Đời sống
Đời Sống Và Sự Thực Hành Hằng Ngày Của Người Phật Tử Phương Tây
Nguyên tác: Daily Life and Practice of Western Buddhists Riga, Latvia, July 2008 Tác giả: Alexander Berzin Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
17/03/2556 22:05 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bây giờ, có nhiều cấp độ khác nhau về thực tập Đạo Phật và làm thế nào chúng ta tiến hành áp dụng nó trong đời sống hằng ngày. Có một mức độ rất rất là hời hợt mà điều ấy thật sự chẳng thể tác dụng gì nhiều để tạo nên sự thay đổi trong tâm thức chúng ta. Và, rồi thì có một mức độ sâu hơn, mà trong ấy chúng ta thật sự đang hành động trên chính chúng ta, hành động một cách cá nhân, hành động trên mục tiêu của giải thoát và giác ngộ. Bây giờ, lúc bắt đầu, nhiều người bị lôi cuốn với mức độ nông cạn và thế là họ chỉ nghĩ đến những việc bên ngoài. Bằng những thứ bên ngoài chúng tôi muốn nói ý nghĩa rằng quý vị phải có một dây phù hộ màu đỏ ở trên cổ, hay ở cổ tay, hay cả hai, có lẻ khi chúng ta đang đi nhiễu chung quanh hay ngồi, rồi thì quý vị lần tràng hạt và lẩm bẩm điều gì đấy. Và chúng ta có một nguồn cung cấp tốt về hương và nến, và tất cả những tọa cụ cùng gối ngồi thiền thích hợp, và những họa phẩm hay hình ảnh Tây Tạng, và, nếu chúng ta thật sự đi sâu trong chiều hướng này, chúng ta có thể bắt đầu để ăn mặc một loại áo quần Tây Tạng nào đấy.

Chúng tôi nhớ lại khi lần đầu tiên đến Ấn Độ năm 1967, khi chúng tôi bắt đầu sống ở đấy. Đấy là thời kỳ cao trào của phong trào hippy và có rất ít người Tây phương sống ở đấy vào lúc ấy. Nhưng nhiều người trong họ ăn vận hoàn toàn trong những trang phục lạ mắt của Tây Tạng, và những thứ như thế. Và chúng tôi đúng hơn là phê phán về toàn bộ vấn đề và nghĩ điều ấy làm chướng tai gai mắt người Tây Tạng; rằng những người Tây phương này chỉ bắt chước và làm theo họ. Vào lúc ấy, Chúng tôi đang sống với một tu sĩ Tây Tạng. Thế là chúng tôi hỏi ông, “Người Tây Tạng nghĩ gì về những người phương Tây này, rảo chung quanh ăn mặc trong những trang phục Tây Tạng? Và ông nói, “Chúng tôi nghĩ rằng họ thích áo quần Tây Tạng.” Thế nên, không có phê bình chỉ trích ở đấy, về bất cứ điều gì. Điều ấy rất, rất là hữu ích.

Nhưng, cho dù chúng ta phê phán về điều ấy hay không, chỉ thay đổi áo quần của chúng ta, đeo tràng hạt chung quanh cổ tay, có nhiều giải gia hộ, dây đỏ chung quanh cổ, không thực sự thay đổi chúng ta nhiều, có phải không? Trong thâm tâm? Do thế, chúng tôi nghĩ rằng, một cách đặc biệt ở phương Tây, nó không phải là một ý tưởng lớn để quanh quẩn với những điều này bởi vì nó sẽ chỉ mang đến việc người ta làm trò đùa với chúng ta. Nếu một người đàn bà ăn mặc trong một trang phục xinh đẹp, sang trọng cho một buổi dạ tiệc và họ có những dây nhớp nhúa đo đỏ nào đấy ở trên cổ, điều ấy nhìn không thích đáng lắm, có phải không? Thế nên, chúng tôi thường khuyên mọi người rằng nếu họ muốn giữ những giải phù hộ đo đỏ ấy, hãy để nó bên trong ví hay xách tay, trong túi, trong quyển sách tay của họ, hay bất cứ món gì. Quý vị không phải thật sự phô bày những vật ấy. Phô trương những điều ấy không đem đến thêm “sự gia hộ,” có phải không” Và, nếu quý vị muốn trì tụng chân ngôn, đà la ni, thần chú, mantra, cũng giống như thế; các bạn không phải đem tràng hạt, xâu chuổi ra và làm một màn trình diễn ồn ào bên ngoài [cầu nguyện cho mọi người thấy như thế.] Quý vị có thể mật niệm một cách tĩnh lặng trong tâm thức quý vị, nếu bạn ở trong một đám đông, hay trên một chiếc xe buýt, hay bất cứ nơi nào. Do vậy, đây là ý nghĩa của điều chúng tôi muốn nói về một cảnh tượng thay đổi một cách nhẹ nhàng mà chúng ta có. Nếu chúng ta ở trong một xã hội với những thái độ kiểu như thế, hay loại dây đo đỏ như thế, nó sẽ trông rất là lạ lùng, thế thì không cần phải có chúng – một cách phô trương bên ngoài. Và, nếu sự thực hành Phật giáo của chúng ta chỉ đơn giản là đeo mang những thứ dây nhợ như thế, thế thì rõ ràng nó không là một sự thực tập sâu sắc, và không có nhiều lợi ích.

Thực sự, nếu quý vị nhìn vào cung cách mà người Tây Tạng đối với những giải [phù hộ] ấy, họ chỉ đeo những giải ấy một thời gian ngắn. Họ không mang cho đến khi chúng trông nhớp nhúa và dễ sợ. Họ đeo những thứ ấy trong một thời gian ngắn nào đấy và rồi thì cất chúng đi; đặt chúng trên bàn thờ hay tương tự như thế. Do vậy, chúng tôi nghĩ lời khuyên mà chúng ta có trong bảy điểm của thái đội rèn luyện [2], hay tu tâm, lojong, là rất hữu ích ở đây. Đấy là, “Chuyển hóa một cách nội tại, nhưng hãy để hình thức bên ngoài của quý vị thích hợp với những gì bình thường với chung quanh.” Thế nên, tốt nhất là hãy giữ sự thực tập của chúng ta một cách cá nhân. Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta là những hành giả cư sĩ sống trong một xã hội không phải Phật giáo.