải xuống núi dạy dỗ giác ngộ cô kia, trả xong mối nợ tiền khiên đúng như thời hạn ấy, rồi trở lên núi tu hành mới có thể thành công. Vị sư y lời xuống núi, quả nhiên gặp một cô tên họ đúng như chư thần đ?bảo, cảm mến đeo đuổi. Sư khuy? nhủ dạy đạo cho cô, trả xong y theo thời hạn rồi lên núi. Lúc lâm biệt cô ấy vẫn còn quyến luyến khóc lóc.Ể Đây là sự trả nợ nần về nghiệp ái.

Nơi truyện Quần Tiên, nhân tiết trung thu chàng văn sĩ Vân Tiêu lên núi chơi. Trong đêm rằm, chàng mục kích chư tiên nương mây cởi hạt giáng xuống một tòa thạch bàn, bày tiệc trái ngon rượu quí, vừa đàn ngâm hát rằng:

Đ? thu một khắc một chầy

Vầng trãng khéo rọi cảnh này sơn âm!

Nghiêng bầu hỏi bạn đồng tâm

Hằng Nga khuất bóng biết tìm nơi đâu?

Bên tiên nữ có một nàng tên là Thái Loan, sắc đẹp dịu dàng, ca ngâm hay nhất, làm cho Vân Tiêu tuy ẩn bóng rình nghe, cũng bàng hoàng xúc động. Giây lát sau, một vị lão tiên uống rượu xong, ca rằng:

Hữu duyên tương hội tại tiên đàn

Ưng đắc Vân Ti? giá Thái Loan!

Nghe hai câu ấy, Vân Tiêu phải chường mặt ra dự vào đàn tiên. Chư tiên bảo Thái Loan tiên nữ còn trần duyên với Vân Tiêu mười ba năm, truyền đồng tử đem sổ ra xóa bỏ ti? tịch. Và sau mười ba năm sống với Vân Tiêu, trần duyên đã mãn, Thái Loan dùng phép ẩn thân bay về non tu lại. Cho nên chư tiên vẫn còn ở trong vòng nhân duyên kiếp quả.

Về nghiệp sát, như Sư Tử tôn giả bên Ấn Độ và Thần Quang nhị tổ ở Trung Hoa tuy đều đắc đạo, nhưng ngày kết liểu vẫn phải an nhiên chịu chém để đền nợ mạng. Lại như ngài Mục Kiền Liên tuy đắc quả A La Hán, thần thông bậc nhất trong hàng Thanh Văn, nhưng vì muốn trả túc nghiệp, nên để bọn hung đồ d?g đá gậy liệng đánh cho đến chết, thi hài lại bị vùi trong hầm phẩn. Đức Phật thấy thế thương xót, sai đệ tử đem thây Ngài lên tắm rửa sạch sẽ, xoa ướp dầu thơm, rồi đem đi trà tỳ thâu lấy xá lợi. Và như thái tử nước An Tức xuất gia tu hành đắc đạo, d?g Túc Mạng Trí thấy mình còn nghiệp trái sát sanh, nên ba phen chuyển kiếp đến xứ Lạc Dương ở Trung Hoa trả nợ mạng ba lần. Kiếp sau rốt, ngài là sa môn An Thế Cao.

Cho nên trên đường tu đâu biết ai là toàn vẹn, ta không nên tự mãn mà khinh thường người. Bởi nghiệp trái của chúng sanh rất nhiều, có khi đền trả hết lớp này lại đến lớp khác. Nhiều vị xem dường rảnh rang không oan trái, nhưng chưa hẳn là không có, chỉ vì chưa đến thời tiết nhân duy? đền trả đó thôi. Muốn dứt oan khi? ta phải an nhẫn sám hối và cố gắng tu hành để diệt trừ. Thi sĩ Nguyễn Du có lẽ đ?tin sâu về thuyết nghiệp báo và sự cải tạo nhân quả của nhà Phật, nên mới có câu:

Đ?mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Có trời mà cũng có ta...

Lời này đã được nhiều bậc thức giả công nhận.

