Đời sống
Đời Sống Và Sự Thực Hành Hằng Ngày Của Người Phật Tử Phương Tây
Nguyên tác: Daily Life and Practice of Western Buddhists Riga, Latvia, July 2008 Tác giả: Alexander Berzin Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
17/03/2556 22:05 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sự thực rằng những giáo huấn đòi hỏi điều gì ấy ít nhất là làm chúng ta suy nghĩ, trên nhiều cấp độ, của điều tại sao nó đòi hỏi chúng ta điều gì đấy? À, những trung tâm Giáo Pháp [5] cần phải trả tiền thuê. Giáo thọ cần phải mua thực phẩm và bảo hiểm sức khỏe, và trả tiển thuê, v.v…Vì thế một số tiền được cần đến nếu quý vị không có những người tự ý cúng dường, như đã được thực hiện ở Tây Tạng, trong những xã hội truyền thống Phật giáo. Do thế, nếu chúng ta muốn có những vị giáo thọ, nếu chúng ta muốn những năng lực, bằng cách nào đấy họ cần được hổ trợ. Một cách tự nguyện hay quý vị phải trả tiền tham dự. Nhưng, đấy chỉ là một cấp độ của lý do. Đấy là trên mức độ thực tiển. Chúng tôi nghĩ có một cấp độ sâu sắc hơn ở đây. Và cấp độ sâu sắc hơn là nếu chúng ta muốn tiếp nhận điều gì đấy quý giá, nghĩa là những giáo huấn, quý vị sẽ phải đặt một nổ lực to lớn và hành động để đạt được điều ấy; khác hơn quý vị không thích hợp với giáo huấn.

Do vậy, nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, rồi thì, nhầm để cung thỉnh những vị giáo thọ khác nhau [về truyền thống] đến Tây Tạng, người Tây Tạng không chỉ cần phải đi bộ tới Ấn Độ để mời các ngài, mà họ tập họp tất cả các nguồn nguyên liệu, không chỉ chi trả cho chi phí hành trình, mà cũng cúng dường và v.v…Thế nên, họ vận dụng một khối lượng khổng lồ về nổ lực trong việc tiếp nhận những sự dạy bảo. Và nhiều người sau đấy cần làm những sự hy hiến to lớn nhầm để tiếp nhận giáo huấn. Hãy nhìn vào những gì Marpa đề ra để Milarepa phải trải qua nhầm để tiếp nhận sự dạy bảo. Do vậy, trong một ý nghĩa, nếu chúng ta thật sự muốn những giáo huấn, thế thì chúng ta cần làm một số nổ lực – thí dụ, để tập họp tiền bạc với nhau. Hay, để du lịch sang Ấn Độ. Hay, để du hành đến một nơi mà giáo huấn có thể sẳn sàng được truyền dạy, nếu nó không sẳn có nơi chúng ta ở.

Bây giờ điều ấy có thể. Ý của chúng tôi là, khi quý vị ở đây, Latvia sống dưới chính thể Liên bang Sô viết. Quý vị không thể đi đâu xa xăm hay đi bất cứ nơi nào, hay di chuyển nếu quý vị muốn dời đến một địa điểm khác nơi giáo huấn sẳn sàng. Bây giờ những truyền dạy sẳn sàng. Quý vị có thể di chuyển nhiều ít tùy ý dễ dàng. Đặc biệt bây giờ như một thành viên của Liên Hiệp Âu châu. Vì thế, quý vị nên tận dụng thuận lợi của điều ấy và không nên nói, “À, không có gì sẳn sàng nơi tôi sống hay có quá ít tiện lợi nơi tôi sống.” Chúng tôi không có ý gay gắt nhưng nếu chúng ta thật sự, thật sự nghiêm chỉnh về sự chuyển hóa chính mình, hành động với chính mình với Phật Pháp, và v.v…, điều này đòi hỏi một chí nguyện thật tha thiết. Nó phải là ưu tiên hàng đầu trong đời sống của chúng ta. Và chúng ta phải có một lòng can trường và gan dạ và năng lượng để làm bất cứ điều gì chuyển động, hay làm bất cứ điều gì cần thiết, để có những hoàn cảnh thuận lợi nhất cho học hỏi và thực hành.