21/07/2554 02:45 (GMT+7)
Cuộc sống là một quá trình học tập, rèn luyện để không
ngừng hoàn thiện bản thân. Chúng ta không chỉ học ở trong nhà trường,
chúng ta còn học những bài học từ trong thực tế của cuộc sống, chúng ta
học qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, và chúng ta
học qua sự trải nghiệm của chính bản thân mình nữa. Ở mỗi độ tuổi khác
nhau lại có những cách học khác nhau. |
30/10/2554 07:41 (GMT+7)
Mỗi tôn giáo đều có cách riêng để giải thích mối quan hệ của những sự
việc diễn ra trong cuộc sống, tuy cũng đều khuyên người làm lành lánh
dữ nhưng sự lập luận thật không hoàn toàn giống nhau. Chỉ riêng Phật
giáo đưa ra thuyết nhân quả báo ứng, phủ nhận mọi yếu tố thưởng phạt
siêu hình, mà chỉ dựa vào tính chất thiện ác trong hành vi của tự thân
mỗi người. Thuyết nhân quả này từ khi được đức Phật Thích-ca thuyết
giảng đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày càng có nhiều bằng chứng
xác thực hơn trong thực tế đời sống và cũng ngày càng tỏ ra gần gũi, phù
hợp hơn với những hiểu biết, khám phá mới của khoa học hiện đại. Chính
vì thế mà số người hoài nghi về những việc thiện ác báo ứng đã ngày càng
giảm hẳn, trong khi số người tin chắc vào nhân quả ngày càng tăng thêm,
đặc biệt là còn có không ít người thuộc hàng ngũ các nhà khoa học hiện
đại nữa. |
30/04/2556 11:48 (GMT+7)
Khi những người Tây phương nghiên cứu về Phật học, nhờ vào các khoa khảo cổ và ngữ học, họ đã khai quật, khám phá nhiều sử liệu quan trọng. Nhưng những khám phá ấy chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề thì vô số mây mù lại kéo thêm. Một thời trước đây, người ta nghi ngờ cả đến Đức Phật, không biết Ngài là một nhân vật lịch sử hay chỉ là một nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là giữa những cực kỳ sai biệt của các khuynh hướng tư tưởng Phật giáo là gì. Đây là vấn đề cấp thiết nhất cho những ai muốn nghiên cứu Phật học. |
16/08/2554 09:25 (GMT+7)
Chính Ðức Phật đã nói tốt hơn là
phải xem xét cẩn thận, điều tra nghiên cứu và kiểm tra cho chính chúng ta trước
khi chấp nhận một điều gì. Ngay cả đến những lời của Ðức Phật cũng phải được
kiểm tra kỹ lưỡng. Rốt cuộc, Ðức Phật không ngoại trừ điều nào cả. Ngài không
bao giờ tin trong niềm tin mù quáng. Ngài không bao giờ bảo chúng ta chỉ tin
vào điều Ngài nói hay chỉ bác bỏ điều người khác nói. Mà Ngài bảo chúng ta hãy
điều tra nghiên cứu, thực hành và minh định cho chính chúng ta. |
17/03/2556 22:07 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo trí tuệ, nên
ngay trong thời Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đức Phật đã khẳng định không nên chỉ
tin mà không tìm hiểu và thể nghiệm để chứng ngộ sự thật. Về sau, một vài
tông phái Phật Giáo, vì lợi ích chuyển hoá quần chúng mê tín nên đã vận dụng
hình thức tín ngưỡng hơi nhiều cho hợp với căn cơ trình độ của họ, từ đó một số
Phật tử xao lãng trọng tâm trí tuệ và thực nghiệm của Đạo Phật. |
30/04/2556 11:45 (GMT+7)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
Nguồn suối
phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế),
vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một
kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và
giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm
trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những
tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời. |
22/08/2554 23:20 (GMT+7)
Trước kia là những bài thuyết pháp của tôi về an lành có in bằng ronéo, Đại đức Hộ Giác nhận thấy hữu ích cho người tu Phật, nên ngài hỏi ý kiến tôi để ấn tống. Lúc ấy, tôi chưa làm hoàn toàn những bài pháp an lành cuối cùng, từ pháp thứ XXXIII đến pháp thứ XXXVIII, nên Đại đức Hộ Giác vui lòng soạn giúp những pháp an lành còn dở dang ấy. |
26/10/2554 06:04 (GMT+7)
“Hãy đến để thấy” như một sự mời gọi tất cả chúng ta trở thành nhân chứng của chánh pháp. Chánh pháp vẫn còn đây qua kinh điển, giá trị của nó được trải nghiệm qua nhiều thế kỷ, vấn đề còn lại là mỗi người hãy dấn thân trên hành trình sống theo lời Phật để thấy rõ giá trị của Chánh pháp là thiết thực hiện tại, siêu việt thời gian và có khả năng dẫn đến an vui, giải thoát. |
22/10/2554 13:16 (GMT+7)
Hạnh phúc là phản ứng phóng thích những cảm giác bực dọc,
những cảm giác khó chịu từ thân thể mình ra bên ngoài. Những trạng thái khó
chịu có thể xuất hiện dưới hai cơ quan chính yếu của con người, thứ nhất là
thân, thứ hai là tâm. Thân không thoải mái, dĩ nhiên con người có những phản
ứng như: Nhăn nhó, co rút tay chân, hoặc tìm ai đó để tâm sự, chia sẻ. |
03/09/2554 22:57 (GMT+7)
Trong mưu cầu kế sinh nhai, những phương tiện thường lại đánh đồng với hạnh phúc, nhiều người đã vi phạm luật pháp, bỏ rơi đời sống đạo đức. Đó không được gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo phải gắn liền với đời sống đạo đức và sự chuyển hóa tâm linh. Bản chất của hạnh phúc liên hệ đến con đường trung đạo chứ không phải trải qua những nỗi khổ niềm đau để có được nó. Thời gian để đạt hạnh phúc lệ thuộc vào phương pháp và sự hành trì. Nếu đi đúng thì thời gian có thể rất ngắn, bằng ngược lại, có thể phải mất vài chục năm nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Phương pháp hạnh phúc phải gắn liền việc thực hành bát chánh đạo, có lòng tin, sức khỏe, sự trung thực, siêng bỏ ác làm lành, và trí tuệ về sinh diệt của sự vật hiện tượng thì chúng ta mới có được giá trị an lạc trong đời sống hiện tại này. |
29/10/2554 06:47 (GMT+7)
Trong nhiều năm thuyết giảng, thỉnh thoảng chúng tôi có cơ hội tư vấn hạnh phúc một cách bất đắc dĩ theo yêu cầu của Phật tử. Nhờ đó, chúng tôi đã đúc kết bản chất của một gia đình hạnh phúc lệ thuộc vào năm yếu tố, gọi là 5T: Tình, Tiền, Tâm, Thuận, Thương. |
25/09/2554 05:30 (GMT+7)
Khái niệm “giận dữ” được định nghĩa như dòng chảy cảm xúc, đối tượng là con người được thể hiện qua lời nói khó nghe, lời qua tiếng lại trong giao tiếp cũng như việc làm… mang lại sự bực dọc, không ưa thích. |
16/09/2554 03:55 (GMT+7)
Bạn đọc thân mến! Tôi vẫn biết là cuộc sống của mỗi chúng ta còn rất
nhiều điều để lo toan, bận rộn, và việc dành thời gian để suy ngẫm về
những giá trị tinh thần phía sau lớp vỏ vật chất không phải là thói quen
của nhiều người. Dù vậy, tôi vẫn luôn cho rằng bài học về yêu thương là
bài học lớn nhất của đời người – và chúng ta không thể tìm thấy bất cứ
người thầy dạy nào khác tốt hơn là chính những điều ta trải nghiệm được
trong cuộc sống. Vì thế, những gì được ghi lại trong tập sách này chỉ là
những ý tưởng rất chủ quan, những nhận xét rất phiến diện... Nếu bạn
nhận thấy có chút giá trị nhỏ nhoi nào trong ấy, thì đó sẽ là những điều
đang chờ đợi sự thể nghiệm và kiểm chứng của chính bản thân các bạn ngay