Thế nào là Tùy Duyên Hạnh? - Đây là nói sự an phận tùy duyên của người tu cảnh nào sống theo cảnh ấy. Như cảnh giàu sang tùy theo giàu sang, cảnh nghèo hèn tùy theo nghèo hèn, cảnh man rợ tùy theo man rợ, cảnh hoạn nạn tùy theo hoạn nạn, cho đến cảnh thạnh suy, họa phước, đắc thất, thị phi... cũng đều như thế. An phận t? duyên đây, là giàu sang mà không tự đắc kiêu căn, nghèo hèn hoạn nạn mà không buồn rầu đổi chí. Tại sao thế? Vì tất cả cảnh thạnh suy họa phước đều như huyễn, chỉ t? nghiệp hiện lên một thời gian rồi diệt, có chi đáng tham luyến nản buồn?  

Khi xưa, đức Khổng Tử và đồ đệ bị giặc vây giữa nước Trần nước Thái, thầy trị tuyệt lương đ?bảy ngày, song Ngài vẫn khảy đàn tươi cười. Tử Cống hỏi: ỀTại sao gặp hoàn cảnh sống chết không định ngày, mà phu tử hãy còn vui cười được?Ể Ngài đáp: ỀViệc gì ta đã cố gắng làm hết sức ta mà xảy ra như vậy, là mạng trời, buồn rầu thương khóc nào có ích chi?Ể Như đức Khổng Tử có thể gọi là bậc thánh tri mạng, luôn luôn bình tĩnh sáng suốt, không bị bối rối đổi thay trước mọi hoàn cảnh. Người tu nên như thế, phải xem ruộng vườn, nhà cửa, quyến thuộc, tài sản đều là duyên giả tạm, không vì nó mà quyến luyến bận tâm, mới có thể tiến lên đường giải thoát.

Sao gọi là Xứng Pháp Hạnh? - ỀPhápỂ đây là Chân Như pháp, đối với người tu Tịnh Độ là Niệm Phật Tam Muội. Người tu Thiền khi đi đứng nằm ngồi, tâm phải xứng hợp với pháp Chân Như, như nước hịa nước, tợ hư không hợp với hư không. Hành giả tu Tịnh Độ cũng thế, tâm lúc nào cũng trụ nơi câu niệm Phật. Cổ đức bảo: ỀNếu tạm thời không trụ nơi chánh định, tức đồng như người đ?chết.Ể Bởi không trụ được nơi chánh định, tức là bị trần cảnh đoạt. Bị trần cảnh cướp đoạt lôi cuốn, thì pháp thân huệ mạng không còn. Cho nên người tu Tịnh Độ nếu thường trụ nơi câu niệm Phật, thì tâm địa lần lần lặng yên sáng suốt, cảm thông với Phật, chắc chắn sẽ được vãng sanh.

Thế nào là Vô Sở Cầu Hạnh? - Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi tất cả pháp đều như huyễn, sanh rồi diệt, diệt lại sanh, có chi chân thật để mong cầu? Vả lại pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phước, trong phước có họa, n? người trí vẫn bình thản, ở cảnh thạnh suy họa phước đều không động tâm. Thí dụ: một tãng sĩ khi ẩn tu nơi am tranh vắng vẻ, sự sống hẩm hiu, ít người thãm viếng, duy? đời tuy suy nhưng đạo lại thạnh. Ít lâu sau, nếu có người đạo tâm hay biết tới cúng dường, lần lần lập n? chùa lớn, tăng chúng tập trung về đông đảo, chừng ấy phước duy? tuy thạnh nhưng phần giải thoát lại suy, bởi vị ấy mắc bận tâm lo ứng phó công việc bên ngoài. Lẽ họa phước ẩn nương nhau cũng như thế. Cho nên tâm hạnh của người tu là không cầu việc ác, hay cầu làm chúng sanh, cũng không cầu điều thiện, hoặc cầu thành Phật. Có người hỏi: ỀNếu niệm Phật không cầu vãng sanh, không cầu phước huệ viên mãn để thành Phật, thì làm sao tu tiến?Ể Đáp: ỀBởi Phật là chơn không, càng cầu lại càng xa càng mất.Ể Vì thế Kinh Pháp Hoa nói: ỀGiả sử có vô số bậc Thanh Vãn, Duy? Giác cho đến hàng Bất Thối Bồ Tát, trong vô lượng kiếp suy nghĩ tìm cầu, cũng không thấy hiểu được thật trí của Phật.Ể Về sự vãng sanh, thì lối cầu của người tu là cầu mà không cầu, không cầu mà cầu. Sự ứng dụng ấy như mặt gương sáng trong, khi hình đến thì chiếu soi, hình đi, lại lặng yên rỗng suốt. Giữ sự thấy biết tìm cầu thì lạc vào vọng tưởng, không thấy biết tìm cầu nào khác gì gỗ đá vô tri!Ể Nói rộng ra, hạnh Vô Sở Cầu đây gồm cả ba môn: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện vậy.

