Sách hay
Con đường đến tĩnh lặng - Đức Đạt Lai Lạt Ma
11/01/2557 22:32 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

CON ĐƯỜNG ĐẾN TĨNH LẶNG
TUỆ GIÁC HÀNG NGÀY 
Đạt Lai Lạt Ma
Bản tiếng Anh: The Path To Tranquility by Renuka Singh
Dịch: Tuệ Uyển
Nhà xuất bản Phương Đông - 2010

THÁNG MƯỜI

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG MỘT

Loài người và xã hội là lệ thuộc hỗ tương, hay tương tức tương nhập, vì thế phẩm chất của thái độ con người như một cá nhân và như một người tham dự trong xã hội của người ấy là không thể tách rời. Những sự sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ để làm giảm đi tình trạng phiền muộn và những thái độ rối loạn chức năng của thế giới xã hội chúng ta để xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.

Những thể chế và những tổ chức đã được thành lập với hiến chương về những lý tưởng cao quý chiến đấu chống lại những vấn nạn xã hội này. Vì tất cả những ý định và mục tiêu, sự khách quan đáng được ca ngợi; nhưng thật bất hạnh rằng những ý tưởng tốt đẹp căn bản đã bị đánh bại bởi sự vị kỷ cố hữu của con người.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG HAI

Một khía cạnh của Phật giáo Tây Tạng có thể làm cho những nhà khoa học thích thú là mối liên hệ giữa những yếu tố cơ thể vật lý và hệ thần kinh, đặc biệt trong mối quan hệ giữa những yếu tố trong não bộ và ý thức.

Liên hệ ở đây là những sự thay đổi trong ý thức, trạng thái hạnh phúc hay không hạnh phúc của tâm v.v…, loại ảnh hưởng mà chúng có trên những yếu tố trong não bộ, và hậu quả ảnh hưởng mà nó có trên thân thể. Thí dụ, những bệnh hoạn về thân thể, được cải thiện hay tệ hại hơn tùy theo tình trạng của tâm thức.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG BA

Tất cả nước và sông của những vùng đất và xứ sở khác nhau có điểm gặp gỡ cuối cùng ở đại dương. Cũng thế, những quan điểm khác nhau trong xã hội, những lý thuyết đa dạng của kinh tế, và những phương tiện để họ đạt đến tự nó lợi ích cho nhân loại.

Không có điểm nào ấp ủ sự chia rẽ tạo nên mối tranh luận trong những tư tưởng khác nhau. Không có kết quả tích cực nào được tích tập từ những sự cố gắng thay đổi tất cả những con người với tính khí và sở thích khác nhau thành một hệ tư tưởng thông thường và một thái độ kiểu mẫu nào đấy. Điều này có thể thấy một cách rõ ràng từ lịch sử đương thời cả Tây và Ðông.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG BỐN

Làm những nỗ lực xem xét đến tất cả những tình trạng và náo động bất lợi như tạm thời. Như sóng lăn tăn trong một hồ nước, chúng đến và rồi biến đi liền. Xa hơn khi đời sống chúng ta bị điều kiện hóa bởi nghiệp báo, chúng được truyền cho đặc tính bởi sự luân hồi vô tận của những vấn đề. Một vấn đề xuất hiện và qua đi, và liền khi ấy một vấn đề khác lại bắt đầu.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG NĂM

Đức Phật dạy rằng “Này các vị tỳ kheo và những người thông tuệ, giống như những người thợ kim hoàn sẽ thử vàng bằng sự đốt cháy, cắt gọt và ma sát nó; cũng thế, các ngươi phải thử nghiệm những lời nói của ta và chấp nhận chúng chứ không chỉ vì tôn trọng ta.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG SÁU

Những cha mẹ thông tuệ, không có bất cứ sự giận dữ nào, đôi khi có thể quát mắng hay ngay cả trừng phạt con cái họ. Điều này là có thể, nhưng nếu chúng ta thật sự giận dữ và đánh đập con cái quá độ, thế thì chúng ta sẽ hối hận về sau. Tuy nhiên, với một động cơ tốt lành vì lợi ích của con cái, chúng ta có thể biểu lộ một hành động thích đáng nào đấy mà con cái chúng ta cần có ngay thời điểm ấy.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG BẢY

