Đời sống
Đời Sống Và Sự Thực Hành Hằng Ngày Của Người Phật Tử Phương Tây
Nguyên tác: Daily Life and Practice of Western Buddhists Riga, Latvia, July 2008 Tác giả: Alexander Berzin Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
17/03/2556 22:05 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

HỎI: Những câu hỏi quan tâm đến việc làm thế nào chúng ta chúng ta trở nên có lòng tin chắc chắn về sự khả dĩ rằng chúng ta có thể thật sự đạt đến giải thoát và giác ngộ?

ĐÁP: Điều này phải hỏi đến sự hiểu biết: Chúng ta hiểu về ý nghĩa “tâm thức,” sự tương tục của tinh thần, mà đấy là sự liên tục về hành hoạt của tâm linh. Chúng tôi sẽ không đi vào giảng giải chi tiết ở đây, nhưng những đặc tính căn bản của hành hoạt tâm linh là gì? Nó tiến triển, từng khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kia qua khoảnh khắc nọ, với một đối tượng khác nhau của từng khoảnh khắc; nhưng tuy thế, định nghĩa thật sự về những đặc tính là giống nhau. Và nó là sự bối rối, không tỉnh thức, giận dữ, và v.v…, có phải chúng là một bộ phận của tính bản nhiên căn bản ấy của hành hoạt tâm linh ấy, hay có phải nó là điều gì đấy mà được gọi là “thoáng qua, [lướt nhanh hay phù du,]”…trong một ngôn ngữ khác giống như một đám mây…và có thể di chuyển nó đi, [xua tan nó đi, hay quét sạch nó đi]? Vì thế, nó thật sự yêu cầu một sự thông hiểu về tính bản nhiên của hành hoạt tinh thần – hay tâm thức.

Và điều này đòi hỏi không chỉ một sự nghiên cứu sâu sắc về tình bản nhiên của tâm thức: những tướng mạo của nó là gì, những tướng mạo sinh khởi như thế nào, tất cả những loại này; nhưng cũng là một số kinh nghiệm nào đấy về sự cố gắng thật sự quán sát điều gì đang thật sự tiếp diễn, và để nhận ra những gì đang diễn tiến trong kinh nghiệm sống hàng ngày của chúng ta, trong từng khoảnh khắc của đời sống hằng ngày. Cũng thế, chúng tôi nghĩ điều quan trọng là phạm vi của loại nghiên cứu và thực hành này, là điều để thông hiểu ý nghĩa thật sự được giải thoát là gì, và ý nghĩa thật sự của giác ngộ là gì. Những phẩm chất của nó là gì? Nếu nó chỉ là một chữ, thế thì điều ấy quá mơ hồ.

Vì thế, chúng ta cần học hỏi thật sự, chúng ta muốn nói gì về giải thoát? Chúng ta hiểu gì về giác ngộ? Và, đừng nghĩ nó là dễ dàng. Những điểm rất là, rất là tinh tế. Do vậy, vào lúc đầu, dĩ nhiên là thế, chúng ta đề ra điều gọi là “lợi ích của sự nghi ngờ.” “Tôi không thật sự biết, nhưng tôi cho rằng nó là khả dĩ,” và nghiên cứu xa hơn, và thiền tập sâu hơn, bởi vì “tôi thật sự sẽ thích trở nên tin chắc với điều này. Tôi sẽ đón nhận nó một cách nghiêm chỉnh và tôi sẽ…từng khoảnh khắc…chấp nhận nó. Nhưng tôi muốn tiến sâu hơn. Bởi vì, thậm chí nếu điều ấy không thể, và tôi không thật sự hiểu hiểu nó, nhưng đi theo hướng ấy, có lẽ giống như một ý tưởng tốt. Đấy, một cách chắc chắn, từ một kinh nghiệm nhỏ tôi có và từ việc nhìn thấy những người đã từng theo phương hướng ấy, họ chắc chắn có ít rắc rối hơn và đối diện với đời sống tốt đẹp hơn. Do vậy, căn cứ trên điều ấy, thậm chí nếu không thể [hoàn toàn], thì việc hướng về con đường ấy, đi xa nhất trong khả năng là điều quá tuyệt.

Đấy là một căn bản hành động tốt để bắt đầu. Và, như một trong những người bạn đạo của tôi đã nói một cách rất dễ thương, “Tôi không biết có thể đạt đến giải thoát hay giác ngộ không. Và tôi không biết là Đức Đạt Lai Lạt Ma thật sự là một chúng sinh giải thoát hay một chúng sinh giác ngộ. Nhưng nếu tôi có thể trở nên giống như người…giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma và có thể đối phó với tối đa những khó khắn như Ngài đang đối diện, như có cả một quốc gia của hàng tỉ người Hán chống lại Ngài, và những vấn nạn và những vụ việc không thể tin tưởng nổi mà Ngài đối đầu, nếu tôi có thể trở thành một người giống như thế, và đối phó với những thứ như vậy, giống như Ngài đối diện, như thế cũng quá đủ.”