Nếu người tu giữ theo bốn hạnh của đức Đạt Ma Tổ Sư đ?dạy, thì có thể bình thản trước mọi chướng duyên.

Tiết 65 Cách Giữ Vững Tâm Không Thối Chuyển

Trong luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội có thuyết minh về Thập Bất Cầu Hạnh, nghĩa là mười hạnh không cầu, để phá mười điều chướng ngại lớn. Mười điều chướng ngại này gồm nhiếp tất cả chướng ngại. Cho nên nếu nắm vững mười hạnh không cầu đây, thì tất cả chướng ngại đều phải tiêu tan. Mười hạnh ấy là:

Thân không cầu không bịnh. Thân không đau bịnh thì tham dục dễ sanh. Tham dục sanh thì phá giới thối đạo.

Cuộc đời không cầu không hoạn nạn. Đời không hoạn nạn, thì kiêu xa dễ khởi. Khi lòng kiêu mạn xa hoa khởi lên, sẽ khinh dễ đè lấn tất cả mọi người.

Tu tâm không cầu không chướng ngại, tâm không chướng ngại thì sự học sẽ vượt bậc. Học vượt bậc tất có lỗi chưa được cho là mình đã được, đ?thông suốt.

Lập hạnh không cầu không bị ma chướng. Hạnh không ma chướng thì sức thệ nguyện không bền chắc. Nguyện không bền chắc sẽ có lỗi chưa chứng cho là mình đã chứng.

Mưu sự không cầu dễ thành tựu. Sự dễ thành tựu thì sanh niệm khinh lờn. Niệm khinh lờn sanh, tất mang lỗi tự đắc cho rằng mình đủ đức hạnh tài nãng.

Giao hảo không cầu mình được lợi ích. Mình được ích lợi thì hư mất đạo nghĩa. Đạo nghĩa hư mất, tất chỉ thấy lỗi của người.

Đối với người không cầu được sự thuận thảo. Người thuận thảo thì mình dễ tự kiêu. Và lòng đã kiêu căn, tất chỉ thấy phần phải của mình.

Làm ơn không cầu báo đáp. Cầu báo đáp thì lòng có chỗ tính toan. Đã có tính toan tất sẽ ham lợi khoe danh.

Thấy lợi không cầu mình được phần. Cầu được phần thì lòng si nổi động. Khi lòng si nổi dậy, tất sẽ bị mối lợi nhơ làm tiêu hủy thanh danh.

Bị oan ức không cầu biện minh. Cầu biện minh thì lòng nhơn ngã còn chưa dứt. Tâm nhơn ngã thị phi chưa dứt, tất mối oán hận sẽ từ đó nảy sanh ra nhiều.

Suy qua các điểm tr?, ta thấy cuộc đời đầy nỗi chướng ngại, mà có thể khái quát lại trong 10 điều:

