Tịnh độ
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Tịnh Hải
04/07/2555 02:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Mục lục
Xem toàn bộ


Trở lại bài giảng của Pháp sư Tịnh-Không:

"Đại định là sự thành-tựu của thanh-tịnh tâm. Tâm không thanh tịnh làm sao thành tựu đại -định được? Ông đem cái "Tâm Dâm", mà cầu diệu quả của Phật, đây là sai rồi. Phải dùng thanh tịnh tâm mới cầu được diệu quả của Phật. Kinh Vô Lượng Thọ, trên đề-Kinh Phật chỉ rõ chúng ta, cương-lĩnh của sự tu hành là "Thanh Tịnh Bình-Đẳng Giác". Đây là nói về những người chân tu (cả xuất gia lẫn tại gia), những người hy vọng trong đời này được thành tựu. Nói một cách khác, mỗi vị đồng tu có mặt tại đây đều là những người có thiện căn thâm hậu, cũng như Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ có chỗ nói, từ vô lượng kiếp đến nay quý vị đã từng cúng dường Vô Lượng chư Phật Như-Lai. Nếu như không có thiện căn thâm-hậu như vậy thì hôm nay không thể nào, quý vị gặp đệ nhất pháp môn này, cho dù có gặp quý vị cũng không sanh được tâm hoan-hỷ, cũng không thể tín nguyện thọ trì. Do đây có thể biết, nghe được pháp môn này sanh tâm hoan-hỷ muốn học, tức là thiện căn trong vô lượng kiếp đã thành thục. Vậy là từ trong đời quá khứ quý vị đã tu học lâu dài, tại sao lại không thành tựu?

Hôm nay học đoạn Kinh văn này chúng ta mới hóat nhiên đại ngộ. Cái niệm dâm dục của chúng ta vẫn chưa đoạn, bị nó làm chướng ngại cho nên không thành tựu được. Trong một đời này đem sự thật này giải-quyết rõ ràng, chúng ta nhất định phải đem chướng ngại này trừ bỏ. Tôi không có chướng ngại này, trong một đời nhứt định thành tựu, quyết định được sanh Tịnh-Độ Cực-Lạc. Một khi vừa sanh về Tịnh Độ, xin thưa với quý vị là trong một đời này viên thành Phật đạo. Không chỉ là nguyện vọng của chúng ta, mà cũng là hy vọng của Thập phương nhất thiết chư Phật đối với chúng ta. Chúng ta nếu thật sự làm được, là không cô phụ ơn đức của chư Phật Như-Lai; không cô phụ sự dạy dỗ của chư Phật Như-Lai. Cho nên nhứt định phải thể hội sâu xa cái nỗi khổ tâm mà chư Phật đã dạy dỗ chúng ta. Nhất định phải y giáo phụng hành.
Nếu như tu sai trên cái nhân, phía dưới nói: "Dù được diệu ngộ chỉ là gốc dâm". Có được diệu ngộ không? Chắc chắn là có. Diệu ngộ này từ đâu đến? Một cái là họ tu định. Như kinh này đã nói, họ không phải không có định. Họ thật sự có định, nhưng là thiền định của thế gian. Trí tuệ của họ so với những người thông thường cao hơn. Chúng ta, những người thông thường không bằng họ. Nguyên nhân thứ hai là nhiều đời nhiều kiếp, họ huân tu về nghe pháp. Trong quá khứ, đời đời kiếp kiếp huân tu Phật pháp những cái này thành ra diệu ngộ. Tiếc thay cái gốc của phiền não (tức là tâm dâm) chưa dứt hết, họ học Phật cuối cùng thành Ma. Cái then chốt thành ra ở chỗ này. Cho nên Phật nói: "Cội gốc đã thành Dâm, thì phải trôi lăn trong Tam đồ. Chắc không thể ra khỏi! Con đường nào tu chứng Như Lai Niết Bàn?"

Chỗ này ám chỉ những vị xuất gia mà vẫn liên-hệ đến dâm-dục.

Cội gốc đã thành dâm, thì đã đem Phật pháp vào chỗ sai. Dẫn vào chỗ sai có hai thứ:

- Một thứ là cố ý dẫn sai.

- Một thứ là vô-ý dẫn sai.

Bất luận là cố ý hay vô ý đều phải chịu lấy trách nhiệm nhân quả, tự mình uổng phí hết một đời. Điều này không thể trách người khác. Đây là mình làm mình chịu. Dẫn sai đường cho đại chúng tội lỗi này thật là ghê gớm lắm.

Chúng sanh có duyên gặp được Chánh-pháp, đời này rõ ràng họ có thể thành tựu (tức tu Tịnh-Độ), anh lôi họ trở lại để tu theo pháp môn của anh (tu Thiền Định), rốt cuộc vẫn đoạ lạc vào Tam ác đạo. Tội lỗi này nặng lắm. Cho nên một người mù dẫn đám người mù, lôi kéo nhau rơi xuống hầm lửa. Hầm lửa là tỷ-dụ cho địa-ngục.

