Phật học cơ bản
Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo
Thiện Minh
05/05/2556 23:08 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

4. Phép lạ thứ tư:

Tirobhva: Biến bóng tối trở nên sáng chói và che khỏi tầm nhìn những gì đang phơi ra trước ánh sáng

Một vị tỳ khưu đã được phú cho phép thần thông Pāṭithāriya cần tu luyện hành thiền đến mức Thiền Bậc Bốn, như là “Sức Bật” của ngài, ta có thể gọi như vậy và quyết định bằng cách tụng câu. “mong rằng chỗ sáng biến thành tối,” hay “Mong rằng không ai nhìn thấy nơi này cả” và tức khắc nơi đó và cảnh quan đó liền diễn ra như ý nguyện của ngài.

Điều này được kể lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tác giả Buddhaghosa đã nêu lên một câu hỏi thật thích hợp hỏi rằng: ai có khả năng thực hiện được loại phép lạ (thần thông) này. Để trả lời câu hỏi trên, ngài kể lại những phép lạ (thần thông) liên quan đến chàng trai Yasa và Trưởng lão Mahāpappina một cách ngắn gọn. Tuy nhiên tiếp theo đây tôi xin mô tả lại cả hai biến cố để hầu quí độc giả muốn biết thêm những chi tiết liên quan.

Liên Quan Đến Trưởng Lão Yasa

Theo Đại Phẩm (Mahāvagga) thuộc Tạng Luật, biến cố này xảy ra sau khi Đức Phật đã làm cho năm người sống nhờ vào của bố thí đạt đến Bậc A-la-hán. Vào buổi sáng sớm ngày mồng sáu, tháng tám, chàng trai Yasa, con trai duy nhất của một Nhà Triệu Phú trong thành phố Bārāṇasī hay còn goi là thành Ba-la-nại (Benares) đã rời khỏi nhà vào buổi đêm, và đến nơi Đức Phật đang cư ngụ. Trên đường đi chàng thanh niên luôn lẩm bẩm câu, “Nơi này quá phiền toái, nơi đây quá buồn khổ”. Lúc đó Đức Phật đang hành thiền bách bộ tại một nơi quang đãng thoáng mát. Nhìn thấy chàng trai ngài liền tạm ngưng hành thiền, và trải tọa cụ xuống đất và ngồi trên đó, khi chàng trai tiến lại gần ngài, miệng vẫn thốt lên những lời lẽ như vậy, ngài liền cho gọi chàng trai lại và nói “Nơi này chẳng phiền toái đâu, nơi này chẳng có gì buồn bã cả.” Hãy đến và ngồi xuống đây. Ta sẽ thuyết pháp cho con.” Lời nói của Đức Phật khiến cậu bé cảm động và thích thú. Cậu bỏ dép và ngồi xuống một chỗ thích hợp gần bên Đức Phật.

Sau đó, Đức Phật thuyết pháp cho cậu về nắm pháp tuần tự để được tiến triển hay là Anupubbīkathā, bắt đầu với bố thí, giới luật, cõi thiên đường, rồi đến những mối nguy do thú vui giác quan đem lại và lợi ích diệt dục là như thế nào. nhìn thấy được (qua Nhãn Thông) từ lúc đó tâm chàng trai đã dịu trở lại, trở nên linh hoạt hơn và thoát khỏi mọi triền cái, chàng trai hoàn toàn choáng ngợp trong trạng thái mê ly và ánh sáng chói chang, Đức Phật liền tiến hành giải thích cho cậu về Tứ Diệu Đế nghĩa là đau khổ là thế nào, nguyên nhân của đau khổ từ đâu mà ra, diệt được khổ và cách thức diệt khổ như thế nào. Vào cuối bài thuyết pháp chàng trai Yasa đã đạt đến Pháp Nhãn giúp giải thóat khỏi mọi vết nhơ bẩn thỉu. Thể hiện được pháp cho là “bất kỳ những gì được tạo thành sẽ đi đến chỗ bị hủy diệt.” Tâm chàng trai mở ra khi nhận được Pháp Nhãn, nên giống như một miếng vải trắng tinh sạch không một vết nhơ, sẵn sàng thấm thuốc nhuộm.

Lý do tại sao chàng trai rời khỏi nhà trong thời gian như vậy đã được kể lại trong một đoạn văn tiếng Pali như sau:

Vào thời đó trong thành phố Bārāṇasī có một chàng trai tên là Yasa, con trai của một nhà triệu phú, một thanh niên được nuôi dạy hết sức cẩn thận. Cậu được cha mẹ xây cho ba lâu đài để ở, một dành cho mùa đông, một dùng vào mùa hè, và còn một căn dùng vào mùa mưa. Lúc nào cậu cũng được các nữ tỳ chơi nhạc để tiêu khiển, chẳng có một nam tỳ nào cả. Trong suốt bốn tháng mùa mưa chàng trai đã thưởng thức mọi thú vui sắc dục trong lâu đài mùa mưa và không bao giờ rời khỏi ngôi tòa lâu đài đó để ra ngoài hay xuống phố đi đây đi đó cho khuây khỏa.

Bước ngoặt trong đời chàng trai bắt đầu xuất hiện vào một đêm kia sau khi đã tiêu khiển đủ mọi thú vui do các tỳ nữ đem lại đến choáng ngợp, chàng đã đi ngủ sớm có nghĩa là trước khi các nữ tỳ của chàng lên giường. Thế rồi, vào những canh đầu tiên trong đêm đó chàng đã thức giấc, do ánh sáng một ngọn đuốc cháy suốt đêm. Điều này khiến nổi lên một cảm nghĩ lạ lùng chàng trai chưa từng bao giờ mơ thấy trước đó. Trước mặt chàng nằm la liệt những cô gái trẻ với đủ mọi điệu bộ lẳng lơ, một số ôm đàn hạc trong tay, những cô khác ôm trống đeo ở cổ và trên ngực, nhiều cô khác đầu tóc rối bù. Một số khác miệng phun nước miếng và số còn lại nói lảm nhảm trong giấc mộng. Toàn cảnh diễn ra trước mặt chàng giống như cảnh một nghĩa trang chất đầy xác chết nằm rải rác la liệt đây đó. Chàng trai bị choáng ngợp trước cảm nghĩ mệt mỏi ảo tưởng. Khiến cho chàng phải thốt lên, “Nơi này quá phiền toái, nơi đây thật buồn khổ!”.

Trong trạng thái mệt mõi tràn ngập những thú vui nhục dục như vậy, thình lình chàng trai thức dậy sỏ dép và rời khỏi nơi đó qua cánh cửa có các vị chư thiên canh gác cẩn thận, các vị này đã giúp mở cửa cho chàng với ý nghĩ “Mong rằng việc ra đi của chàng trai theo đuổi cuộc sống vô gia cư không bị ngăn cản.” Sau đó chàng trai tiến thẳng tới cổng thành, tại đó cũng có các vị chư thiên giúp mở cổng với cùng một ý nghĩ như những chư thiên đầu tiên giúp mở cửa cho chàng.

Sau khi đã thoát ra ngoài thành, Yasa tiến thẳng tới Công Viên Con Nai tại Isipatana và cuối cùng chàng đã gặp Đức Phật, nghe bài thuyết pháp của ngài và đạt được Pháp Nhãn, như đã kể ở trên.

Từ những đoạn trích trong Kinh Pali, chúng ta còn biết thêm một số chi tiết về chàng trai như sau:
Sáng hôm sau người ta phát hiện ra chàng trai bị mất tích, khi mẹ chàng trở vào cung và không gặp được con trai ở đó, bà vội vã thông báo tin chẳng lành cho chồng. Ông liền sai người đi tìm kiếm chàng khắp nơi. Trong khi đó chàng trai đi theo chánh đạo dẫn đến thành Isipatana tại công viên con nai. Ở đó người cha vô cùng ngạc nhiên, nhận ra đôi dép của con trai, sau đó ông lần theo lối đi của chàng và tiến thẳng tới chỗ Đức Phật và con trai của ông đang ngồi đàm đạo. Đức Phật nhìn thấy nhà triệu phú từ xa, ngài suy nghĩ nên thực hiện một phép lạ (thần thông) ngăn cản hai cha con không nhìn thấy nhau vào lúc này.(đoạn văn viết bằng tiếng Pali như sau: Disvā Bhagavato etadahṅi yannūnāhaṃ tathārūpaṃ iddhābhisankhāraṃ abhisañkhāreyyaṃ yathā seṭṭhī gahapati idha nisinno idha nṅinnaṃ. Yasaṃ kulapūttaṃ na pasayyạti. Atha kho Bhavavā tathārūpaṃ iddhābhisankhāraṃ abhṅankhiresi.)
Nhìn thấy Đức Phật ngồi đó, cha chàng trai Yasa tiến lại gần ngài và hỏi xem ngài có nhìn thấy con trai của ông đến đây không.

Thế là Đức Phật đã trả lời câu hỏi của ông như sau “Hãy ngồi xuống đây cái đã, ôi ông chủ gia nhân ơi. Có lẽ, đang khi ông ngồi đây thì ông có thể nhìn thấy con trai Yasa cũng đang ở đây.” Câu trả lời của Đức Phật khiến cho Nhà Triệu Phú hài lòng, ông nghĩ có lẽ con trai ông đang ngồi ở đó. Ông có thể nhìn thấy con trai mình, cậu ta cũng đang ở quanh đây thôi. Thế rồi ông tỏ lòng tôn kính Đức Phật và ngồi đúng vào chỗ dành cho ông. Cha của Yasa ngồi ở một bên, Đức Phật liền thuyết pháp cho ông về năm pháp tuần tự giúp tiến bộ quan trọng như thế nào. (Anupubbīkatha) rồi ngài diễn giảng Tứ Điệu Đế y hệt như cách ngài đã làm cho chàng trai Yasa của ông. Vào cuối bài thuyết pháp người cha của chàng trai Yasa cũng đạt được Pháp Nhãn.

Sau khi người Cha đã đạt đến được Pháp Nhãn, Đức Phật chúc lành với một niềm tin không lay chuyển nơi Phật pháp, sau đó ông vượt qua mọi nghi ngờ nơi Tam Bảo, ông được phú cho lòng can đảm không gì lay chuyển nổi. Không nghe theo bất kỳ lời nói nào của ai liên quan đến Phật Pháp. trong ngây ngất và tin tưởng ông đã thưa với Đức Phật. “Ôi Đấng Thế Tôn, lời thầy thật là đầy sức sống, lời thầy quá ư tốt đẹp”. Bằng nhiều cách Đấng Thế Tôn đã công bố Phật Pháp, giống như người chỉ chánh đạo đối lại những gì đã bị đảo lộn, hay mở ra những gì đang còn bị tù túng, chỉ lối cho những kẻ lạc đường và thắp lên ngọn đèn nơi tối tăm để cho người sáng mắt có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì như bình thường.

“Do vậy tôi đi đến nương nhờ đức Phật - Giáo Pháp và Tăng Già. Mong rằng Đức Thế Tôn nhận con là một cận sự nam (upāsaka) hết lòng vì đạo pháp cho đến hết đời, kể từ ngày hôm nay trở đi”.

Với lời phát biểu đầy đức tin không gì lay chuyển như vậy, Cha chàng trai Yasa đã trở thành người cận sự nam đầu tiên (upāsaka) đã đi đến nương nhờ đức Phật, giáo pháp và Tăng già.

Nhiều chi tiết nữa được kể lại trong kinh Pali như sau:

Đang khi Đức Phật còn thuyết pháp một bài về năm pháp tuần tự tạo sức mạnh tiến tới quan trọng dành cho Cha của chàng trai Yasa, ông Bố chiêm ngưỡng những lời dạy của Đức Phật một lần nữa, có thể phát triển tâm và cập nhật thâm sâu hơn vào tuệ giác. Cho đến khi ông đạt đến giác ngộ hoàn toàn và đã trở thành một vị A-la-hán, với tâm được giải thóat hoàn toàn khỏi những lậu hoặc (savas) và thụy miên phiền não trong tâm thông qua diệt dục toàn diện. 

Lúc này thông qua phép Nhãn Thông, Đức Phật biết được toàn bộ tâm chàng trai Yasa đã được giải thóat khỏi mọi lậu hoặc thông qua diệt bỏ hết những tham lam phù phiếm và nhận ra được bằng cách nào chàng không thể nằm ở vị thế một cận sự nam để khỏi phải trải qua nhũng dục lạc một lần nữa. Yasa đã loại bỏ hết những ngụy trang thần thông vẫn kìm hãm chàng cho đến lúc này còn che dấu Yasa không nhìn thấy cha mình và ngược lại. Lúc này Cha Yasa có thể nhìn thấy con trai của mình, thực sự đang ngồi ngay sát bên ông từ bấy lâu nay. Chính vì thế ông nói với con trai. “Mẹ con đã đau khổ buồn thảm rất nhiều, con trai Yasa yêu quí. Xin hãy cứu mẹ con khỏi chết.” Nghe đến đây chàng trai liền ngước mắt nhìn lên Đức Phật như thể cầu khẩn ngài nói thay cho chính mình. Đức Thế Tôn hiểu ý chàng liền nói với Nhà Triệu Phú mà rằng. “Ôi chủ gia nhân, ông đang suy nghĩ gì thế? Lần đầu tiên Chàng Trai Yasa đạt được Pháp Nhãn cùng một cách như ông, với tuệ giác ở mức độ Đấng Nhập Lưu. Sau đó, cậu ta chiêm ngắm thành tích mình đã đạt được một lần nữa (đang lúc đó ta đang thuyết pháp cho ông.). Lúc này thì tâm của chàng trai Yasa đã được giải thoát khỏi mọi Lậu hoặc (savas) thông qua tận diệt hết các tham lam. Lẽ nào cậu ta lại phải trở thành một cận sự nam để lại phải qua những thú vui nhục dục như trước?”

Nhà triệu phú trả lời, “Không đời nào chuyện đó diễn ra, ôi Đức Thế Tôn. Một khi tâm của Yasa đã được giải thoát khỏi mọi lậu hoặc (savas) thông qua tận diệt hết mọi ảo tưởng. Chính là một thắng lợi quá lớn cho con trai tôi. Con trai tôi thật xứng đáng được như vậy. Mong rằng Đức Thế Tôn, cùng với Yasa và các tỳ khưu đi theo, đến nhà tôi tham dự một bữa tiệc vào ngày hôm nay.” 

Nghe vậy Đức Phật giữ im lặng, ra hiệu cho chàng trai biết ngài đồng ý và chấp nhận lời mời của ông. Nhà triệu phú hiểu ra điều này liền đứng lên, tỏ lòng tôn kính Đức Phật quay quanh Đức Phật dừng lại ở bên trái ngài và rồi ra đi.

Ngay sau khi nhà triệu phú ra đi, Chàng trai Yasa đã yêu cầu Đức Phật cho Thọ đại giới.”Ôi Đức Thế Tôn, mong rằng con có thể nhận Đại Thọ Giới gia nhập vào Tăng già của Đức Thế Tôn được chăng?” rồi sau đó Đức Phật ban cho phép chàng trai chấp nhận EHI, với những lời lẽ sau đây. “EHI hãy đến và trở thành tỳ khưu, mong rằng Phật Pháp được diễn giải cho tốt, hãy sống cuộc đời phạm hạnh.” Nhờ những lời trên Chàng Trai Yasa được ban Đại Thọ Giới theo cách EHI và cũng chính thông qua Bậc A-la-hán, con số các vị A-la-hán đã lên đến con số 7 người (kể cả Đức Phật và năm người sống bằng của bố thí). 

Tuy nhiên người ta không kể lại chi tiết việc tỳ khưu Yasa nhận y cà sa và Bát khất thực như thế nào, và Yasa đã nhận nghi thức cắt tóc và râu khi nào và ở đâu. Nhưng trong tác phẩm Paṭhamasambodhikathā do Trưởng lão Kromphra Paramānujitajinorasa biên soạn có mô tả lại một biến cố đó như sau: 

“Ngay sau khi cha ông lên đường về nhà, Chàng thanh niên Yasa đã xin Đức Thế Tôn được nhận thọ đại giới. Rồi sau đó Đức Phật đã ban cho chàng chức tỳ khưu EHI, thốt lên cùng một cách thức giống như ngài đã thực hiện với năm vị A-la-hán sống bằng của bố thí. Còn về y cà sa và bát khất thực và các đồ dùng cá nhân khác, toàn bộ những thứ đó đã được đem đến cho chàng từ trời rơi xuống, nhờ những công đức chàng đã tích lũy được từ trước. Trong khi đó râu và tóc của chàng tự động biến mất. Rồi ngài lãnh y cà sa mặc và mang theo nhiều đồ cần thiết hàng ngày; như vậy đã hoàn tất nghi lễ nhận thọ đại giới của chàng trai Yasa”

Một điều cần lưu ý là những đoạn văn trên do nhà soạn thảo chép từ những bản Kinh Phật cổ tức là Kinh Pali và các tập Chú Giải. Tác giả chẳng tự biên soạn điều gì cả, Tuy nhiên, tác giả đã không chịu khó đề cập đến những đoạn văn đó đã được sắp xếp ở đâu.(vì vào thời đó, điều đó không nhất thiết phải làm như vậy.)

Đây là một bài tường thuật ngắn viết về Trưởng lão Yasa, đặc biệt đoạn văn cho thấy Đức Phật đã tận dụng phép thần thông Tirobhāva tức là phép lạ (thần thông) ngăn không cho thấy người hay đồ vật mà thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy. Thêm vào biến cố này, chúng ta còn được biết Đức Phật cùng với Trưởng lão Yasa, đã đến tham dự bữa tiệc tại nhà riêng của nhà triệu phú ra sao vào buổi sáng ngày hôm sau. Mẹ và vợ của chàng thanh niên Yasa cũng đã chăm sóc Đức Phật thì nhất thiết hai người đó cũng đã nhận ra chàng thanh niên Yasa đã trở thành tỳ khưu ra sao, nhưng ta không thấy đề cập gì đến phản ứng của hai người cả. Rồi sau đó Đức Phật đã thuyết pháp cho cả hai người phụ nữ này về năm pháp tuần tự quan trọng phải tiến tới là như thế nào, đồng thời ngài cũng diễn giải cho họ về Tứ Diệu Đế giống hệt như Ngài đã thuyết pháp cho Yasa và cha của chàng. Vào cuối bài thuyết pháp cả hai đã được nhận Pháp Nhãn, họ hết lời khen ngợi tài thuyết pháp của Đức Phật và tuyên bố trở thành là cận sự Nữ (upāsikās) có nghĩa là đồ đệ đạo hữu trong suốt cuộc đời còn lại của họ. Theo Kinh Pali thuật lại, hai người phụ nữ đó đã trở thành những cận sự nữ Phật giáo đầu tiên vậy.

Trưởng lão Đại Đức Maha Kappina

Trưởng lão Kappina là hoàng tử của nhà vua nước Kukkutavatī. Ngài đã lên kế vị vua sau khi cha truyền lại ngai báu cho ngài. Hoàng hậu của nhà vua tên là Anojādevī, là con gái của vua thuộc thành phố Sāgala, vương quốc Maddarraṭṭha. Nhà vua có năm con ngựa nòi có tên theo thứ tự như sau: Bala, Balavāhana, Puppha. Pupphavāhana và Supatta, con ngựa cuối cùng được dành riêng cho nhà vua. Trong khi đó bốn con còn lại được giao cho những người khác để đưa nhà vua đi thăm nhiều nơi trong khắp vương quốc để xác định xem những tin tức được tường trình có thực sự diễn ra nơi Tam Bảo tức là Phật, Pháp và Tăng già hay không và chính xác đến mức độ nào. Mỗi buổi sáng ngài đều cho các sứ giả dùng bữa điểm tâm rồi sai họ bủa đi khắp nơi để thu thập tin tức. Họ chỉ cần vượt qua một ít Yojana mỗi ngày rồi lại quay trở về báo hết mọi tin tức cho nhà vua.

Một ngày kia chính nhà vua cũng cưỡi ngựa Supatta ra đi thu thập tin tức như vậy, cùng với một đoàn tùy tùng cưỡi ngựa khoảng cả ngàn con ngựa. Họ đã bắt gặp một đoàn thương gia lên đến năm trăm người đang mệt mỏi lê bước tiến về phía thành phố. Nhà vua nghĩ trong tâm, “Những người này chắc đã phải di chuyển từ một vùng đất xa lắm đến đây thì phải, chính vì vậy họ xem ra có vẻ mệt mỏi và kiệt sức. Rất có thể trẫm nên khai thác một ít tin tức từ những thương gia này.” Nói đoạn nhà vua ra lệnh cho các thương gia đến gặp ngài và hỏi họ, nói rằng, “ Các ngài từ nước nào tới đây vậy?”

“Ôi Tâu Đức Đề Bà” một vị thương gia lên tiếng, “chúng tôi đến từ một miền xa xôi cách đây cả 120 Yojana, ở đó có một thành phố tên là Sāvatthi. Chúng tôi đã đến từ thành phố đó.”

Nhà vua lên tiếng, “Ở đó có điều gì các khanh có thể cho trẫm biết được chăng?”

Họ trả lời, “Ôi Tâu Đức Đề Ba, ở đó chẳng có gì quan trọng cả, chỉ trừ có một điều thành phố đó đã có Đức Chánh Đẳng Chánh Giác giáng lm ở đó.”

Nghe thấy những lời đó nhà vua tràn ngập vui mừng với năm trạng thái phỉ lạc làm cho nhà vua quên mất những gì đang diễn ra xung quanh đó trong giây lát. Một nguồn vui tràn ngập đã khiến nhà vua quên mất điều các thương gia vừa cho ngài biết trước đó khiến ngài lại nhắc lại câu hỏi và nhà vua đã nhắc lại những câu hỏi ba lần liên tiếp như vậy. Cho mãi đến lần thứ tư nhà vua mới có thể kiểm sóat được chính mình và ngài hỏi họ thêm. “Thế không còn tin tức gì nữa hay sao?” Khi họ cho nhà vua biết cả Giáo Pháp và Tăng Già cũng được sanh ra ở đó. Nhà vua lại vui mừng hơn truớc về những tin tức đo, rồi ngài ban cho họ ba ngàn tiền làm phần thưởng.

Sau đó nhà vua truyền cho đoàn tùy tùng gồm một ngàn cận thần, “Đến giờ trẫm mới nghe biết Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng-Già đã được sinh ra trên cõi đời này, trẫm sẽ không quay trở về thành phố nữa và muốn đến gặp Đức Phật và dành cuộc đời còn lại của trẫm đến sống cuộc đời phạm hạnh với ngài. Thế các khanh có ý kiến và làm gì không?” Họ đồng thanh trả lời. “Tâu Bệ Hạ, chúng hạ thần cũng muốn theo gương bệ hạ.” 

Rồi nhà vua truyền cho những người lưu giữ hồ sơ hoàng gia ghi lệnh của ngài lên một tấm bia bằng vàng và truyền cho các thương gia, nói rằng “Hoàng hậu Anojā sẽ ban thưởng cho các khanh ba trăm ngàn đồng. Trẫm yêu cầu các khanh hãy thông báo cho hoàng hậu là trẫm truyền lại ngai vàng cho Hậu. Mong rằng Hậu lên ngôi vua và sống hạnh phúc. Nếu Hậu có hỏi các khanh, trẫm đi đâu, các khanh cứ nói cho Hậu biết là trẫm sẽ tiến hành cuộc sống vô gia cư và cống hiến cuộc đời còn lại của trẫm cho Đức Phật, Nhà vua đã thực hiện điều này trước khi về cõi thiên thai.”

Toàn bộ các vị cận thần của nhà vua cũng sai người về báo cho vợ con của họ như vậy và mọi sự đã được thực hiện đúng y như vậy, Đức vua cùng với một ngàn vị cận thần đã rời khỏi địa điểm đó và tiến thẳng về thành phố Sāvatthi.

Đức Thế Tôn vào buổi sáng ngày hôm đó đã nhìn thấy có người xuất hiện trên mạng Nhãn Thông của Ngài và đó là nhà vua Kappina cùng với một ngàn vị cận thần đang trên đường đi và qua phép nhãn thông ngài đã nhìn thấy tất cả những gì đã xảy ra ngay cả trước đó. Đức Phật cũng biết rõ toàn bộ họ đều đã may mắn có tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán. Ngài cũng còn biết trước họ cũng sẽ gặp ngài vào ngày hôm sau. Chính vì thế, ngài đã mặc y cà sa và lấy bát khất thực vượt một chặng đường khoảng hơn 120 Yojana để chào đám người đó. Chính Ngài ngồi dưới gốc một cây đa cổ thụ gần bờ sông Candabhāganadī, tỏa ra ánh sáng sáu màu cùng hương thơm ngọt ngào dâng trào.

Nhà vua cùng đoàn tùy tùng phải vượt qua ba con sông trước khi có thể tiến đến chỗ Đức Phật đang ngồi thiền chờ họ. Con sông đầu tiên họ phải vượt qua có tên là Āravapacchā, con sông thứ hai tên là Nilavahan và sau cùng là con sông CandabhĀga. Cả ba con sông đều rất rộng và không có bất kỳ cây cầu, thuyền tầu hay bè mảng có thể giúp họ qua sông. Chính nhờ phép lạ (thần thông) mà tất cả họ đã thành công vượt qua được cả ba con sông. Cùng với toàn bộ ngựa đi trên mặt nước giống như trên mặt đất cứng. Tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đã mô tả tình tiết này như sau:

Tiến lại gần bờ sông, nhà vua lên tiếng hỏi, “Tên sông này là gì vậy?” họ trả lời “Tâu Hệ Hạ, con sông có tên là Āravapacchā,.”

Nhà vua liền hỏi thêm, “Sông có rộng không?”

“Tâu Bệ Hạ, Sông sâu một Gāvuta và rộng khoảng hai Gāvuta.” (một Gāvuta bằng 4 km.)

Nhà vua hỏi thêm, “Có kiếm đâu ra tàu thuyền hay bè mảng gì không?” 

“Tâu Bệ Hạ, chẳng có gì cả.”