Thân đau bịnh

Gặp hoạn nạn

Sự tu học bị ngãn trở

Khi lập hạnh ma chướng phá

Mưu sự thất bại

Bạn bè phản phúc lãnh đạm

Nhiều kẻ chống đối

Làm ơn mắc oán

Người mưu chiếm lợi danh

Chịu nỗi oan ức

Trong mười điều này, luận Bảo Vương Tam Muội đ? dùng mười hạnh không cầu để phá trừ. Thế thì trong phước có họa, trong họa có phước, trong thông có ngại, trong ngại có thông. Vì hiểu lẽ này nên các bậc tu hành khi xưa đã dùng Ềsự chướng ngại làm duyên tiến đạo.Ể Tiên đức có bảo: ỀVô nhơn kiến xúc, đạo quả nan thành!Ể Câu này có nghĩa: ỀNếu không bị người làm xúc não, tất đạo quả của mình khó thành tựu.Ể Bởi sự khinh hủy chưởi mắng, giá họa vu oan, và mọi chướng ngại khác là Ềcái mức để đo lường đạo lực của người tu.Ể Nếu gặp những chướng duy? đó mà vẫn nhẫn nại an nhiên được, tất chứng tỏ người ấy đ?tu tiến đến mức khá cao. Bằng chẳng thế, làm sao đo lường được mức tu tiến của mình? Thật ra không phải người tu mong cầu sự chướng ngại, mà vì đường đạo đầy nổi bất trắc khó khãn, n? cần luôn luôn cảnh giác đặt mình trước mọi nỗi chướng duyên, để khi lâm cảnh vẫn an nhiên không rối động. Diệu Hiệp đại sư bảo: ỀMười hạnh trên, duy người trí huệ hùng tâm mới áp dụng nỗi. Nếu biết xét soi giác ngộ, giữ vững mười điều này, thì tuy vào cảnh giới ma không bị ma làm thối chuyển. Dù cho ở trong cảnh sắc thinh, danh lợi, thương ghét, thị phi, thạnh suy, đắc thất... vẫn được an nhi?.Ể

Cho nên nếu không biết, thì tất cả sự tốt đẹp thuận lợi có thể thành duyên chướng đạo. Như xét thấu tất cả bịnh khổ cùng ma chướng đều giả dối không cãn, tất nó cũng không làm chi được. Đối với mười điều tr?, lối xử dụng của bậc trí lực là:

Lấy bịnh khổ làm thuốc hay.

Lấy hoạn nạn làm giải thoát.

Lấy chướng ngại làm tiêu dao.

Lấy các ma làm bạn pháp.

Lấy việc khó làm an vui.

Lấy bạn xấu làm giúp đỡ.

Lấy kẻ nghịch làm vườn hoa.

Lấy sự quên việc thi ân như quên bỏ chiếc dép rách.

Lấy thanh đạm làm giàu sang.

Lấy sự oan ức làm duyên tiến đạo.

Xem đây suy r?sự hay dở đắc thất vẫn t? tâm. Thế nên, người mới tu rất sợ chướng duyên, bậc tu lâu có khi lại muốn thử đương đầu với chướng cảnh. Xin thuật ra đây một đôi chuyện để làm tỷ lệ:

Thuở xưa, ngài Thần Quang sau khi đắc pháp với tổ Đạt Ma, liền khuất thân đi làm mướn, như bửa củi, giã gạo hoặc gác cửa cho người. Có kẻ đến hỏi: ỀNgài là bậc kế truyền Tổ vị, sao lại thấp mình đi làm những việc tầm thường như thế?Ể Ngài đáp: ỀTa muốn hàng phục cái tâm của ta, chẳng phải chỗ ông biết!Ể

Lại một vị tiên là Lưu Trường Sanh sau khi đơn thành, xuất thần bay lên chỗ bà Diêu Trì Kim Mẫu, thấy chư tiên nữ dung sắc cực kỳ xinh đẹp khó tả khó họa, ông liền động tâm. Kim Mẫu quở rằng: ỀNgươi tuy thành đạo, mà niệm sắc ái chưa tiêu, làm sao xứng đáng liệt vào hàng tiên phẩm?Ể Trường Sanh hổ thẹn, trở xuống cõi nhân gian, dùng phép điểm đá hóa vàng, vào chỗ lầu xanh mướn năm bảy cô dâm nữ đẹp nhất, c?g nhau chung sống. Trong hai nãm trời ông nằm gần các cô dâm nữ lõa thể để luyện trừ niệm sắc dục. Khi xét thấy mình tâm đã bất động, ông bảo các cô ấy làm bánh, rồi để bánh trên bụng vận lửa đơn điền nướng chín, đem đ? các cô, nói đạo khai ngộ cho, xong mới cỡi mây bay đi.

Để so sánh về các hạnh tu, xin kể tiếp thêm vài chuyện:

- Một sư cô nọ muốn dứt trừ lỗi lầm, nguyện kiết thất và tịnh khẩu trong ba tháng. Buổi chiều kia, cô đang ngồi bên cửa sổ lần chuỗi niệm Phật. Có ông đạo trông thấy liền nói chuyện với người bạn, bảo cô nhiều nghiệp, nhiều tánh xấu. Cô nghe nóng giận đỏ mặt, nhưng vẫn làm thinh tiếp tục niệm Phật. Giây lát ông đạo bảo: ỀTôi rình thấy cô này lấy một ông ở bên hàng xóm.Ể Cô giận quá, nhịn không được nói lớn tiếng lên: ỀHuynh nói tôi lấy ai phải xác nhận lại, chớ tôi không chịu bỏ qua vụ này đâu?Ể Ông đạo cả cười đáp: ỀĐó là tôi cố ý thử cô mà thôi. Cô đã nguyện tịnh khẩu sao lại còn nói chuyện? Vả lại tịnh khẩu là cốt để tịnh tâm, mà cô tịnh tâm không được, thì tịnh khẩu có ích gì?Ể Sư cô ấy nghe xong chợt tỉnh ngộ, hổ thẹn làm thinh.