Ngu si, kiêu ngạo và bướng bĩnh của những cá nhân nào đấy, cho dù xu hướng của họ là tốt đẹp hay xấu xa, thì chúng đã là gốc rễ của tất cả những thảm họa trong quá khứ của họ. Những danh xưng đặc thù của những bạo chúa tàn nhẫn gây cảm giác sợ hải, kinh tởm và thù ghét. Vì thế, ít hay nhiều, người ta thích chúng ta như thế nào tùy thuộc một cách tự nhiên vào không gian mà chúng ta nghĩ về những điều tốt lành của họ.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG TÁM

Lưu vong đã giúp chúng tôi. Tại một thời điểm nào đấy, khi chúng ta thật sự chạm trán một thảm họa thật sự - điều có thể xảy ra cho bất cứ ai trong chúng ta - chúng ta có thể phản ứng trong hai cách. Một cách rõ ràng, chúng ta có thể mất đi niềm hy vọng, buông trôi mình vào trong ương hèn, trong rượu chè, ma túy, và sự buồn rầu không dứt. Hay khác hơn, chúng ta có thể tự đánh thức mình, khám phá trong chính mình một năng lực ẩn chứa trong ấy, và hành động với sự trong sáng hơn, mạnh mẽ hơn.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG CHÍN

Sự trống rỗng, tính không, trong bốn nền tảng mà Phật giáo đề cập đến (ba điều khác là vô thường, tương duyên và khổ đau) chắc chắn là sự huyền bí nhất và khó nắm bắt nhất. Tòa nhà mênh mông của kinh nghiệm và tư tưởng là gì mà cuối cùng chỉ mở ra trên sự vắng mặt của bản chất? Nền tảng của ngôi nhà to lớn ấy và của tâm thức ấy là gì để nó được xây dựng nên?

Nếu sự trống rỗng là thực tại duy nhất không phải vọng tưởng, thì ai thoát khỏi lưới của tất cả huyễn hóa? Ai đã dệt nên lưới này? Người ta có thể sống qua một sự trống rỗng chói chang không ổn định chứ? Chúng ta có thể tưởng tượng một giấc mơ không có người mơ chứ? Sự trống rỗng là một khái niệm khoa học. Chúng ta thì trống rỗng; vì thế, cũng có thể nói, điều sáng tác nên chúng ta là trống rỗng.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG MƯỜI

Một vấn đề khác rất thân thiết đến quan kiến thấu triệt của chúng tôi về tương lai là sự giải trừ quân bị toàn cầu. Điều này nghe có thể như quá lý tưởng đối với nhiều người. Chúng tôi tỉnh thức rằng thực thi điều này đòi hỏi một sự tiếp cận từng bước một sẽ hình thành một tiến trình suy nghĩ trở lại trong chính sách và trong giáo dục công cộng.

Bước đầu tiên hướng đến mục tiêu này là một sự cấm chỉ buôn bán vũ khí và mở rộng khu vực phi quân sự trong tất cả mọi phần của thế giới. Tiến trình gần đây, biểu hiện một sự bắt đầu đáng khích lệ và đầy ý nghĩa trong việc tháo gỡ những kho vũ khí nguyên tử và cấm chỉ thử nghiệm hạt nhân.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI MỘT

Trong trường hợp của một đứa bé, đứa bé phải lớn lên thành một người tráng niên khỏe mạnh, nhưng sự trưởng thành phải xảy ra với lối mòn thời gian. Nó không thể xảy ra qua một đêm. Giống như sự chuyển hóa tâm thức cũng cần có thời gian. Ngày nay ở nhiều nơi, bằng sự sử dụng những loại thuốc tiêm nào đấy, chim, bò và heo lớn lên bất ngờ. Rồi thì chúng bị giết và bán đi. Sự thực hành tiêu cực này cũng có một ảnh hưởng trên con người. Thế thì, khi chúng ta nói về sự thực hành tâm linh, chúng ta không thể tiêm vào những phẩm chất nào đấy và rồi đột nhiên chuyển hóa tâm thức.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI HAI