Như vậy nhà vua nói. “Thế thì đợi cho đến lúc chúng ta tìm được tầu thuyền và bè mảng chắc đứa bé mới sanh ra chắc đã phải đạt đến tuổi già, và người có tuổi chắc đã chết từ lâu. Lúc này trẫm không có nghi ngờ hay lưỡng lự gì cả, phải tiến tới bằng bất cứ giá nào để trẫm dâng hiến cuộc đời còn lại của trẫm cho Tam Bảo. Nhờ phép thần thông của Tam Bảo, mong rằng nước biến thành điều gì đó không phải là nước.” Nói xong những lời đó, nhà vua nhập thiền định nhất quán không lay chuyển vào các ân đức Tam Bảo, Nhà vua liền cưỡi ngựa đi trên mặt nước, tiếp theo sau là đoàn tùy tùng của nhà vua đi theo sau, mọi người cũng có cùng thái độ tuệ giác giống y hệt như nhà vua. Lạ lùng thay, toàn bộ ngựa đều phi nước đại trên mặt nước thoải mái như thể đang phi trên mặt đất vậy. Và toàn bộ đoàn ngựa đã qua sông ráo chân.

Nhà vua và đoàn tùy tùng cũng vượt qua sông thứ hai và thứ ba y hệt như vậy, ngay sau khi họ đã vượt qua con sông thứ ba ráo chân, họ nhìn thấy luồng sáng sáu màu phát ra và mùi thơm ngào ngạt lan tỏa từ thân xác Đức Phật đang ngồi thiền dưới gốc cây đa. Toàn bộ cây đa, như cành cây, nhánh to nhánh bé và lá đều được tắm trong ánh sáng siêu nhiên đó. Toàn bộ đều giống như được mạ một lớp vàng vậy.

Hiện tượng đầy kinh ngạc này bảo đảm cho nhà vua một điều rằng những ánh sáng thiên cung tuyệt vời đó chắc chắn phải thuộc về Đức Phật và nguồn phát ra thứ ánh sáng đó chẳng phải ai khác hơn là đức Thế Tôn vậy. Nhà vua nghĩ trong tâm Đấng Toàn Giác chắc chắn đã phải nhìn thấy họ đang tiến tới và chính vì vậy Ngài đã ngồi thiền dưới gốc cây đa đó và đợi tất cả chúng ta.

Tất cả họ xuống ngựa và tiến lại gần Đức Thế Tôn, ngài đã thuyết pháp cho họ một bài nhờ vậy mà toàn bộ họ đã đạt được Pháp Nhãn và tất cả đã yêu cầu được nhận Thọ Đại Giới.

Biến Không Khí Thành Những Vật Rắn Chắc

Chấp nhận ban Thọ Đại Giới cho họ, Đức Phật đã cân nhắc đắn đo. “Có nên lấy phép lạ (thần thông) để tạo y Cà Sa và bát Khất Thực bọn người này chăng?” Nhớ lại tiền kiếp của họ, Ngài được biết họ đã từng dâng một ngàn y cà sa cho một ngàn vị phật độc giác. Một lần nữa, mới xẩy đây thôi, có một đức phật giáng trần với tên gọi là Ca Diếp (Kassapa), họ cũng đã dâng hai mươi ngàn bộ y cà sa cho hai mươi ngàn tỳ khưu. Điều này khiến họ có thể được nhận y Cà Sa và bát Khất thực một cách kỳ diệu.

Sau khi nhận ra điều này, Đức Phật liền đưa tay phải ra và nói với họ, “Hãy lại đây, và trở thành tỳ khưu. Hãy theo đuổi cuộc sống phạm hạnh vì muốn diệt trừ đau khổ.” Ngay sau đó xuất hiện đầy đủ y Cà sa và bát khất thực cùng những vật dụng cần thiết cho những người này sử dụng. Sau khi họ đã được mặc y cà sa và nhận những vật dụng cần thiết. Họ trông giống hệt những vị Trưởng lão đã được nhận Thọ Đại Giới cả trăm năm nay. Tất cả họ đều bay lên trời, rồi hạ xuống để tỏ lòng tôn kính Đức Thế Tôn và ngồi vào vị trí dành riêng cho họ.

Dưới đây là một số nhận định của tôi liên quan đến những đoạn trên đây. Đoạn nói về những người ngày đã dâng một ngàn bộ y Cà sa cho các vị phật Độc giác và cho hai mươi ngàn Chư vị tỳ khưu được trích trong Kinh Phật gọi là Thí Dụ Kinh (Apadāna) (33/186) kể lại tiền kiếp của nhà vua Mahāpappina. Điều này chứng tỏ một chân lý cho rằng bất kỳ một điều gì được nhận một cách lạ lùng đều phải có cơ sở, cũng như nên đặt cơ sở trên luật nhân quả. Không có việc dâng cúng nào đó trong quá khứ làm nhân duyên thì chẳng hy vọng nhận được bất kỳ điều gì hậu quả cả. Chúng ta cũng nên nhớ rằng Đức Phật không thể tạo ra bất kỳ vật dụng cần thiết nào cho toàn bộ Chư Vị A-la-hán đó. Một ví dụ được nêu lên trong trường hợp ngài Bāhiya. Ngay cả sau khi ngài đã đạt đến bậc A-la-hán, sau khi đã nghe Đức Phật thuyết pháp, chính ngài đã nói với ông hãy tự đi kiếm lấy cho mình y cà sa và bát khất thực. Điều này chứng tỏ bāhiya chưa tích lũy được loại công đức này và như vậy ngay cả Đức Phật cũng klhông thể tạo ra được y cà sa và bát khất thực cho ngài Bahiya.

Đối với những ai biết tiếng Pali đồng thời muốn tìm hiểu trực tiếp đoạn này, chúng tôi xin giới thiệu đoạn văn (trích từ tập chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) dưới dây như sau:

“Desanāvasāna rājā saparivāro sotāpạttiphale patiṭṭhahi. Atha sabbeva uṭṭhahitvā pabbajjaṃ yāciṃsu. Satthā :Āgamissati mu kho imesaṃ kulaputtānaṃ iddhimayapattacūvaranti” upadhārento “Ime kulaputtā paccekabuddhasahassassa cūvarasahassaṃ adaṃsu. Kasapabuddhakāle vīsatiyā bhikhusahassānanpi visati cūvarasahassāni adaṃsu. Anacchariyaṃ imesaṃ iddhimayapattacūvaragamananti” ñatvā dakkhinahatthaṃ pasāretvā “Etha bhikkhavo, caratha brahmacariyaṃ sammā dukkhasa antakiryāyāti” āha. Te tāvadeva aṭṭhaparikkhāradharā vassasatikattherā viya hutvā vehāsaṃ abhuggantvā paccoroitvā satthāraṃ vanditva nīsidiṃsu.”

Tuy nhiên, những đoạn Pali dài hơn vẫn không làm cho sự việc rõ ràng hơn cho những ai muốn biết thêm nhiều chi tiết khác nữa. Rất có thể, ngay sau khi đưa cánh tay phải ra và nói như vậy, liền xuất hiện những đồ cần dùng cho tất cả các tỳ khưu đã được tạo ra một cách mầu nhiệm. Ngay sau đó nhờ những hành động công đức họ đã thực hiện được trong quá khứ. Rồi họ bắt đầu xuống tóc và mặc y cà sa, hay cũng có thể họ không xuống tóc ngay lúc đó (tóc của họ tự động rụng hết cùng một lúc) nhưng chỉ mặc y cà sa mà thôi. Lại nữa, điều này có thể xảy ra, ngay sau khi Đức Phật đã phán như vậy, thì quần áo đời thường của họ biến mất và rồi được thay thế ngay tức khắc bằng áo cà sa cho các vị tỳ khưu trên mình họ. Trường hợp thứ hai này giống như việc thay quần áo về phần các opapātika có nghĩa là các vật vô hình. Thường hay xảy ra một cách nhanh chóng lạ thường.

Toàn bộ những điều vừa nêu trên tôi xin dành để cho các học giả phê phán vì điều này vượt quá hiểu biết và kiến thức của tôi vào lúc này. Biết bao nhiêu phép lạ (thần thông) như vậy đã được ghi lại trong Kinh Phật, vậy mà với một người hiện đại, hình như họ vẫn không thể tin được.
Trong tập Chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có một số chi tiết như sau:

Khi các sứ giả thương gia đến gặp hoàng hậu và tường trình về những gì họ được yêu cầu phải làm, ngoài việc trả cho họ phần thưởng ba trăm ngàn đồng vàng, hoàng hậu còn cho thêm một số tiền khoảng chín ngàn đồng nữa. Đây là món tiền thưởng cho những tin tốt lành họ đã đem đến cho hoàng hậu. Có nghĩa là việc xuất hiện của Tam Bảo. Cuối cùng hoàng hậu cùng với các bà vợ của một ngàn vị cận thần đi theo nhà vua, đã công bố theo gương nhà vua. Tuy nhiên, họ không cưỡi ngựa, nhưng ngồi trên một ngàn chiếc xe có ngựa kéo. Trên đường đi họ cũng gặp ba con sông phải vượt qua. Nhờ vào quyết định trung thành, họ đã thành công vượt qua sông theo cách nhà vua và các vị cận thần đã thực hiện. Cho đến khi họ đến gặp Đức Phật, ngài vẫn đang ngồi thiền dưới gốc cây đa, cùng với nhà vua Mahākappina và các vị cận thần của ngài ngồi bên cạnh.

Tuy nhiên nhờ phép thần thông ngụy trang Đức Phật đã khiến cho nhà vua và các vị cận thần không thể nhận ra hoàng hậu, khiến cho hoàng hậu và đám tùy tùng không thể nhận ra nhà vua và những người cận thần vào lúc đó. Khi hoàng hậu hỏi Đức Phật về nhà vua chồng của bà, Đức Phật nói với hoàng hậu “Ôi hoàng hậu, hãy ngồi xuống đây, chút xíu nữa ngài sẽ nhìn thấy Hoàng Thượng ngay tại đây.” Đương nhiên là hoàng hậu và đoàn tùy tùng rất phấn khởi chắc chắn là chẳng bao lâu nữa họ sẽ có thể gặp được nhà vua và các vị cận thần. Thế là họ ngồi vào chỗ dành cho họ.

Đức Phật đã diễn giảng cho họ năm pháp tuần tự phải tiến tới. Tiếp theo ngài cũng diễn giảng Tứ Diệu đế cho các phụ nữ đó. Cuối cùng hoàng hậu và đoàn tùy tùng cũng nhận được Pháp Nhãn và trở thành Đấng Nhập Lưu. Trong khi đó nhà vua cùng với các vị cận thần ngồi gần ngay bên đã nhập thiền một lần nữa những gì Đức Phật đã thuyết pháp trong bài giảng cho hoàng hậu và đoàn tùy tùng và nhà vua đã đạt đến bậc A-la-hán cùng với bốn loại Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidā) vào cuối bài thuyết pháp.

Sau khi biết được điều này Đức Phật đã giải tỏ sức mạnh thần thông của ngài và khiến cho các phụ nữ nhìn thấy đức vua và các vị cận thần của ngài lúc này đã trở thành các vị đồ đệ bậc thánh A-la-hán.

Lý do được nhắc đến trong kinh Phật ở đây chính là giống như trường hợp chàng trai Yasa và cha cậu, Đức Phật biết rằng nếu các phụ nữ này trông thấy chồng họ sớm hơn thì tâm trí họ có thể không tập trung được vì chú ý của họ có lẽ sẽ bị phân tán vì hình bóng người đàn ông. Điều này có thể ngăn cản bước tiến tới đến thánh đạo. Nhưng sau khi họ đã đạt đến thánh đạo và kết quả là họ đã trở thành Đấng Nhập Lưu họ sẽ được chúc lộc lành với đức tin không thể lay chuyển nổi vào Tam Bảo. Chính vì thế họ được phép nhìn thấy chồng sẽ không tạo ra nguy hại cản đường thành đạt của họ nữa.

Vừa nhìn thấy nhà vua đã trở thành tỳ khưu, những người đàn bà liền phủ phục trước chồng và lên tiếng “Thật tuyệt vời, ôi người tôi yêu, chàng đã trở thành hoàn hảo, cuộc sống tịnh tấn trước mặt em” nói xong, họ liền đứng vào đúng vị trí của họ và xin Đức Phật ban Thọ Đại Giới cho họ.

Đức Phật nói “các ngươi có thể đi đến thành phố Sāvatthi và được thọ giới theo nhóm các tỳ khưu ni ở tại đó.” Toàn bộ các phụ nữ đã làm y những lời Đức Phật truyền dạy, họ đã trẩy Sāvatthi cách đó 120 Yojaga và nhận được những lời khen ngợi và kính trọng từ những người địa phương. Cuối cùng thì họ cũng đến được địa điểm cần đến và nhận được thụ phong theo giáo phái tỳ khưu ni và đã đạt đến bậc A-la-hán. Tuy nhiên. Đức Phật đã dẫn một ngàn tỳ khưu bay trên không đến khu rừng Kỳ Viên (Jeta) (đoạn tiếng Pali như sau: Satthāpi Bhikkhusahasssaṃ ādāya ākāsenava Jetavanaṃ agamāsi)

Trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có một số chi tiết các bài tường thuật về Trưởng lão Mahākappina, nhưng chẳng có gì liên quan đến các phép lạ (thần thông) chúng tôi sẽ bàn đến lúc này. Mục tiêu của Trưởng lão Buddhaghosa trong việc tường trình chuyện kể này chính là kể lại một ví dụ được gọi là Phép lạ (thần thông) Tirobhāva tức là phép lạ (thần thông) ngăn không cho thấy người hay đồ vật mà thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy rõ ràng và gần sát ngay bên. Như chính Đức Phật đã thực hiện trong trường hợp này.

Tuy nhiên, trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn ghi lại một số khác biệt liên quan đến chuyện kể vừa đề cập đến ở trên như sau:

Vì Đức Phật biết rõ nhà vua Kappina cùng với các vị cận thần đã quyết định “lên đường” và đang di chuyển đến gặp ngài đã tiến tới sông Candabhāga, là nơi Đức Phật đang ngồi thiền chờ họ dưới gốc cây đa bên bờ sông. Người ta cũng kể lại rằng ngài đã phải vượt một chặng đường dài 120 Yojana. Nhưng không cho biết ngài bay trên không hay đi bộ đến đó. Khi những người trên đã đến đó, ngài liền thuyết pháp cho họ một bài và sau bài giảng nhà vua đã đạt đến bậc Quả Bất Lai (anāgami), còn các vị cận thần cũng đã đạt đến bậc Đấng Dự Lưu (Sotapnna). Sau này, khi hoàng hậu Anojā đến được cùng địa điểm trên y như cách nhà vua và các vị cận thần đã phải vượt qua. Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) dấu không cho nhà vua và các vị cận thần của ngài đang ngồi gần đó, khiến họ không thể nhìn thấy người nhà của mình. Khi Hoàng hậu hỏi ngài có gặp hay không, Đức Phật hỏi lại họ một câu mang tính Phật pháp rất có lợi cho họ, nói rằng: Hoàng Hậu đi tìm Đức Phật hay tìm chính mình vậy. Khi Hoàng hậu trả lời rằng Hậu chọn đi tìm chính mình và ngồi xuống, Đức Phật đã thuyết pháp cho họ một bài giảng, nhờ đó hoàng hậu và một ngàn người đi tháp tùng đã đạt đến bậc Quả Nhập Lưu. Các vị cận thần của nhà vua sau khi nghe bài giảng đó cũng đã đạt đến bậc Quả Bất Lai. Trong khi đó chính nhà vua lại đạt đến bậc A-la-hán.

Điều đó được mô tả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Cũng cần lưu lý rằng trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) sau bài giảng cho họ, cả nhà vua và các vị cận thần đã đạt đến bậc Quả Nhập Lưu cùng một lúc. Chính sau này, khi họ được nghe bài giảng ấy lần thứ hai Đức Phật giảng giải cho hoàng hậu Anojā và đoàn tùy tùng thì nhà vua cùng các vị cận thần đạt đến bậc A-la-hán. Nhưng theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trước tiên nhà vua đã đạt đến bậc Quả Bất Lai, rồi sau đó là bậc A-la-hán, trong khi đó lúc đầu các vị cận thần của ngài chỉ đạt đến được bậc Quả Nhập Lưu, rồi sau đó mới đến bậc Quả Bất Lai. Không đả động gì đến Tứ đạt thông (fourfold Fluency Paṭisambhidā); cũng như việc Đức Phật dẫn toàn bộ các tỳ khưu bay trên không trở lại Rừng Kỳ Viên (Jeta Grove). 

Một Phép lạ (thần thông) Khác Về Dấu Không Cho Nhìn Thấy

Chuyện kể này được thuật lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau:

Như đã mô tả ở trên, người thực hiện phép lạ (thần thông) này đã dấu không cho nhìn thấy cả những vật lẫn những người trước mặt, nhưng lại không tự dấu chính mình được. Những ví dụ về loại phép lạ này phép lạ hiện diện tại hai nơi cùng một lúc (Twin Miracle), chính Đức Phật đã thực hiện trước sự chứng kiến của rất nhiều người. Tất cả đều nhìn thấy người thực hiện phép lạ (thần thông). Nhưng còn có một khía cạnh khác thuộc phép lạ (thần thông) này đó là: trong đó người khác cũng có thể chứng kiến chính phép lạ (thần thông), nhưng không nhìn thấy người thực hiện. Điều này giống với các phép lạ (thần thông) Āvibhāva Pāṭithāriya. Có một ví dụ kể về một vị trưởng lão đã đạt đến bậc A-la-hán, tên là Mahaka và Vị Thiên Chủ Phạm Thiên tên là Baka. Tuy nhiên, các biến cố được kể lại trong đó lại rất ngắn gọn. Rất khó cho những ai chưa biết đến các vị đó. Bởi vậy cho nên tác giả kể lại chi tiết cả hai biến cố trích trong Kinh Pali (18 Saḷāyatanavagga trang 356 số 554 – 21 và Mūlapaṇṇāsaka trong Trung Bộ Kinh trang 590 số 551)

Chuyện Kể Về Trưởng lão Mahaka

Một lần kia có rất đông các vị trưởng lão trụ trì tại khu rừng Ambakata, gần rừng Macchikasaṇḍda. Vào thời đó có một người giàu có tên là Citta đã đến thăm các vị trưởng lão, khi đã an vị đúng chỗ dành riêng cho ông, liền lên tiếng, “Trọng kính các chư vị trưởng lão, các vị có thể đến dùng bữa tại trại bò của tôi vào ngày mai được không.” Các vị trưởng lão đã nhận lời mời bằng cách giữ im lặng. Sau khi được biết và hiểu ra sự ưng thuận của họ, Citta đứng dậy ra khỏi chỗ ngồi và đi vòng bên phải quanh họ, và rồi ông ra về.

Vào buổi sáng hôm sau các chư vị tỳ khưu mặc y Cà Sa và lấy bát khất thực tiến lại trại bò và ngồi thiền ngay tại chỗ đã sửa sọan cho họ. Rồi người giàu có kia đã dâng cho họ món cơm trộn với một loại bơ lỏng hảo hạng do chính tay ông sửa soạn. Sau khi kết thúc bữa ăn các tỳ khưu rửa tay và cả bát khất thực rồi xếp bát khất thực vào vị trí bố thí rồi về trở lại rừng Ambakara.
Citta ra lệnh cho các nô bộc và những người trong trại xử lý số đồ ăn còn dư lại. Trong khi đó chính ông đi tiễn các vị tỳ khưu. Lúc đó trời nóng oi ả ngột ngạt và các vị tỳ khưu mệt mỏi bước đi trên đường thân xác họ như bị co dúm lại (một thành ngữ ám chỉ thân thể họ giống như miếng khoai tây chiên hay một khoanh thịt nướng trên lửa đang bị teo lại)

Trong số các tỳ khưu đó, có vị trẻ nhất (căn cứ vào tuổi nhận thọ giới), ông đã xin vị tỳ khưu niên trưởng trong nhóm, nói rằng, “Ôi thưa ngài trưởng lão kinh mến, nếu như lúc này có một cơn gió lạnh và ánh mặt trời dịu xuống dăm ba độ, cùng với một cơn mưa phùn thì hay biết mấy.” Vị trưởng lão nói với tỳ khưu Mahaka, “Ôi! Thật tuyệt vời nếu được như vậy.” Khi vị trưởng lão vừa dứt lời, thông qua sức mạnh thần thông của mình, tỳ khưu Mahaka đã tạo ra một cơn gió lạnh. Cùng lúc đó ánh mặt trời dịu hẳn đi và có cơn mưa phùn bay lất phất. Các vị tỳ khưu giờ đây không còn phải đổ mồ hôi nhễ nhãi dưới sức nóng mặt trời như thiêu như đốt nữa.
Được chứng kiến phép lạ (thần thông) nhãn tiền đó, người giàu có Citta tự nhủ, “Vị tỳ khưu này tuổi nhỏ mà tài cao; tuy vậy ngài đã có khả năng đáng kinh ngạc như vậy.” Sau khi các vị tỳ khưu đã quay trở lại khu Rừng, tỳ khưu Mahaka hỏi trưởng lão niên trưởng trong đám các vị tỳ khưu. “Thưa ngài Trưởng lão, làm như vậy đã đủ sức mạnh sáng tạo chưa?” Vị trưởng lão lên tiếng, “Ôi Mahaka, quá đủ rồi, ngài đã thực hiện điều thật tuyệt vời.”

Các vị tỳ khưu trở về phòng riêng dành cho mỗi người, Còn Citta người giàu có đã theo tỳ khưu Mahaka về phòng riêng, sau khi đã an vị đúng chỗ, Citta yêu cầu tỳ khưu, nói rằng, “Xin Ngài Trưởng lão chỉ cho tôi thấy sức mạnh thần thông của ngài.”

Tạo Ra Lửa

Tỳ khưu Mahaka nói với Citta, “Nếu ông ước ao được thấy điều đó, hãy để chiếc khăn choàng của ông xuống hành lang kia, rồi rải chút cỏ lên đó.” Citta làm y theo lệnh truyền, trong khi đó Mahaka đi vào trong sảnh đường, đóng cửa và cài then kỹ lưỡng, rồi thông qua sức mạnh thần thông, ngài đã tạo ra các lưỡi lửa phun ra từ lỗ chìa khóa và các kẽ hở trên cửa. Ngọn lửa đã bắt cháy và thiêu rụi nắm cỏ khô một cách kỳ lạ, còn chiếc khăn choàng của Citta không hề hấn gì.

Được chứng kiến phép lạ (thần thông) đó, Citta như bị choáng ngợp trong nỗi kinh ngạc sung sướng vô ngần, khiến tóc gáy ông dựng đứng lên. Ông nhặt chiếc khăn choàng lên, vẫn còn sót lại ít cỏ khô đã cháy gần hết, để chắc chắn là mình chỉ không “nhìn thấy” mà thôi mà còn sờ mó nữa. Lúc đó vị trưởng lão bước ra và hỏi ông, “ Ôi chủ gia nhân, hãy cho tôi biết phép thần thông như vậy đã đủ chưa?”

Citta trả lời, “Dạ đủ rồi thưa ngài Trưởng lão, ngài đã thực hiện một điều tuyệt vời. Mong rằng ngài được sung sướng sống tại khu rừng Ambakata này, gần bên khu rừng Macchikasaṇḍda. Về phần tôi, tôi sẽ chu cấp cho các vị y cà sa, của bố thí, chỗ ở và thuốc men.”

Vị trưởng lão trả lời “ Ôi Chủ Gia nhân, điều ông nói thật là tuyệt.” Rồi ngài trưởng lão thu gom y cà sa, bát khất thực và rời khu rừng Macchikasaṇḍda, không bao giờ trở lại nữa.

Đây là những gì được kể lại trong Kinh Pali về Trưởng lão Mahaka. Ta cần lưu ý là tiết mục phép lạ (thần thông) cuối cùng của ông cũng gồm trong loạt những phép lạ (thần thông) được gọi là Tirobhāva (phép lạ (thần thông) gần) vì ngài đã trở vào thiền viện hay chính xác hơn, vào trong sảnh đường trước khi tạo ra các lưỡi lửa lóe ra qua lỗ ổ khóa và các kẻ hở trên cửa, lúc đó ngọn lửa chỉ thiêu rụi một cách lỳ lạ dúm cỏ khô rải trên tấm khăn choàng, nhưng lại chừa khăn choàng không hề hấn gì. Toàn bộ khoảng thời gian đó vị trưởng lão lại ở trong sảnh đường, cửa đóng kín và cài chốt khóa rất cẩn thận. Chủ Gia nhân không nhìn thấy vị trưởng lão; những gì ông nhìn thấy chỉ là các lưỡi lửa phát ra để thiêu rụi nắm cỏ khô ở bên ngoài. Trong phép lạ (thần thông) này, người thực hiện không được nhìn thấy. Phép lạ này được gọi là Tirobhāva (gần với, hay là được ngụy trang) cũng còn được gọi với một tên khác nữa là Apākaṭapāṭithāriya, có nghĩa là phép lạ (thần thông) không thể nhìn thấy người thực hiện.

Đức Phật Cảm Thắng Phạm Thiên Baka

Một ví dụ khác nữa về phép lạ (thần thông) Tirobhāva (phép lạ (thần thông) xuất hiện ở một nơi xa lạ hay tự dấu mình) do Trưởng lão Buddhaghosa, tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), kể lại về trường hợp Đức Phật cảm thắng Phạm Thiên Baka. Nhưng chỉ được bàn cãi một cách tình cờ và ngắn gọn khiến những độc giả trước kia chưa bao giờ nghe nói đến phép lạ (thần thông) này chắc chắn sẽ bỏ qua không chút quan tâm. Nhằm phục vụ quí độc giả chúng tôi xin trích dẫn ở đây với đầy đủ chi tiết về những bài tường thuật sau đây trích từ Kinh Pali. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần trích một đoạn kệ trong các trích đoạn “Bāhuṃ” (có nghĩa là những kẻ được chúc phước” có liên quan đặc biệt đến giai thoại này như sau:

Duggāhadiṭṭhi bhujagena sudatthahatthaṃ

Brahmaṃ visuddhijutimiddhakābhidhānaṃ

Ñāṇāgadhena vidhinā jitvā munindo

Tantejasā bhavatu te jayamañgalāni.