- Một độ nọ bút giả về Phật Học Viện Huệ Nghi?, gặp ngài tọa chủ chùa Thuyền Lâm. Trong khi đàm đạo ngài thuật chuyện rằng: ỀTrước kia ở ngoài Trung có một vị sư tu thiền khá công phu, mỗi lần có thể ngồi lâu đến sáu bảy giờ. Có lẽ muốn dứt trừ nhiễm duyên, sư thường lẫn tránh người nữ, thậm chí cô nào đến viếng chùa rồi về, ông cũng xách nước quét rửa chỗ ngồi của cô ấy. Thời gian sau, sư đến ở trọ chùa Thập Tháp tại Bình Định. Một buổi sáng, đang khi tọa thiền trong li?, sư bỗng la lên rồi chạy ra ngoài. Hòa thượng Thập Tháp hỏi lý do, sư đáp: ỀTôi đang tham thiền bỗng thấy một người nữ xinh đẹp đến ôm cổ.Ể Nói xong chiều lại sư mệt mỏi nằm bịnh, gọi hịa thượng Thập Tháp vào bảo: ỀNgài phải làm sao cưới gấp cho tôi một cô vợ, bằng không bắt đầu từ chiều nay tôi sẽ tuyệt thực cho đến chết?Ể Cụ Thập Tháp cho gọi một bà Phật tử tín cẩn đến bàn luận, bà ấy bảo: ỀĐể con về gọi đứa tớ gái của con, bảo nó giả vờ chịu đỡ để dẫn dụ sư ãn uống cho mạnh rồi sẽ hay.Ể Sáng hôm sau, hịa thượng đưa cô tớ gái vào và bảo: ỀTôi đã bàn định xong, có cô này ưng chịu làm vợ của Ngài đây.Ể Sư nghe nói mở mắt ra nhìn, nắm tay cô tớ gái vuốt ve một hồi rồi tắt hơi.Ể

Trong hai đoạn tr?, ta thấy sư cô nọ muốn phá phiền não, song chỉ theo hình thức mà thôi. Còn ngài Thần Quang biết tất cả phiền não đều không, và cội gốc do nơi tâm chấp ngã, nên mới giả làm kẻ thấp hèn chịu người sai mắng, để xem tâm nhơn ngã thị phi còn động chãng đặng dứt trừ. Và Lưu Trường Sanh muốn diệt niệm sắc ái, dám dõng mãnh đi ngay đến chỗ nữ sắc mà quán phá. Vị sư kia bởi chưa hiểu sắc là không, quá kiêng sợ nữ sắc, trong tâm còn chấp ngại hình thức, kết cuộc lại bị loại sắc ma làm hại. Nhớ lại hồi năm 1960 có các Phật tử đem tờ báo Tiếng Chuông đến, chỉ hình nhà sư Nhật Bản bắt tay một kỷ nữ lõa thể, chỉ còn mặc chiếc quần nhỏ, và phê bình là lối tu tân thời trái với đạo lý. Bút giả đ?giải thích: ỀChớ hiểu lầm, đó là lối nghiệm tâm của các thiền sư Nhật Bản, để xem mình đối với nữ sắc cịn động chãng? Nếu chưa được như như bất động, họ sẽ trở về tu lại. Vị sư này cũng đã thiền định đến mức khá cao rồi, mới dám làm như thế.Ể

Để kết luận, bậc trí lực chẳng những không ngại chướng duy?, mà còn mượn chướng duyên để tu tiến. Các vị ấy không còn chấp nê hình thức, vì hình thức chỉ là phương tiện mà nội tâm mới là cứu cánh.

