Đời sống
Đời Sống Và Sự Thực Hành Hằng Ngày Của Người Phật Tử Phương Tây
Nguyên tác: Daily Life and Practice of Western Buddhists Riga, Latvia, July 2008 Tác giả: Alexander Berzin Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
17/03/2556 22:05 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bây giờ, những gì chúng ta thực hiện trong buổi thực hành thiền tập nghi thức? Đầu tiên cả, môi trường. Không cần thiết phải có những nén nhang và lễ nhạc, và tỉ mỉ mọi thứ. Nếu chúng ta có những điều ấy, tốt thôi. Nhưng đừng làm điều ấy thành một chuyến du hành kiêu hãnh của tự ngã. Nó không cần thiết. Đơn giản luôn luôn là tốt hơn. Chúng ta cần trước nhất, trong thực hành của chúng ta, lắng đọng và thiết lập một ý hướng thật mạnh mẽ. Chúng ta đã thiết lập động cơ của chúng ta rồi. Nhưng hãy đặt một khuynh hướng mà, “Trong buổi tu tập này, tôi sẽ cố gắng để không rơi vào giấc ngủ, không mê mờ, và không chỉ ngồi đấy nhưng để tâm tư rong ruỗi [khắp nơi].” Rất dễ dàng để chúng ta bỏ qua phần này. Chúng ta ngồi xuống và quên lãng bất cứ những sự trù bị cho chính mình trong một khuôn thước tinh thần thích hợp. Thái độ của chúng ta thường là, “tôi sẽ đi làm trể và tôi chỉ muốn thông qua chương trình này một cách mau lẹ nhất mà tôi có thể làm,” và rồi chúng ta tăng tốc qua buổi thiền tập ấy và, “Cảm ơn Phật và Bồ tát con đã tu xong buổi này. Có lẽ con đã làm nên một kỷ lục mới về tốc độ qua việc tu tập của con, ôi nó tốt làm sao.” Và rồi chúng ta lui ra khỏi phòng thiền để đi làm công việc trong ngày. [Vì vậy phải nhớ tập trung vào buổi thiền tập cá nhân]. Do bởi sự thực tập hàng ngày cho chúng ta sự ổn định. Nó cho chúng ta sự liên tục trong đời sống của chúng ta. Không kể điều gì đang xãy ra trong đời sống của chúng ta, luôn luôn có một phần trong ngày duy trì sự ổn cố tinh thần. Vì thế, sự thực hành hằng ngày là rất hữu ích cho đời sống.

Sự thực tập hằng ngày không cần phải mất nhiều thời gian. Có thể là năm phút. Không hề gì. Chỉ là một ít điều gì đấy. Điều luôn luôn được đề nghị là sự thực hành bảy phần. Tôn giả Tịch Thiên bố cục rất là dễ thương, vị đại sư của Ấn Độ. Chúng ta đã bắt đầu nó với 1- đảnh lễ, và 2- cúng dường. Sau đó thú nhận những lỗi lầm mà chúng ta đã làm, những điều chúng ta mới có. 3- Sám hối chúng, “con sẽ cố gắng để không lập lại những điều ấy.” Tái khẳng định phương hướng trong đời sống của chúng ta, “Con sẽ làm điều gì đấy tích cực để hóa giải chúng,” Và rồi thì, 4- hoan hỉ trong những điều tích cực mà những người khác đã làm, mà chúng ta đã làm. 5- Cung thỉnh những vị đạo sư, giáo thọ, thầy giảng dạy, đừng ra đi – tôi nói điều này một cách nghiêm chỉnh, 6- tôi muốn đi cho đến tận cùng của con đường giải thoát, giác ngộ. Và rồi 7- hồi hướng lúc kết thúc: “Bất cứ năng lực tích cực nào đến từ việc thực hành này, và từ tất cả mọi thứ mà con và những người khác đã làm, nguyện hướng đến không chỉ cho riêng sự giác ngộ của con, mà cho sự giác ngộ của mọi người.” Chúng ta đọc qua đọc lại tất cả những loại giáo lý… Ấn Độ, Tây Tạng, và v.v…điều này là sự thực hành Phật Pháp căn bản nhất, sự thực hành bảy phần [11].