Vị Sa môn Ưu Việt (tức là Đức Phật) đã cảm hóa được vị Phạm Thiên tên là Baka, một nhân vật thực hiện được rất nhiều phép thần thông, nhưng lại theo tà kiến và đã coi mình nổi tiếng với nhiều công đức đã được tà kiến. Ngài đã kiên định bám víu với những tà kiến đó (có nghĩa là tự lừa dối mình), do vậy ngài được ví như một người đã bị mãng xà vương cột chặt. Nói cách khác, ngài giống như một người nắm phải rắn độc, và bị rắn mổ vào tay vô tội vạ. Chính nhờ một bài thuyết pháp dẫn nhập đến tuệ giác, Đức Thế Tôn đã thuyết phục và cảm hóa được con người này. Mong rằng ngài được ban thưởng vinh quang chiến thắng nhờ những kệ chiến thắng này.

Đây là một phần trong các đoạn Kinh Tụng gọi là Kinh Bāhuṃ, gồm có việc được chúc phúc nhờ ân huệ các việc thuyết phục và chiến thắng của Đức Phật trong cuộc sống của ngài. Đoạn này trích trong Kinh Pali (tác phẩm Mulapaṇṇāsaka thuộc Trung bộ Kinh, trang 290 số 551).

Vào thời điểm nọ, Đức Phật đang lưu lại trong Khu Rừng Kỳ Viên (Jeta) do một nhà triệu phú tên là Anāthapiṇḍika dâng tặng cho Ngài, khu rừng tọa lạc gần thành phố Sāvatthi. Tại đây ngài kể lại câu chuyện sau đây cho các vị tỳ khưu.

“Các vị tỳ khưu thân mến, một dịp nọ, ta đang lưu lại dưới bóng cây cổ thụ Sila trong khu rừng Subhāga gần thành phố Ukkaṭṭha, lúc đó có một vị Phạm Thiên nọ tên là Baka, đang theo đuổi tà kiến cho rằng, “Cõi Phạm Thiên bất biến, bền vững, tồn tại vĩnh viễn và tuyệt đối, là nơi không còn “diệt” (cuti) mà cũng chẳng có “sanh”. Không còn tuổi già, cảnh chết, cảnh diệt và tái sinh nữa. Chính vì chẳng tồn tại bất kỳ khởi đầu diệt khổ nào, thế nên chẳng tìm đâu ra nguồn cội khổ nơi cõi Phạm Thiên đó.”

“Ôi chư vị tỳ khưu, vừa biết quan điểm sai lạc của vị Phạm Thiên này, ta đã lập tức rời khỏi bóng mát cây cổ thụ Sāla trong khu rừng Subhāga, và ngay sau đó thầy đã có mặt nơi cõi Phạm Thiên. Ta đã thực hiện điều này dễ dàng giống như một người khỏe mạnh giang cánh tay ra rồi lại gập lại chỉ trong nháy mắt.

“Nhìn thấy mình xuất hiện từ xa, Phạm Thiên Baka liền lên tiếng với ta, nói rằng, “Xin Chào Đấng Tận Diệt đau khổ. Ta đến thật đúng lúc. Đã một thời gian dài trước khi ta đến đây. Trước khi ta đã tận diệt hết đau khổ khỏi cõi Phạm Thiên này, nơi đây vẫn tồn tại vĩnh cữu, bất biến, lúc nào cũng hiện hữu và tuyệt đối, chẳng còn có cảnh chết diễn ra tại đây. Ở đây, cũng chẳng còn cảnh sanh, hay tuổi già, chết chóc và tái sinh. Chẳng còn nơi nào làm nơi Nương Tựa tốt hơn và cao siêu hơn cõi Phạm Thiên này nữa.”

Ôi các chư vị tỳ khưu thân mến, chính Phạm Thiên Baka đã nói với ta như vậy, ta liền bảo ông, ‘Ôi Phạm Thiên Baka, nhà ngươi đã bị Vô Minh mê mẩn. Nhà ngươi hiểu sai về nguyên lý vô thường đối với những gì trường cửu, nhà người đã lẫn lộn những gì là vô thường với những gì hay thay đổi, những gì không tồn tại muôn thuở với những gì tồn tại vĩnh cửu, điều hữu hạn với điều tuyệt đối; điều có khả năng tiêu diệt với điều không thể vĩnh viễn tồn tại trong đó. Vậy thì, trong cõi Phạm Thiên cũng tồn tại rất nhiều chúng sanh, họ đã được sanh ra, chết đi rồi lại tái sanh (có nghĩa là sanh và diệt) ấy thế mà nhà ngươi lại bảo ở đây không có sanh, gi và chết, diệt cũng như tái sanh. Ngay cả khi có một nơi nương tựa nào đó tuyệt vời hơn cõi này, nhưng nhà ngươi vẫn cứ kiên định chẳng còn nơi nương tựa nào tốt hơn nữa. Chính là vì vô minh vẫn choáng ngợp nhà ngươi. Ôi Phạm thiên Baka thân mến, điều này có nghĩa là nhà ngươi vẫn còn bị vô minh làm cho mê mệt, chính vì thế nhà ngươi mới thốt lên những lời lẽ trên.
“Ôi chư vị tỳ khưu, ngay sau khi ta nói xong những lời trên, Māra hay kẻ xấu (có nghĩa là kẻ đã cố gắng khuyên can Đức Phật đừng theo đuổi cuộc sống ly tục nữa (vô gia cư), đã chiếm lấy tôn giả (Pārisajja) Phạm Thiên và thông qua Phạm Thiên đó đã nói với thầy rằng, ‘Xin đừng xúc phạm đến Đấng Chí Tôn Phạm Thiên, ôi sư đạo kia, [8] xin đừng xúc phạm đến Ngài Phạm Thiên đó. Ngài thực sự là một vị Đại Phạm Thiên, ngài chính là Đấng Abhibhū, có nghĩa là đấng cai quản mọi sự, và Đấng Anabhibhūto có nghĩa là đấng chẳng ai trấn áp nổi, là Đấng Aññadatthudaso có nghĩa là nhà tiên tri vĩ đại, Đấng Vasavattī có nghĩa là người có sức mạnh phi thường, Đấng Issaro có nghĩa là Đấng Tối Cao trên thế gian này, Đấng Kattā Nimmitā có nghĩa là người tác tạo ra thế gian này. Tạo ra thế giới nghĩa là Rừng Himavanta, núi Sineru, vũ trụ, đại dương, mặt trăng, mặt trời, ngài còn là Đấng Jeṭṭho có nghĩa là vị trưởng lão, là Sajjitā có nghĩa là người tổ chức vạn vật trên thế gian này bất kỳ ai cũng từ người mà phát ra dưới mọi hình thức -- cho dù là vua chúa, là thầy Phạm Thiên, thương gia, lao động, người đời, hay tỳ khưu, cũng đều do phán quyết của ngài mà ra. Ngay cả ở cõi động vật, cho dù đó có thể là lạc đà, hoặc trâu bò v.v… cũng hoàn toàn thông qua lệnh của ngài mà xuất hiện. Ngài là Đấng toàn năng, là cha muôn loài đã sanh ra và được tái sanh.

(những ý nghĩa các tước vị của Đức Phạm Thiên nói trên được trích từ tập Chú Giải. Đối với những ai muốn đọc đoạn văn Pali bản gốc, chúng tôi xin ghi lại dưới đây như sau: Aññadatthudaso: Sabbaṃ passanti. Vasavattī: Sabbaṃ Janaṃ vase vatteti. Issaro: loke issaro: Kattānimmitāti: Lokassa kattā ca nimmitā ca paṭhavīhimavantasinerucak – kavālamahāsamuddacandimasuriyā iminā nimmitāti dīpeti. Jeṭṭho sajjitāti: Ayaṃ lokasa uttamo ca sajjitā ca, tvaṃ khattiyo nāma tvaṃ brahmano nāma vesso nāma suddo nāma gahaṭṭho nāma pabbajito nāma antamaso oṭṭhopi hoti goṇo hotīti evaṃ sattānam sajjitā ayanti dasseti. Vasī pītā bhūtabhabyānaṃ) 

Vị Phạm Thiên (Pārisajja) sau khi nói đoạn liền tiếp lời.

“Ôi tỳ khưu kia, có một số Sa môn và thầy Phạm Thiên trên trần gian này thường hay phê phán và chê bai (giới) đất, nước, khí, lửa, nói rằng toàn bộ những thứ đó chỉ là vô thường, khổ và vô ngã. Họ phê phán và chán ghét các sanh linh (Bhūta), các Chư thiên (Devata), các Đấng Phạm Thiên (Brahmas) và các Đấng Pajāpati (cũng là một bậc Phạm Thiên), nói rằng, toàn bộ con người và loài vật đó chỉ là vô thường, gây khổ và vô ngã. Hiện thời những vị Sa môn và các Thầy B la mơn (Brahmin) đó, sau khi thân xác đã bị tan rã và dứt hơi thở, tất cả đều phải đầu thai vào thể xác thấp hèn hơn, nghĩa là đầu thai vào cõi đau khổ. Ngược lại kẻ nào ca ngợi Đất, Nước, Khí và lửa, các sanh linh (Bhūta), các Chư thiên (Devata) các bậc Phạm Thiên (Pajāpati), cho những thứ đó đều là bất biến và tồn tại vĩnh cửu, sau khi thân xác của họ tan rã và hơi thở bị diệt, sẽ đầu thai thành các thân xác tinh tế hơn, nghĩa là đầu thai vào cõi Phạm Thiên.

“Chính vì thế, ôi chư vị tỳ khưu, ta nói cho các ngài biết, lúc này đây nếu quí vị không muốn khổ, hãy thực hiện như Đức Phạm Thiên nhắc nhở, xin đừng phản lại lời của ngài, bằng không những thất lợi sẽ trút xuống trên đầu các người như kẻ bị đuổi khỏi nhóm Siri (có nghĩa là biểu tượng vinh quang) sẽ đến với ngài, hoặc giống một người đang phải rơi xuống vực thẳm nơi miệng hố đó chẳng có gì để mà bám víu được; cũng chẳng có chiếc gậy nào để cho bạn có thể tựa vào được. Chỉ cần làm những gì được truyền phải làm; xin đừng bao giờ phản lại lời Ngài. Hơn thế nữa, chẳng phải ngài đã nhìn thấy một đoàn các vị Phạm Thiên hay sao, toàn bộ họ đều toát lên những ánh sáng và đang được chỉ dẫn cặn kẽ.”

Sau khi đã dựa vào lời Ma-vương (Māra) tức là Ác Ma (Evil One) đã chiếm lấy được Phạm Thiên. Đức Phật tiếp tục kể một câu chuyện cho các vị tỳ khưu, nói rằng:

“Bấy giờ, Ma-vương (Māra) kẻ ác ma, ta đã biết ngươi quá rõ, đừng tưởng rằng vị Sa môn Cồ Đàm (Gotama) này không biết rõ ngươi đâu, thực vậy chính ngươi là ác ma, các tăng đoàn Phạm Thiên và các vị tôn giả Phạm thiên hoàn toàn đã nằm trong tay nhà ngươi, dưới quyền của nhà ngươi. Rồi nhà người lại ngây thơ mà kết luận rằng kẻ Sa môn này cũng phải dưới quyền nhà ngươi, dưới sức mạnh của nhà ngươi hay sao.

(Rồi Phạm thiên Baka thưa với Đức Phật)

“Ôi thưa Ngài, rõ ràng Ngài không phải khổ. Thế còn những điều bất biến, vững vàng, tồn tại vĩnh viễn, tuyệt đối, không lay chuyển (nghĩa là không phải tái sanh cũng như không phải chết); chẳng bao giờ có được những điều như vậy và ta tuyên bố lại có điều đó nơi cõi Phạm Thiên, Tứ Diệu Đế không hề tồn tại, chẳng có sanh, tử, lão, chẳng có tái sanh mà cũng không có diệt, chẳng bao giờ có bất kỳ nhân duyên nào thoát khỏi khổ hơn là ở đây, chính vì lẽ đó ta tuyên bố như vậy.

“Hơn thế nữa, các vị Sa môn, và các vị Bà-la-môn đã xuất hiện trước khi các người biết được tuổi tác các ngươi là bao nhiêu, các ngươi đã tu luyện khắc khổ được bao lâu, và có nơi nương tựa nào cao vời hơn chốn Phạm Thiên này không. Họ đã biết rất rõ điều này, thế thì tại sao ta phải nói như vậy? Chính là vì (ta biết được) các ngươi không thể tìm được nơi nương tựa nào hơn nơi này, (vậy lúc này nhà ngươi không chấp nhận pháp này) các ngươi sẽ phải chịu nhiều đau khổ.

“Lúc này đây, ôi các tỳ khưu kia, các ngươi có nuốt đất chăng (nghĩa là tôn trọng, và kính nể cõi đất) hay là các ngươi chỉ kính trọng đất, nước, lửa, khí, các sanh linh (Bhūta) Chư thiên (Devata) các bậc Phạm Thiên (Pājapati) và Đấng Phạm Thiên (Brahma) (tức là kính trọng và tôn thờ những điều nói trên), thế rồi các ngươi lại nói các ngươi đang ở gần ta, trong nhà ta, rồi ta sẽ bảo vệ các ngươi theo kiểu ta muốn.”

Đức Phật tiếp tục nói cho tỳ khưu biết điều ngài trả lời Baka như sau: 

“Ta biết rõ điều nhà ngươi nói với ta, ta còn biết cả lý do tại sao nhà ngươi nói nữa cũng như biết rõ định mệnh, khả năng, sức lực và hiện trạng của nhà ngươi nữa.”

Nghe những lời Đức Phật nói như vậy, Baka, Đấng Phạm Thiên, liền hỏi Đức Phật, nói rằng. “Giờ thì thầy đã nói là thầy biết cả sanh thú, khả năng, sức mạnh và cả hiện trạng của ta, xin thầy cho ta biết ta có được những gì nào.”

Để trả lời Đức Phật lên tiếng,

“Không biết bao nhiêu vũ trụ có mặt trời, mặt trăng chiếu sáng và quay quanh quĩ đạo, chiếu sáng đi muôn phương, thì khả năng của nhà ngươi cũng giãi chiếu ra như thế. Trong vũ trụ đó có biết bao nhiêu chúng sanh, cả thô thiển lẫn tinh tế, kể cả những chúng sanh bị ái dục tràn ngập và những kẻ thoát khỏi điều đó, kể cả một số được sanh ra dưới điều kiện hiện hữu, và những người thuộc các hoàn cảnh khác nhau, cả kẻ ra đi, rồi lại trở lại, Ôi Phạm Thiên (Brahma) ta biết sanh thú và vinh quang của nhà ngươi ra sao. Chính vì thế ta cũng biết được cả khả năng của ngươi, kể cả sức mạnh và hiện trạng của nhà ngươi nữa. 

“Ôi Phạm Thiên Baka giờ đây còn có ba cõi thiên khác nữa vượt quá cõi đời này, mà nhà người không được biết đến, những ta biết và còn thấy rất rõ nữa là đàng khác. truớc tiên là cõi được gọi là Quan Âm Thiên (Abhassara). Thực chất nhà ngươi được sinh ra ở đó, trong số những thân xác cõi trời đó. Nhưng từ khi nhà ngươi đã thoát ra khỏi cõi đó từ bấy lâu nay và tái sanh ra tại nơi đây, nơi Cõi Đại Phạm Thiên (Mahābrhama) này, tới đây đã quá lâu rồi, nhà người đã quên nơi ở xưa của mình và không thể hình dung ra nơi đó được nữa và nhà người cũng chẳng nhìn thấy nơi đó bao giờ. Nhưng ta biết và ta đã nhìn thấy nơi đó. Ôi Pham Thiên Baka, ngay cả ở mức độ này phép thần thông của ta vượt trội hơn hẳn của nhà người. Chính vì thế cớ sao nhà ngươi lại suy nghĩ ta thua kém nhà ngươi? Thực tế, chính ta đã có phép thần thông vượt trội hơn hẳn nhà ngươi rất nhiều.

“Hơn thế nữa, còn có những cõi thiên đường Biến tịnh thiên (Subhakiṇha) và Quảng quả thiên (Vehapphala) mà nhà ngươi chẳng hề biết đến, nhưng ta lại biết rất rõ và đã được biết thực chất nhà ngươi cũng được tái sanh ra ở đó, trong đoàn ngũ những người thần tiên, Nhưng vì nhà ngươi đã thoát ra khỏi cõi đó hàng đại kiếp qua và đã được tái sanh ra tại đây (trong cõi Cõi Đại Phạm Thiên (Mahābrahma) này đã từ lâu nhà ngươi đã quên khuấy đi mất chỗ ở cũ đó đi và không thể hình dung ra nơi đó nữa, không thể nhìn thấy nơi đó. nhưng ta lại biết và nhìn thấy những cõi phạm thiên đó, ngay cả ở lãnh vực này, ôi Phạm Thiên Baka. Phép thần thông của ta vượt trội hơn của nhà ngươi biết mấy. Chính vì thế, làm sao nhà ngươi lại dám nghĩ ta kém nhà ngươi ở chỗ nào? Thực vậy, chính ta đã có được sức mạnh thần thông vượt trội hơn hẳn nhà ngươi.

“Ta còn nhiều điều để nói cho nhà ngươi biết, Ôi Phạm Thiên Baka. Giới như địa, thủy, hỏa và khí là gì vậy và làm thế nào những giới đã sanh ra ta cũng biết được cả những điều đó thực chất chúng là như thế nào. Điều đó gồm cả sanh linh (Bhuta) Chư thiên (Devata), đấng bậc Phạm Thiên (Pajāpati) và các Đấng Phạm Thiên (Brahma) khác nữa. Còn kể cả Abhibhūbrahma (tvn?), nổi tiếng vì đã trổi vượt hơn tất cả. nó lại gồm toàn bộ những gì hiện hữu trên cõi đời này và toàn bộ các cõi khác. Toàn bộ những thứ đó ta đã hình dung ra thực sự là gì. Tuy nhiên, sau khi biết được những điều đó ta không hề gắn bó với chúng ta cũng chẳng tỏ ra thích thú gì cả. Bất kỳ điều gì cả.

“Ôi Baka, còn nhiều thứ khác nữa, những thứ chính mắt ta đã được chứng kiến. Đó là cõi vô biên (Ananta) (có nghĩa là những gì tồn tại tới muôn đời, vô thủy vô chung, vô sinh và vô tử) đó chính là Sabbatopabham (có nghĩa là phát sáng ra tứ phía, chiếu sáng mọi nơi mọi lúc) trong cõi đó chẳng có đất, nước, lửa và khí. Cũng không có sanh linh (Bhuta) Chư thiên (Devata), đấng bậc Phạm Thiên (Pajāpati), Quang Âm Thiên (Abhassara) Biến tịnh thiên (Subhakiṇha), Quảng quả thiên (Vehapphala), và cũng chẳng có Abhibhū. Thực chất chẳng có gì trong đó cả, trong đó ta đã nhận ra hoàn toàn hiện thực. Ở mức độ này thần thông (Abhiññā) của ta vượt hơn hẳn của nhà ngươi. Baka thân mến, làm sao nhà ngươi lại nghĩ ta thua kém nhà ngươi? Thực chất phép thần thông (Abhiññā) của ta vượt trội hơn của nhà ngươi biết mấy.”

(sau khi Đức Phật dứt lời thì Phạm Thiên Baka đã thách đấu tay đôi với thần thông của Đức Phật, nói rằng,)

“Thôi được rồi, vì thầy đã nói như vậy, đừng để cho lời thầy trở thành trống không, tẻ nhạt và vô dụng. Tôi sẽ biến mất để thầy không còn thấy được tôi trong giây lát.”

Rồi Đức Phật lại nói, “Thử làm coi, Ôi Phạm Thiên Baka, nếu nhà ngươi có khả năng làm được điều đó.”

Và thế là Phạm thiên Baka lại thốt lên những lời sau.

“Tôi sẽ biến khỏi trước sự hiện diện của vị Sa môn Cồ Đàm (Gotama)” Nhưng. cho dù cố gắng hết sức, hắn vẫn không thể nào biến mất được.

Thấy vậy, Đức Phật liền bảo Phạm Thiên Baka. 

“Đời là thế (có nghĩa là vì nhà ngươi không thể làm cho mình biến mất khỏi ta) thế thì ta sẽ làm điều đó cho nhà ngươi coi.”

Nghe vậy, Phạm Thiên Baka lên tiếng, “Nếu ngài làm được điếu đó, ắt hẳn ngài là đấng không phải đau khổ, ôi mong rằng được như vậy.”

Tiếp theo đó, Đức Phật đã ra phép thần thông và biến mất trước mặt Phạm Thiên Baka và trước sự chứng kiến của cộng đoàn Tăng Già. Tất cả họ chỉ nghe được tiếng ngài nói, nhưng không thể nhìn thấy ngài ở đâu cả. Chính trong lúc tàng hình Đức Phật đã thốt lên những kệ như sau:

“Ta đã biết rõ những mối nguy hiện hữu (Bhava) và toàn bộ những hiện hữu (Bhava) ta đã được giải thoát. Những kẻ nào muốn tìm phi hữu (vibhava) cũng không thể thoát khỏi con mắt của ta.

“Chưa bao giờ ta thấy một hiện hữu (Bhava) ta cũng chẳng thấy sung sướng vì đã làm được như vậy, ta cũng chẳng chấp thủ với bất kỳ hiện hữu (Bhava) nào.”

Vào lúc đó Phạm Thiên Baka, tập hợp các chúng sanh Phạm Thiên và nhóm Phạm Thiên Pārisajja cảm thấy sợ hãi và đầy kinh ngạc trước Đức Phật nghĩ rằng, “Ôi các bạn, thật là tuyệt vời, thật sửng sốt biết bao, chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến hay được nghe biết tài năng của bất kỳ ai mãnh liệt và vinh quang tương tự ngài Sa môn Cồ Đàm (Gotama) như vậy. Người xuất xứ từ bộ tộc Thích Ca, và là người đã tận diệt đựơc hết mầm mống các loại hiện hữu (Bhava) ở mọi mức độ.”

(Nhưng Ma-vương (Māra) kẻ độc ác lại nhập vào một Phạm Thiên Pārisajja khác và nói với Đức Phật rằng)

“Giờ đây, nếu ngài đã thể hiện được như vậy và hoàn toàn giác ngộ như vậy, xin ngài đừng khuyên nhủ bất kỳ ai, cũng đừng cố công thuyết pháp, cũng đừng tỏ ra thích thú bất kỳ vị tỳ kheo hay đồ đệ cả. lý do làvì trước mặt ngài các vị Sa môn và các thầy Bà-la-môns thường tự coi mình là A-la-hán, là những người giác ngộ trên cõi đời này. Họ thường khuyên nhủ người khác, thuyết pháp và tỏ ra ưu ái đối với các vị tỳ khưu và đồ đệ của mình. Nhưng sau khi thân xác bị tàn rữa và tắt hơi thở họ thường phải tái nơi cõi thấp hèn (tức là cõi khổ.) Trong khi đó các vị Sa môn và các thầy Bà-la-môn không tuyên bố như vậy, đồng thời không tỏ ra quá ưu ái với các đồ đệ và các vị tỳ kheo lại được tái sanh với thân xác tinh tế. (có nghĩa là nơi cõi Phạm Thiên) sau khi thân xác của họ tàn rữa và trút hơi thở cuối cùng.

Điều này là có thực, tôi có thể trình bày với ngài như vậy: mong rằng Ngài hãy hài lòng với điều ít ỏi của mình (có nghĩa là đừng thuyết pháp cho ai cả) nhưng hãy nhập thiền cả ngày đêm để được hưởng niềm hạnh phúc bao la của mình. Đó chính là một hành vi chí thiện. Ngài không bao giờ phải đau khổ xin đừng thuyết pháp cho ai và hãy thực hiện những việc công đức.
(trả lời những yêu cầu của Ma-vương (Māra) Đức Phật nói)

“Hỡi Ma-vương (Māra) kẻ xấu xa, giờ đây xin nhà người đừng nghĩ là Sa môn Cồ Đàm (Gotama) này không hay biết gì đến nhà ngươi, là kẻ xấu xa. Nếu ngươi thực sự có ý đồ nghiêm túc muốn điều tốt lành cho chúng sanh, chắc hẳn ngươi đâu có nói với ta những lời như vậy. Chính vì nhà ngươi chẳng muốn điều gì tốt cho bất kỳ ai, nên ngươi mới nói với ta như vậy. Hơn thế nữa ngươi biết rõ nếu Sa môn Cồ Đàm (Gotama) này giảng Phật Pháp cho chúng sanh, thì những người này sẽ vượt xa khả năng và những gì ngươi đã đạt được. Chính vì vậy mà ngươi đã nói với ta như thế.

“Ngoài ra, những người nhà người liệt kê là thích cho mình là A-la-hán nhưng lại không thuyết pháp cho bất kỳ ai thì họ chẳng phải là A-la-hán, cũng như chưa phải là người hoàn toàn giác ngộ được.

“Ôi Ma-vương (Māra), kẻ dối trá, ngươi nên biết rằng ta có diễn giảng Phật Pháp hay không, ta có khuyên can các đồ đệ hay không, thì lúc nào ta cũng vẫn luôn chỉ là ta mà thôi.(chẳng có gì phải gọi là thích cả.) tại sao vậy? Đó là vì bất kỳ Lậu Hoặc (Āsava) nào có thể làm cho ta trở nên dơ bẩn, tạo ra nhiều hiện hữu (Bhava) hơn và xáo động. Kết quả là đau khổ phát sinh vì phải tái sanh nơi khổ cảnh, ta đã tuyệt đối tận diệt tham đến tận gốc, tống khứ đến tận nền móng hiện hữu, tước đoạt khỏi tái sanh những điều đó giống như cành lá thốt nốt, khi bị cắt ngọn không thể tăng trưởng được nữa.”

