Bắc truyền
500 Đại Nguyện Của Đức Phật Thích Ca Khi Còn Ở Nhân Địa
(Trích Kinh Đại Thừa Đại Bi Phân Đà Lợi)
15/01/2557 17:58 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

TÁN THÁN


        Này thiện nam tử, bấy giờ Quốc sư Bà-la-môn Hải Tế, ở trước Đức Bảo Tạng Như Lai, trước chư Thiên, chúng Nhân, Phi nhân lập năm trăm thệ nguyện đầy đủ tâm đại bi như vậy rồi, liền bạch với Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con không thành tựu viên mãn như vậy, bản thân con không được lợi ích, thì con không ở vào thời kỳ sau cùng của Hiền kiếp, trong đời vị lai với năm thứ ô trược xấu ác đầy dẫy, trong đó chúng sinh tranh giành sát hại lẫn nhau, si mê không mắt, không thầy dẫn đường, chỉ dạy, rơi vào nẻo tà kiến tối tăm, tạo nghiệp vô gián mà thành tựu sở nguyện, thực hiện các Phật sự trong những đi kiện trước đã nói thì con nay sẽ xả bỏ tâm nguyện Bồ-đề, không hồi hướng thiện căn về cõi nào khác.

        Thưa Đức Thế Tôn, nay con chuyên tâm như vậy, không đem thiện căn này để thành Chánh giác, chẳng cầu Bích-chi-phật thừa, cũng chẳng cầu Thanh văn thừa, cũng chẳng cầu ngôi vị vua nơi cõi người, cõi trời, cũng chẳng cầu được sinh lên các cõi trời hưởng năm thứ dục lạc, cũng không cầu làm tám bộ chúng kia, lại cũng chẳng cầu sinh trong kiếp người. Con không hồi hướng thiện căn về những nơi như vậy.

        Bạch Đức Thế Tôn, nói rằng bố thí thì được đại phước, trì giới được sinh lên cõi trời, đa văn được đại trí tuệ, tu hành thì đạt vô sở úy; lại nói, có phước đức thì sinh thiện căn, còn hồi hướng về đâu thì tùy ý nguyện của mình cầu xin để đạt được; bạch Đức Thế Tôn, con đã b thí, trì giới, nghe nhiều, tu hành phước đức, nếu con lập thệ như thế mà không được thành tựu viên mãn như ý nguyện thì con xin đem tất cả thiện căn này hồi hướng về chúng sinh nơi địa ngục. Nếu có các chúng sinh bị đọa ở A-tỳ địa ngục chịu các nỗi khổ thống thiết, nhờ thiện căn này khiến họ được giải thoát sinh làm người, gặp được đạo pháp của Như Lai tu tập, chứng đắc quả A-la-hán mà vào Niết-bàn. Những chúng sinh đó nếu nghiệp báu chưa hết, thì con nguyện xả bỏ thân mạng này vào trong đại địa ngục A-tỳ chịu khổ thay cho họ. Nguyện cho thân con phân thành s thân nhiều như vi trần trong cõi Phật, mỗi một phần thân này lớn như vua núi Tu-di, mỗi một phần thân ấy đều biết được nỗi khổ ở địa ngục A-tỳ như chính bản thân con đã biết nỗi thống khổ ở đó. Con thọ thân nhiều như s vi trần trong một thế giới Phật và chịu các thứ quả báo thô ác khổ não như số vi trần trong một thế giới Phật hiện nay. Chúng sinh trong vố số cõi Phật ở vô số thế giới khác nhiều như vi trần trong mười phương tạo nghiệp vô gián, tạo tác nghiệp quả bị đọa vào A-tỳ địa ngục... hoặc về sau này, trải qua số đại kiếp nhiều như vi trần, trong một thế giới Phật, chúng sinh trong các cõi Phật khác tạo nghiệp vô gián... con sẽ vì tất cả chúng sinh kia trụ nơi địa ngục A-tỳ chịu thay tội cho họ, khiến cho các chúng sinh kia không bị đọa vào địa ngục vĩnh viễn xa lìa nẻo khổ, được gặp chư Phật, lãnh hội diệu pháp thoát khỏi sinh tử, vào thành Niết-bàn. Con sẽ trụ tại địa ngục A-tỳ lâu dài để độ thoát chúng sinh... Lại nữa, trong vô s thế giới nhiều như s vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương, có các chúng sinh tạo nghiệp ác xấu chắc chắn bị quả báo đọa vào địa ngục thiêu đốt, như địa ngục A-tỳ, địa ngục Hỏa chích, địa ngục Bức bách, địa ngục Đao kiếm. Nơi các loài súc sinh, ngạ quỷ, Dạ-xoa, Cưu-bàn-trà,Tỳ-xá-già, A-tu-la, Ca-lâu-la con cũng đều nguyện như trên.