Rồi thì, nếu quý vị muốn trì tụng chân ngôn mantra, nếu quý vị muốn thực hành bất điều gì khác hơn là thiền tập, tốt thôi. Nhưng đây là căn bản của nó. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn nhấn mạnh, chúng ta thật sự cần điều quan trọng nhất được gọi là “thiền phân tích,” hay “thiền quán”, hay “liễu biệt thiền”, điều ấy một cách căn bản …ở trình độ của chúng ta..suy tư về những giáo huấn – hãy chọn một đề tài nào đấy và quán chiếu về nó trong những dạng thức của đời sống cá nhân của chúng ta. Thí dụ: “Tôi đang có một sự khó khăn với người này ở sở làm,” và, rồi thì chúng ta phân tích điều ấy. “Tôi thấy khó khăn gì? Vấn đề là gì? Làm thế nào tôi đối phó với nó? Tôi cần phát triển nhẫn nại. Những giáo huấn nào nói về kiên trì, hay nhẫn nhục? Phương pháp là thế nào?” Chúng ta ngồi xuống và thực hành sự thể hiện nhẫn nại trong khi chúng ta nghĩ về con người ấy. Đấy là sự thực hành của Phật giáo. Đây là ý nghĩa chính xác của từ ngữ: “thực hành.” Chúng ta đang thực hành để có thể thực hiện sau này trong những trạng huống thực sự của đời sống. Và rồi thì trong ngày, hãy cố gắng để nhớ lại những giáo huấn này. Hãy cố gắng để áp dụng chúng một cách thật sự. Đấy là sự thực hành Phật Pháp thật sự - không phải chỉ có một cái màn ảnh “Om Mani Padme Hum” trên máy điện toán của chúng ta. Hay có một chương trình điện toán mà nó lập lại dòng chữ “Án Ma Ni Bát Di Hồng” trên màn ảnh trong mỗi giây, hay bất cứ điều gì đại thể như thế. Tôi nói thật đấy nhé!

Và sau đó, như tôi nói, vào cuối ngày, ôn lại những gì chúng ta đã làm. Một cách chắc chắn không cảm thấy tội lỗi, nhưng, “Tôi sẽ cố gắng tốt hơn nếu tôi đã không làm tốt.” Và, luôn luôn hãy nhớ đặc trưng căn bản của luân hồi là những gì đi lên và xuống. Tiến trình không bao giờ đơn giản. Nó sẽ chẳng bao giờ tốt hơn mỗi ngày. Cho dù chúng ta cố gắng thế nào đi nữa, vài ngày tốt hơn, vài ngày nó sẽ tệ hơn. Đôi ngày chúng ta cảm thấy giống như thực hành, đôi ngày chúng ta không cảm thấy gì cả. Điều ấy là hoàn toàn bình thường, và nó sẽ tiếp tục xãy ra cho đến khi chúng ta trở thành một vị a la hán – một chúng sinh giải thoát. Điều ấy sẽ là một thời gian dài tính từ bây giờ.

Điều ấy có nghĩa là chúng ta sẽ từ bỏ giận dữ hay tham lam cho đến khi chúng ta trở thành một vị a la hán. Điều ấy rất là khiêm tốn. Có thể ít hơn, nhưng chúng ta sẽ không lìa bỏ chúng (tham sân si) một cách hoàn toàn cho đến khi ấy (khi chúng ta chứng quả a la hán). Thế nên, cho đến khi đạt đến quả a la hán, nó sẽ đi lên và đi xuống. Và thái độ nào sẽ lợi lạc nhất trong những tình trạng như thế? Nó gọi là “bình đẳng.” [12] Điều ấy diễn dịch thành thái độ, “Vì thế? Tôi không cảm thấy giống như thực hành. Tôi đang trong một cảm nhận xấu, sao thế?” Quý vị cứ tiến tới trước bằng mọi cách. Tôi muốn phỏng đoán gì về luân hồi? Dĩ nhiên tôi sẽ không cảm thấy giống như thực hành một vài ngày. Dĩ nhiên tôi sẽ sa vào tâm trạng xấu. Thế thì sao? Không có gì quan trọng. Và nếu tôi cần ngơi nghĩ một lúc, tốt thôi. Không có gì quan trọng. Chúng ta phải tránh hai cực đoan của việc thể hiện quá căng thẳng đối với chúng ta, hay đối xử với chính chúng ta như một đứa bé con. Nhưng hãy tiến tới trước, cho dù nó là thế nào. Điều ấy gọi là, “áo giáp nhẫn nhục” nó sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bất cứ tình cảnh nào. Chúng ta chỉ tiến tới. Và chúng ta dùng những phương tiện thiện xảo. Chúng ta học từ Giáo Pháp những gì là phương tiện thiện xảo để đối phó với những tình huống khó khăn và áp dụng chúng trong đời sống thực tiển hằng ngày. Chúng tôi sẽ cho quý vị một thí dụ.