Cũng cần lưu ý là Đức Phật đã diễn giảng kinh này không do yêu cầu của Ma-vương (Māra), kẻ độc ác, nhưng qua lời yêu cầu (hay là một lời thách thức.) của Phạm Thiên Baka. Chính vị vậy kinh này được đặt tên là Brahmanimanta-nika (tvn?), là kinh được diễn giảng theo lời yêu cầu từ phía Phạm thiên.

Những bài tường thuật có liên quan đến Phạm Thiên Baka đã được Trưởng lão Buddhaghosa kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) để làm bằng chứng phép thần thông Tirobhāvapaṭihāriya, tức phép lạ (thần thông) người không thể nhìn thấy người thực hiện. Những gì thấy được cho là chính hiện tượng phép lạ (thần thông) mà thôi. Đây chính là điều các chúng sanh Phạm Thiên có thể nghe được tiếng của Đức Phật nhưng không thể nhìn thấy người, tuy nhiên câu chuyện kể trên quá ngắn những người chưa quen hiện tượng đó có thể hiểu được một cách tường tận. Chính vì thế tôi đã trích toàn bộ câu chuyện trong Kinh Pali nhằm giúp cho các độc giả muôn biết thêm nhiều chi tiết khác nữa.

Những Điểm Cần Cân Nhắc

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điểm trong Kinh có thể chuyển tải cảm nghĩ hoài nghi hay không chắc chắn nơi các vị học giả. Một trong những trường hợp như vậy chính là khi Kinh kể lại Đức Phật thình lình biến mất khỏi gốc cây cổ thụ Sāla trong khu rừng Subhāga, gần thành phố Ukkaṭṭhā và tức thời lại xuất hiện nơi cõi Phạm Thiên (Brahma). Điều này có một vấn đề nổi lên ở đây: liệu Đức Phật đến cõi đó bằng thân xác cõi trời của ngài hay qua việc di chuyển thân xác của ngài đến đó mà thôi? Chúng ta chẳng tìm thấy có ý kiến nào nêu ra trong các tập Chú Giải cho thấy Ngài đến cõi Phạm Thiên bằng cách nào. Nhưng căn cứ vào Kinh trích trong Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta nikāya) thuộc bộ Đại Phẩm Kinh (Mahāvāravagga) (cuốn 19 trang 363 số 1208), có trích một lời tuyên bố của chính Đức Phật cho thấy, nếu Ngài muốn thực hiện điều đó bằng cách di chuyển thân xác của Ngài tới Cõi Phạm Thiên điều đó không khó khăn gì. Tiếp theo sau đây là bài tường thuật liên quan đến Kinh đó: 

Đức Phật di chuyển Vào cõi Phạm Thiên với thân xác của ngài

Đã có thời Đức Phật còn cư ngụ tại Khu Rừng Kỳ Viên (Jeta) do một người giàu có ở Anāthapiṇḍdika dâng tặng, gần thành phố Sāvatthī, Trưởng lão Ānanda, tiến lại gần Đức Phật, tỏ lòng cung kính và ngồi vào đúng chỗ dành cho ngài ngay cạnh bên Đức Phật. Rồi ngài hỏi Đức Phật nói rằng.

“Tâu Đức Thế Tôn, ngài có thể dùng phép thần thông để tiến vào cõi Phạm thiên qua hóa tâm thông hay không?” (có nghĩa là thân thể cõi trời) 

Đức Phật trả lời, “Ôi Ānanda, đúng vậy, ta có thể làm được điều đó” 

Trưởng lão Ānanda hỏi thêm, “ Tâu Đức Thế Tôn, ngài có thể hóa phép thần thông để tiến vào cõi Phạm Thiên bằng chính thân xác được sanh ra bằng tứ đại được không? (nghĩa là thân xác thô thiển của ngài).

“Ānanda kính mến, ta cũng có thể làm được như vậy, dùng phép thần thông để tải thân xác của ta đến đó.”

Đức Phật tiến hành giải thích cho Trưởng lão Ānanda như sau:

“Ānanda thân mến, bất cứ khi nào ta kiến lập tâm, hay làm như vậy trên thân xác của ta, do dó được an lập trong niềm vui vô tận Sukhasaññā (lạc tưởng) và Lahusaññā (khinh tưởng) nơi thân xác, thì lúc đó thân xác của ta trở nên nhẹ hơn, trở nên linh hoạt hơn, dễ sai khiến hơn, tỏa sáng nhiều hơn bình thường. Giống như một thanh sắt được tôi nóng suốt ngày trở thành nhẹ hơn, dễ uốn hơn và dễ điều khiển hơn là bình thường.

“Hay nói một cách khác, bất kỳ lúc nào ta kiến lập thân xác dựa trên tâm và kiến lập, tâm trên thần và an lập lạc tưởng là khinh tưởng thuộc về thân ta trở nên sảng khoái hơn bình thường, lúc đó thân xác của ta sẽ dễ dàng bay bổng lên, điều này giống như một nắm bông, có thể dễ dàng bay bồng bềnh trên không.”

Đoạn trích Kinh Phật trên đây có thể dùng để khẳng định một sự thật đó là: Đức Phật có khả năng tiến vào cõi Phạm Thiên như ý ngài muốn hoặc với thân xác cõi trời (astral body) hay tải thân xác thô thiển của ngài. Tuy nhiên, còn một vài điểm liên quan cần được làm rõ thêm. Những chi tiết này sẽ được giải thích chi tiết hơn trong chương đề cập đến vấn đề Thần Thông hay các Thần Túc Thông (Iddhividhi) này, nói trong đoạn “một Thiền sinh (Aspirant) với Tuệ Giác nhập thiền định vững vàng, được thanh tịnh v.v… có thể di chuyển vào cõi Phạm Thiên hoặc với thân xác cõi trời hay tải thân xác của mình vào đó.

5. Tirokuḍḍādigamanāpātihāriya (Đi Xuyên Qua Tường v.v…)

Đoạn văn Pali xác định loại phép lạ (thần thông) này như sau:

“Tirokuḍḍam tiropākāraṃ tiropākāraṃ asajjamāno gacchati seyyathāpi akāse.”

(Một tỳ khưu với khả năng thần kỳ này) có thể đi xuyên qua các bức tường hay các tấm liếp ngăn hay đi xuyên qua núi mà không bị cản trở, giống như bay ngang qua không khí vậy.)

Việc giải thích dưới đây được trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga):

Một chư vị tỳ khưu trang bị cho mình phép thần thông này, lại muốn nhập thiền định bằng phương thế này thông qua Niệm đề mục hư không biến xứ (Ākāsakasiṇa) hướng tâm của mình vào cõi hư không cho đến khi đạt đến được Thiền Jhana bậc bốn, sau đó thoát khỏi hiện trạng thiền Jhana và nhắm suy tư của mình vào một bức tường, một ngọn núi người đó muốn đi xuyên qua, kể cả núi Sineru hay toàn vũ trụ nữa, sau đó chư tỳ khưu lại quyết tâm biến bức tường và ngọn núi thành không khí. (giống như thứ khí ngài đã nhập tâm), giai đoạn tiếp theo là bức tường hay ngọn núi ngài muốn đi xuyên qua sẽ trở nên trống rỗng đối với ngài và như vậy ngài có thế vượt qua không bị trở ngại nào cả.

(Lưu ý: Ta thấy ở đây có sự sóng đôi, trong trường hợp này là chúng sanh Hóa Sinh (Opapatika) (tức là vô hình) cũng có thể đi xuyên qua được các bức tường một căn phòng mà không gặp trở ngại nào, cho dù ta đi ra hay đi vào căn phòng đó, và bức tường có thể làm bằng gỗ, gạch hay sắt, có kích cỡ dầy đến cỡ nào đi chăng nữa. Điều này có thể so sánh với sóng âm thanh đi xuyên qua bất kỳ vật thể rắn chắc nào mà không gặp bất kỳ cản trở nào.)

Tuy nhiên, không có sự giải thích chi tiết nào ở đây về những điểm trong câu hỏi có thể gây hoài nghi đối với những nhà tư tưởng hiện đại ngày nay như sau:

1. Liệu bức tường hay bức liếp đó có tan biến thành không khí do đó ta có được một không gian trống rỗng cho phép tỳ khưu vượt qua hay không?

2. Nếu bức tường có tan biến thật, thì chỉ một phần hay toàn bộ bức tường đó, dành cho tỳ khưu một khoảng trống đủ để ngài chui qua hay toàn bộ bức tường đó tan biến đi ngay tức khắc.
3. Có ai chứng kiến được tỳ khưu đi xuyên qua bức tường chăng? và khi đã đi xuyên qua phía bên kia mà bức tường vẫn còn y nguyên như cũ hay không?

4. Hoặc giả bức tường chỉ tan biến đi trong chốc lát sau khi tỳ khưu bước xuyên qua rồi bức tường trở lại tình trạng như trước?

Đây là những thắc mắc rất hay những người hoài nghi đích thực có thể nêu lên. Tuy nhiên ngài Hòa Thượng Buddhaghosa tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) lại đưa ra giải thích như sau:
Đối với chư vị tỳ khưu đạt được phép thần thông này, bất kể lúc nào ngài muốn đi xuống (cho dù là xuống nhà ở tầng dưới hay nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên chỗ ngài dự định sẽ vượt qua, có thể trở thành một cái lỗ trống dành chỗ cho ngài đi qua. Mặt khác, nếu ngài muốn trồi lên, ngài cũng có thể làm được tuần tự như vậy.(ví dụ đã được được kể lại về bốn vị Sa-di (Samaṇera) A-la-hán đã bay lên mái nhà. Câu chuyện được trích trong Phẩm Bộ kinh (Brāhmaṇavagga) thuộc tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Những đoạn viết bằng tiếng Pali sau đây khẳng định khả năng này để làm rõ ý nghĩa những gì đã đề cập đến ở trên.

Adho otaritukāmassa uddhaṃ vā ārohitukāmassa susiro hoti, Vinivijjhivā gantukāmassa chiddo. So tattha asajjamāno gacchatipi.

Chính vì thế ta biết được bằng cách nào chư vị tỳ khưu đạt được phép thần thông loại này có thể đi xuyên qua một bức liếp, một bức tường hay ngay cả đi xuyên qua một ngọn núi hoặc nhào xuống mặt đất rồi lại trồi lên bất kỳ lúc nào theo ý ngài muốn mà không bao giờ bị cản trở.
Trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng trích dẫn một đoạn trong Kinh Pali như sau:

Cứ sự thường khi chư vị tỳ khưu đạt được khả năng thần thông này và đã thành công trong việc nhập đề mục hư không biến xứ (Akāsakasiṇa) bất kỳ lúc nào ngài liên tưởng đến điều gì đó ngăn cản bước đi của ngài, cho dù là một bức liếp, một bức tường, hay một ngọn núi, và nhất quyết dùng khả năng của mình muốn biến thứ đó thành khí, ngay lập tức chúng sẽ biến thành không khí. Chính vì thế ngài có thể đi xuyên qua mà không bị cản trở bước tiến. Điều này giống như một người bình thường, không có khả năng tạo phép thần thông này có thể đi ngang qua một chỗ trống không mà không bị rào dậu ngăn cản gì cả.

Bằng cách này vị tỳ khưu đạt được khả năng thần thông đó đã đạt đến năm khả năng Vasī (hay thuần thục liên quan đến thiền Jhana (như khả năng tụ rút vào nhập thiền hay tự trồi ra khỏi hiện trạng đó.) có thể đi xuyên qua một bức liếp, một bức tường hay ngay cả đi xuyên ngọn núi và rồi lại xuất hiện ở phía bên kia mà không bị cản trở gì giống như đi ngang qua một chỗ trống không.

Dưới đây là câu chuyện về phép lạ (thần thông) được gọi là Tirokuḍḍādigamana (phép lạ (thần thông) dấu mình không bị phát hiện) như đã được kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau. Tuy nhiên không có ví dụ nào kể lại ai là người thường thực hiện phép lạ (thần thông) này. Chính vì thế rất có thể đây chỉ là phỏng đoán- từ biến cố này khi trưởng lão Moggallāna nhào xuống lòng đất và rồi lại trồi lên ngay tại chân Đức Phật đang khi ngài diễn giảng cho mẹ ngài tại cõi thiên đàng Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) câu chuyện cho rằng một sự trình diễn như vậy có thế được kể là phép lạ (thần thông) thuộc loại này. Rất có thể tại sao ngài không bận tâm dẫn chứng bất kỳ một ví dụ nào đặc biệt đốivới phép lạ (thần thông) này. 

6. Phép lạ (thần thông) nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên (Paṭhavi-ummujjanimmuja pāṭihāriya)

Trích đoạn Pali kể về phép lạ (thần thông) này như sau:

“Paṭhaviyāpi ummujjanimmujaṃ karoti seyyathāpi udake” nghĩa là một vị tỳ khưu đạt được phép lạ (thần thông) này, có thể nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên khỏi đó nếu như ngài muốn thế.”
Tuy nhiên cần lưu ý ở đây là đoạn văn viết bằng tiếng Pali trên lại để động tác ‘trồi lên’ trước rồi mới tới động tác ‘lặn xuống’. Bản dịch ở đây chỉ muốn khớp với lẽ thông thường của những con người bình thường, muốn kết luận là động tác “nhào xuống phải được thực hiện trước động tác ‘trồi lên’ 

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích loại phép lạ (thần thông) này như sau:

“Một chư vị tỳ khưu muốn thực hiện phép lạ (thần thông) này phải nhập thiền Jhana đề mục thủy biến xứ (có nghĩa là Āpokasiṇa) ngài phải thực hiện được điều này khi đã nhập sâu vào thiền Jhana. Ngài phải xác định được lòng đất ngài muốn nhào xuống và rồi thực hiện quyết tâm. Tập trung tâm vào vùng đó (với sức mạnh thiền Jhana) để biến chỗ đó thành nước. Kết quả là, vùng được xác định đó ngay lập tức trở thành nước.”

Sau khi đã mô tả cách thức, cho thấy làm thế nào ngài thực hiện được điều đó Trưởng lão tác giả lại đưa ra một đoạn khác trích trong Kinh Pali. (Khu. Pa. 31/593) để củng cố cho lời tuyên bố của ngài như sau:

“Một vị tỳ khưu đạt được thiền chứng (samāpatti). (một hiện trạng thiền bậc cao) dựa trên nước có thể biến đổi toàn bộ chỗ ngài muốn nhào xuống bằng cách làm quyết tâm, dựa vào sức mạnh hành thiền Jhana, muốn khu vực đó biến thành nước.

Chính vì vậy nên ngài có thể nhào xuống đó như nhẩy xuống nước vậy và rồi lại trồi lên sau đó giống y hệt như người không đạt được khả năng làm phép lạ (thần thông) đó nhẩy xuống nước rồi lại trồi lên.”

Còn có nhiều giải thích mô tả nhiều kết quả phép lạ (thần thông) này.

“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng thực hiện phép lạ (thần thông) dựa trên thiền chứng (samāpatti) dựa trên nước ngài ngoài khả năng nhào xuống lòng đất và rồi lại trồi lên, ngài còn có khả năng biến đất trở thành bất kỳ loại chất lỏng nào theo ý ngài muốn để uống hay dùng vào những mục đích khác. Hơn thế nữa nếu ngài muốn biến nước thành loại sữa ngon, dầu ăn, mật ong, nước mía hay bất kỳ loại chất lỏng nào, ngài có thể làm như vậy theo như ý muốn của ngài. Bất kỳ điều gì “được tạo ra” hay biến đổi từ đó trở thành điều này điều nọ như trong thực tế (tức là không chỉ có ảo giác hay ảo ảnh do kết quả của khả năng thần thông.) Đây chính là đồ vật thực sự thuộc loại đó và có thế dùng được. Trong trường hợp sữa hảo hạng giống y hệt như sữa thực sự được chế biến từ các loại sữa khác.

Một hiệu quả phụ khác, có thể nói như vậy, cũng được đề cập đến – đó là ngài có thể để cho nước đó làm ướt hay ảnh hưởng gì, tức là khô ráo như cũ tuỳ theo ý ngài muốn, kể cả nước được tạo nên để sử dụng hay cả vũng nước ngài nhào xuống đó.

Có một số vấn nạn mang nhiều ý nghĩa tương tự như câu hỏi liên quan đến loại phép lạ (thần thông) vừa kể (tức là loại thứ năm) ở đây tác giả đã tuyên bố như sau:

“Mặt đất ngài quyết định biến thành nước phải là loại nước dành riêng cho ngài mà thôi. Đối với những người khác thì vẫn chỉ là đất cứng như bình thường. Bất cứ ai cũng có thể bước lên được hay có thể vào đó bằng bất kỳ cách nào.”

Rồi lại còn một đoạn bổ sung không kém phần hấp dẫn. Theo tác giả, nếu ngài có thể theo ý muốn, biến vùng đó thành nước để phục vụ người khác, ngài phải xác định được thời gian ngài muốn thực hiện điều đó kéo dài trong bao lâu. Sau đó nước lại phải biến thành đất trở lại như cũ.
Còn có đoạn bổ sung khác nữa đó là: nước được biến trở lại thành đất trong vùng được xác định bằng quyết tâm của ngài, không phải là bất kỳ loại nước nào hiện có trong vùng đó như nước trong hồ hay trong chai trong lọ đâu. Loại nước đó không thể biến thành đất được.

Đối với những ai muốn có bằng chứng về đoạn này, tôi xin trích đoạn văn Pali viết về điều này như sau:

“Tasseva ca sa paṭhavī uakaṃ hoti, avasesajanassa paṭhavīyeva. Tattha manussā pattikāpi gacchanti, yānādīhipi gacchantipi kasikammadīhipi karontiyeva. Sace panāyaṃ tesampi udakam hotuti icchati, hoti yeva. Parichinakālaṃ atikkamitvā yaṃ pakatiyā ghaṭotalākādīsu udekaṃ taṃ ṭhapetvā avasesaṃ parichinnaṭṭhānaṃ paṭhavītyeva hoti.” (Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga 2/232)

Ta không thấy đề cập đến một ví dụ nào về loại phép lạ (thần thông) này. Nhưng biến cố khi Trưởng lão Moggallāna nhào xuống lòng đất và rồi lại nổi lên ngay dưới chân Đức Phật –điều này đã được một đám đông chứng kiến, như đã được khẳng định trong tình tiết kể về Phép song thông (nghĩa là phép lạ (thần thông) Đức Phật hiện diện ở hai nơi cùng một lúc), dùng để xác định lại sự kiện này như là một ví dụ điển hình nhất trong trường hợp này.

7. Abhijjamānodakagamana Pāṭihāriya

(Đi Bộ Trên Nước Không Làm Xáo Trộn Mặt Nước)

Những đoạn tiếng Pali như là lời Đức Phật nói liên quan đến loại phép lạ (thần thông) này như sau:
“Udakepi abhijjamāne gacchati seyyathāpi paṭhaviyam”

“ Một vị tỳ khưu đạt được khả năng có thể đi trên mặt nước giống như đi trên mặt đất, không làm khuấy động mặt nước.”

Dưới đây là lời giải thích được trích từ tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 

“Một chư vị tỳ khưu muốn đi trên mặt nước mà không bị chìm trong nước.(chân không chạm mặt nước) cần phải nhập thiền Jhana dựa trên đề mục địa biến xứ (paṭhavīkasiṇa) (cho đến khi ngài có được tầm nhìn rõ ràng về điều này và có khả năng kiểm soát được việc mình làm. Khiến cho nước phải tuân theo vị tỳ khưu ấy như ý muốn. Sau khi đã thoát ra khỏi Thiền Jhana. Tỳ khưu sẽ gắn tâm mình vào mặt đất và quyết tâm.” Mong rằng mặt nước trong vùng trở nên cứng như đất, thế rồi mặt nước sẽ chuyển đổi và vâng y theo lời của vị tỳ khưu đó khiến cho ngài có thể bước đi trên đó giống như bước đi trên mặt đất vậy.”

Đoạn giải thích này lại được kèm theo những đoạn trích trong Kinh Phật (Khu. Pa. 31/593) khẳng định rằng:

“Một vị tỳ khưu nhập Thiền Chứng (samāpatti) dựa trên cơ sở đất biến xứ, gắn tâm ngài lên mặt nước và quyết tâm, “Mong rằng mặt nước trong vùng này trở nên cứng như đất” nước sẽ tuân thủ ý muốn của tỳ khưu, chính vì thế ngài đã bước đi trên đó mà không làm xáo trộn mặt nước. Điều này đã diễn ra giống như một người bình thường không có phép thần thông nhưng lại có thể bước trên mặt đất mà không tạo ra bất kỳ rạn nứt nào trên đó.”

Dưới đây còn có một lời giải thích được đưa ra như sau:

“Vị tỳ khưu này còn có khả năng không những bước đi trên nước, nhưng còn lưu lại trên đó trong bất kỳ tư thế nào, như ngồi hay nằm trên đó.”

“Ngoài ra ngài còn có thể biến nước thành pha lê, thành vàng, thành một ngọn núi cao hay là một ngọn cây, hoặc thực tế thành bất kỳ điều gì ngài muốn. Ngài chỉ cần thực hiện quyết tâm và nước sẽ phản ứng lại theo như ý ngài muốn.” Đoạn văn Pali mô tả lại sự việc này như sau: Na kevatañca paṭhavīmeva maṇisuvannapabbatarukkhddīsupi yaṃ yaṃ icchati taṃ vuttanayeneva āvajjitvā adhiṭṭhāti yathadhiṭṭhitameva hoti, -- (trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/232)

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng mô tả rằng:

“Nước được biến đổi thành đất cứng thông qua phép thần thông đó chính là đất chỉ dành cho vị tỳ khưu mà thôi. Đối với những người khác thì mặt nước vẫn y như cũ. Mặt nước đó vẫn có thể là chỗ các sinh vật sống trong đó như cá và rùa, có thể bơi lội cách thoải mái như trước. Có một số loài chim có thể bơi lội trên mặt nước như chim nước (một loại chim dùng để săn bắn) vẫn có thể đi rong ruổi trong đó hoặc lặn xuống như bình thường.”

“Tuy nhiên, nếu vị tỳ khưu với khả năng thần thông như thế lại muốn biến nước cho cả những người khác nữa, ngài cũng có thể làm được như vậy. Nhưng ngài phải xác định việc này kéo dài trong bao lâu mặt nước cứng như thế. Sau thời gian ấn định, thì mặt đất được “tạo thành” như vậy sẽ trở lại tình trạng ban đầu. Những đoạn viết bằng tiếng Pali như sau: Tasseva ca taṃ udakam paṭhavī hoti sesajanassa udakameva. Macchakacchapā ca udakākākadayo ca tathāruciṃ vicaranti. Sace panāyaṃ aññesampi manussānaṃ taṃ paṭhavī kātuṃ icchati. Karotiyeva. Paricchinnakālātikkamena pana udakameva hoti. – Trích Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/233

Ngài Trưởng lão Moggallāna muốn thực hiện một phép lạ (thần thông) biến đổi mặt đất, nhưng đã bị Đức Phật ngăn lại và không cho phép.

Đến đây lại nổi lên một vấn nạn đang được nghiên cứu phát xuất từ mối nghi ngờ chính đáng của một số người sợ rằng, nếu như nước trong vùng đó biến thành đất cứng để thực sự có thể bước đi trên đó, thì điều gì sẽ xảy ra đối với những động vật sống trong nước? Liệu chúng có thể bị do mặt đất cứng lại hay không? Ta không tìm thấy câu trả lời nào cho câu hỏi này, nhưng có một đoạn trích trong Kinh Phật Đại Phẩm (Mahāvagga 1/11) ở mức độ có thể soi chiếu ánh sáng cho vấn đề này. Bài tường thuật trong Kinh Phật có nội dung như sau:

Một lần kia, đang lúc Đức Phật còn lưu lại trong thời gian An Cư Kiết Hạ tại thành phố Verañjā cùng với một số vị tỳ khưu rất đông, tổng số lên tới (khoảng) năm trăm vị. Điều này đã khiến cho Đức Phật và các vị tỳ khưu khác gặp rắc rối liên quan đến thực phẩm dùng hàng ngày. Có rất ít người có khả năng dâng cho các tỳ khưu của bố thí vì dân chúng chỉ có đủ thực phẩm cho chính họ mà thôi. May mắn thay, cuối cùng thì cũng có một nguồn bố thí được dành cho các vị đó tuy nhiên có hơi ít ỏi một chút. Nguồn này là do đoàn thương gia buôn bán ngựa đến từ thị trấn Uttarāpatha, mang theo với họ khoảng năm trăm con ngựa để bán. Họ đang tìm chỗ ở qua mùa mưa tại thị trấn Verañjā và tiến hành dâng cho mỗi vị sư khoảng độ bốn vốc gạo đỏ (thuộc loại soàng nhất) bất cứ khi nào các vị tỳ khưu không thể xin được của bố thí. Họ có thể chạy đến chuồng ngựa của những thương gia buôn ngựa tại đó họ nhận được phần lương thực dành cho mỗi người. Loại gạo này phải đem giã trong một cái cối và lấy chày giã nát ra trước khi ăn. Chính vì gạo quá cứng, do thuộc chất lượng xấu. Chính Trưởng lão Ānanda cũng phải giã gạo bằng cách đó và dâng cho Đức Phật sử dụng. Ngài cũng đã tham gia khất thực giống ý như các tỳ khưu khác.