Mục C. Những Gương Về Sự An Nhẫn

Tiết 66 Sự An Nhẫn Của Cư Sĩ Tiền Vạn Dật

Tiền Vạn Dật, tự là Dực Sơn, quê ở Thường Thục, trấn Mai Lý, người đời nhà Thanh bên Trung Hoa. Buổi thiếu thời, Vạn Dật theo gia nghiệp, chuyên bán rượu. Sau ông đổi nghề, giới sát tu tịnh nghiệp, hết sức sửa đổi lỗi lầm trước. Vạn Dật chỉ có một trai, chẳng may bị bịnh lao, niệm Phật mà qua đời. Người láng giềng ch?cười, bảo tại lo tu hành nên con chết. Ông nghe nói mỉm cười, vẫn an nhiên thờ Phật như cũ.

Một đ?, lửa bén cháy nhà, Vạn Dật chắp tay ngửa mặt trên hư không vái rằng: ỀNghiệp con nặng, đáng chịu thiêu hủy gia sản, nguyện xin đừng tổn thương đến những nhà gần bên.Ể Sau khi lửa tắt, chỉ có nhà ông tiêu ra tro, các gia cư gần đó đều không sao cả. Cố gắng lo chỗ ở tạm xong, Vạn Dật lại khuyên mẹ là Ngô Thị trường trai niệm Phật, bà mẹ y theo lời. Tiếp theo ông cũng tự ăn chay trường, nhưng vì tập quán cũ hãy còn, thường hay uống rượu. Nhưng nhờ có người thân thích là cư sĩ Tạ Phụng Ngô khuyên can, ông cố gắng lần dứt trừ được.

Mùa xuân năm Đạo Quang thứ hai mươi hai, vợ đau chết, Vạn Dật vẫn sống trong cảnh lẻ loi. Nhiều người khuy? nên tục huyền, ông cự tuyệt và bảo: ỀĐã có con mà bị chết sớm, tái thú nữa để làm gì? Vả lại chí tôi ở nơi xuất tục, có phải khãn khãn trong sự nối d? đâu!Ể M? hạ nãm ấy, ông đau bịnh lạc huyết, chí thoát trần càng thiết, vẫn cố gắng gia công niệm Phật. Đến đầu tháng bảy, bịnh ông th? nặng, ãn vào liền mửa ra. Phụng Ngô sang viếng thãm, nhân an ủi bảo cho biết: Cổ đức đ?có một vị nhịn ãn để cầu thấy Phật. Vạn Dật nghe nói, mừng rỡ bảo: ỀNếu có việc rất tiện lợi như thế, tôi sẽ gắng sức làm theo.Ể Liền hôm sau, ông tắm gội sạch sẽ, đến trước bàn Phật niệm hương phát nguyện giữ thanh trai trong bảy ngày, xuất tiền mua vật mạng phóng sanh, để cầu về Tịnh Độ. Kế đó, ngày đ? ông niệm Phật không dứt, lúc khát chỉ ãn trái dưa mà thôi. Có người hỏi: ỀSuốt đ? không ngủ như thế, có mệt mỏi chãng?Ể Vạn Dật đáp: ỀNhờ không ngủ mới niệm Phật được nhiều. Khi tôi không bịnh thì chẳng được an nhàn. Nay nhân lúc bịnh được rảnh rang, phải gắng sức, có mệt nhọc gì đâu!Ể

Bảy ngày vừa mãn, bởi tuyệt cốc nên kiệt sức, thần thức ông hôn loạn. Người nhà cho ăn chút cháo loảng, liền buồn dạ no hơi, hôn loạn càng thêm. Vạn Dật cả sợ, chắp tay để tr? gối, bảo đốt ngón tay cúng dường Phật. Phụng Ngô nói: ỀLúc này mà anh phát được tâm nguyện ấy, thì cũng đồng như đ?đốt ngón tay rồi. Thôi chi bằng rũ sạch muôn duy?, nhứt tâm cầu về Cực Lạc là hơn!Ể Ông nghe nói liền nhắm mắt niệm Phật, ban sơ như còn gắng gượng, kế đó nhờ dùng sức dõng mãnh, nên thần chí lần lần an định. Duyên may, lại nhờ mười mấy người bạn đồng đạo hay tin đến trợ niệm, n? ngày đêm trong nhà ông tiếng niệm Phật nối nhau không dứt.

