Ajahn Brahmavamso
Hoang Phong chuyển ngữ
Ajahn Brahmavamso Mahathera (1951-...)
Lời giới thiệu
của người dịch:
Bài thuyết giảng
dưới đây của nhà sư Ajahn Brahmavamso Mahathera là một trong loạt những bài viết
về chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật".
Các bài trước đây là:
- Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallata
Sutta)
- Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem)
- Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan (Dilgo
Khyentsé Rinpoché)
- Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei
Dogen)
Nhà
sư Ajahn Brahmavamso Mahathera còn được các người chung quanh gọi tắt một cách
thân mật là Ajahn Brahm, tên thế tục là Peter Betts, sinh năm 1951 tại Luân Đôn
trong một gia đình nghèo. Ông đỗ tiến sĩ về Vật Lý Lý Thuyết năm 1960 khi mới 19
tuổi, tại đại học Cambrigde, là một trong các đại học danh tiếng nhất của nước
Anh. Sau khi ra trường ông dạy học được một năm và sau đó nhân một chuyến viếng
thăm Thái Lan ông biết được Phật Giáo và xin xuất gia. Năm 23 tuổi ông được thụ
phong tỳ kheo tại ngôi chùa đồ sộ và nguy nga Wat Saket ở Bangkok. Sau đó tình
cờ ông gặp được nhà sư nổi tiếng của Thái Lan thời bấy giờ là Ajahn Chah Bodhinyana
Mahathera và đã trở thành đệ tử của nhà sư này.
Sau
chín năm tu học thật khắc khổ theo truyền thống "Tu Trong Rừng" với
nhà sư Ajahn Chah trong một khu rừng trên miền bắc Thái, ông được Hiệp Hội Phật
Giáo Miền Tây Úc Châu (Buddhist Society of Western Australia) đặt trụ sở ở thành
phố Perth mời làm phụ tá cho nhà sư Ajahn Jagaro. Một năm sau thì nhà sư này
xin rút lui và nhường chức chủ tịch cho ông. Ajahn Brahm vận động, quyên góp và
xây được một ngôi chùa trên một thửa đất rộng 393 000 m² trong công viên quốc
gia Serpentine thuộc vùng phía nam thành phố Perth. Ngôi chùa mang tên là
Bodhinyana là tên của thầy ông và đã quy tụ được một tăng đoàn đông đảo nhất nước
Úc.
Bài
chuyển ngữ dưới đây được ông thuyết giảng ngày 2 tháng 6, năm 2006 tại giảng đường
của Hiệp Hội Phật Giáo Miền Tây Úc Châu (Buddhist Society of Western Australia)
với tựa đề Dealing with Pain, bản tiếng Pháp mang tựa là L'Attitude
Bouddhiste face à la douleur do Luc Guillard dịch.