Nhìn thấy điều kiện khốn khổ xảy ra cho Đức Phật và các vị tỳ khưu, Trưởng lão Moggallāna tiến lại gần Đức Phật và đề nghị với người, nói rằng,

“Tâu Đức Thế Tôn, lúc này đang một trận đói xảy ra tại thị trấn Verañjā. Dân chúng đang trong cảnh cực kỳ khổ sở. Các bộ xương (những người chết đói) có thể tìm thấy khắp nơi. Gạo cho dân chúng được phân phối theo định lượng. Điều này đã trở thành cực kỳ khó khăn cho các tỳ khưu đi khất thực có thể kiếm được những gì dân chúng dâng tặng. Nhưng dưới mặt đất lại có rất nhiều loại vật nhỏ như là ong. Chúng sạch sẽ. nếu ngài cho phép, Ôi Đấng Thế Tôn, con sẽ lật mặt đất lên để các tỳ khưu có được thức ăn đầy chất lượng.”

“Nhưng Moggallāna, thế còn các sinh vật sống trên mặt đất này thì sao (tức là con người và súc vật đang sống trên mặt đất và dưới đó.)? Con sẽ làm gì đối với chúng?

“Con sẽ tạo ra một trong hai cánh tay của con mở rộng ra như thể bãi đất. Điều này dành cho các tạo vật đó cư ngụ. Rồi con sẽ lật mặt đất lên với cánh tay còn lại. (Ekāhaṃ bhante pāṇiṃ abhinimminissāmi seyyathāpi mahāpaṭhavī. Ye paṇhavīnissitā pana. Te Tattha saṇkāmessāmi ekena hatthena paṭhaviṃ parivattessāmīti.)”

“Không được đâu Moggallāna, không được hân hoan lật ngược mặt đất lên như thế. Các sinh vật sẽ gặp phải kết quả ngược lại.” Đức Phật phán (Alaṃ Moggallāna mā te rucci paṭhaviṃ parivattetuṃ vipallāsanpi sattā paṭilabheyyunti).”

“Ôi Đức Thế Tôn, rồi sau đó con sẽ sai tất cả các tỳ khưu đến Kurupadīpa để khất thực. (Sādhu bhante sabbo bhikkhusañgho uttarakuruṃ piṇḍāya gaccheyyāti)”

“Nhưng điều gì sẽ xảy ra đối với các tỳ khưu không có được phép thần thông?”

“ Con sẽ khiến họ đi tới đó bằng phép thần thông của con. Ôi Đức Thế Tôn. (Tathāhaṃ bhante karissāmi yathā sabbe bhikkhū gacchissatīti.)”

“Không được đâu, xin đừng làm hài lòng các vị tỳ khưu đi đến khất thực tại Kurupadīpa.”

Các đoạn nói đến ở trên mô tả cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Trưởng lão Moggallāna có ý nghĩa rất lớn cho dù đối với một số học giả hiện đại hình như điều đó không chắc chắn đã xảy ra. Nhưng, rốt cuộc những đoạn trên có thể được tìm thấy trong Kinh Phật viết bằng tiếng Pali (cuốn 11. trong 11,12), không thấy có trong các văn bản được viết sau này như các cuốn Chú giải chẳng hạn. Sự kiện này khiến ta đi đến ý tưởng thứ hai và chính xác hơn, có sự phân tích của các nhà hoài nghi đích thực phải đi đến kết luận là nên loại bỏ sang một bên coi như là điều không đáng phải quan tâm. Cuối cùng những đoạn trên xuất hiện để khẳng định chẳng có gì cả, tuy nhiên thật lạ kỳ hay khó tin không có thể xảy ra cho một vị tỳ khưu có được khả năng thần thông như vậy.

Nguyên do cơ bản

Lý do khiến Đức Phật ngăn cản Moggallāna không được làm như vậy đã được nhắc đến trong bản văn sau này gọi là Bình đẳng tính trí (Samantapāsādikā (cuốn 1 trang 208) cho rẳng Đức Phật ngăn cấm Trưởng lão Moggallāna không được làm như vậy – cho dù Đức Phật dư biết Trưởng lão Moggallāna thực sự có thể làm được điều đó, chính là vì ngài nhận thấy nếu một sự kiện như vậy cứ liên tục xảy ra nhiều lần sau này, thì nhiều người sẽ tìm đến các tỳ khưu để xin họ giúp đỡ với sức mạnh thần thông của ngài và khi các vị đó không thể có mặt ở đó luôn mãi để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thời gian hoạn nạn xảy ra. Với một cách giải quyết ấn tượng như vậy chỉ xảy ra có một lần và chỉ được phép thực hiện có một lần mà thôi, để khi dân chúng nghe biết biến cố đó sẽ không đi tìm kiếm tỳ khưu xin giúp đỡ họ thoát khỏi những cơn hoạn nạn như vậy. Liệu có ai từ chối đến cứu giúp họ chăng? cho dù thực tế có một số các vị Tôn Giả không có được sức mạnh thần thông đó. Rồi dân chúng sẽ xỉ vả và nói xấu họ bằng nhiều cách. Chính vì các vị tôn giả này đã không thể tiếp cứu họ khỏi cơn hoạn nạn. Hành vi bất xứng của dân chúng như vậy đối với các vị tôn giả chắc chắn sẽ khiến họ phải tái sanh nơi cõi khổ. Chính vì thế Đức Phật đã không cho phép Trưởng lão Moggallāna thực hiện phép lạ (thần thông) vào thời điểm đó.

Người ta cũng cho rằng một vị tỳ kheo với khả năng thần thông có thể biến đổi nước thành đất cứng cũng có thể đổi nước thành các vật cứng, gồm cả kim loại, như thuỷ tinh, núi, cây cối, nếu ngài muốn như vậy, ngay cả biến nước thành vàng hay thành bất kỳ loại vật chất nào ngài muốn biến đổi, tỳ kheo chỉ cần muốn thực hiện là xong và quyết làm như vậy theo cách đã mô tả ở trên. Rồi nước sẽ được biến đổi theo như ước muốn của tỳ kheo theo khả năng thần thông của ngài.” điều này đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/232

Ta không thấy đề cập đến ví dụ điển hình nào về khả năng như vậy trong bản văn trên. Nhưng những bài tường thuật liên quan đến trưởng lão Pilindavaccha giúp xác định lời tuyên bố trên. Trưởng lão là một vị A-la-hán có sức mạnh thần thông rất lớn dưới thời Đức Phật tuy nhiên bài tường thuật sau không phải là sự biến đổi nước thành đất, mà chỉ nhằm chứng minh lời tuyên bố “một tỳ kheo với sức mạnh thần thông có thể biến đổi bất kỳ điều gì sang một điều gì đó.

Trưởng lão Pilindavaccha chuyển đổi vật chất cơ bản thành vàng.

Một buổi sáng nọ trưởng lão đi khất thực tại một ngôi làng là nơi ngài thường xuyên đến thăm mỗi ngày. Vào thời điểm trong làng có tổ chức nhiều trò vui chơi giải trí, với trẻ nít được trang điểm bằng hoa và các đồ trang sức và đến thưởng thức những cuộc biểu diễn. Ngài trưởng lão đã đi từ nhà này sang nhà khác cho tới khi ngài đến nhà một người làm công quả tại một thiền viện và ngài ngồi vào chỗ dành riêng cho ngài.

Tại đó ngài bắt gặp một đứa con gái đang khóc, con bé là con gái của chủ ngôi nhà đó. Vì lòng bi mẫn ngài liền hỏi mẹ cô bé xem tại sao nó lại khóc như vậy. Người mẹ trả lời vị trưởng lão, nói rằng. “Con gái tôi thấy các đứa trẻ khác đang thưởng ngoạn những cuộc trình diễn và được trang điểm bằng hoa và nữ trang. Cháu cũng muốn đi đến tham gia, nhưng lại không có gì để trang điểm cả. Con gái tôi đã xin mẹ nó, nhưng tôi bảo sao một người nghèo như chúng ta có thể bỏ tiền ra mua cho con gái những đồ đó. Chính vì thế mà cháu buồn và khóc nức nở.

Biết được sự việc như vậy, Trưởng lão Pilindavaccha nhặt lên một nắm cỏ khô gần đó và đưa cho mẹ cô gái, nói rằng, “Hãy đeo vào cổ cho con gái bà đi.” Người mẹ làm y như trưởng lão nói. Ngay khi bó cỏ đụng tới đầu bé gái, thình lình biến thành một sợi giây chuyền hảo hạng. - còn tốt hơn nhiều so với những gì có trong kho bạc hoàng gia.(đoạn này viết bằng tiếng Pali như sau: Atha kho sa ārāmikini taṃ tiṇṇadūpakuṃ gahetvā tassā dārikāya sise paṭimuñci. Sā ahosi suvaṇṇamālā abhirūpā dassaniyā pāsādikā. Natthi tādisā raññopi antepure suvaṇṇamālā. – Trích trong Đại Phẩm (Mahāvagga) thuộc bộ Luật Tạng 2/120)

Điều xảy ra mơ cũng không có được và điều đó đã được đồn thổi và lan truyền đi khắp nơi từ miệng người này sang miệng người khác. Sau đó ít lâu có một nhóm dân làng đến tâu nhà vua Bimbisāra. Họ tố cáo gia đình cô bé đã ăn trộm thứ đó từ dâu đó, nói rằng “Một cô gái trong một gia đình đi làm công quả cho một thiền viện thì lấy đâu ra tiền để mua được một vòng hoa bằng vàng đẹp đến như vậy. Ngay cả trong kho bạc nhà vua cũng chẳng tìm đâu ra. Họ thuộc gia đình nghèo thì làm sao có thể có được một đồ quí giá đến như vậy, nếu như không phải họ đã đánh cắp ở đâu đó?” 

Nghe kể sự việc như vậy. nhà vua ra lệnh trói các thành viên trong gia đình lại và dẫn đến cho nhà vua hỏi cung.

Buổi sáng hôm sau vị trưởng lão cũng đi khất thực như thường lệ tại nhà người làm công quả cho thiền viện. Không thấy ai ở nhà. Ngài liền hỏi những người làng xem họ đi đâu cả rồi mà bỏ nhà vắng tanh như vậy. Dân làng cho hay họ đã bị tố cáo ăn cắp vòng vàng cho con gái đeo vào ngày hôm trước.

Sau khi được thông báo như vậy, vị Trưởng Lão tiến đến hoàng cung. Tại đó ngài được mời ngồi vào chỗ riêng dành cho ngài. Khi vua Bimbisāra biết có Trưởng Lão đến thăm liền đến tỏ lòng tôn kính ngài và ngồi ngay bên cạnh gần vị Trưởng Lão.

Trưởng lão Pilindavaccha nói với nhà vua, “Thưa hoàng thượng, gia đình này đã làm điều gì sai trái đến nỗi các thành viên trong gia đình lại phải xiềng lại như thế kia.”

Nhà vua lên tiếng, “Thưa ngài Trưởng Lão, ở nhà họ có một sợi dây chuyền bằng vàng rất đẹp và quí giá đến nỗi không có gì so sánh được ngay cả trong kho bạc hoàng cung cũng không tìm đâu ra. Làm sao họ có dược điều quí giá đó vì họ quá nghèo và thiếu thốn đến như vậy, chẳng phải do họ đã đánh cắp đâu đó hay chăng?”

Nghe thấy những lời nhà vua vừa nói, Trưởng Lão liền quyết định thông qua sức mạnh thần thông của ngài, thình lình ngài biến toàn bộ sảnh đường của nhà vua thành vàng. Ngay sau đó toà sảnh đường của nhà vua liền biến thành vàng, theo y như ý muốn sức mạnh của trưởng lão. Rồi ngài Trưởng lão hỏi nhà vua, “Thưa Hoàng Thượng, làm sao Ngài lại có được những thứ đó, một lượng vạng nhiều đến như vậy? “(đoạn viết bằng tiếng Pali như sau: Attha kho āyasamā Pilindavaccho rañño Māgadhassa seniyassa Bimbisārassa pāsādaṃ suvaṇṇanti adhimucci. So ahosi sabbaso suvaṇṇamamayo Idaṃ pana te mahārājjātāvabahuṃ suvaṇṇaṃ kutoti.)

Điều này đã hoàn toàn thuyết phục được nhà vua, ngài liền nói. “Giờ thì tôi hiểu, thưa ngài Trưởng Lão kính mến, trường hợp này hoàn toàn là kết quả của sức mạnh thần thông của ngài mà ra” Rồi nhà vua cho tha những thành viên gia đình người làm công quả cho thiền viện. Miễn cho họ khỏi truy tố về tội ăn cắp.(đoạn văn Pali viết như sau: Aññataṃ Bhante ayyasseveso iddhānubhāvoti taṃ ārāmikulaṃ muñcāpesi.--- Trích trong Đại Phẩm (Mahāvagga) thuộc Tạng Luật 2/121)

Trường hợp trên của Trưởng Lão Pilindavaccha dùng để khẳng định tuyên bố cho rằng đối với một vị tỳ khưu đạt được những sức mạnh Thần Thông như vậy thì bất kỳ điều gì cũng được biến đổi sang bất kỳ điều gì theo ý muốn của ước mơ trổi vượt của ngài.

Lời Tuyên Bố của Trưởng Lão Xá lợi Phất (Sāriputta)

Đối với những ai muốn có thêm bằng chứng, bài tường thuật trích trong Kinh Phật sau đây (cuốn 22 trang 312 (Kinh Hathisārīiputta trong cuốn Chakkanipāta, thuộc Tăng Chi Bộ Kinh) có thể giúp họ đạt đến mục tiêu trên.

“Đã có lần Đức Phật đang lưu lại trên núi Gijakūṭa (ngọn núi chim kền kền) gần thành phố Rājagaha. Chính vào một buổi sáng, sau khi ngài Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sāriputta) đã mặc y cà sa, liền xuống núi đem theo bát khất thực cùng với một số các vị tỳ khưu. Nhìn thấy một đống củi chất đống trước mặt, ngài liền hỏi các vị tỳ khưu xem họ có nhìn thấy đống củi trước mặt hay không. Khi nghe họ trả lời khẳng định, ngài liền tiến hành nói với họ những lời sau đây:
“Ôi anh em thân mến, một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông, và có ý muốn tâm linh (fluency), nếu người đó muốn, ngài có thể biến đổi đống củi đó thành đất một cách tức thì. Tại sao thế? Đó chính là nội trong đống củi đó đã có mang địa giới. Cũng cách đó nếu ngài muốn đống củi biến thành nước, lửa hoặc không khí, nó tức khắc liền biến thành thành tố này thành tố nọ ngay. Tại sao thế? Đó chính là trong đống củi đó đã chứa sẵn các thủy hỏa và phong giới. Hơn thế nữa, ngài còn có thể tạo ra một điều gì đó rất đẹp hay rất xấu nếu ngài muốn. Điều này xảy ra là vì trong đống củi đó cũng có chứa cả thành tố đẹp (Subhadhātu) và thành tố xấu (Asubhadhātu) trong đó.”

Cho dù lời khẳng định trên là của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta), chứ không phải của Đức Phật, nhưng không kém nặng ký như chính những lời của Đức Phật, là vì cũng còn thấy có những lời nói khác của chính Đức Phật hoàn toàn để khẳng định sự kiện này. Điều quan trọng hơn là có một yếu tố rất hấp dẫn và giá trị cần phải lưu ý trong câu nói này. Đó chính là theo Phật giáo, trong vật chất, cho dù là chất cứng, chất lỏng hay chất khí. Tất cả những cái được gọi là thành tố đều có trong đó là đất, nước khí và lửa. Bản chất cứng xuất hiện nhiều hơn khiến cho vật đó cứng là vì nó chứa đặc tính cứng (đất) rõ nét hơn các đặc tính khác. Cũng giống như vậy chất đó là lỏng hay là nước là vì nó chứa thành tố gọi là nước rõ nét hơn các thành tố khác, nhưng vẫn tồn tại trong vật chất đó dưới một dạng được khống chế theo một tỷ lệ nhất định nào đó.

Lời công bố của Đức Phật

Một sự kiện đáng lưu ý khác liên quan đến phép thần thông được ghi lại trong tác phẩm Chakkanipāta thuộc Tăng Chi Bộ Kinh trong Kinh Phật (cuốn 22. trang 346 số 295) Các đoạn được coi như là các lời dạy của Đức Phật như sau:

“Ôi các vị tỳ khưu thân mến, nếu một trong số các vị được phú cho sáu phẩm chất sau đây, nếu vị đó muốn, tiêu huỷ cả núi Hymalaya cũng được chỉ trừ có điều xấu được gọi là Vô minh (avijja) mà thôi. Ôi tỳ khưu, sáu điều đó là gì thế? đó là:

1. Một tỳ khưu trong tăng già có tài khéo trú vào thiền.

2. Ngài có khả năng ổn vị thiền một cách nhanh chóng.

3. Ngài có khả năng thoát khỏi hành thiền.

4. Ngài có khả năng thuần thục (fluency) thiền chứng.

5. Ngài có khả năng trong những tình huống dẫn đến nhập thiền.

6. Ngài có khả năng đặt được các sức mạnh thần thông và gây ấn tượng do kết quả hành thiền đem lại.

Ta cần phải lưu ý từ những điều kể trên là vị tỳ khưu nào đạt được sáu phẩm chất đó chẳng có gì khác với vị tỳ khưu đã đạt được tính thuần thục tâm (iddhima cetovasippatto) như đã đề cập đến ở trên. Nếu ta liên hệ điều này với lời phán quyết của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)về hiệu quả một vị tỳ khưu tầm cỡ đó đạt được, nếu ngài muốn, ngài có thể biến cả một đống củi trở thành đất hay nước, thì ta thấy ý nghĩa được làm rõ ở đây.

Tuy nhiên, có một vấn đề về ý nghĩa của từ Pali được dùng trong câu là số bốn tức là ‘kallata’ trong đoạn “Samādhissa kallatākusalo hoti”, có nghĩa là có khả năng thuần thục “hành thiền”. Từ ‘kalla’ tạo ra một vấn đề đó là phải giải thích làm sao để biết chính xác từ đó muốn ám chỉ điều gì. Trong bản văn gọi là Manorathapūraṇī một trong những bản văn chú giải, chỉ có một đoạn giải thích ngắn ngủi như sau “Samādhissa Kallatākusaloti Samādhissa Kallatāya kusalo. Samādhicittaṃ hāsetuṃ kallaṃ katuṃ sakkotīti attho.” Có nghĩa là có được tài xoay sở ‘kalla’. Lời giải thích này xem ra không rõ ràng. Chính vì thế mà vấn đề vẫn là ở chỗ từ ‘kalla’ còn hàm chứa nhiều ý nghĩa khác có thể được hiểu ra.

Trong tự điển Pali-Anh do giáo sư Tiến sĩ Rhys Davids, ta đọc thấy những ý nghĩa sau: 1. khỏe, khoẻ mạnh, lành mạnh; 2- giỏi, có khả năng, khéo léo; 3. sẵn sàng, được sưả soạn; 4. thích hợp, tương ứng, đúng.

Thí dụ như: Kallakusala = tài khéo lành mạnh.

Với những ý nghĩa đa dạng như ở trên, vẫn còn một vấn đề là làm thế nào để chọn cho được cách giải thích tốt hay hoàn hảo nhất. Đương nhiên quyết định của tôi chỉ mang tính cách tùy chọn trong việc lựa chọn cách giải thích ý nghĩa từ Fluency mà thôi, đó chính là nó mang ý nghĩa chỉ một khả năng hay là một kinh nghịêm nào đó trong vấn đề rút vào và thoát ra khỏi, nhập thiền cũng còn có khả năng quyết định và thay đổi đề mục thiền. Những điều này cũng còn hàm chứa cả kinh nghiệm hướng tâm về việc thực hiện các phép lạ (thần thông) nữa.

Liên quan đến phẩm chất thứ sáu tức là phẩm chất cuối cùng được nhắc đến ở trên. Như đã được giải thích trong tập Chú Giải đó là: vị tỳ khưu đó phải có khả năng rút vào những mức độ hành thiền đậm đà cho đến khi đạt đến mức độ cao nhất. Các đoạn nói về điều này viết bằng tiếng Pali như sau: Samādhissa abhinihārakusaloti upari samāpattisamāpajjjanatthāva paṭhamajhānādasamādhi abhunihārituṃ sakkonto samādhisa abhinihārakusalo nāma hoti. So paṭhamajhānā vuṭṭhāya dutiyaṃ samāpajati dutiyajjyhānā vv…. tatiyajjhānāya vuṭṭhāya catutthaṃ samāpajjatīti. Trích trong tác phẩm Manoratthapūraṇī 3/ 122

Từ ‘Abhinihāra’ nghĩa đen là “hướng tới một cách mạnh mẽ” cần được so sánh với cùng một từ được dùng ở các nơi khác. Để có thể nắm được hiểu biết rõ hơn về ý nghĩa của nó. Đó là các đoạn “ Một vị tỳ khưu với tâm nhập thiền được thanh tịnh. v.v….hướng tâm của mình tới việc Nhớ Lại Tiền Kiếp...” các từ Pali như sau: pubbenivāsānusssatiñāanṇāya cittaṃ abhinīharati abhinināmeti. Từ ‘abhinīhara’ và ‘abhivūharati’ có cùng một ý nghĩa, chỉ khác là từ trước là một danh tự còn từ sau là động tự. Vì thế cả hai đều mang ý nghĩa là thông qua ứng dụng sức mạnh tâm có được qua nhập thiền hướng về một mục đích như vậy. Có thể là khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp hay là bất kỳ loại trí ñāṇa nào khác (có nghĩa là Tuệ giác), như vậy đoạn này có nghĩa là “ Khả năng Abhinīhara thiền nên hiểu là một tỳ khưu đạt được khả năng thuần thục tâm linh (cetovasippatto). Trong bất kỳ hướng nào ngài ra một quyết tâm áp dụng sức mạnh hành thiền của mình, kết quả sẽ có được ngay lập tức dưới dạng thần thông (Abhiñña) ngài muốn thực hiện. Đây là lý do tại sao Đức Phật khẳng định sự thật, tuyên bố điều đó. Giống như tiếng sư tử rống, hậu quả là một vị tỳ khưu đạt được khả năng thuần thục tâm phải có được phẩm chất chung cuộc quan trọng nhất đó là khả năng “Abhinīhara - thiền”.

Những Nghi Ngờ Tiếp Theo

Giờ đây, đối với những người có thể chấp nhận khả năng có được những Thần Túc Thông (Iddhividhi), một câu hỏi xuất phát từ mối nghi ngờ thuần tuý có thể xuất hiện ở dây một lần nữa: liệu những thực thể “được sáng tạo” hay “được biến đổi” có thể tồn tại luôn hay chỉ tồn tại lúc đó sau rồi thì thôi? Điều này ám chỉ sợi dây chuyền bằng vàng, có được thể hiện dưới dạng một triều thiên bằng vàng đội lên đầu cho cô bé con của người làm công quả cho thiền viện. và sảnh đường của nhà vua Bimbisāra – cả hai đều được tạo ra do phép thần thông của ngài Trưởng Lão Pilindavaccha. Đương nhiên, đây là những câu hỏi cần được nghiên cứu có thể nổi lên nơi một số người, hay nhiều người muốn tìm hiểu nhiều hơn và muốn biết những chi tiết khác nữa liên quan đến cả hai vấn đề là điều dễ hiểu.

Với câu hỏi trên, tiếp theo là một câu hỏi khác không kém phần hấp dẫn đó là: Tại sao những vị A-la-hán đạt được sức mạnh thần thông như vậy thực sự có khả năng tạo ra bất kỳ điều gì? Tại sao họ không tạo ra biết bao nhiêu đồ với một số lượng lớn đề đáp ứng nhu cầu của nhiều người trên toàn thế giới như là: mùa màng, thực phẩm và các loại tài sản khác hay những đồ quí giá khác. Toàn bộ những thứ đó xuất phát từ lòng thương sót đối với những người nghèo và những người thiếu thốn khắp nơi trên trái đất này? Vì điều này có thể cứu được nhiều người thoát khỏi khó khăn khốn nạn họ phải chịu đang khi phải chật vật tìm kiếm của ăn để nuôi sống bản thân.

Thẳng thắn mà nói, đây chính là lô-gic hay lý do chắc chắn sẽ thấy nổi lên nơi một số những nhà tư tưởng hiện đại vì họ không hài lòng với bất kỳ điều gì được mô tả trong Kinh Pali như là chính những lời của Đức Phật có thể dùng làm câu trả lời hoàn hảo cho một nghi ngờ như vậy.

Đức Phật có thể biến cả một ngọn núi đá vững chắc trở thành một núi vàng

Một lần kia Đức Phật đang lưu lại trong một túp lều trong rừng, bên cạnh dẫy núi Hymalaya, trong vương quốc Kosala. Đang khi ngài còn lưu lại hành thiền, thì một ý tưởng xuất hiện trong tâm ngài là nếu như ngài được lên ngôi vua một cách chính trực, không gây phiền hà cho bất kỳ ai hay khiến người khác gây phiền hà cho bất kỳ người nào, không xâm phạm đến tài sản của bất kỳ ai hay để cho ai đó xâm phạm đến tài sản của người khác và không gây phiền hà cho bất kỳ ai, mà cũng không để cho ai phải phiền hà đến người khác. “Nếu như tất cả những điều này có thể xảy ra cho tôi?” ngài nghĩ tiếp.

Ngay lúc đó, Ma-vương (Māra) tên ác ma biết được ý nghĩ của Đức Phật thông qua ý tưởng (đọc được ý của người khác) liền tiến lại gần Đức Phật và đã đề nghị những lời sau đây.

“Mong rằng Đấng Thế Tôn tiến lên ngôi vua. Mong rằng việc ngài tiến lên chiếm lấy ngai vàng là điều tốt: Ngài thật xứng đáng làm điều đó lắm chứ.”

Ma-vương (Māra) tên ác ma nói như vậy, Đức Phật liền hỏi hắn, nói rằng,

“Ôi Ma-vương (Māra) tên ác ma, thế nhà người nhìn thấy gì trong ta, mà khiến cho nhà ngươi nói như vậy?”