(Hẳn chư Liên hữu còn nhớ bài viết của chúng tôi nơi trang 318 của sách Lưu Xá-Lợi (toàn bộ) có đoạn "Tại sao hướng dẫn sai cách tu hành làm hại vô số chúng sanh trong vô số kiếp?" cùng chung ý này và ở dưới đây sẽ nói rõ hơn).

Pháp sư Tịnh-Không tiếp: "Địa-ngục dễ đoạ lạc, nhưng rất khó ra khỏi".

Trong Kinh Lăng Nghiêm này, Phật vì chúng ta nói rõ chân tướng Thế gian pháp, vì chúng ta giảng bảy thứ, mà đoạn địa -ngục này đặc biệt nói rất nhiều.

Thật ra dụng ý của Phật là đề ra cho chúng ta một sự cảnh cáo cao độ. Hy vọng chúng ta l ưu ý cẩn thận. Nhất định không tạo tội nghiệp địa ngục. Những thứ này là tội nghiệp địa ngục.

Ngài Tịnh-Không trở lại câu kinh: "...Cội gốc đã thành Dâm, phải trôi lăn trong Tam đồ, thì con đường nào tu chứng Niết-Bàn Như-Lai?"

Như-Lai Niết -Bàn nói một cách đơn giản tức là chứng thành Phật quả. Vậy con đường nào để tu chứng? Cội gốc đã thành "Dâm" nhứt định không thể thành Chánh quả. Đây là lời dạy bảo thanh-tịnh rõ ràng, đệ nhất của chư Phật Như-Lai. Chúng ta sao có thể không tin!? Sao có thể không nhớ mãi, không quên!? Ý giáo phụng hành!

Phía dưới, càng khai thị càng nhiều quan trọng. Kinh văn tiếp theo:

"Chắc phải khiến cho thân tâm đoạn hết giống Dâm, cho đến tánh đoạn cũng không còn nữa, thì mới trông mong chứng quả Bồ-Đề của Phật".

Câu nói này, quý vị đồng tu nhứt định phải niệm thêm nhiều lần, ghi nhớ mãi trong lòng. Đây là Phật đối với những người muốn viên mãn thành Phật trong một kiếp này.

Đề ra lời yêu cầu của Ngài, không những là dâm cơ, tức là hạt giống dâm, chữ cơ là động cơ, rất là ý niệm. Không những thân phải đoạn, tâm cũng chẳng có, thân tâm đều đoạn, nếu quả thật đã đạt đến cảnh giới này, chúng ta niệm Phật: sự nhất tâm sẽ chứng được. Nếu như đạt được cảnh giới như dưới đây, tánh đoạn cũng không còn, đó là chứng được lý nhất tâm bất loạn. Lý nhứt tâm bất loạn, khi vãng sanh Cực Lạc là "Thật Báu Trang-Nghiêm Độ", là "Thượng Thượng Phẩm Vãng Sanh!".

Chúng ta cho dù không thể làm nỗi "Tánh đoạn cũng không còn", nhưng nhứt định sẽ làm được: "Thân tâm đều đoạn".

Việc này nói thì dễ, làm thì rất khó khăn.

Nguyên nhân tại đâu?

Nguyên nhân là tập khí trong kiếp vô thỉ. Tập khí phiền não. Người học Phật như chúng ta biết đó là không tốt, rất muốn đoạn trừ nó. Nhưng vẫn cứ không thể đoạn, vẫn còn có ý niệm này hiện tiền. Đây là tập khí phiền não trong kiếp vô thỉ đang cản trở. Chẳng phải khả năng chính mình có thể khống chế nỗi.

Nhưng nếu nó di hại sâu như vậy, thì phải làm sao?

Tịnh -Độ Tông dạy chúng ta niệm câu Phật hiệu:

- Thứ nhứt không tạp nhạp, không gián đoạn.

- Phật hiệu có sức mạnh, có thể đè lên nó đem Phật hiệu đè nó xuống. Huống hồ trong đại Kinh thường nói: "Ta niệm Di Đà. Di Đà niệm ta. Ta nghĩ Di Đà, Di Đà nghĩ ta, tự nhiên được bổn nguyện, oai thần của Đức A-Di-Đà gia trì, khiến cho phiền não từ trong kiếp vô thỉ của chúng ta tự nhiên không sanh ra".

Đây đều là cái cảm ứng tất nhiên do chơn tâm, chọn niệm mà có được.

