Phật học cơ bản
Triết lý về Nghiệp
Hòa Thượng Hộ Tông Vansarakkhita Maha Thera In Lần Thứ Nhất Tại Sài Gòn 1974, Tái Bản Tại Hoa Kỳ 1998 Tái Bản Tại Việt Nam 2001
15/02/2553 09:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THIÊN VIII

Người như thế nào cũng do nghiệp

NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO CŨNG DO NGHIỆP

Có tích ghi chép trong Kinh Vaasetthasuutra Majjhima- niikayaa Majjhima-pa~nnaasaka rằng:

Có hai thanh niên VaasetthamaanabaBhaaradvaajamaanaba trò chuyện và phản đối nhau như vầy: Vaasetthamaanaba cho rằng: người có giới đức và đầy đủ hạnh kiểm gọi là Bà-la-môn.

Bhaaradvaajamaanaba thấy rằng: người quý tộc cả hai bên (cha và mẹ) trong sạch đến bảy đời, không có ai phản đối, khiển trách được về dòng dõi, người ấy mới gọi là Bà-la-môn.

Nhưng cả hai không thể đồng ý thừa nhận về vấn đề ấy, bèn dẫn nhau vào hầu Phật nơi một cụm rừng, gần xóm Juhaanamgaha, rồiø Vaasetthamaanaba bạch hỏi Ðức Thế Tôn rằng:

- Bạch Phật, hai chúng tôi đây là người được giáo sư xác nhận là hạng học thức và tự mình cũng xét nhận là có học thức. Bạch Phật tôi là đệ tử của Pokakharasaati Bà-la-môn, thanh niên này ( Bhaaradvaajamaanaba) là môn đồ của Tarukakha Bà-la-môn, chúng tôi đã học đủ Tam Phệ Đà (Trayabheda) [ 1 ] và thấu triệt đạo lý Bà-la-môn. Nhưng hai chúng tôi không đồng ý thừa nhận nhau về vấn đề như sau:

- Bạch Ngài, Bhaaradvaajamaanabanói rằng người được gọi là Bà-la-môn do dòng dõi, còn tôi, bạch Ngài, cho rằng được bằng nghiệp. Bạch Ngài, chúng tôi chưa tìm được người giải nghi, nên chi, chúng tôi đến hầu Ngài để cầu hỏi Ðức Thế Tôn, là đấng Chánh biến tri rõ rệt, những kẻ được lễ bái Đức g