Ma-vương (Māra) trả lời, “Ôi Đức Thế Tôn, đó là Tứ Thần Túc (iddhipada),.. ngài đã vun trồng xưa nay, khiến nên giống như chiếc xe luôn lúc nào cũng sử dụng được, chính vì thế đã trở nên rất thuận tiện. Ngài đã kiên trì tu luyện bốn phẩm chất đó. ngài đã kinh qua được chúng. Dù Ngài có muốn ngọn núi gọi là Himalaya biến thành vàng, thì ắt sẽ y như lời ngài nói vậy. Chính vì thế ta đã mời ngài tiến lên nắm ngôi vua. Ôi Đức Phật thế tôn.” Đoạn trên được viết bằng tiến Pali như sau: Bhagavato so bhante cattāro Tư Thần Túc (iddhipādā) bhāvitā bahulīkutā yanikatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā ākañkhamāno pana bhante bhagavā himavantaṃ pabbatarrājaṃ suṣantveva adhimucceyya suvaṭṭantveva adhimucceyya suvaṭṭapabbatassāti)

Để trả lời cho Ma-vương (Māra) Đức Phật lên tiếng:

“Ngay cả toàn bộ ngọn núi này có thể biến thành vàng ròng tỏa sáng và tăng số lượng gấp đôi cũng chẳng đủ cho một con người (không có tư tưởng đủ trong tâm những ai quá tham lam.) Sau khi phát hiện ra điều này một người vẫn bình thản, tại sao một người, sau khi đã nhận ra những đau khổ gây ra cho người khác (do tham lam) do thú vui nhục dục, lại hướng tâm mình vào đó làm gì?

“Một người đã biết Upadhi (tức là thú vui nhục dục) là trở ngại trên trái đất này nên tìm hiểu từ bỏ upadhi là như thế nào.”

Thấy phản ứng của Đức Phật như vậy, khiến cho tên ác ma (Ma-vương (Māra) đau khổ và hối hận, nghĩ rằng, “Đức Thế Tôn đã biết rõ tôi. Ngài thông suốt đã đọc được tâm của tôi!.” Hắn liền biến mất.

Câu chuyện trên được trích trong cuốn 15 trang 169 số 475 trong Kinh Pali.

Dùng để xác định lại một lần nữa một sự thật là: nếu ngài muốn Đức Phật có thể biến đổi toàn bộ núi Himalaya thành vàng. Nhưng ngài đã không làm thế và sẽ không làm như vậy bao giờ, làm như thế vì lý do ngài đã nói với Ma-vương (Māra) là tên tội lỗi.

Đối với những ai lúc nào cũng luôn nghi ngờ, một ý tưởng có thể nổi lên đó là chính Đức Phật rất có thể đã không làm được điều đó. Nhưng nếu chúng ta nhớ lại ngay cả các vị đồ đệ A-la-hán của ngài như tỳ khưu Pilindavaccha cũng có thể làm được điều đó, thì chẳng còn gì phải nghi ngờ Đức Phật lại không thể biến cả ngọn núi trở thành vàng, trừ việc một số người cho là những bài tường thuật về Pilindavaccha chỉ là những điển hình hay những điều hoàn toàn do tưởng tượng mà ra. Một thái độ tâm như vậy của một số Phật tử thường nhằm để làm giảm giá trị những ân đức của Đức Phật và các đồ đệ A-la-hán của ngài mà thôi. Nhưng mục tiêu của tác phẩm này đầu tiên lại dựa vào tính trung thực của những gì được tường trình lại trong Kinh Phật liên quan đến khía cạnh này của Phật giáo. Khả năng hay nói khác hơn, những sức mạnh thần thông này sẽ được nói đến sau cho dù ý kiến của tác giả cho là chúng có thể dựa trên sự thật chứ không phải ảo tưởng.

8. Ākāse Pallaṇkekamapāṭihāriya (Bay bổng lên trời trong tư thế ngồi thiền)

Đoạn Kinh Pali về những lời Đức Phật dạy điều này như sau: 

Ākāsepi pallaṇkanakamati seyyathāpi pakhīsakuṇo.

“Một vị tỳ khưu được phú cho sức mạnh có thể khiến cho chính mình bay bổng lên đang khi trong tư thế ngồi. Giống như loài chim có cánh vậy.” 

Đoạn Pali chỉ nói đến tư thế ngồi xếp bằng, nhưng phải hiểu là những tư thế thân khác như đứng hay nằm cũng được kể đến. Hơn thế nữa, ngài còn có khả năng di chuyển đến phía trước hay ngồi bất động trên không tuỳ ý muốn. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/233) mô tả chi tiết này như sau:

“Một tỳ khưu đạt được khả năng thần thông này cùng với phép Cetovasi có nghĩa là thuần thục tâm lại muốn thực hiện phép lạ (thần thông) này chỉ cần nhập Thiền Jhana dựa trên Paṭhavī, có nghĩa là Đất. Sau khi đã thoát khỏi thiền, ngài có thể ra quyết tâm, xác định không gian ngài định ngồi thiền hay có thể giữ nguyên ở bất kỳ vị thế nào và biến đổi thành đất cứng. Điều này có nghĩa là ngài muốn ngồi trên không, đang khi di chuyển về phía trước giống như con chim đang bay (sace nisimo gantumicchati pallañkappamanaṃ ṭhānaṃ parichinditvā parikammaṃ katvā vuttanayeneva adhiṭṭhātabbaṃ v.v.. saha adhiṭṭhānā paṭhavīyeva hoti)
Trong trường hợp ngài muốn nằm xuống đang khi di chuyển (sace nippanno gantukamo hoti) hay bách bộ (sace pādasā gantukāmo hoti) ngài chỉ xác định vùng nào ngài nằm hay bước đi. Muốn có được đất cứng. Rồi ngay đó sẽ biến thành đất cứng theo y như ý muốn của ngài.

Sau khi đã giải thích như vậy, tác giả đã trích dẫn đoạn dưới đây trong kinh Pali.

“Một tỳ khưu đạt được sức mạnh thần thông cùng với thuần thục tâm có thể ngồi xếp bằng đang khi di chuyển trên không giống như những con chim có cánh” Điều này có nghĩa là vị tỳ khưu này phải đạt đến Thiền chứng (samāpatti) dựa trên cơ sở là đất Kasina.Trước khi làm được như vậy ngài phải quyết tâm về không khí và thực hiện một dốc quyết bằng khả năng ý chí, Muốn điều đó biến thành đất, thình lình không khí biến thành đất và ngài có thể lưu lại trong đó với bất kỳ tư thế nào giống như những tư thế một người thường có khi ngồi trên đất cứng. Những đoạn viết bằng tiếng Pali như sau: Pakatiyā paṭhavīkasiṇasamāpattiyā lābhī hoti ākāsaṃ āvajitvā ñāṇema adhiṭṭhāli paṭhavī hotūti, paṭhavī hoti, so ākāse antalikkhe cahikamatipi tiṭṭhatipi nisīdatipi seyyampi kappenti evameva so iddhimā cetavasippatto ākāse antalikkhe cañkamati.v.v..ṣeyyampi kappeti... – (trích trong Thí Dụ Kinh (Apādāna) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) 31/594)

Từ những đoạn kể trên, một điều rất rõ ràng là: để thực hiện được phép lạ (thần thông) này một vị tỳ khưu phải đạt được thành công trong đề tài thiền này có nghĩa là Kasiṇa đất. Ngài phải thực hiện điều này cho tới khi ngài đã cảm nghiệm được đầy đủ trong đó đi đôi với với khả năng thuần thục trong việc nhập thiền và thoát ra khỏi thiền và nhiều điều khác nữa. Điều này muốn ám chỉ năm Vasi hay là thuần thục. Có nghĩa là Cetovasippatto. Tuy nhiên, trước khi làm được vậy, ngài phải đạt được khả năng bay bổng lên không. Khả năng này không được mô tả ở đây đã thực hiện được bằng cách nào. Rất có thể đây là điều thất bại vì như đã nói ở trên trong một số nơi khác như là chính những lời của Đức Phật khi ngài giải thích cho Trưởng Lão Ānanda trước đó: để làm thế nào ngài đã có thể chuyển thân xác của ngài sang cõi thiên đàng Phạm Thiên. Điều này được thực hiện bằng cách gọi là Sukhasañña và Lahusañña có nghĩa là tưởnghạnh phúc và tưởng nhẹ nhàng.

Không có ví dụ nào được trích dẫn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho thấy ai thường thực hiện được điều này và trong không gian và thời gian như thế nào. Để thực hiện được những bài tường thuật hoàn hảo tôi chỉ còn biết cung cấp cho quí vị câu chuyện trích trong Bài Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) sau đây:

Đức Phật đi trên không

Câu chuyện này là một trích đoạn trong phép song thông (Yamakapāṭihāriya) (tức là một người hiện diện ở hai nơi cùng một lúc.) Đoạn văn Pali như sau: Satthā ākāse ratanacañkamanaṃ, māpesi: Đức Thế Tôn đã tác tạo Chánh Đạo (lối thánh) để hành thiền bách bộ trên không. (Trích trong Phật Phẩm (Buddhavagga) Pháp Cú Kinh (Dhammapada).

Vẫn còn một đoạn Pali khác nữa như sau: Idaṃ pana pāṭhātriyaṃ satthā tasmiṃ cañkame cañkamitvā akāsi.

Đoạn trên khẳng định rõ Đức Phật đã thực hiện ‘Kinh Hành” (Cahkamana) nghĩa là di chuyển qua lại trên không. Trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đã đưa ra nhiều chi tiết rất tỷ mỉ. Nhưng vào lúc này, tác giả muốn trích dẫn những gì đã được mô tả trong cuốn sách có tựa đề là ‘Paṭhamasambodhikathā do vị đại giáo chủ Thái Lan là Somdet Kromphra Paramānujjitajinorasa (viết bằng tiếng Thái với một văn phong hoành tráng) như sau:

“Với mục tiêu nhằm chứng minh khả năng thần kỳ làm phương tiện qua đó mà khuất phục những kẻ đi theo dị giáo ngạo mạn, thông qua khả năng thần thông Đức Phật đã tạo một chánh đạo (lối thánh) để hành chánh thiền, suốt chiều dài con đường đó con người ta không thể nhìn thấy hết. Với những ngọn núi cao như có trụ cột nâng đỡ và những tinh tú trong vũ trụ đó như đang chiếu sáng vòm trời rực rỡ. Mặt trăng, mặt trời trong toàn cõi khoảng không đó đã toả sáng khắp nơi, trong khi đó chánh đạo hành thiền chỉ tựa như những hạt cát vàng long lanh.

Đức Thế Tôn sau đó đã nhập tứ thiền, nhờ sức mạnh thần thông ngài đã bay bổng lên không trung, tiến hành di chuyển qua lại trên chánh đạo hành thiền thánh ngài đã vạch ra, sở dĩ ngài làm được như vậy là do bởi ngài đã đạt đến Paṭhavīkasiṇa (có nghĩa là địa kasiṇa) tiếp theo ngài đã tạo ra hóa thân (replica) tức mô hình sao chép chính bản thân ngài để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Một dịp kia Đức Phật đang hành thiền đi bộ qua lại. Trong khi đó hóa thân (replica) của ngài lại đang nằm yên. Lại một dịp khác nữa Đức Phật đã hỏi thần thân của mình nhiều điều, và đã nhận được nhiều câu trả lời quí báu. Sau đó ngài dang cánh tay ra để đụng tới mặt trời và mặt trăng, trong khi đó hóa thân lại đang thuyết pháp.

Sau khi đã thực hiên từng đó phép lạ (thần thông) bằng nhiều cách khác nhau, Đức Phật muốn thể hiện đến tột đỉnh Phép song thông đó (hiện diện ở hai nơi cùng một lúc.), một điều độc nhất vô nhị ngài đã làm được, vì không có mặt tại thị trấn nơi có một số đồ đệ của ngài đang có mặt. Với dụng trong tm, ngài nhập thiền chứng(samāpatti) dựa trên kasiṇa nước (tvn?). Sau đó ngài thoát thiền rồi lại nhập thiền chứng(samāpatti) dựa trên kasina lửa. Tức thì có một tia nước kèm theo với một tia lửa phun ra ngay trên đầu ngài. Một khoảng thời gian sau đó từ thân xác ngài toát ra nhiều tia lửa ở phía đàng trước, đồng thời nhiều tia cũng chảy ra ở phía sau lưng. Sau ít phút hiện tượng này lại thể hiện ngược lại với lửa toát ra ở sau lưng còn nước phun ra ở phía trước v.v…

Sau khi Đức Thế Tôn đã thực hiện Phép song thông đó bằng nhiều cách ngài đã từ trời xuống ngồi trên ngai vàng cao khoảng một do tuần (Yojana). Ngai vàng tối cao đó ngự ngay trên đỉnh ngọn cây xoài của một người tên là Gaṇḍāma. Ngay chính giữa một đám đông người từ khắp tứ phương thiên hạ qui tụ lại và cùng tiến về một hướng kéo dài trên một quãng đường tới bốn mươi hai do tuần (Yojana). Lúc này Đức Thế Tôn ngồi trên ngai mặt hướng về phía đông, đang khi đó bằng tm nhãn ngài đăm chiêu dõi theo mọi khả năng giác ngộ của chúng sanh nơi cõi trần gian lẫn cõi thiên cung. Ngài thực hiện điều này trước khi chọn lấy bài thuyết pháp tích hợp nhằm đáp ứng mọi xu hướng của mọi chúng sanh đang có mặt tại đó. Người ta kể lại rằng sau bài thuyết pháp đó nhiều chúng sanh đã lắng nghe bài đó đã chứng thánh Đạo và đạt Chánh Quả con số lên đến bốn mươi bốn Koti[1]vào thời điểm đó. Nhưng có sáu thiền sư theo tà đạo (họ đã chủ trương những tà kiến hết sức độc hại) cùng với đoàn tuỳ tùng đã vô cùng khiếp sợ do sức mạnh của Đức Thế Tôn đã tỏ ra. giống như một đoàn nai đông đảo chúng đã hoảng sợ và trốn chạy trước chúa tể rừng xanh. tức là con sư tử, đang đứng hiên ngang dõi nhìn theo chúng trên đỉnh vách đá.

Đoạn văn trên do cố Trưởng Lão Krom Phra Paramānujitajinorasa biên soạn là một trong những tác phẩm giá trị thuộc loại này. Trước thời gian cố Trưởng Lão Somedej Kromphrraya Vajirañāṇavarosa, tác phẩm này được coi như là một cuốn sách ‘Tiểu sử Đức Phật‘ thuộc loại có uy tín và được sử dụng rộng rãi làm đề tài cho nhiều bài thuyết pháp dành cho dân chúng Thái khắp đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua dân chúng lại có khuynh hướng không tin vào các bài tường thuật về các Thần Túc Thông được kể lại trong cuốn sách đó. Biết được sự kiện này ngài cố Trưởng lão Vajirañāṇvarasa lại bắt đầu viết một cuốn khác về cuộc đời Đức Phật, trong cuốn sách này các chi tiết viết về phép lạ (thần thông) được loại bỏ hầu hết. Tác phẩm của ngài được coi như là một trong số những tác phẩm viết về các bài tường thuật lịch sử để khớp với khuynh hướng và sự lựa chọn của chúng sanh hiện đại. Tác phẩm mới này được gọi là “Cuộc đời Đức Phật” gồm ba cuốn và được dùng như là một cuốn sách tham khảo từ đó cho hiện nay. [2]

Thực vậy, những bài tường thuật liên quan đến Thần Túc Thông được kể lại trong tác phẩm được để cập đến ở trên là “Paṭhamasambodhikathā’ không phải do tác giả đáng kính bịa đặt một cách tuỳ tiện đâu. Chúng được trích và rút ra từ Kinh Pali. Tuy nhiên vấn đề là ngài đã không đề cập đến những nguồn tham khảo đó, vì vào thời điểm đó không cần thiết phải làm như vậy. Những phần cơ bản của các bài tường thuật về Phép song thông (tức phép lạ (thần thông) một người có thể hiện diện ở hai nơi cùng một lúc) được mô tả ở trên rõ ràng đã được rút ra từ tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada), tuy nhiên, các phép lạ (thần thông) còn lại thì chưa chắc chắn được trích từ nguồn nào. Chỉ có điều chắc chắn là ngài không bịa ra những câu chuyện như vậy.

Yamakapaṭithāriya tức là Phép song thông có thể đọc thấy trong tác phẩm Vô Ngại Giải Đ ạo (Paṭisambhidāmagga) thuộcTiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) (cuốn 31 trang 182-184) trích trong Kinh Pali. Chính vì thế không nên nghi ngờ một cách ngây thơ là những phép lạ (thần thông) đó do các nhà Chú Giải biên soạn sau này. Nhưng cũng cần lưu ý là Kinh Pali chỉ khẳng định Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) đó và bằng cách nào ngài đã thực hiện được như vậy. Không còn những bản tường trình chi tiết nào khác tỷ dụ như việc Đức Phật đã biến một hạt soài ngay tức khác tăng trưởng thành một cây to lớn mang trái sum suê. Những bài tường thuật giống như bài giảng của Đức Phật cho mẹ ngài nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) đã được các nhà Chú Giải biên soạn sau này. Có điều còn tuỳ vào phán đoán của các vị học giả để đưa ra phán quyết cho là những câu chuyện trên rất có thể đã không xảy ra hay không chắc có thực và rất có thể các câu chuyện đó được các vị Chú Giải thêm vào sau này. Nhưng chối bỏ cách dứt khoát sự thật này hay khả năng có thực đối với phép song thông do Đức Phật thực hiện có thể là một kết luận vội và nguy hiểm, một phán đoán hấp tấp và có thành kiến hoàn toàn không thích hợp đối với các Phật tử, chúng ta nên thận trọng trước tâm vẫn còn giới hạn của mình và như vậy để khỏi rơi vào những thành kiến quá hẹp hòi.

Một sự kiện khác nữa cũng được đề cập đến trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/233) liên quan đến việc một vị tỳ khưu đã bay bổng lên trời., ngài còn muốn ngồi xếp bằng mà đi tới đi lui trên không giống như chim bay vậy. Người ta kể lại rằng hình như đây là một dấu hiệu cho thấy vị tỳ khưu cũng phải có được khả năng nhìn thấy những gì vô hình, có nghĩa ngài có Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu). Lý do là ngài gặp phải hai loại trở ngại trên đường, trở ngại đầu tiên là những cản trở rất tự nhiên như cây cối và rừng núi, trong khi đó lý do thứ hai là những cản trở được tạo ra do những thế lực vô hình nổi lòng ghen tức, như là long vương (Nāga) và Thần Điểu (Garuda). Với khả năng nhìn suốt những điều vô hình (Thiên Nhãn Thông) ngài có thể khám phá ra những trở ngại đó đúng lúc và những khả năng nhập thiền Jhana rồi quyết tâm vô hiệu hoá những cản trở đó để không thể cản trở ngài trên bước đường tiến tới. Một lợi ích phụ nữa từ khả năng thiên nhãn thông đó khiến ngài dễ dàng đáp xuống, khiến cho ngài có khả năng tìm thấy nơi đáp xuống an toàn từ nời ngài ngồi trên không.

9. Candimasuriyaparāmāsana Pāṭihāriya (Đụng chạm tới được mặt trăng và mặt trời)
Đoạn văn Pali viết như sau: Imepi candimasuriye evaṃ mahiddhike evaṃ mahañnubhañve pañṇninañ parañmassati parimajjati.’

“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng này có thể cảm nhận và đụng tới mặt trời và mặt trăng, là hai thế lực to lớn và hùng mạnh.”

 Điều cho là mặt trời và mặt trăng là hai vật to lớn và dũng mãnh, theo lời giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho là hai vật thể này có khả năng di chuyển ngay phía trên mặt đất, cả hai đều có khối lượng lớn khoảng 42.000 do tuần (Yojana) và chúng có thể soi sáng ba châu lục cùng một lúc.

Từ “Parāmasati’ có nghĩa là ‘đụng tới’ ngụ ý muốn nói sự thể là một chư vị tỳ khưu tầm cỡ như vậy có thể đụng tới một phần mặt trời và mặt trăng, ngược lại từ ‘Parimajjati’ có nghĩa là cảm thấy hay là vuốt ve mặt trời và mặt trăng bằng tay giống hệt như một người sờ vào đụng vào mắt của mình vậy.

Một thông tin khác nữa cho là thành quả đối với chư vị tỳ khưu không cần thiết phải ước ao thực hiện phép lạ (thần thông) này để có thể đạt đến thành công ở bất kỳ thiền chỉ Kasiṇa nào. Chỉ có một yêu cầu duy nhất đó là chư vị tỳ khưu đó phải hoàn tất được tình trạng thiền Jhana cần được áp dụng như là cơ sở để thực hiện một phép lạ (thần thông). Để xác minh được điểm này, có một trích đoạn từ Kinh Pali (Paṭisamabhidāmagga trong Trung bộ Kinh Pa. 31/594) như Trưởng lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) giải thích như sau:

“Một vị tỳ khưu đạt dược khả năng thuần thục tâm (Cetovasi) cho dù có ở tư thế ngồi hay nằm mà muốn đụng tới mặt trăng hay mặt trời, chư vị đó chỉ cần hướng chú ý tới mặt trăng hay mặt trời, ngay lúc đó ngài quyết tâm thông qua sức mạnh trí ñāṇa, thì tức khắc mặt trời và mặt trăng đều nằm trong khả năng tầm với của chư vị đó. Kết quả xảy ra là ngài sẽ thực hiện được ước muốn của ngài y hệt như những người bình thường không có được sức mạnh thần thông đó, lại có thể dùng bàn tay của mình mà đụng tới hay là vuốt nhẹ bất kỳ điều gì.”

Đó là lời giải thích của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) trong kinh Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) trích trong kinh Pali, có nghĩa là vị tỳ khưu không cần phải vượt qua một khoảng không để có thể đụng tay vào hay cảm thấy được hoặc vuốt ve mặt trăng hay mặt trời đang bay trong quĩ đạo trong không gian. Nói cách khác, đây không phải là ngón điêu luyện của Nhà Vua Khỉ có tên là Hanumāna trong một thiên sử ca mang tên Rāmāyana, trong đó nhà vua khỉ đã lao vào không gian và nắm lấy chiếc xe của một vị thần mặt trời không cho cả chiếc xe và vị thần thắp sáng lên hành tinh trái đất vào đúng giờ bình minh. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là vị tỳ khưu đó đã có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm cao không thể kéo dài cánh tay của mình ra trên không gian để có thể đụng tới hay vuốt ve hai thiên thể đang bay trong quỹ đạo. Rất có thể những người khác có thể nhìn thấy ngài đụng tới mặt trời và mặt trăng, điều này lại do quyết tâm của ngài đưa tới hay đề nghị họ nhìn thấy như vậy. Nhưng một điều không thể xảy ra đó là một thiên thể có thể rời khỏi quỹ đạo đến nằm gọn trong tay họ.
Nhưng quan điểm của vị Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tức tỳ khưu (Phra) Buddhaghosa lại không giới hạn khả năng vào điều Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) mô tả. Ngài khẳng định rõ ràng là tỳ khưu thực hiện được phép lạ (thần thông) này khi ngài giương cánh tay ra để đụng tới mặt trời và mặt trăng, nói cách khác, ngài đã giữ nguyên ý nghĩa của đoạn văn theo nghĩa đen một cách nghiêm túc. Quan điểm của ngài được diễn tả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/235) như sau:

“Một vị tỳ khưu đạt được sức mạnh thần thông đó có khả năng bay bổng lên để đụng tới và vuốt ve cả mặt trăng cùng với mặt trời bằng chính bàn tay của mình, bằng chính bàn tay của mình đang khi ngài ở trên mặt đất này. Trong trường hợp này mặt trời và mặt trăng sẽ giống như một trái thốt nốt rớt khỏi cây xuống ngay trên tay vị tỳ khưu đó. Đây là đoạn văn viết bằng tiếng Pali dành cho những ai muốn có được xác minh chắc chắn như sau:

Svāyam yadi icchati gantvañ parāituṃ gantvā, paramasati yadi pana idheva nisinnako vañ nipannako vā parāmasitukamo hoti hatthapāse hotūti adhiṭṭhāti. Adhiṭṭhānabalena vaṇaṭā muttālaphalaṃ viya āgantvā hatthapāse ṭhite vā parāmasati hatthaṃ vā vaḍḍhetvā.

Như bình thường, ngay cả với sự chấp nhận khả năng có được ngón điêu luyện như vậy, thì vẫn nổi lên câu hỏi sâu sắc xuất phát từ mối nghi ngờ chân chính như sau:

‘Liệu vị tỳ khưu, đang khi ngồi hay nằm tại đó có thể kéo dài tay mình ra cho đến lúc có thể chạm tới được được mặt trời hay mặt trăng nhưng thân xác của vị tỳ khưu đó vẫn có dáng vẻ bình thường? Hay vị tỳ khưu đó có thể biến thân mình đạt đến một kích thước khổng lồ theo tỷ lệ với cánh tay để có thể vươn ra tới không gian như vậy sao?