Trong sự khởi đầu của việc thực hành Phật giáo, khả năng chúng ta để phụng sự người khác là giới hạn. Sự nhấn mạnh là trên sự chửa trị chính chúng ta, chuyển hóa những tâm thức và những trái tim của chúng ta. Nhưng khi tiếp tục, chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn và tăng cường khả năng phụng sự người khác. Nhưng cho đến lúc ấy, chúng ta có thể bị áp đảo bởi khổ đau và khó khăn của người khác. Chúng ta có thể trở nên kiệt sức và không thể phụng sự người khác, không chú ý đến chính mình, có kết quả như vậy. Đấy là tự nhiên để cảm thấy một sự giới hạn nào đấy với cả hai phía, và chúng ta chỉ chấp nhận điều ấy.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI BA

Khi chúng ta đang trong tình trạng hướng đến thù ghét, ngay cả một người bạn thân xuất hiện cũng “lãnh đạm” thế nào ấy, băng giá và xa lạ, hay thật quấy rầy. Nếu chúng ta chứa chấp những tư tưởng thù ghét, nó sẽ tàn phá sức khỏe chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta có những vật sở hữu tuyệt vời, trong khoảnh khắc của giận dữ, người ta cảm thấy giống như muốn quẳng hay đập vỡ chúng đi. Thế thì không có gì bảo đảm rằng chỉ giàu sang đơn thuần có thể cho chúng ta vui sướng hay đầy đủ những gì chúng ta tìm kiếm.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI BỐN

Trong thời đức Phật, có một vị vua phạm một tội ghê gớm là sát hại bố ông ta. Nhưng bị tội lỗi ấy bao phủ, ông ta hoàn toàn đau khổ và ưu phiền. Khi đức Phật viếng thăm, ông ta tuyên bố rằng bố mẹ đã bị giết, nhưng ý Ngài không phải thật như thế. Đức Phật đã dùng bố mẹ như một loại ẩn dụ về tham ái cùng vướng mắc và chính chúng đã đưa đến luân hồi.

Bởi vì nghiệp báo và tham ái phối hợp để tạo thành tái sinh, trong một ý nghĩa nào đấy, chúng giống như bố mẹ. Vì thế, Ngài nói rằng nghiệp báo và tham ái phải được trừ bỏ.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI LĂM

Khi chúng ta thiền quán tỉnh thức về thân thể, quán chiếu trên những nhân tố mà từ đấy hình thành nên thân thể, và thể nghiệm về nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên), rồi thì chúng ta cũng sẽ thấy sự bất tịnh của thân thể. Thế thì từ nhận thức ấy, chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả những ai dường như thành công trong những hình thức thế gian thì không thực sự là những đối tượng xứng đáng để ganh tị; họ vẫn trong vòng ràng buộc của khổ đau và không thỏa mãn.

Càng thành công và thụ hưởng những hình thức thế gian, thì càng phức tạp hơn bởi những tâm lý được hình thành qua những điều ấy, bởi vì có một sự liên hệ phức tạp của hy vọng và sợ hãi, cảm giác và ức chế.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI SÁU

Những hành vi tiêu cực có khả năng để gia tăng, trái lại những hành động tích cực có thể bị phá hoại bởi nhiều tình huống đối nghịch.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI BẢY

Không thể có hạnh phúc an lạc và hòa bình an ổn trong khi ai đấy ở dưới một sự lĩnh đạo của một người rất tiêu cực. Vì thế, phản chiếu trên sự kiện rằng chúng ta đang dưới sự thống trị của vô minh si ám; ám tối si mê như một vị vua bạo ngược, và giận dữ cùng vướng mắc như những cận thần. Chúng ta sống dưới sự chuyên quyền và ảnh hưởng của vô minh ngu tối, thái độ vướng mắc ngã chấp, cũng như thái độ yêu mến tự ngã – những nhân tố mà tất cả chư Thánh Hiền, Phật và Bồ Tát đối xử như những kẻ thù thật sự.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI TÁM

Có nhiều loại nhẫn nại:

1- Nhẫn nại hiện hữu một cách dửng dưng (thờ ơ) đến sự tổn hại mà kẻ khác giáng xuống.

2- Nhẫn nại chấp nhận gian khổ một cách tự nguyện.

3- Nhẫn nại phát triển qua lý trí với sự thuyết phục của giáo Pháp.

THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI CHÍN

Chỉ có một cảm giác tự phát về cảm thông với người khác mới có thể thật sự làm nguồn cảm hứng để chúng ta hành động vì sự lợi ích của họ. Tuy nhiên, từ bi yêu thương không hưng khởi một cách máy móc. Một cảm giác chân thành như thế phải lớn lên từ từ, phát triển trong mỗi cá nhân, căn cứ trên sự thuyết phục bởi những giá trị của nó. Tiếp nhận một thái độ ân cần tử tế vì thế trở thành một vấn đề cá nhân. Mỗi chúng ta cư xử thế nào trong đời sống hàng ngày, cuối cùng, đấy là sự trắc nghiệm thực sự của từ bi yêu thương.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI

Chúng tôi cảm thấy rằng có một sự khác nhau giữa những xung đột tinh thần mà chúng ta cảm nhận, và những cảm xúc mà chúng khiến cho phát khởi – giận dữ, thù địch, v.v… Nếu chúng ta không thể biểu lộ những sự xung đột tinh thần mà chúng ta có, thế thì vào những lúc sau này trong cuộc đời khi chúng ta có khả năng biểu lộ những xung đột tinh thần chúng phối hợp với thù địch và giận dữ một cách tự động. Do vậy, thật quan trọng để bày tỏ sự khổ đau của mình, không phải là sự thù địch quá mức, mà tốt hơn là biểu hiện sự đau khổ.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI MỐT

Khi đối diện với những lĩnh vực mà chúng ta không hiểu biết rõ ràng, sự cảnh giác phải được duy trì mọi lúc. Dĩ nhiên, điều này là phạm vi mà khoa học có thể hỗ trợ. Chúng ta xem những thứ như là huyền bí chỉ khi chúng ta không thể hiểu chúng.

Chúng tôi nhận thấy rằng có những kết quả của những yêu cầu phụ thuộc trên những thí nghiệm để đạt được chúng. Tuy thế, không tìm thấy điều gì đấy không có nghĩa là chúng không hiện hữu. Điều ấy chỉ chứng tỏ rằng thí nghiệm không thể tìm thấy chúng. Thật cũng quan trọng để giữ trong tâm thức những sự hạn chế áp đặt bởi chính tự nhiên.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI HAI

Nếu bất cứ người hiểu biết suy nghĩ sâu xa, người ấy sẽ tôn trọng công lý. Có một sự biết ơn và tôn trọng công lý trong thân thể con người. Trong trẻ con, chúng ta thấy điều gì là đặc tính tự nhiên của con người. Nhưng như những người trưởng thành, đã sản sinh trong họ rất nhiều điều kiện và thái độ sai lầm. Chúng tôi thường cảm thấy rằng có nhiều tính trung trực hơn trong một đứa bé con và chúng tôi cũng thấy nhiều lý do tin tưởng vào tính can đảm và tính tự nhiên của con người.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI BA

Những gì tái sinh chính là thói quen của chúng ta. Giác ngộ là chấm dứt sự luân hồi, điều này có nghĩa là một sự hoàn toàn không dính mắc hay không nhận dạng với tất cả những tư tưởng, cảm xúc, nhận thức, cảm giác thân thể và ý tưởng.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI BỐN

Chúng ta nói về ba loại tin tưởng khác nhau.

1- Thứ nhất là trong hình thức của sự cảm phục mà chúng ta có đối với một người đặc biệt nào đấy hay một trạng thái hiện hữu đặc thù.

2- Thứ hai là đức tin có chí lớn. Có ý nghĩa của sự thi đua, chúng ta mong mỏi đạt đến trạng thái hiện hữu nào đấy.

3- Thứ ba là loại đức tin của sức thuyết phục.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI LĂM

Như một người đang được huấn luyện tâm linh (thực tập sinh tâm linh), chúng ta phải được chuẩn bị sẵn sàng để chịu đựng gian khổ (thử thách) liên hệ trong một mục tiêu tâm linh chân thành và được quyết định để thể hiện nỗ lực và ý chí của chúng ta. Chúng ta phải tham dự những chướng ngại phức tạp mà chúng ta hướng đến để tiến theo con đường và hiểu rằng chìa khóa đến sự thực hành thành công là không bao giờ đánh mất sự quả quyết của mình. Sự cương quyết như thế là rất quan trọng.

