06/07/2553 01:37 (GMT+7)
Tìm nơi nương tựa - quy y -
là một hành động
chung của hàng Phật tử, căn bản cho các công phu hành trì trong
Đạo Phật.
Bất cứ luận thuyết, tông phái và pháp hành nào của Phật giáo đều
bắt nguồn
từ hành động quan yếu này, mà mỗi Phật từ đều trì tụng thường
xuyên, đó là
việc quy y. Trong tiếng Pāli, hành động đó gọi là "sarana-gamana"
(quy y). "Gamana" nghĩa là đi đến, quy về, tìm về. |
20/07/2553 07:02 (GMT+7)
Chính cái khối thịt
đang suy tàn nằm ở đây là chánh pháp (saccadhamma),
là chân lý. Chân lý của cơ thể nầy là chánh pháp, và đó
là giáo huấn bất di dịch của Ðức Bổn Sư. Ðức Phật dạy
ta hãy nhìn vào thân nầy, hãy quán chiếu và suy niệm cho đến
khi thấu triệt bản chất thật sự của nó. |
22/07/2553 20:27 (GMT+7)
Ðức-Phật không đặt
nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực huyền bí
siêu thế nào, cũng không dạy hàng tín đồ phải mong nhờ
sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, hay trông cậy nơi sự cứu
rỗi nào từ trên ban xuống. |
12/08/2553 23:44 (GMT+7)
Buổi sáng khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để sống. Đó là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh phúc trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó mà có an lạc và hạnh phúc. |
29/10/2554 06:51 (GMT+7)
"Tất cả các pháp hữu lậu đều không bền vững, chúng phát sanh rồi hoại diệt. Chấm dứt trọn vẹn tất cả các pháp hữu lậu - vốn luôn luôn sanh rồi diệt - khi cuối cùng được thực hiện, là hạnh phúc tối thượng". |
19/08/2553 17:00 (GMT+7)
Nếu tâm bạn còn quá nhiều phiền não, bạn sẽ thấy rất khó định tâm lúc bắt đầu. Có nhiều con đường khác nhau để xuất phát, bởi nhiều phương cách hay bằng cách quán nội tâm. Điều quan trọng là: đừng nghĩ rằng bạn chỉ rèn luyện tâm khi ngồi trên chiếu thiền. |
17/09/2553 23:48 (GMT+7)
Trong thời gian yên tu, những điều mắt thấy tai nghe có cảm
hứng, chúng tôi viết lại thành tập sách nhỏ bé nầy, tựa đề là "Cành Lá Vô
Ưu". Vì trong lúc yên tu, chúng tôi không muốn để mất thời gian tra khảo,
nên những chứng liệu trong đây nhớ đâu ghi đó chưa hẳn hoàn toàn chính
xác. |
24/11/2554 12:02 (GMT+7)
Quyển sách là tập hợp của những bài dịch với các đề tài về
gia đình, về cuộc sống, về nghề nghiệp, về những giáo lý căn bản của Đức Phật,
sự ứng dụng của lời Phật dạy trong cuộc sống cũng như những đề tài về thiền
định. |
29/10/2554 06:50 (GMT+7)
Hạnh phúc. Một câu hỏi lớn trước nhân loại,
chẳng phải thời nay mà đã có từ thời thượng cổ. Nhân loại đã đổ không biết bao
xương máu, trải qua bao cuộc chiến tranh, ở đâu đó, ở góc độ nào đó, đều liên
quan đến hạnh phúc. Hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống. Hạnh phúc và gian
khổ là hai mặt của một vấn đề. |
01/11/2553 00:41 (GMT+7)
Giác niệm về hơi thở là một kỹ
thuật quán tưởng cắm sâu vào hơi thở của chúng ta.
Đó là một phương tiện tinh vi
để thám hiểm đời sống xuyên qua ý thức
tế nhị và sự điều nghiên tích cực về
hơi thở và đời sống. Hơi thở chính là
đời sống; ngừng thở là chết. Hơi thở
thiết yếu cho đời sống, làm cho êm
dịu, tự nhiên, và năng phát hiện. |
03/11/2553 01:02 (GMT+7)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi
lại nhớ ngày Thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng
ta nhất là những người theo truyền thống Đại thừa, danh từ Phật hay
"Bụt" đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ
Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc
thuộc). |
29/10/2554 06:53 (GMT+7)
Yêu thương là một khái niệm trừu tượng rất khó định nghĩa. Mặc dù vậy,
tất cả chúng ta đều dễ dàng cảm nhận được sự yêu thương. Nhưng cảm nhận
được sự yêu thương là một việc, và hiểu được thế nào là sự yêu thương
chân thật lại là một việc khác. Khi chúng ta không phân biệt được sự
khác nhau giữa hai khái niệm này, chúng ta rất dễ rơi vào sai lệch. |
09/03/2554 11:26 (GMT+7)
Ngày nay, trong khuynh hướng của một xã hội đang trên đà phát triển, cuộc sống của chúng ta cũng ngày càng phức tạp, hối hả hơn nhiều. Ở những thành phố lớn, nhiều người đã bắt đầu có những thời biểu làm việc vượt quá mức của một cuộc sống bình thường. |
26/12/2553 12:01 (GMT+7)
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một
điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại
không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"? |
30/12/2553 04:22 (GMT+7)
Một trong những khái niệm khó nắm bắt nhất trong ngôn ngữ loài người
có lẽ là khái niệm về hạnh phúc. Dù đã tốn hao rất nhiều giấy mực với
chủ đề này từ xưa nay, chúng ta vẫn chưa bao giờ – và sẽ không bao giờ
– đạt đến một sự mô tả cụ thể về nó. Nhưng thật không may, cho dù chẳng
bao giờ có thể hiểu hết về nó, đây lại chính là mục tiêu theo đuổi của
con người trong bất cứ thời đại nào. |
09/01/2554 11:06 (GMT+7)
“Giữ chánh niệm.” “Sống trong giây phút hiện tại.” “Chú ý đơn thuần.”
Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe về những lời khuyên
này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là
một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể
tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này. |
16/01/2554 08:25 (GMT+7)
Nhưng tất cả không có gì qua đi mà không để lại những âm vang nhất định.
Tôi nhớ là đã nhận được rất nhiều từ những người đi trước, nhiều đến nỗi
bản thân tôi cũng chưa bao giờ thử làm công việc đo đếm xem mình đã nhận
được những gì. Mặc dù vậy, trong mỗi ý tưởng, lời nói hay việc làm của
mình, tôi luôn cảm nhận được dấu ấn của những thế hệ cha anh cho đến
những bậc tiền bối của dân tộc từ muôn đời trước... |
05/04/2554 07:10 (GMT+7)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh
sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa
cách, nhợt nhạt hơn. Nếu như trước đây những gì xảy đến cho mỗi một con
người luôn được rất nhiều người khác quan tâm, thì ngày nay con số những
người thực sự quan tâm đến mỗi chúng ta đã ngày càng ít đi. |
17/01/2554 02:37 (GMT+7)
Cuộc sống quanh ta luôn có biết bao điều trái ý. Trong đời sống vật chất
cũng như tinh thần, mỗi một sự việc xảy đến cho ta đều phụ thuộc vào vô
số những nguyên nhân đến từ bên ngoài, và rất nhiều trong số những
nguyên nhân ấy lại chẳng bao giờ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. |
|