Hình như đối với vị Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thì thân xác phải tỷ lệ với cánh tay. Điều này có nghĩa là thân xác phải có một kích thước khổng lồ. Nếu trường hợp này xảy ra, chắc chắn thân xác phải có một hình dáng to lớn khủng khiếp -- khủng khiếp đến nỗi đối với chúng ta khó lòng có thể tưởng tượng ra nó to lớn và vĩ đại đến mức độ nào. Tuy nhiên, tác giả đã trích dẫn những từ của vị Trưởng Lão Tipiṭakacūlanāga, [3] người nói: “Kính thưa chư huynh, tại sao thân xác này đôi khi trở thành bé nhỏ hơn và lúc khác lại trở nên to lớn hơn rất nhiều lần như vậy? Bất kỳ lúc nào vị tỳ khưu cũng có thể chui qua lỗ khoá cánh cửa để ra ngoài, thì thân xác đó phải trở nên nhỏ bé hơn bình thường rất nhiều. Ngược lại, bất kỳ lúc nào ngài muốn thân xác đó trở nên lớn hơn, thì chắc hẳn thân xác đó phải lớn được như vậy. Đây chính là trường hợp Trưởng Lão Moggallāna đã quyết định qua phép thần thông của mình trở nên thật là vĩ đại để chiến đấu tay đôi với long vương tên là Nandopananda.
Trưởng lão Moggallāna trong trận chiến tay đôi đầy dũng mãnh chống lại Long vương Nandopananda.
Một lần kia có một người giàu có tên là Anāthapiṇḍika, sau khi đã nghe bài giảng thuyết của Đức Phật liền mời ngài đến dùng bữa tại nhà ông, nói rằng, “Thưa Đức Thế Tôn, mong rằng ngài cùng với năm trăm chư vị tỳ khưu đến dùng bữa tại nhà tôi vào ngày mai.” Đức Phật nhận lời mời của ông bằng cách giữ im lặng. Trước bình minh ngày hôm sau Đức Thế Tôn đã dùng Thiên Nhãn quan sát toàn vũ trụ để xem có người nào xuất hiện trên mạng lưới thần thông của ngài hay không.- Để thấy chắc rằng người đó đã đủ trưởng thành và như vậy sẵn sàng nhận lời giáo huấn của ngài, tức thì ngài nhìn thấy long vương tên là Nandopananda xuất hiện trước mắt Phật, và ngài cũng biết được long vương đó đang ấp ủ tà kiến, như vậy đã chẳng đặt niềm tin nơi Tam Bảo, khi ngài nhìn tiếp xem ai sẽ là người đầu tiên có thể thuyết phục được nhà vua từ bỏ niềm tin sai lạc đố, Đức Phật thấy xuất hiện Trưởng Lão Moggallāna là người có thể đảm nhiệm được trọng trách đầy thách thức này.

Vào lúc bình minh sau khi đã tắm, Đức Phật liền điệu Trưởng Lão Ānanda, nói với ngài thông báo cho năm trăm tỳ khưu là họ sẽ đi cùng Đức Phật lên cõi thiên đàng.

Ngày hôm đó có rất nhiều long vương cũng nhập thành đoàn tuỳ tùng cùng với long vương Nandopananda đang sửa soạn chỗ cho một buổi lễ hội to sắp sửa diễn ra, đang khi đó chính nhà long vương Nandopananda ngồi trên ngai vàng cùng với phẩm phục lộng lẫy, cùng chiếc lọng màu trắng che trên đầu. Bao quanh là ba nhóm vũ nữ, đang chiêu đãi nhà vua với những tiết mục biểu diễn hấp dẫn. Chính vào lúc đó Đức Phật và năm trăm chư vị tỳ khưu đi theo ngài cũng đang di chuyển trên không, hướng về cõi thiên đàng Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Đương nhiên họ cố ý bay ngang qua vùng đó để cho long vương nhìn thấy. Vì Đức Phật biết rõ điều này sẽ đụng chạm tới niềm kiêu hãnh của long vương và như thế là khiến cho nhà long vương nổi giận đùng đùng.

Long vương nhìn thấy Đức Phật và đoàn tuỳ tùng của ngài và đã phát điên lên vì cảnh tượng đó và niềm tin sai lạc và ý tưởng xấu xa đã tràn ngập tâm long vương. Nhà vua nghĩ trong lòng, “Được rồi, tại sao những tên Sa môn đầu trọc này lại băng ngang qua trên đầu trẫm trên đường đi tới cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa)? Hình như họ muốn chứng tỏ sức mạnh của họ để chế ngự ta chăng? Được rồi kể từ nay trở đi ta sẽ không cho phép chúng rải bụi chân của bọn chúng xuống đầu ta nữa.” nói xong, long vương liền đứng dậy khỏi ngai vàng và tiến về phía núi Sineru. Tại đó nhà vua biến thành một long vương rất to và dài đến nỗi có thể quấn bảy vòng ngọn núi Sineru. Rồi sau đó trải chiếc mũ trùm đầu che phủ tầm nhìn lên cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa), tọa lạc ngay trên đỉnh ngọn núi đó. Như vậy long vương đã che khuất toàn bộ cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) trong bóng tối bằng chiếc mũ khổng lồ của mình, khiến cho cảnh tượng giống như rơi vào cõi đen tối thay vì là cõi ánh sáng như thường thấy ít giây phút trước đó.

Vào lúc này một vị tỳ khưu tên là Raṭṭhapāta đề nghị Đức Phật, nói rằng,”Ôi Đức Thế Tôn, con thường đứng ở đây và nhìn ngắm ngọn núi Sineru và những ngọn núi phong cảnh xung quanh, đồng thời cũng nhìn thấy cõi thiên đường Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa), ngay trên đỉnh núi. Bằng cách đó cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) được bao phủ bằng chiếc mũ khổng lồ, khiến cho nó biến thành một cõi đen tối thay vì cõi ánh sáng như đã thường thấy trước kia.

Ngay lúc đó có một vị tỳ khưu tên là Raṭṭhapāta hỏi Đức Phật nói rằng, “Ôi Đức Thế Tôn, trước kia con thường đứng đây và nhìn ngắm ngọn núi Sineru và các ngọn núi xung quanh đồng thời cũng nhìn thấy cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) cùng với những toà lâu đài xoắn ốc và cờ sí trên đỉnh núi. Tại sao lúc này, ôi Đúc Thế Tôn con chẳng còn nhìn thấy toàn bộ những thứ đó?

Đức Phật nói, “Rattathapala thân nến, đó là vì quyền phép của long vương Nandopananda đã nổi giận vì chúng ta hắn đã quấn quanh ngọn núi Sineru bảy vòng và che đỉnh núi với chiếc mũ của hắn. Chính vì thế chúng ta không thể nhìn thấy cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) nữa.
Biết được điều đó, Raṭṭhapāta liền xung phong chiến đấu với sức mạnh của Nandopananda. Nói rằng, “Ôi đức thế tôn, con muốn khuất phục tên long vương đó.” nhưng Đức Phật đã không cho phép Raṭṭhapāta thực hiện điều đó. Một vị tỳ khưu khác hình như là Trưởng Lão Bhaggiya và Rāhula cũng xung phong nhưng cũng giống vậy họ đều không được phép. Cuối cùng thì Trưởng Lão Moggallana đã được đề nghị thực hiện công việc này, ngay sau đó thì Đức Phật nói với ngài. “Ôi Moggallana, xin con hãy ra đi và khuất phục tên long vương đó.”

 Được phép của Đức Phật Trưởng Lão Moggallāna biến thân xác của ngài thành một con rắn còn lớn hơn cả long vương. Ngài liền cuốn mười bốn vòng quanh thân xác của Nandopanada. Rồi trải chiếc mũ che luôn chiếc mũ của long vương. Sau đó Moggallana ép mạnh thân xác của ngài trên xác Nandopananda khiến cho không thể chịu nổi, sức ép đó liền phun ra khói độc làm cho Trưởng Lão bị ngộp. Nhưng Moggallana đã không mất bình tĩnh, liền vặn vẹo nói rằng, không chỉ có mình nhà ngươi có thể phun ra thứ khói độc đó. ta cũng có thể làm như thế.” Rồi ngài cũng phun ra khói độc để tấn công lại long vương. tuy nhiên kết quả thì khói của Trưởng Lão cũng làm ngột ngạt được long vương. nhưng không thể ngược lại được. 

Nhìn thấy vậy, Nandopananda liền đáp trả bằng một chiến thuật khác. Lần này long vương khạc ra lửa, thay vì khói. Nhưng Trưởng Lão cũng đáp trả lại cùng như vậy, nói rằng, “Không chỉ lửa của nhà ngươi tạo ra được, ta cũng có thể làm vậy được.” Nói đoạn ngài liền phóng ra tia lửa nhỏ vào phép thần thông của ngài như lần trươc, kết quả là lửa của vị Trưởng Lão đã gây rối trầm trọng Nandopananda, nhưng không xảy ra điều ngược lại được.

Nhận thấy chiến thuật của mình không hiệu quả, Long vương liền giả đò tỏ thái độ hiền dịu, nói rằng, “Thưa ngài Trưởng Lão. Ngài là ai?” Trưởng Lão trả lời, “Ta là Moggallāna, ôi nhà vua.” Mong rằng Trưởng Lão hãy từ bỏ sức mạnh này và quay trở lại với đời sống tu trì đó. Nandopananda yêu cầu.

Nhưng Trưởng Lão, biết Nandopananda không chấp nhận thua, liền từ chối chấp nhận yêu cầu và thay đổi chiến thuật, và ngài trở lại hình dạng nguyên thuỷ của ngài như trước và chui vào lỗ tai bên trái của long vương, và chui ra khỏi lỗ tai bên kia. Rồi ngài lập đi lập lại qui trình, và ngài đã thực hiện nhiều lần như vậy chui vào tai bên phải rồi ra phía tai bên trái. Đến lúc có lần Long vương há miệng to thế là Trưởng Lão đã chui lọt vào miệng long vương và bước vào dạ dày của nó.

Đức Phật, chứng kiến những gì Trưởng Lão thực hiện, và đến đây ngài liền nhắc nhở Trưởng Lão, nói rằng, “Hãy chú ý, Ôi ngài Moggallāna, con rắn này có nhiều sức mạnh phi thường đó.”

Moggallāna liền nói từ trong dạ dày Long vương ra mà rằng. “Ôi Đức Thê Tôn, con đã luyện được Tứ Thần Túc (iddhipāda) và đang được tăng cường sức mạnh khiến chúng thành luân(được sử dụng ngay lập tức) tứ thần túc đã sẵn sàng trở thành một khí giới lợi hại. Có thể sử dụng được và luôn tuân thủ theo ý của con. Không chỉ có thể khuất phục được Nandopanand, nhưng ngay cả một trăm hay một ngàn chúng cũng không thể vượt qua nổi sức mạnh của con đâu” 

Lúc này, Long vương sôi sục lên vì tức giận liền nghĩ kế để trả thù vị Trưởng Lão, hắn nghĩ trong bụng, “Được rồi, nhà người chui vào bụng ta đang lúc bất ngờ nên ta không biết, nhưng nếu nhà ngươi chui ra là lúc ta sẽ nghiền nát nhà người trong miệng ta cho đến chết.” Rồi Long vương nói với Trưởng Lão, “Xin ngài chui ra khỏi bụng tôi, và đừng làm tôi đau bằng cách dầy xéo trong bụng tôi như vậy nữa” Chỉ trong nháy mắt Trưởng Lão đã thoát ra khỏi bụng hắn và Long vương không hề hay biết gì. Nhìn thấy Trưởng Lão ra ngoài an toàn, long vương liền phun ra một luồng gió mạnh đủ để thổi bật bất kỳ ai trên đường đi. Nhưng Trưởng Lão biết trước được những gì sẽ xẩy cho ngài, liền rút vào nhập thiền Jhana trước ngọn gió dông bão được phun ra. Như trước đó ngài không hề bị mảy may ảnh hưởng, không chỉ một ngọn tóc của ngài bị xáo trộn.

Thất vọng vì sức mạnh của mình không tài nào đánh bại được Trưởng Lão, hắn liền bỏ trốn, quá kinh hãi bằng cách nào vị trưởng Lão được phú cho sức mạnh siêu phàm đến như vậy. Trưởng lão Moggallana nhìn thấy vậy liền biến thành một con chim ưng khổng lồ đuổi theo Long vương, đang khi chim ưng vỗ cánh liền tạo ra một cơn giông bão khủng khiếp. Lúc này Long vương rơi vào giai đoạn kết của cuộc chiến và biết rằng không còn cách nào chạy trốn nổi, Long vương liền lấy lại hình dạng một chàng thanh niên, và cầu khẩn trưởng lão, “Tôi xin chạy lại nương nhờ nơi ngài, Ôi Trưởng Lão.” Hắn quì gối dưới chân Trưởng Lão.

Biết Long vương đã thành khẩn chấp nhận thất bại. Trưởng Lão Moggallana nói với hắn, “Ôi Nanda, hãy lại đây, Đức Phật đã có mặt ở đây. Chúng ta hãy đến gặp ngài nào.

Lúc này, Long vương đã bị khuất phục và chấp nhận thất bại, liền theo Moggallāna đến gặp Đức Phật. Hắn ngồi vào một bên cạnh ngài vào đúng chỗ dành cho hắn, và nói, “Tôi đi đến nương nhờ Đức Thế Tôn” và rồi Đức Phật chào đón hắn nói rằng, “Mong rằng long vương được chúc hạnh phúc muôn đời.” Sau đó cùng với đoàn tuỳ tùng các vị tỳ khưu trở lại nhà người giàu có Anāthapiṇḍika.

Người giàu có hỏi tại sao ngài lại đến trễ hơn bình thường. Đức Phật trả lời rằng đã xảy ra một trận chiến giữa Trưởng Lão Moggallāna và Mãng Xà Vương Nandopanando. Được hỏi tiếp theo ai là người chiến thắng, Đức Phật nói, chính vị Trưởng Lão đã chiến thắng Long vương, Anāthapiṇḍika sau đó đã mời Đức Phật và năm trăm vị tỳ khưu tham dự một bữa tiệc tại nhà của ông trong bảy ngày liên tiếp. Đức Phật chấp nhận lời mời bằng cách im lặng. 

Đây chính là những bài tường thuật liên quan đến Trưởng Lão Moggallāna chiến thắng được long vương Nandopananda do vị Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) kể lại (phần hai trang 235). Tuy nhiên, không thấy đề cập gì đến trong kinh Pali. Có lẽ cũng có ở đâu đó, nhưng tôi chưa tìm thấy được vào lúc này.

Ngoại trừ điều đã được kể trên, còn có nhiều lời giải thích liên quan đến phép lạ (thần thông) đụng tới và ve vãn mặt trời, mặt trăng bằng tay, đã được nói tới như là điều ảo giác hay thôi miên mà ra. Đây là một số câu chuyện liên quan đến như sau:

Phép lạ (thần thông) đụng tới mặt trời và mặt trăng và sờ vào được như là một loại ảo giác.

Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông, có thể không chỉ giang tay ra đụng đến tận mặt trời và mặt trăng đang khi ngài còn ở trên mặt đất này, nhưng còn có thể biến chúng thành bệ ngôi cho ngài để chân lên. Ngoài ra, ngài còn có thể biến mặt trời mặt trăng trở thành ghế ngồi để ngài có thể ngồi trên đó, hay biến thành giường để nằm và tựa lưng để nâng lưng ngài vào lúc mỏi mệt.

Những đoạn văn dưới đây tiếp theo những giải thích của ngài Trưởng Lão tác giả mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Ngài cho biết tác dụng của những thần túc thông như dã được mô tả ở trên được thực hiện không phải chỉ trong tưởng tượng của người quan sát mà thôi, ngoài ra không còn bất kỳ nhân duyên bên ngoài nào có thể tạo ra nhưng thần túc thông đó cả, nói một cách chính xác, chỉ mang tính ảo giác mà thôi. (đến đây tôi phải nói thêm một trường hợp trùng hợp với điều này có thể thấy trong trường hợp Đức Phật tạo ra cho Ni cô Rūpanandā một gương mặt người con gái trẻ rất đẹp đang quạt cho ngài khi ngài thuyết pháp. Chỉ có mình Rūpanandā được chứng kiến điều này diễn ra, gương mặt được tạo ra đó tự nhiên trở nên già cả và già đến nỗi nàng ngã ra chết ngay tại nơi đó. Rồi trở thành một thân xác trương phình lên. Toàn bộ các hiện tượng này chỉ được tạo ra cho chính Ni cô Rūpanandā xem thấy mà thôi, không có người nào thấy được cả). Trưởng Lão tác giả, với giọng đầy quả quyết xác nhận trong tuyên bố ngài đưa ra giải thích về hậu quả đang lúc phép lạ (thần thông) đó được thực hịên. Cho dù chỉ có một tỳ khưu hay nhiều hơn thế thì quĩ đạo của mặt trăng và mặt trời, kèm theo với việc chiếu sáng cho trái đất vẫn không hề bị xáo trộn. Điều này giống như trong một ngàn chiếc bình đựng nước ta có thể nhìn thấy sự phản chiếu của mặt trời mặt trăng, mà những người khờ có thể coi như mặt trời mặt trăng rơi vào trong bình đó. Nhưng thực chất không có gì xáo trộn, không có bất kỳ thiên thể nào trong đó cả. Chính vì thế, chúng ta cũng có thể kỳ vọng phép lạ (thần thông) của vị tỳ khưu có thể giang tay ra đụng tới mặt trăng và mặt trời hay có thể biến cả hai thiên thể đó đến tay ngài đang khi ngài còn ở trên cõi mặt đất này vẫn có thể thực hiện được cơ mà.

Vì đoạn văn giải thích trên đây có thể mang nhiều ý nghĩa cho tất cả những ai ấp ủ trong lòng mối nghi ngờ cố hữu. Tôi xin được trích dưới đây những giải thích đó trong bản văn Pali như sau:
“So evaṃ katvā na kevalaṃ condimasurriye parāmasatiṢace icchati pādākaṭṭhalikāṃ katvā pāde thapeti. Pithaṃ katvā nisīdati. Mañcam katvā nipajjāti. Apasenaphalakaṃ katvā apassayati. Yathā ca eko evaṃ aparopi. Anekesupi hi bhikkhusatasahassesu evam karonto teasñco ekamekassa tatheva ijjhati candimassuriyānañca gamanampi ālokakaraṇampi tathave hoti. Yathā hi cāṇisahanssesu udakapūresu sabbacāṭīsu candamaṇḍalāni dissanti pakatimeva candassa gamanampi ālokakaraṇañca hoti tathūpamanetaṃ pāṭithāriyaṃ. (Trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/240)

Đoạn văn Pali trên tuy chỉ được dịch thoáng nghĩa để giúp cho những ai chưa quen với văn phong và thành ngữ Pali có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của bản văn mà thôi. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là ý nghĩa Trưởng Lão tác giả muốn diễn đạt vẫn không bị thay đổi. Những ai hiểu được tiếng Pali có thể kiểm tra sự chính xác từ đoạn văn Pali nêu trên.

10. Kāyena Vasavattana Pāṭihāriya - (Phép lạ - thần thông - lên cõi Phạm Thiên bằng thân xác thô thiển hay bằng thân xác cõi trời)

Đây là đoạn văn ghi lại chính lời Đức Phật liên quan đến phép lạ (thần thông) này.

“Yāva Brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti.”

Một vị tỳ khưu đạt được sức mạnh thần thông có thể nhập cõi Phạm thiên với chính thân xác phàm (thô thiển) của mình.

Ý nghĩa này được ám những lời Đức Phật có thể được xác định, theo Trưởng Lão Sārīputta giải thích trong Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga (31/594) như sau:

Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông và Cetovasi, có nghĩa là sức mạnh thiền thục tâm có thể khiến những nơi xa xôi trở thành gần lại. Ngài cũng có thể đảo ngược lại qui trình đó, khiến cho những chỗ gần có thể biến ra xa theo ý muốn. Điều này kể cả khả năng biến một vật trở nên nhiều và biến nhiều vật trở thành ít hay ngược lại. Ngoài ra, ngài còn có thể thông qua phép nhãn thông và phép nhĩ thông để nhìn thấy chúng sanh nơi cõi Phạm Thiên và nghe được cả tiếng nói của họ nữa, ngay cả tư tưởng của người đó ngài cũng đọc được bằng phép “tha tâm thông” có nghĩa là đọc được tư tưởng của người khác đang suy nghĩ.

Lúc này, bất kỳ ai muốn đi vào cõi Phạm Thiên, qua thân xác hữu hình của mình. Người đó chỉ cần hướng tâm trí đến bản chất thân xác (Kāyavasena cittaṃ pariṇāmeti) thực hiện quyết tâm để hòa trộn tâm vào với bản chất của thân xác (kāyavasena cittaṃ adhiṭṭhāti). Rồi trú vào lạc tưởng (Sukhasañña) và nơi tinh thần phấn chấn (Lahusañña). Rồi đi vào cõi Phạm Thiên thông qua thân xác siêu hình của mình.

(Nhập cõi Phạm Thiên theo cách thức vừa kể trên) Chư vị Tỳ khưu sẽ tạo ra cho mình Ý Sinh thân (mind-made-form) có nghĩa là thân xác không thể nhìn thấy được, hay còn gọi là thân xác siêu hình thân xác này hoàn toàn giống như thân xác hữu hình, cũng gồm có tứ chi và các cơ quan (như chân, tay, dùi….) cùng với các giác quan được vận hành nghiêm chỉnh (có nghĩa là mắt, tai v.v… những giác quan này đều hoạt động chứ không bất động hay không có sự sống (không chậm chạp) thân xác vô hình này lúc nào cũng có thể xuất hiện ngay trước chúng sanh nơi cõi Phạm Thiên. Nếu chư vị tỳ khưu trên cõi đời này đang thực hiện hành thiền bách bộ. Hay hóa thân (replica) của tỳ khưu cũng vẫn thực hiện được y hệt những gì trên cõi Phạm Thiên. Điều này cũng tương tự như vậy đối với các điệu bộ khác nơi cử điệu của thân xác cho dù là người đó đang ở tư thế đứng hay trong tư thế nằm. Ngay cả trong các hành động khác với các tư thế thân xác cũng hoàn toàn ăn khớp với nhau. Thí dụ như khi tỳ khưu phun ra khói hay lửa hoặc thuyết pháp hay hỏi và thưa bất kỳ câu hỏi nào thì “cả hai” thân xác của ngài đều thực hiện cùng một hành động như vậy ở cả hai nơi khác nhau. Trong trường hợp tỳ khưu đang đứng thuyết pháp cho chúng sanh nơi cõi trần gian này, thì tại cõi Phạm Thiên tỳ khưu cũng làm được y như vậy. Như vậy “cả hai” thân xác và hóa thân cùng có những hành vi y hệt như nhau, tuy ở hai cõi khác nhau. Đây là những ví dụ cho thấy bằng cách nào cả hai thân xác (Hóa thân) ở hai nơi có liên quan với nhau.

Những đoạn văn ở trên do trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) trích trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), Thí Dụ Kinh (Apadāna) – 31/594), đều là những lời dạy của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta). Tuy nhiên có một điểm thật khó hiểu. Đó là đoạn cuối cùng khẳng định rằng trong trường hợp tỳ khưu đứng nói với chúng sanh nơi cõi Phạm Thiên. Hóa thân của ngài ở dưới thế cũng sẽ thực hiện cùng một việc như thế, có nghĩa là ngài sẽ nói với các chúng sanh khác cũng ở trên cõi đời này. Đoạn văn Pali viết như sau: Sace so iddhimā tena brahmunā saddhiṃ santiṭṭhati sallapati sākacchaṃ samāpajjati, minnmitopi thattha tena brahamunā saddhiṃ satiṭṭhati sallapati sākacchaṃ samājjati yaṃ yadeva hi so iddhimā karoti taṃ tadeva nimmito karoti.

Ở điểm này có thể tạo ra nghi ngờ chính là lời tuyên bố về hậu quả cho rằng vị tỳ khưu đó, đang khi còn sống trên cõi đời này, lại có thể đứng trước chúng sanh Phạm Thiên và đàm đạo được với họ. Rất có thể là Đấng Phạm Thiên không những có thể đàm đạo với cùng một nhân vật cả ở trên cõi đời này lẫn ở trên cõi Phạm Thiên nữa. Liệu có nhất thiết chỉ là Chúng sanh duy nhất hay cần phải tạo ra một thân khác để xuất hiện trước chúng sanh Phạm Thiên? [4] Điều rất tiếc là không có lời giải thích nào khả dĩ được thực hiện để làm sáng tỏ điểm này. Chính vì thế mà câu hỏi vẫn bỏ ngỏ chưa có kết luận dứt khoát xem đấng Phạm Thiên có đàm đạo với chính là chúng sanh đó hay chỉ là một “Bản Sao” của nhân vật đó mà thôi. Hay có thể chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy khung cảnh đó đã phải được “sao chụp lại” có thể nói như vậy, và chỉ là bản sao của bất kỳ sự kiện nào đã diễn ra trên cõi đời này.

Việc mô tả trên cũng đáng quan tâm. Hình như đã đả động đến khái niệm nhập thể Phạm Thiên Thuyết (Brahmanism of Incarnation): chúng sanh siêu nhiên mặc lấy hình dáng con người, không bị giới hạn ở bất kỳ số lượng nào. Chính vì thế mà chúng sanh siêu nhiên khi tái đầu thai nơi thân xác con người có thể khoác lấy cả thân xác hữu hình, hay thân thể cõi trời cũng vẫn được như thường. Rất có thể cả trăm hay cả ngàn thân xác không chừng. cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thân xác siêu nhiên đó. Thân xác siêu nhiên đó luôn cư trú tại cõi thần tiên. Đây là một kiểu song hành, nhưng nhất thiết không phải một thân xác tương đương. Ta tìm thấy trong Phật giáo có trường hợp Hoà Thượng A-la-hán Cūlapanthaka. Như đã được nhắc đến ở tập một phần một. Trong trường hợp này, Ý Sinh Thân của trưởng lão lệ thuộc hoàn toàn vào “bản sao” của ngài trên cõi đời này. Điều này khác với trường hợp Avatāra hay là nhập thể siêu nhiên thuộc Phạm Thiên thuyết.- lại phải lệ thuộc vào thân xác vô hình, thần tiên thuộc cõi thần tiên hay cõi Phạm Thiên. Trong trường hợp Cūlapanthaka, các Ý Sinh Thân được tác thành để hiện hữu tạm thời mà thôi. Như vậy, theo quan điểm Phật giáo sau khi Đức Phật Tương Lai đã tái sanh trên cõi đời này làm con trai hoàng hậu Māyā, thì sẽ không còn “bản sao chép” của ngài trên cõi Phạm Thiên (hay thiên đàng) nữa. Chính vì thế đây là điều căn bản, là điểm khác cơ bản giữa Phật giáo và Phạm Thiên Thuyết (Brahmanism). Rất có thể có hai khía cạnh tồn tại một vài điểm giống nhau. Tuy nhiên vẫn luôn có sự khác biệt căn bản rõ ràng như một biên độ vĩnh viễn nêu trên.