Đến chiều bữa m?g mười, Vạn Dật tự nói thấy một vị đi lại trước đầu giường, bảo cả dưa và trái cây đều chớ ãn, hỏi thì xưng là sứ giả ở thượng giới. Qua ngày hôm sau, ông bỗng thấy Tây Phương Tam Thánh tướng tốt quang minh hiện đứng giữa hư không trước mặt. Ông muốn vượt lên ngồi vào kim đài, chợt nghe tiếng bảo: ỀThân ngươi còn chưa sạch!Ể Kế đó các tướng đều ẩn mất. Vạn Dật liền bảo nấu nước thơm để mình tắm gội. Tắm xong, Tam Thánh hiện ra như trước. Ông gọi người nhà lại nói: ỀTôi đã dạo chơi Tịnh Độ, thấy vô số hoa sen, mình ngồi trên một đài hoa, vui không thể tả!Ể Lại tự chỉ thân mình nói: ỀĐây không phải thân tôi.Ể

Sáng sớm ngày mười hai, Vạn Dật từ biệt mẹ và thưa rằng: ỀPhật cùng chư Thánh chúng đã đến đầy nhà.Ể Nói xong, liền chắp tay niệm Phật mà qua đời. Lúc bấy giờ, ông được ba mươi bảy tuổi.

- Như cư sĩ Tiền Vạn Dật: gặp cảnh nghịch mà sơ tâm không thối, bị bịnh khổ nhưng chánh niệm vẫn bền. Kết cuộc duyên trần rũ sạch, cảnh tịnh hiện bày, nhiệm mầu điểm ứng đài vàng, thanh thoát thân chơi cõi ngọc, phẩm vị cao quyết chẳng còn nghi. Ôi! Nhẫn nại mạnh mẽ đến thế ư!

Sự An Nhẫn Của Cư Sĩ Phó Xuân Phố

Phó Xuyên, tự Xuân Phố, người thời Trung Hoa dân quốc, quê ở xã Đông Quách, huyện Thanh Giang, tỉnh Giang Tây. Thuở bé ông mồ côi cha sớm, mẹ là Nhiếp thái phu nhơn thủ tiết, chịu khổ nuôi dưỡng, khuyến khích học hành cho đến lúc nên người.

Xuân Phố từng nhậm các chức sự như: huấn khoa viên tại huyện thự Thanh Giang, cảnh sát trưởng nơi trấn Chu Đàm, và hiệu trưởng Nghĩa Vụ học hiệu ở Chương Thọ. Ông là người thông minh mẫn tiệp, hằng tham dự các công vụ. Mỗi khi có việc chi khó khãn, hàng quan thân thường mời đến nhờ giúp ý kiến giải quyết.

Nhiếp thái phu nhơn từ lâu đ?thờ kính Quán Thế Âm Bồ Tát, và niệm Phật trường trai.

Nãm Dân Quốc thứ mười bảy, thái phu nhơn nhiễm bịnh, ông phát nguyện triều Phổ Đà lễ Đại Sĩ, nhờ đó không thuốc mà bịnh tự lành. Tháng chín năm Dân Quốc thứ hai mươi (1931), Xuân Phố mới đến Phổ Đà để hoàn nguyện. Khi ông chí thành lễ động Phạm Âm, cảm đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân tướng mặc áo trắng, tay cầm tịnh bình và cành dương liễu. Ông lại cầu Bồ Tát gia bị cho biết đời trước, thấy tiền thân mình là một vị tăng tu hạnh đầu đà, y phục thô sơ lam lũ.

Do duyên sự đó, Xuân Phố tỉnh ngộ, biết việc luân hồi không phải hư huyền, chí xuất trần càng tha thiết. Ông nhờ Nguyệt Tịnh pháp sư giới thiệu cho tham yết ngài Ấn Quang và Đức Sum pháp sư nơi chùa Báo Quốc tại tỉnh Tô Châu, mới nghe được pháp yếu của tông Tịnh Độ. Sau khi ấy, ở Hoằng Hóa X?xuất bản kinh sách chi cũng đều có tặng cho. Nhờ đó sự tin hiểu về Phật pháp của ông càng thâm thúy. Lúc bấy giờ Xuân Phố mới quyết định tiến thẳng lên đường đạo, quy y thọ giới Ưu Bà Tắc với Đức Sum pháp sư, được pháp hiệu là Thiền Xuyên, tự Hàng Tây.