Cảm ứng lớn nhỏ, cảm ứng rõ ràng hay không là ở nơi tín nguyện chắc vững, khẩn thiết của mình.
Nhứt tâm muốn rời khỏi Thế giới Ta bà, nhứt tâm cầu nguyện vãng sanh Cực Lạc, thì sức mạnh cảm ứng sẽ rõ ràng. Phù hợp được tiêu-chuẩn này cùng với Phật, Bồ -Tát chúng ta đã có hy vọng, thì mới trông mong chứng quả.

Áp dụng vào Tịnh Độ Tông thì nhất định vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Phẩm vị cao thấp là do công phu tu trì của anh cạn hay sâu.

Cái gọi là công phu cạn sâu thực tại mà nói là trình -độ thanh tịnh của tâm anh. Tâm càng thanh tịnh thì công phu càng sâu, phẩm vị càng cao. Sự thật là như vậy.

Hoà -Thượng Tịnh -Không đọc tiếp Kinh văn:

"Như lời ta nói đây, gọi là lời nói của Phật. Không như lời nói đó, là lời nói của ma Ba Tuần.

Ba Tuần là tên của Ma Vương.

Nếu như chúng ta thân cận một Thiện -Tri -Thức. Vị Thiện -Tri-Thức này dạy chúng ta, cùng lời Phật nói trong Kinh Lăng Nghiêm giống nhau. Đây là lời Phật dạy. Đây là Thiện -Tri-Thức của Phật môn. Chúng ta có thể gần gũi họ. Nếu lời hó nói cùng lời Phật khác nhau, thí dụ: "Không đoạn dâm dục cũng có thể thành đạo vô thượng, thì đây là khác nhau. Không đoạn dâm dục cũng có thể tu hành. Đây nhất định là mà nói, chẳng phải Phật nói".

Cho nên phần cuối Phật dạy chúng ta phân biệt; thế nào là Phật? Thế nào là ma? Từ chỗ này rõ ràng phân biệt đem đặc trưng của ma vì chúng ta mà nói rõ.

Lời thêm của Tịnh-Hải:

Trên đây là hết phần giảng của Pháp sư Tịnh-Không nói về giói thứ nhất là "dâm" trong 4 giới "Dâm" - Sát - Đạo - Vọng" mà Đức Phật dạy trong Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm. Đức Phật dạy người tu thiền định mà không đoạn dứt 4 giới cấm trnê đây không thể nào tu chứng Thành đạo, đạt được quả Niết -Bàn Như-Lai. Từ xưa đến nay, ít ai giảng giải tận cùng như Pháp-sư Tịnh-Không.
Ở đây chúng tôi xin nói về khía cạnh khác.

Hai câu hỏi cần được giải-đáp.

1. Tại sao chỉ có một chữ "dâm" mà Đức Phật cho rằng nếu người tu không "đoạn dứt" thì không thể chứng được Niết-Bàn Như-Lai?

2. Tại sao chúng tôi quả quyết nói chúng sanh, tức là Phật tử, không nên tu thiền định?

Vần -đề tiên quyết, tức vấn đề quyết định đầu tiên được đặt ra là chúng ta có tin lời Phật dạy trong Kinh hay không?

Tại sao vậy?

Vì từ lâu nay, chư Tôn Đức Tăng Ni giảng rất nhiều về lời răn dạy của Phật. Phật tử nghe chăm chú thích thú, công nhận thầy nói rất đúng (tức là đúng theo lời Phật dạy trong Kinh). Như Hoà-Thượng Tịnh-Không nói ở trước đây, nhiều người nghĩ rằng Phật nói đúng và đúng cho các đệ-tử Phật hồi thời kỳ ấy, chứ Phật đâu có nói với mình và tự cho mình được miễn giảm khỏi phải thi hành. Đa số không hiểu, khi mình đã quy y Phật, quy y Tam Bảo thì lời Phật dạy mình phải tuân theo. Lời Phật nói là nói chung cho người xuất gia và tại gia. Có những điều Đức Phật nói, nếu làm trái lại là mang tội phỉ báng Phật pháp, mang tội đoạ địa-ngục.

Chúng tôi thấy gần đây, có nhiều người cố ý giảng sai Kinh Phật nói, phủ nhận Kinh Phật nói. Những vị ấy không nghĩ đến sự tai hại cho bản thân mình và cho người nghe theo mình. Vì Thầy và trò cùng mang tội chê bai Kinh Phật nói, dèm chê pháp Phật dạy, thay vì giảng cho đại chúng nghe lời dạy của Phật, thì lại giảng cho đại chúng nghe điều chấp mê của chính mình.
Thay vì giảng pháp để cứu chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử mà lại làm cho người nghe rơi vào đường dữ.

Đức Phật nói rất nhiều về địa ngục, Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm Đức Phật đã giành gần một phần ba nói về địa ngục và 3 đường ác. Nhiều người không thích đọc, Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm vì đọc rồi sợ quá.