Bằng cách nào có thể biến một nơi xa thành gần Và một nơi gần lại biến thành xa

Theo Trưởng Lão Buddhaghosa, một vị tỳ khưu đạt được các khả năng thần thông có thể nhập thiền Jhana, đây chính là bàn đạp để thực hiện mọi phép lạ (thần thông). Rồi ngài phải xác định cõi Thiên Đàng hay cõi Phạm Thiên, rồi quyết tâm để cho điều đó biến thành gần. Sau khi thực hiện được điều này, ngài phải ngay lập tức trú thiền Jhana trở lại, rồi lại thực hiện quyết tâm thông qua sức mạnh trí (ñāṇa) ước mong được đến gần hơn và những gì ngài muốn tức khắc sẽ xuất hiện.

Một ví dụ đã được nêu ở trên trong trường hợp Đức Phật thực hiện Phép song thông. Trước khi tiến hành điều đó, ngài đã nhập vào cõi Thiên Đàng thông qua quyết tâm của ngài, mong muốn hai rặng núi Yugandhara và Sineru tiến lại gần ngài. Rồi khi ngài vẫn còn đứng đó. Ngài đã đặt chân lên đỉnh núi Yugandhara còn chân kia lại đặt lên đỉnh núi Sineru.

Ví dụ thứ hai là trường hợp Trưởng lão Moggallāna khi còn lưu lại thành phố Sāvatthī, ngài tỏ lòng ước muốn được đưa đến với đám đông những người từ Sāvatthī đến thị trấn Saṇkassa, cách xa khoảng độ ba mươi do tuần (Yojana). Ngài cũng đã thực hiện phép thần thông, rút ngắn khoảng cách giữa hai nơi lại như Đức Phật đã làm.

Trường hợp thứ ba được kể về Trưởng Lão tên là Culasambudda người Sri Lanka. Người đã di chuyển bảy trăm tỳ kheo để có thể cung cấp của bố thí cho họ tại thị trấn tên là Pāṭalipuitta tại Ấn Độ, nghĩa là về phía bên kia bờ Đại Dương chia cách hai quốc gia. Tuy nhiên Thị trấn Pāṭalipuitta lại toạ lạc trên một hòn đảo, chứ không nằm trong đất liền. Ấy vậy mà ngài có thể chuyên đám người đông đảo đến như vậy chỉ trong vòng một thời gian ngắn đến địa điểm ấn định.

Xét khía cạnh ngược lại, có nghĩa là biến nơi gần lại trải dài ra và trở thành một nơi rất xa, một ví dụ được Đức Phật thực hiện trong đoạn giai thoại ngài bước đi một cách bình thường trước tên cướp dây chuyền Nagulimāla khiến cho tên cướp phải chạy thụt hơi, vẫn không thể chạy theo kịp Ngài.

Giải thích việc chiêm ngưỡng một chúng sanh Phạm Thiên bằng Thiên Nhãn Thông

Ở đây được giải thích về hậu quả cho là vị tỳ khưu đạt được phép thần thông như vậy, đang khi còn ở trên cõi đời này, có khả năng trú vào Thiền Jhana dựa trên sự trống rỗng có nghĩa là không gian kasiṇa. Rồi vị này sẽ có khả năng nhìn thấy hình dạng của một vị Phạm Thiên nơi cõi Phạm thiên, rồi nghe được bất kỳ điều gì vị Phạm Thiên đó nói, và cuối cùng biết được bất kỳ điều gì vị Phạm Thiên này suy nghĩ.

Giải thích về việc hướng tâm tới bản chất tự nhiên của thân xác

Câu ‘hướng tâm tới bản chất của thân xác ” được dịch từ câu tiếng Pali sau Kāyavasena cittaṃ pariṇāmeti’. được giải thích là việc ứng dụng tâm vào bậc thiền Jhana (đây là điều căn bản hay là nguồn mọi khả năng thần thông.) để thâm nhập vào thân xác, như vậy làm chậm lại vận tốc của tâm, khiến thân xác bắt kịp với tâm và khiến cho tâm chiếm lãnh được bản chất của thân xác (thường mang đặc tính cồng kềnh và nặng nề)

Tuy nhiên những đoạn trên đây đã được đơn giản hoá, vậy mà vẫn còn khó hiểu. Một ý tưởng rõ hơn có thể được tìm thấy trong bản văn gọi là Paramatthamañjusā đã được Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích như sau:

Một Thiền sinh (Aspirant) muốn tiến tới cõi Phạm Thiên bằng phương tiện thân xác hữu hình. Chỉ cần trú nhập thiền Jhana. Chính là căn bản của thần túc thông (psychic feats). Rồi lại thoát ra thiền Jhana và nhắc lại trong tâm “Mong rằng tâm tiến tới với mức độ thân xác.’ rồi người đó lại trú nhập thiền Jhana và khi xuất khỏi Jhana, liền quyết định bằng khả năng trí (tức là Ñāṇa) muốn thực hiện điều đã thực hiện trước đó.

Ngay cả với những giải thích trên trong Paramatthamañjjusā, xem ra khó khăn vẫn còn đó. Theo ý kiến của tôi, mười loại Thần Túc Thông (Iddhividhi), tức là thần túc thông (psychic feats) đều là những kết quả của cái gọi là “Adhiṭṭhāna” có nghĩa là quyết tâm hay khả năng ý chí mạnh mẽ được tăng cường một cách mạnh mẽ. Chính vì thế chúng được gọi là Adhiṭṭhāna Iddhi’. Tuy nhiên, một thiền sinh (aspirant)có khả năng tận dụng được một cách hiệu quả khả năng Adhiṭṭhāna của mình phải đắc thủ được với cái gọi là sức mạnh lợi khẩu tâm linh, tức là sức mạnh thuần thục tâm, điều này ngầm hiểu, tỷ dụ như, thuần thục trong việc trú nhập thiền, rồi lại thoát ra khỏi thiền Jhana. Chính vì thế không có khó khăn nào đối với vị tỳ khưu đắc được những khả năng đi tới được Phạm Giới (Brahmaloka), cho dù bằng phương tiên thân xác hữu hình của “bản sao thần tiên”. Đối với vị tỳ khưu này không có vấn đề gì trong việc bay bổng lên, có nghĩa là làm cho thân xáccủa mình bay lên và bồng bềnh trên không trong bất kỳ tư thế nào của thân xác và ở bất kỳ vận tốc nào ngài cho là thích hợp.

Những giải thích về Tri giác hạnh phúc và phấn khởi

Từ Pali ám chỉ hai loại tưởng (saññā) này chính là Okkamati, có nghĩa đen là “hạ xuống tới” ám chỉ hành vi rút lui nhập thiền tới tận lạc tưởng và khinh tưởng như đã được đề cập tới ở trên, cả hai đều là những phẩm chất tâm cùng xảy ra một lúc khiến cho có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông) và dựa trên căn bản Thiền Jhana. Những ai muốn tham khảo những đoạn nguyên thuỷ chúng tôi trích ra đây đoạn văn Pali sau đây: Sukhasaññañca lahusaññañca okkamatīti pādakajjhānārrammaṇena iddhicittena sahajātam sukhusaññanca lahusañññañca okkamati pavisati phusati sumpanuṇāti….

Tuy nhiên từ ‘Sukhasaññā hay là lạc tưởng còn ám chỉ xả tường (Upekkhā) (có nghĩa là không phải thuộc hạnh phúc cao độ như ám chỉ theo nghĩa đen.) Lý do là vì mức độ hạnh phúc cao độ nơi thiền Jhana thì lúc nào cũng phảng phất lâng lâng và tinh tế đến nỗi được gọi là hành xả. Đoạn viết bằng tiếng Pali xác định điều được mô tả về bốn đặc tính của thiền Jhana như sau: “Yantaṃ ariyā ācikkhanti upekkhako satimā sukhavihārīti: những ai đạt được xả bất tận và liên tục có thể kết hợp trong mọi Sát na tâm với niệm, được các vị thánh gọi là xả niệm.

Từ ‘Lahusaññā, nghĩa đen có nghĩa là khinh tưởng. Ta có thể nói bao gồm không gì hơn là kết quả (đi kèm theo) với lạc tưởng. Điều đó có thể cho là ‘nhẹ nhàng’ hay là ‘nhanh nhẹn” hoàn toàn tách biệt khỏi bất cứ điều gì là nặng nề có thể làm chậm trễ tiến bộ. Những điều này chẳng là gì hơn là năm triền cái và ngăn trở khác đối với những bậc Thiền Jhana cao hơn như vitakka (tầm) vicāra(tứ) piti (hỷ) (Ecstasy) và sukha (lạc) một trong thiền bậc ba). Làm sao những triền cái (nivaraṇa) có thể gây trở ngại cho phát triển đối với một thiền sinh có thể được thấy rõ ràng. Vì ngay cả ở Thiền thứ nhất thì tâm của thiền sinh đã được giải thoát khỏi (relieved) mọi áp lực của tâm bướng bỉnh và (tâm viên muốn nói hay bắt chước) do đó được tinh tế, tuân thủ theo ý muốn và dễ dàng uốn nắn. Bất kỳ chủ đề thiền nào thiền sinh gắn kết tâm trên đó đều được ấn định cách vững chắc và không thể lay chuyển. Khi mà chỉ có những triền cái đã được loại bỏ một cách hiệu quả, chính vì thế ta thử tưởng tượng xem thân xác ta sẽ được nhẹ nhàng và trôi nổi bồng bềnh như thế nào ngay cả khi những yếu tố cấu thành thiền Jhana bậc thấp cũng sẽ được kìm lại. Ở mức độ thiền này tâm chắc chắn sẽ đạt được sức mạnh kiến tạo cao siêu.

Đây chính là phương cách và lý do tại sao Thiền Jhana Bậc Bốn được bổ sung thêm với năm pháp thuần thục chính là căn bản hay là nguồn sức bật của việc thực hiện những phép lạ (thần thông) đó. Như vậy an lạc tinh tế và được thanh tịnh ở đây tương đương với xả (Upekkhā), chính vì thế được đề cập đến ở đây như là một đức tính của thiền Jhana bậc bốn..

Còn nhiều giải thích nữa, cũng đem lại hiệu quả cho là với việc đạt đến thiền bậc bốn thì thân xác bụi trần của thiền sinh (có nghĩa là thân xác hữu hình) sẽ trở nên nhẹ nhàng và bồng bềnh như một nắm bông. Đây là điều khiến cho thân xác dễ dàng và tự nhiên để cho di chuyển tới được cõi Phạm Thiên. Giống hệt như nhúm bông được thổi bay theo chiều gió. Trên đường bay đó, nếu người đó muốn đi bộ trên không người đó sẽ tạo ra được một lối đi trên đó thông qua sức mạnh thiền dựa trên đất Kasiṇa. Mặt khác, nếu người đó có thể quyết tâm dựa trên phong-kasiṇa. Thì ngọn gió này có thể mang đi, hoặc dưới dạng một nhắm bông gòn hay như dạng một mũi tên do người bắn cung bắn đi, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người đó.

Những giải thích ở trên đã làm rõ bằng cách nào vị tỳ khưu đạt được thuần thục tâm ở các mức Thiền khác nhau, hình như có vẻ xung khắc với luật tự nhiên được con người hiện đại biết và hiểu được cho đến thời điểm này. Câu hỏi hiện nay là liệu một con người còn có thể làm được điều đó hay không. Tuy nhiên ta thấy có hiện tượng rất nhiều các thiền sinh nhập thiền đã cảm nghiệm được, đó là sau một giai đoạn tu luyện nghiêm túc, và đạt đến được một mức độ tập trung tư tưởng nào đó (one-pointedness) hình như đối với họ thì thân xác có thể bay bổng lên được. Nhưng cho đến nay, trường hợp một thiền sinh kinh qua được những kinh nghiệm như vậy thực sự đã bay bổng lên trời vẫn chưa thấy được ghi lại bao giờ. Tuy nhiên theo ý kiến của tôi khả năng hiện tượng này có thể xảy ra không phải là không có.

Những giải thích hướng thân xác về những sức mạnh tâm 

Một điều cần lưu ý đó là, di chuyển trên không bằng thân xác thể lý hữu hình theo đoạn Pali được ghi lại là “Kāyavasena cittaṃ pariṇāameti” nghĩa là “hướng(hay là xác định) tâm tới sức mạnh của thân xác, trong khi đó di chuyển bằng tâm hay thân xác thần tiên, tiếng Pali ghi lại là “cittavasena kāyaṃ pariṇāmeti” có nghĩa là hướng thân xác tới sức mạnh tâm linh, điều này được giải thích như sau:

“Hướng (hay quyết tâm) thân xác tới sức mạnh tâm ” gồm đặt thân xác dưới sức khống chế của tâm. ‘Biến thân xác trở thành nhậy cảm với sức mạnh tâm. Điều này khiến thân xác di chuyển nhanh như tâm, đến nỗi không cần thời gian để di chuyển qua lại. Điều này được ghi lại bằng tiếng Pali như sau: Kāyaṃ gahetvā citte āropeti cittānugatikaṃ karoti sīghagamanaṃ, cittagamanaṃ hi sīghaṃ hoti.

Những đoạn văn trên là những giải thích của Trưởng lão Buddhaghosa trong bản văn có tên l Paramatthamañjusā(2/292) do Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích, còn có một số giải thích ý hệt như vậy đối với hiệu quả đó như sau:

‘Đặt thân xác trên tâm” có nghĩa là “quyết tâm bằng cách nhắc lại thân xác được tác tạo nên từ tro bụi, đã biến thành một chủ đề được ghi lại trong “Pādakajhānacitta’ (cho là tâm là bệ phóng thiền Jhana) để có thể thực hiện quyết tâm, ‘Mong rằng thân xác này được giống như tâm này’ chính vì thế điều này đã khiến cho thân xác được khoác lấy bản chất của tâm (khiến thân xác nhẹ nhàng và bồng bềnh như tâm tâm vậy.)

Lời dạy của Đức Phật

Điều cần lưu ý thêm là ngoài những lời giải thích trên, còn có những lời dạy của Đức Phật như đã được ghi lại trong Kinh Phật, rất ngắn gọn và cô đọng như sau: Yāva Brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti. Điều này có nghĩa là hướng tới (hay quyết tâm) sức mạnh qua thân xác đến cõi Phạm Thiên.’ Câu trên xem ra bao gồm toàn bộ những gì đáng nói, không những chỉ xác định xem có thể dùng sức mạnh thân xác hay tâm. Một câu trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn đưa ra ý nghĩa như sau: ‘Brahanaloke kāyena attano vasaṃ vatteti’ nghĩa đen là ‘Hướng sức mạnh của mỗi chúng ta tới thân xác nơi cõi Phạm Thiên’

Những lời giải thích của ngài Trưởng lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)

Lời dạy của Đức Phật được ghi lại ở trên xem ra hơi quá ngắn gọn và khó hiểu, Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)lại đưa ra những giải thích về hiệu quả có thể hướng sức mạnh qua thể xác ngầm chứa một sự thật là nếu một vị tỳ khưu muốn đi vào cõi Phạm Thiên với thân xác hữu hình, và thân thể của mình, ngài được yêu cầu hướng tâm đến sức mạnh thể lý (Kāyavasena cittaṃ pariṇāameti kāyavasena cittaṃ adhiṭṭhati). Nhưng nếu ngài muốn đến cõi đó bằng thân xác vô hình (có nghĩa là thân xác cõi trời) ngài phải yêu cầu hướng tới tâm và thực hiện một điều quyết tâm để thân xác của ngài phải đáp lại được với sức mạnh tâm (Cittavasena Kāyaṃ pariṇāneti cittavasena kāyaṃ adhiṭṭhāti).

Từ nhũng giải thích nêu trên do Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) thực hiện. Chúng ta có thể giải thích rằng: Để có thể đi tới cõi Phạm Thiên với thân xác vô hình hay thân xác cõi trời, một quyết tâm phải được thực hiện dựa trên cơ sở sức mạnh Thiền Jhana để tạo ra một Ý Sinh Thân, có khả năng di chuyển nhanh chóng như chính tâm vậy. Người nào được thuần thục tâm sâu xa như thiền Jhana thì không khó khăn gì để tạo và phóng ra được sức mạnh đó tới mục tiêu yêu cầu.

Đạt đến lạc tưởng và khinh tưởng là điều vô cùng thiết yếu

Theo Trưởng Lão Xá-lợi Phật (Sariputta) việc đạt đến lạc sung tưởng (Sukhasaññāa) và khinh tưởng (Lahusaññā) là vô cùng thiết yếu để có thể di chuyển thiền sinh (Aspirant) tới được cõi Phạm Thiên, cho dù thông qua thân xác hữu hình, hay bản sao chép vô hình ý sinh thân. Lời tuyên bố của ngài như đã đề cập đến ở trên.

Các giai đoạn, “đáp xuống (hay trú vào) tới lạc tưởng và khinh tưởng’ có nghĩa là thực hiện được việc gia nhập cõi Phạm Thiên thông qua cả hai loại tưởng đều đi kèm theo với tâm thần thông (iddhicitta) có nghĩalà tâm kỳ diệu to lớn dựa trên chủ để thân xác (Sukhasaññañca lahusaññañca okkamatīti rūpākāyārammanena iddhicittena sahajātaṃ sukhasaññaña lahusa ññañca okkamatīti. (trṅch trong Thanh Tṇnh Ḍạo (Visuddhimagga) 2/245) 

Điều khác biệt cơ bản giữa việc gia nhập vào cõi Phạm Thiên bằng thân xác hữu hình và thể lý do ý sinh thân, hay thiên thể chúng ta nên lưu ý ở đây. Trong trường hợp thứ nhất (có nghĩa là bằng thân xác thô thiển) lúc này xuất hiện một tưởng nhẹ nhàng và bay bổng đi kèm theo với tâm thần thông (iddhicitta) dựa trên cái gọi là ‘pādakajhāna’ là loại thiền Jhana trên hay là bệ phóng của mọi sức mạnh thần thông.

Trong trường hợp một vị tỳ khưu muốn tới cõi Phạm Thiên bằng ý sinh thân, hay là thân xác cõi trời thì cũng phải trải qua hậu quả là trú vào lạc tưởng v khinh tưởng, đi kèm theo tâm thần thông dựa trên thể xác. Tâm thần thông (iddhicitta) có nghĩa là tâm được linh hoạt sẵn sàng thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này được đạt đến thông qua mức độ thiền Jhana cao hơn.

Từ những giải thích ở trên, ta có thể hiểu rằng nhập vào cõi Phạm Thiên thông qua ý sinh thân cần thiết phải trú vào nhập thiền Jhana dựa trên thân xác thô thiển của ta. Điều này chính là tạo ra, hay phát ra ý sinh thân như là một phương tiện di chuyển tới đó. Mặt khác, để có thể đi tới cõi Phạm Thiên bằng thân xác, điều cần thiết lại là rút vào nhập thiền Padakajhana như đã được bàn đến ở trên. Điều này gồm khả năng thiền Jhana có thể biến thân xác thành nhẹ nhàng như một nắm bông.

Chính Đức Phật cũng thường xác định khả năng này (trong Đại Phẩm Kinh (Mahāvāravagga) thuộc Tương Ưng Bộ Kinh 19/ 363 như sau:

“Ôi Ananda, bất luận khi nào Đấng Như Lai (Tathāgata) thiết lập được thân xác trên tâm và tâm trên thể xác, trú vào lạc tưởng và khinh tưởng. Rồi thân xác Đấng Như Lai (Tathāgata) trở nên nhẹ hơn bình thường và linh hoạt hơn (có nghĩa là dễ dàng tuân thủ và sẵn sàng thích hợp với các mệnh lệnh của tâm) trở thành dễ dàng linh hoạt, cơ động hơn và bóng láng rạng rỡ hơn v.v… ở vào thời điểm đó thì thân xác của Đấng Như Lai (Tathāgata) có thể dễ dàng bay bổng lên. Giống như một nhúm bông, vì nhẹ nhàng có thể trôi bồng bềnh trên không tuỳ theo ý muốn.”

Đối với những ai quan tâm đến các đoạn nguyên thủy Pali, chúng tôi xin trích như sau:

“Yasmiṃ Ānanda samaye Tathāgato kāyampi citte samādahati citampi kāye samādahati sukhasaññañca lahussaññañca kāye okkamitvā okkamitvā viharati.

Tasmiṃ Ānanda samye Tathāgatassa kāyo lahutaro ceva hoti mudutaro ca kammanīyataro ca

Tasmiṃ Ānanda samaye Tathāgatassa kāyo appakasireneva pathaviya vehāsaṃ abbhuggacchiti seyyathāpi Ānanda tūlapicu vā kappāsapicu va lakuko dhārupādāno appakasireneva paṭhaviyā vehāsam abbhuggacchati”

Theo tập Chú giải, đoạn “Kayampi citte samādạhati’: thiết lập thân xác trên tâm có nghĩa là hướng thân xác và thiết lập trên tâm. Điều này có nghĩa là biến thân xác lệ thuộc vào tâm, hướng thân xác tới bản chất hay điều kiện của tâm có nghia là Mahaggatacitta. Tâm miệt mài hành thiền Jhana. Vào lúc này, tâm không còn thì giờ để di chuyển đâu đó nữa. Khi thân xác được biến đổi thành bản chất của tâm. thì lúc đó thân xác có thể vượt qua được với tốc độ tâm. (Kāyaṃ gahetvā citte aropeti cittasannisitaṃ karoti cittitgatiyā peseti. Cittaṃ nāma mahaggatacittaṃ gatigamanaṃ lahukiṃ hoti”

Với câu, “Citampi kāye samādahati” có nghĩa là hướng tâm và nhập tâm vào thân xác.’ Đây chính là biến tri tuệ lệ thuộc vào thân xác, hướng tâm tới bản chất và điều kiện của thân xác, nghĩa là thân xác thô thiển. Việc di chuyển đi lại của thân xác này vô cùng chậm chạp (Citaṃ gahetvā kāye aropeti kāyasannissitaṃ karoti kāyagatiyā peseti. Kāyo nāma karajakāyo. Kāyagatigamanaṃ dandhaṃ hoti.)

Lạc tưởng và khinh tưởng, có nghĩa là tri thức đi kèm theo với Tâm Thần Thông (Abhiññācitta)(có nghĩa là trí tâm có khả năng thực hiện các phép lạ (thần thông)) điều đó được gọi là lạc tưởng, là vì tâm này có thể thâm nhập được vào tới niềm sung sướng tột độ đó và bình an thanh thản. Điều đó đựợc gọi là Lahusaññā là vì không còn bị những vẩn đục đè nặng có thể tạo ra chậm trễ. (Sukhasaññañca Lahusaññañcāti abhiññācittasahajātasuññāṢā santasukhasamannāgatattā sukhasaññā nāma hoti. Kilesadandhāyitattāya ca abhāvā lahusaññā nāma --- (trṅch trong Samantapāsādika 3/ 368)

Tóm lại, toàn bộ những gì được triển khai ở trên đều là những giải thích về giáo lý của Đức Phật “để nhập thể xác nơi tâm và nhập tâm nơi thể xác’ Tất cả đều mang ý nghĩa giống như các đoạn này “Để có thể đi tới cõi Phạm thiên giới (Brahmaloka) bằng thân xác thô thiển. Điều cần thiết là hướng tâm tới, thực hiện quyết tâm để cho tâm mặc lấy bản chất và điều kiện của thân xác. Ngược lại để có thể đi tới cõi Phạm Thiên bằng ý sinh thân, điều cần là hướng thân xác và thực hiện quyết tâm để cho thân xác có được những điều kiện và bản chất của tâm.

[1] Một Koti tương đương với mười triệu. 

[2] Bản dịch tiếng Anh cũng được tìm thấy trong tiệm sách Mahamakut, Đường Phra Sumeru, Băng-cốc 10200.

[3] Hòa Thượng Tipitaka Cūlanāga là một trưởng lão người Sri Lanka hầu như được biét sống vào những năm 475-530 trước CN. Ngài là một trong số những đồ đệ của Trưởng lão Tipiṭaka Cūla Sumanathera thuộc thiền viện Dipa. Ngài là người biên soạn nhiều tác phẩm Chú Giải về Luật Tông (Vinaya) và Kinh Phật được ghi lại trong tập Chú gải Uparipaṇṇasaka cho là ngài đã một lần thuyết pháp một bài có rất đông người và cả các chư thiên nữa, khoảng một trăm ngàn người trong số họ đã đạt đến bậc A-la-hán ngay sau bài giảng.

[4] So tassa brahmuno purato rūpaṃ abhinimmināti manomayaṃ rūpaṃ sabbaṇgapaccanaṃ ahīnindriyaṃ.
[5] Theo tập chú giải từ “Vidhura” hàm chứa sự kiện cho là từ thời xa xưa Dhura (trách nhiệm hay là hoạt động) thuyết pháp thì không có người nào vượt trội hơn ngài. (đoạn bằng tiếng Pali cho lời khẳng định này như sau: Vidhura Vigatadhuro. Aññehi saddhiṃ asadisoti attho)

Cuốn tự điển Pali Anh ngữ do bà Rhys Davids cũng đưa ra giải thích này từ tập chú giải: - Chính vì thế tôi quyết định dịch từ mang ý nghĩa là “không ai sánh bằng” lỗi lạc nhất. Hay là không ai sánh bằng. Vì đối với ngài không cần sử dụng bất kỳ cố gắng nào để đạt đến khả năng độc nhất của ngài đó.

Người ta kể lại rằng ý nghĩa căn bản của cả hai từ “tài giỏi” và ý nghĩa của từ ‘Vidhura’ có thể được dùng để thay cho từ ‘Vidura’ có nghĩa là một học giả Ấn Độ hay là người có uy tín trong bất kỳ lãnh vực kiến thức nào. 

[6] Con số ở đây cũng như nhiều chỗ khác, chỉ mang tính cách thành ngữ, chứ không có giá trị con số chính xác tuyệt đối.

[7] Xem phụ chú cuối trang 348-349 bản dịch trang 1 file 8.