Sau khi vào đạo, cư sĩ tín nguyện sâu thiết, tinh tấn niệm Phật không biếng trễ. Nãm Dân Quốc thứ hai mươi hai, ông được mời làm chủ giảng ở Niệm Phật Lâm tại Lộc Giang, dẫn dắt khuyến dụ người tu tiến rất nhiều. Cư sĩ thể chất vốn yếu, thường hay đau bịnh, lại vì tánh tình liêm khiết nên gia đạo vẫn nghèo, lắm lúc bị nợ nần thiếu hụt. Bởi hàn vi nên tình đời thường sơ bạc, gia dĩ nghiệp chướng phát hiện, tiếng thị phi chịu cũng rất nhiều. Ông hằng muốn xuất gia, nhưng vì số vận mãi long đong, nên cơ duyên chưa thuận tiện. Tuy quanh mình gia lụy buộc ràng, nhưng bởi chí nguyện chán cõi trược cầu vãng sanh tha thiết, sớm hôm cư sĩ vẫn tinh tấn lễ niệm, dù đau bịnh cũng gắng gượng, không khi nào sơ sót.

Mùa xuân năm Dân Quốc thứ hai mươi bảy (1938), cư sĩ mộng thấy đức Quán Thế Âm hiện thân, bảo cho biết quy kỳ vào hạ tuần tháng bảy. Đến rằm trung ngươn, sau hội Vu Lan Bồn, cư sĩ ng?bịnh, song vẫn nhứt tâm niệm Phật, hầu như quên bịnh khổ, uống ăn. Ngày hai mươi sáu bịnh trở nặng, người nhà thương khóc, cư sĩ cười bảo: ỀTôi sẽ vãng sanh vào ngày vía đức Địa Tạng, h? nên vui mừng, đừng bi lụy.Ể Đến ngày ấy, cư sĩ lại ghế ngồi kiết dà, kiết ấn Di Đà định, nhìn chăm chú tượng Phật, rồi an nhiên qua đời. Lúc đó, gương mặt ông bỗng sáng rạng rỡ hơn lúc sanh bình, thân thể lần lần lạnh, chỉ có đỉnh đầu cịn nóng.

Sau khi cư sĩ vãng sanh, vị tọa chủ chùa Thông Tuệ và Đại Nhân pháp sư đồng đến lo liệu cho việc nhập khám, nhục thân của cư sĩ vẫn ngồi thẳng như lúc bình thời. Trước ngày ấy gió mưa rất lớn, nhưng vào nửa đêm đến khi đốt lửa làm lễ trà tỳ, trời bỗng sáng tạnh, hương lạ bay ngào ngạt, không phải mùi trầm đàn cũng không phải mùi hoa lan. Từ nóc khám, một đạo bạch quang phóng lên hư không, rồi bay thẳng về Tây. Lúc ấy vào tiết sơ thu, khí hậu viêm nhiệt, cư sĩ chết đã ba ngày mà thây không hôi, lại phóng mùi thơm và ánh quang minh, nên ai nấy đều khen lạ. Bấy giờ cư sĩ đ?bốn mươi tám tuổi.

- Thời mạt pháp người niệm Phật nhiều, mà thành công ít, bởi vì không nguyện thiết tin sâu. Luận về tư cách bậc trượng phu, thầy Mạnh Tử bảo: ỀGiàu sang không làm cho kiêu dâm, nghèo hèn không làm cho đổi chí, uy vũ không làm cho khuất phục.Ể Pháp thế gian còn như thế, huống là người theo Phật pháp tu Tịnh Độ cầu siêu phàm nhập thánh ư? Như cư sĩ Phó Xuân Phố: nhà nghèo, thân bịnh, gia lụy, mà vẫn nhẫn nại lướt qua, chuyên tâm niệm Phật, ngàn tiếng khen chê chẳng quản, trăm điều mài bẻ không sờn. Nhờ đó đến khi lâm chung biết ngày giờ trước, điềm lạ hiện bày. Như thế đủ thấy môn Tịnh Độ là bi nguyện triệt để của Như Lai, nếu chịu quyết tâm, không ai chẳng l? thuyền giải thoát. Xem gương cư sĩ xong, bỗng cảm khái tự hỏi: tánh linh nguyên cũng vẫn đồng, siêu đọa bởi sao sai khác, khúc điệu Cao Sơn vang lại đó, lắng nghe Lưu Thủy mấy ai đây? N? viết ra khuyên người mà cũng để nhắc mình vậy.


---o0o---