trong cuộc sống này. |
26/08/2554 23:50 (GMT+7)
Trong cuộc sống, những sự việc xảy ra hàng ngày đều có
thể ảnh hưởng đến thái độ sống của chúng ta. Những lúc cuộc sống gặp
thuận lợi, may mắn hoặc ít nhất là trong những hoàn cảnh bình thường, ổn
định, chúng ta có thể dễ dàng duy trì được thái độ sống lạc quan. Thế
nhưng, khi cuộc sống chẳng may gặp phải những âu lo bất trắc, khi phải
đối mặt với những thất bại triền miên, những mặt trái phũ phàng của cuộc
đời hoặc khi bản thân tưởng như phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bế
tắc, mấy ai trong chúng ta còn duy trì được thái độ sống lạc quan? |
20/10/2554 04:01 (GMT+7)
“Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa
Kỳ, Úc châu và Việt Nam.
Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã
phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn
ra sớm hơn và đau đớn hơn. |
25/09/2556 18:03 (GMT+7)
Quyển Tự Truyện của Sư Gunaratana, dĩ nhiên không phải là một tác phẩm văn chương. Nhưng đó là một câu chuyện đời rất thật của một người rất bình thường như chúng ta. Có những lúc tôi phải gập sách lại cười khan một mình. Mà cũng lắm khi lại thấy nghẹn ngào, tức tưởi. Không phải là cách kể chuyện, mà là những câu chuyện khiến người đọc thêm vững lòng tin vào Phật Pháp. |
01/09/2554 12:02 (GMT+7)
Giữa muôn vàn phức tạp của cuộc đời, chúng ta phải sống như thế nào?
Chắc hẳn trong đời, bạn đã từng có lúc tự hỏi mình câu hỏi đó? Đây là
một câu hỏi không ngừng day dứt những tâm hồn đang khao khát kiếm tìm
một lẽ sống cao cả hơn cho riêng mình. Sống sao cho phải lẽ, không phải
là một điều dễ dàng trả lời! Ngày nào còn sống, chắc chắn chúng ta vẫn còn băn khoăn về cách sống, về
ý nghĩa cuộc sống của mình. Phải chăng, càng đối diện với những phức
tạp, phiền toái, đau khổ và bề trái cuộc sống, con người càng khát khao
được sống một cuộc sống giản dị, thanh thản hơn, có ý nghĩa hơn? |
21/10/2554 02:37 (GMT+7)
Trong cuộc sống, có những vấn đề mà chúng ta không thể giải quyết đơn
thuần chỉ bằng tri thức. Nói cách khác, chúng ta thường phải trải qua
những bước khá dài từ lúc hiểu rõ một vấn đề cho đến khi có thể biến
những hiểu biết đó trở thành kinh nghiệm sống thực sự và đủ bản lĩnh để
vượt qua được vấn đề ấy |
13/10/2554 08:23 (GMT+7)
Tập sách này như một lời tâm sự với những người bạn trẻ, những người
đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời nhưng có thể là chưa xác định được
một hướng đi vững chắc, và quan trọng hơn nữa là đang phải đối mặt với
những yếu tố độc hại như một hệ quả tất yếu của nền văn minh công nghiệp
hiện đại, nhưng lại không có được tấm áo giáp tinh thần để phòng hộ một
cách chắc chắn như thế hệ cha anh mình trước đây. |
29/10/2554 06:52 (GMT+7)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn
nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không
biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể
làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận
điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng
đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào
nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người
đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn
của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”,
đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai. |
|