Nhưng không đọc cho hiểu, không có nghĩa là chuyện ấy không liên-hệ đến mình. Cuộc sống của chúng ta ở cõi đời này chỉ có vài chục năm đến hơn 100 năm. Nhưng cuộc đời địa-ngục, Ngả-quỷ, Súc-sanh lâu dài cả triệu lần hơn, tại sao chúng ta không lo sợ?

Cuộc đời làm súc-sanh dài hàng trăm ngàn muôn ức kiếp, mà mỗi kiếp hơn 16 triệu năm, thật là đau đớn khủng khiếp tại sao chúng ta chẳng sợ chẳng lo?

Hết kiếp súc-sanh có khi còn phải mang kiếp Ngạ-quỷ, rồi Địa-ngục. Có khi, sau Địa-ngục thật lâu xa trăm nghìn muôn ức kiếp, lại sang Ngạ-quỷ rồi Súc-sanh, nơi nẻo ác nào cũng trăm ngàn muôn ức kiếp.

Xin tất cả hãy nghĩ lại, chúng tôi chẳng có lợi lộc gì khi viết những sự thật này. Chẳng những chúng tôi không được đón nhận một cách vui vẽ, mà còn có thể bị ngộ nhận. Nhưng chúng tôi vì tất cả mà chấp nhận tất cả, miễn sao có người nào hiểu và tránh thoát được đường ác là đủ rồi.
Nhưng làm sao chúng sanh hiểu được mình bị, hoặc thoát được địa -ngục? Đây là điều khó giải thích, nhưng trong Kinh Phật nói rõ trường hợp đoạ địa-ngục của Đề Bà Đạt Đa, của Tỳ kheo Thiện-Tinh, khi vừa lâm chung là rơi xuống địa-ngục liền. Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ nơi phần Hạ Phẩm Trung Sanh có nói như sau:

Hoặc có chúng sanh huỷ phạm năm giới, huỷ phạm tám giới và Cụ túc giới, người ngu như thế ăn trộm những vật thuộc của Thường-trụ, ăn cắp những vật hiện tiền tăng, bất tịnh nói pháp không biết hổ thẹn, dùng các nghiệp xấu để tự tô điểm. Tội nhận như vậy, bởi nghiệp ác nên đáng đoạ địa-ngục.

Đọc đoạn kinh này chúng ta hiểu rõ, kẻ làm ác hoặc huỷ phạm Chánh-pháp, bất tịnh nói pháp, khi dứt hơi thở lửa địa ngục hiện đến ngay, người đó liền đoạ vào địa-ngục.

Có những người nhất thời, vì không hiểu biết hoặc biết mà khinh thường lời Phật dạy bị đoạ vào đường dữ; có người vì quá tin vào Ác-Tri-Thức tưởng là Thiện-Tri-Thức mà phải đoạ thật đáng tội.

Tại sao tu theo Phật mà có tội?

Vì Kinh Phật nói rất rõ ràng, như Hoà -Thượng Tịnh -Không giảng dạy trước đây. Chúng tôi xin tóm ngắn đại ý dưới đây:

"Tu Phật tức là tu vượt khỏi Tam giới, tâm phải thật sự hoàn toàn thanh tịnh, nên chương Kinh được gọi là THANH-TỊNH MINH-HỐI Chương, có nghĩa là Thanh-Tịnh rõ ràng. Có nghĩa là người muốn tu chứng liễu-nghĩa, đạt đến Niết Bàn cõi Phật phải giữ 4 giới quyết -định. Giới thứ nhất là Dâm, kế đó là Sát, Đao, Vọng. Chỉ một giới Dâm đã là khó khăn rồi. Phật tử tại gia vợ con đùm đề, làm sao tu thiền định?

Kinh nói rõ:

"Ông tu phép Tam-Muội cốt để ra khỏi trần-lao, nếu không trừ lòng dâm, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều trí-thiền định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng dâm, cũng chắc lạc vào ma đạo".

và một đoạn dưới:

Ông đem thân dâm để cầu diệu-quả của Phật, dầu được diệu-ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cội gốc đã thành dâm, thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, con đường nào tu chứng Niết-Bàn Như-Lai?

Đây là chỗ Phật dạy phải tránh, coi chừng, tu thiền định mà chẳng lìa gốc dâm...phải trôi lăn trong Tam đồ, trở thành quyến thuộc của Ma Vương.

Trong nhà Phật, để đoạn dứt những cái dâm vi tế, nhiều vị sư không dám nhìn thẳng vào mặt, hay nói chuyện cười cợt với nữ Phật tử. Người nữ đưa vật gì, sư nam không dám trực tiếp đưa tay lấy. Đó là vì, vị sư ấy còn sợ cái "dâm vi tế".