Tịnh độ
Truyện tranh Hòa thượng Quảng Khâm
Tác giả: Nguyên Anh
06/05/2553 08:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

CHƯƠNG THỨ IV: VƯỢT BIỂN ĐẾN ĐÀI LOAN
 
   Năm Dân Quốc thứ 39, chùa Pháp Hoa ở gần Vạn Hoa, Đài Bắc, do thầy trụ trì về nước nên phần coi sóc Thiền Tự do Trai Cô (người đàn bà coi việc thờ tự, cúng bái) đảm trách. Theo như Trai Cô nói thì ban đêm trong chùa không ai dám ở, vì nửa đêm thường hay thấy quỷ quấy nhiễu, khiến người sợ hãi…

   Một ngày sau giờ ngọ, Quảng Công đi ngang qua đường Tây Ninh Nam…

   Châu cư sĩ:
   - Xin hỏi Đại sư tôn hiệu gì, ở đâu?

   - Tôi là Quảng Khâm. Hiện không có chỗ ở nhất định.

   Thế là Châu cư sĩ mời Quảng Công vào chùa Pháp Hoa nghĩ ngơi. Vào chùa, trước tiên Quảng Công lễ Phật, tiếp đó Ngài nhiễu Phật ba vòng rồi ngồi xuống hướng Tây kiết già phu tọa.

   Châu cư sĩ ghé tai Trai Cô nói nhỏ:

    - Mặt trời sắp lặn rồi, phiền cô mời mọi người mau rời khỏi chùa để Hòa thượng qua đêm ở đây, thử xem ông ta ứng phó với quỷ như thế nào?
Quảng Công:

   - Ở đó có một bầy quỷ Nhật Bản rất đông, trai gái đều toàn mặc kimono. Các con hãy lật cái giường lên, lấy cốt, ta sẽ siêu độ cho họ (Quảng Công chỉ tay về phía phòng khách bên trái chánh điện).

   Quả nhiên, Trai Cô cùng mọi người tìm được rất nhiều xương cốt. Quảng Công bảo Trai Cô bỏ vào trong lò thiêu trước chùa để hỏa táng.

   Quảng Công miệng niệm mấy câu siêu độ cho vong hồn những người Nhật Bản.

   Trai Cô:
- Sư phụ bảo chúng ta tối nay có thể tới chùa ngủ được rồi.

   Châu cư sĩ:
- Chúng ta nên thỉnh Sư phụ trụ trì ngôi chùa này, giữ Ngài ở đây để bảo đảm an ninh.

   Từ đó, chùa Pháp Hoa vẫn còn tấm hình của Quảng Công, và pháp hội mỗi tháng đều khởi lên từ đó.

   Năm Dân Quốc thứ 37, Quảng Công đục núi đá sau thành Tân Điếm tạo nên ngôi Quảng Minh Nham (tức chùa Quảng Minh ngày nay).

   Năm Dân Quốc thứ 40, trên Quảng Minh Nham, phía trái Ngài cho điêu khắc tượng đại Phật A-di-đà, đây là bức tượng đá có sớm nhất ở Đài Loan. Sau đó, bên trái phía dưới Ngài cho đục thạch động, xây dựng chùa Quảng Chiếu.

   Năm Dân Quốc thứ 41, Quảng Công tìm được một thạch động rất lớn ở núi Thành Phúc, bèn trở lại ẩn cư tu hành. Do cửa động hướng về phía Đông nên mặt trăng mặt trời lúc mới lên đều chiếu thẳng vào động, vì thế, Quảng Công đặt tên là Nhật Nguyệt động. Trong động trước đây vốn không có nước, nhưng từ ngày Ngài vào động bỗng nhiên trong đá vọt ra một dòng nước, gọi là suối linh.

   Năm Dân Quốc thứ 43, Quảng Công dựng lên núi một lều tranh để ở. Nơi đó có một con trăn rất lớn, đêm khuya thường đến túp lều của Quảng Công, Ngài vì nó mà trao Tam quy y.

   Một ngày… Quảng Công bỗng nghe tiếng kêu la ầm ĩ trên núi, Ngài ra xem, thì thấy nhiều người đang xúm nhau định đánh chết con trăn.

   Quảng Công vội vã nói:

   - Con trăn đó đã quy y Tam Bảo, đừng giết nó!

   Mọi người nghe thế bèn bỏ đi.

   Quảng Công từ lúc vào động Nhật Nguyệt nhập đại định ba lần, sau mới ra cứu đời.

   Mùa Xuân năm Dân Quốc thứ 44, một nữ Phật tử ở Bản kiều mua nửa ngọn núi cúng dường Ngài. Ngọn núi được gọi là Hỏa Sơn, vốn là một rừng trúc buộc làm một chiếc giường sớm tối tọa thiền.

   Năm Dân Quốc thứ 49, Ngài xây dựng đại điện, từ đó được mệnh danh là Thừa Thiên Thiền Tự, đổi tên núi là núi Thanh Nguyên (lấy tên ngọn núi mà Ngài đã tu khổ hạnh trước đây).

   Trải qua 5 năm xây dựng, công việc rất gian khổ, người ngoài không thể tưởng tượng được. Đến năm Dân Quốc thứ 54 thì sơ bộ kiến thiết Thừa Thiên Tự coi như hoàn thành. Từ đó về sau, Ngài được mộ danh là “Tiền lai thỉnh ích” (vì thế nhân trở lại nơi đời). Người đến quy y nườm nượp. Lúc này, Quảng Công đã 74 tuổi.

   Năm Dân Quốc thứ 58, sáng lập Quảng Thừa Nham. Năm thứ 67, Quảng Thừa Nham kiến lập tháp Hoa Tạng, sau đó là Đại hùng bảo điện và hai Thiền đường, một căn nhà, Tàng kinh các, điện La-Hán, giảng đường và các Thiền phòng cũng lần lượt hoàn thành. Sau khi sửa chữa điện Địa Tạng, tháng 02 năm Dân Quốc thứ 75, xây tháp Quảng Khâm, đến giữa tháng 10 thì xong, cuối tháng tiến hành nhập linh cốt Ngài vào tháp.

   Năm Dân Quốc thứ 64, Công Quán Lôn ở làng Kim Sơn huyện Đài Bắc mua hơn 4 giáp (giáp là đơn vị tính đất của Trung Quốc thời xưa: một giáp bằng một đơn vị gia cư gồm vài nhà ở gần nhau), thỉnh Quảng Công động thổ, tháng tư năm 76 bắt đầu khởi công xây dựng chùa Kim Hải Thiền. Chùa Quảng Thừa Nham và Kim Hải Thiền đều do Pháp sư Truyền Bân làm chủ sự.
Năm Dân Quốc thứ 75, Pháp sư Đạo Không tiếp nhậm trụ trì đời thứ ba ngôi Quảng Thừa Nham Tự.