        Thưa Đức Thế Tôn, như số chúng sinh trong các thế giới nhiều như vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương đã tạo ra các nghiệp xấu ác, chắc chắn sẽ thọ sinh vào loài người bị đui mù, câm điếc gù lưng, tàn phế... cùng bị hằng trăm thứ bệnh, tay chân không đủ, tâm ý tán loạn, ăn uống bất tịnh, con cũng sẽ thay thế cho các chúng sinh chịu các tội như trước đã nói. Con sẽ lại sinh vào đại địa ngục A-tỳ thời gian lâu bao nhiêu là do chúng sinh ở trong kiếp sinh tử, thọ ấm, giới, nhập, con sẽ nhận chịu mọi thứ khổ nạn của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Dạ-xoa, A-tu-la, La-sát... người.

        Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con được thành tựu, bản thân con được lợi ích, con được thành tựu Bậc Chánh Giác như đã nguyện thì khiến cho các Đức Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác làm chứng cho con. Nay cúi xin Đức Thế Tôn thọ ký cho con đạo quả Bồ-đề Vô thượng ở trong Hiền kiếp khi loài người thọ một trăm hai mươi tuổi, chắc chắn con sẽ thành Phật đầy đủ mười tôn hiệu Như Lai, ng Cúng, Chánh Biến Tri, cho đến Phật, Thế Tôn. Con chắc chắn hoàn thành Phật sự như đã lập nguyện.

        Bấy giờ, tất cả đại chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A- tu-la và người thế gian, đang ở trên hư không hay ở nơi mặt đất, ngoại trừ Đức Như Lai, không ai là không rơi nước mắt, thảy đều gieo năm vóc làm lễ dưới chân Bà-la-môn Hải Tế và đồng thanh khen ngợi:

        -Hay thay! Hay thay! Có được tâm đại bi thâm diệu, nghĩ đến chúng sinh phát tâm rộng lớn, lập nguyện sâu xa, bền chắc, đem tâm đại bi chí thành che chở cho tất cả muôn loài, lại có thể thu phục, hóa độ các chúng sinh tạo nghiệp vô gián... từng tích tập các căn nghiệp không lành. Do thệ nguyện này nên biết Ngài bước đầu phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng là vì muốn dùng lương dược để cứu độ chúng sinh đưa họ về nơi đạo pháp, vì nhằm giải thoát cho chúng sinh nên lập đại nguyện, như thế tất sẽ được thành tựu viên mãn, Đức Như Lai nht định thọ ký cho ngài đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng.

        Lúc này Vô Lượng Tịnh Vương (tiền thần của đức Phật A Di Đà)xúc động, rơi lệ đầm đìa, bèn gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Bà-la-môn rồi chắp tay dùng kệ khen ngợi:

        Lạ thay rất thâm diệu

        Dứt hết mọi tham đắm

        Thương xót bao chúng sinh

        Vì chúng tôi hiện báu.

        Bồ-tát Quán Thế Âm dùng kệ khen rằng:

        Tự không đắm trước, theo người nhiễm

        Căn như ngựa sng đã chế ngự

        Nơi các căn luôn được tự tại

        Đủ kho báu trí tuệ, tổng trì.

        Bồ-tát Đại Thế Chí dùng kệ tán thán:

        Chúng sinh nhiều hàng ức

        Tu tập vì đạo lành

        Nghe Ngài thương rơi lệ

        Lạ thayViệc khó làm.

        Bồ-tát Mạn-thù-sư-lợi dùng kệ khen ngợi:

        Tinh tấn bền thệ nguyện

        Diệu tuệ càng thông tỏ

        Ngài cũng nên thọ cúng

        Tràng hoa cùng hương xông.

        Bồ-tát Hư Không Ấn dùng kệ tán dương:

        Ngài tu thí như vậy

        Luôn thương xót chúng sinh

        Đói khát thường cứu độ

        Đủ ba mươi hai tướng.