Câu chuyện về cuộc đời đức Phật là câu chuyện của ai đấy đạt đến toàn giác qua hành vi khó nhọc và sự tận lực không dao động.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI SÁU

Nếu mọi người ở khắp mọi nơi không được phép cố gắng cho an lạc hạnh phúc mà họ muốn một cách tự nhiên theo bản năng, thế thì họ sẽ không hài lòng và sẽ làm những vấn nạn cho mọi người. Ngoại trừ chúng ta có thể tạo nên một không khí chân thành hợp tác – sự hợp tác không thể đạt được bởi sự đe dọa hay áp lực mà bằng sự hiểu biết thành tâm – cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn mãi mãi. Nếu chúng ta có thể làm người ta hài lòng bằng một trình độ của trái tim, hòa bình sẽ tiếp theo đấy. Không có căn bản của sự cùng tồn tại, nếu những hình thức của xã hội, chính trị và văn hóa không ai ưa thích tiếp tục bị áp đặt lên con người, hòa bình sẽ trở nên khó khăn.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI BẢY

Trộm cắp tổn hại tài sản cùng lợi ích của người khác, và quấy rầy sự yên bình và an lạc hạnh phúc của họ. Khi một ngôi nhà được dựng lên, một bình phong xấu xí và những song sắt được đặt lên cửa sổ để bảo vệ bên trong khỏi những tên trộm. Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng cảnh tượng những song sắt, tấm bình phong ấy, làm chúng ta không thoải mái và cướp mất một số sự bình an và hạnh phúc của chúng ta không?

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI TÁM

Bằng việc duy trì sự tỉnh thức sắc bén của chức năng tôn giáo như được tuyên bố trong hiện thực của tất cả những lời Phật dạy, chúng ta có thể thoát khỏi lỗi lầm tai hại của óc phân biệt môn phái và đảng phái, và chúng ta có thể tránh lỗi lầm trọng đại đánh ngã bên cạnh bất cứ giáo huấn nào của tôn giáo.

THÁNG MƯỜI, NGÀY HAI MƯƠI CHÍN

Nếu có tình yêu thương, thì hy vọng có những gia đình thật sự, tình anh chị em thật sự, sự bình thản thật sự, và hòa bình thật sự. Nếu tình yêu thương trong tâm bị đánh mất, nếu chúng ta tiếp tục thấy những chúng sinh khác như kẻ thù, thế thì chẳng kể chúng ta có bao nhiêu kiến thức hay học vấn, chẳng kể bao nhiêu chương trình vật chất được làm, thì chỉ có khổ đau và rối bời tiếp theo đấy.

Con người sẽ tiếp tục lừa dối và áp chế lẫn nhau. Một cách căn bản, mọi người hiện hữu trong chính sự tự nhiên của khổ đau, vì thế ngược đãi và lạm dụng người khác là vô ích. Nền tảng của tất cả sự thực tập tâm linh là yêu thương. Thực hành điều này một cách tốt đẹp là yêu cầu duy nhất của chúng tôi.

THÁNG MƯỜI, NGÀY BA MƯƠI

Khi ngày dường như dài, lười biếng ngồi lê đôi mách làm ngày của chúng ta dường như ngắn hơn. Nhưng nó là một trong những cách tệ hại nhất mà chúng ta lãng phí thời gian của mình. Việc may vá sẽ không thể hoàn thành, nếu một người thợ may chỉ cầm cây kim trên tay và rồi tiếp tục nói chuyện với những khách hàng. Bên cạnh đấy, cây kim có thể châm vào ngón tay người thợ may. Tóm lại, tán gẩu vô nghĩa sẽ ngăn cản chúng ta làm bất cứ việc gì.

THÁNG MƯỜI, BA MƯƠI MỐT

Chúng ta tránh con đường của quyền lực thế tục, vì năng lực chữa trị của tâm linh đi theo con đường của tâm linh một cách tự nhiên; nó tồn tại không trong viên đá của một tòa nhà, cũng không ở trong vàng của những hình tượng, cũng không trong bạc của những áo quần thời trang, cũng không ngay cả trong giấy tờ kinh thánh, mà trong bản chất không nói lên được của tâm thức và trong tim của con người. Chúng ta tự do để đi theo mệnh lệnh của nó như dự kiến của những bậc thầy khả kính – để làm thăng hoa khuynh hướng tự nhiên của trái tim chúng ta và tịnh hóa tư tưởng của chúng ta.

Qua những thực hành thật sự trong đời sống hằng ngày, con người hoàn thành đầy đủ một cách tuyệt hảo mục tiêu của tất cả những tôn giáo, cho dù người ta đặt tên nó là gì.