        Bồ-tát Đoạn Kim Cang Tuệ Chiếu Minh dùng kệ khen ngợi:

        Như hư không vô biên

        Tâm thường xót muôn loài

        Nên nguyện làm cấu đường

        Hiện rõ hạnh Bồ-tát.

        Bồ-tát Hư Không Chiếu Minh dùng kệ tán thán:

        Không ai thương chúng sinh

        Như ngài, chỉ trừ Phật

        Đầy đủ mọi công đức

        Diệu tuệ luôn sáng tỏa.

        Bồ-tát Sư Tử Hương dùng kệ khen ngợi:

        Trượng phu dời vị lai

        Trong Hiền kiếp tạp loạn

        Sẽ luôn được tôn xưng

        Độ thoát chúng sinh khổ.

        Bồ-tát Phổ Hiền dùng kệ tán thán:

        Lao nhọc nơi sinh tử

        Gắn với nẻo rừng tà

        Độ bao kẻ xấu ác

        Tâm bị phiền não thiêu.

        Bồ-tát A-súc dùng kệ khen ngợi:

        Rơi vào nẻo vô minh

        Đắm chìm vực kết sử

        Tâm ý bị thiêu đốt

        Tạo nghiệp tốt, đều độ.

        Bồ-tát Hương Thủ dùng kệ tán dương:

        Thấy rõ nơi vị lai

        Như cảnh tượng trong gương

        Kẻ hủy hoại Chánh pháp

        Tạo tác, đều hóa độ.

        Bồ-tát Bảo Tích dùng kệ khen ngợi:

        Trí, giới đều viên mãn

        Như chuỗi báu trang nghiêm

        Cứu độ kẻ tạo tác

        Hủy báng Thánh hiền Tăng.

        Bồ-tát Vô Khủng Úy dùng kệ tán thán:

        Ngài thấy chúng sinh khổ

        Đời sau khắp ba cõi

        Tâm ý bị thiêu đốt

        Tà niệm, đều cứu độ.

        Bồ-tát Hoa Thủ dùng kệ khen ngợi:

        Bi, trí và tinh tấn

        Hơn hết trong mọi chúng

        Cứu kẻ bị phiền não

        Cùng bệnh, tử bức bách.

        Bồ-tát Trí Xưng dùng kệ tán dương:

        Bị các bệnh khổ bức

        Phiền não như gió độ

        Nên dùng nước trí tuệ

        Hàng phục mọi ma quân.

        Bồ-tát Trì Ấn dùng kệ khen ngợi:

        Tinh tấn được vững bền

        Nên giải thoát phiền não

        Đức lớn như trời Phạm

        Chúng tôi nguyện noi theo.

        Bồ-tát Hoa Nguyện dùng kệ tán thán:

        Sức tinh tấn luôn bền

        Đức dày, tâm bi rộng

        Cắt dây buộc sinh tử

        Ba cõi đều ngưỡng vọng.

        Bồ-tát Vô Cấu Vương dùng kệ khen ngợi:

        Đại bi Ngà  thuyết giảng

        Hạnh Bồ-tát hiện bày

        Chúng tôi xin kính lễ

        Bi nguyện không ai hơn.

        Bồ-tát Trì Đại Lực dùng kệ tán dương:

        Phiền não trong đời ác

        Hạnh Bồ-tát dốc tu

        Đoạn trừ gốc kết sử

        Thệ nguyện thật bền, sâu.

        Bồ-tát Nguyệt Mạn dùng kệ khen ngợi:

        Kho trí, đều nh hội

        Lập nguyện luôn thanh tịnh

        Tu tập hạnh Bồ-tát

        Thuốc quý cho muôn loài.

        Bồ-tát Hiện Lực cảm động rơi lệ, bèn gieo năm vóc làm lễ nơi chân Bà-la-môn Hải Tế, rồi chắp tay đọc kệ tán dương:

        Diệu thay bậc trí sáng

        Dứt trừ bệnh kết buộc

        Đức hạnh như biển rộng

        Chúng sinh được thoát khổ.

* Ghi chú: Chư đại Bồ tát ở trên đều là người cùng ở thời đại của đại thần Hải Tế (Bảo Hải) nhưng vì phát đại nguyện nên đức Phật Bảo Tạng Như Lai đặt cho tên ứng hợp theo sở nguyện của chư Bồ tát. Muốn biết tường tận, xin đọc bộ "KinhĐại Thừa Đại Bi Phân Đà Lợi" thì sẽ rõ.

Tiêu điểm: