Tịnh độ
Truyện tranh Hòa thượng Quảng Khâm
Tác giả: Nguyên Anh
06/05/2553 08:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

CHƯƠNG V : RỘNG ĐỘ CHÚNG SINH
 
   Ngày nọ, một giáo thọ, tự cho mình là thiền định thâm sâu. Sáng sớm hôm đó, ông ta đi thẳng vào Thiền đường của Hòa thượng, không nói một lời, ngồi phạch xuống thiền tọa. Quảng Công cũng im lặng, như thế rất lâu…

Giáo thọ:

- Thưa Hòa thượng! Ngài xem tôi đây là đệ mấy thiền?

Quảng Công:

- Không biết

- Nghe nói Ngài công phu thiền định rất cao, tôi đã được Đệ tứ thiền, sao Ngài không biết?

- Tôi chỉ biết ăn ngày ba bữa đâu có thuyền bè gì.

Kế đó, Quảng Công tiện tay cầm cuộn giấy vệ sinh, quay qua hỏi:

- Cuộn giấy vệ sinh đang nói chuyện với tôi, ông có nghe chăng?

Giáo thọ bí rị không biết đường nào mò, gãi đầu im lặng mà lui.

   Một ngày nọ, bác sĩ Kim từ Mỹ quốc cùng với một Cư sĩ bản địa lên Thừa Thiên Tự tham vấn và thỉnh giáo Phật pháp. Bác sĩ Kim vốn xuất thân từ gia đình Thiên Chúa giáo nhưng rất thích học Phật pháp và đã từng tu tập thiền định ở SriLanca hơn một năm.

   Đến đại điện, gặp Quảng Công, Cư sĩ bản địa cung kính đảnh lễ, bác sĩ Kim vội vã làm theo, phủ phục sát đất.

   Cư sĩ giới thiệu bác sĩ Kim với Quảng Công, đồng thời làm thông dịch viên.

Quảng Công:

- Trong Phật pháp anh thích xem gì?

Bác sĩ Kim:

- Thiền tông

Quảng Công:

- Tịnh độ cũng rất hay đấy! Tịnh độ cũng là Thiền.

   Một lát, thị giả mang đến mấy tách trà, mỗi người cầm một ly trong tay. Quảng Công hỏi:

- Trong tay anh đang cầm cái gì?

Bác sĩ Kim:

- Trà

Quảng Công:

- Không được do dự, trả lời tôi ngay lập tức. Cái uống trà được là cái gì?

Bác sĩ Kim:

- Khát!

Cư sĩ bản địa:

- Khô miệng!

Quảng Công:

- Không đúng! Không đúng! (Quảng Công phủ đầu làm cho bác sĩ Kim luống cuống không trả lời được).

Quảng Công nhìn bác sĩ Kim an ủi:

- Thông thường, những người đến đây, tôi đều bảo họ niệm Phật, không nói với họ thêm điều gì. Trước khi anh đến đây, tôi không biết anh từ đâu đến, khi anh đi, tôi cũng chẳng biết anh về đâu, bây giờ anh uống trà thì tôi hỏi anh uống trà. Cái uống được không phải là cái khát, khát chỉ là một hiện tượng.

Quảng Công cười:

- Tôi nghe Cư sĩ Vân nói, anh đã từng tu tập thiền định ở SriLanca, nên tôi chỉ nói chơi với anh mà thôi.

Kế đó bác sĩ Kim lại thỉnh thị cảnh giới Niệm Phật tam-muội, Cư sĩ bản địa làm thông dịch:

- Ông ta nhờ Sư phụ khai thị!

Quảng Công:

- 50 mươi năm trước, lúc tôi đang ở núi Cổ Sơn tại Phúc Châu, có một lần theo chúng hành hương niệm Phật ở chánh điện… đột ngột dừng lại.

Cư sĩ Vân phiên dịch:

- Once suddenly a stop! (một cú dừng lại đột ngột!).

Quảng Công nói với Cư sĩ:

- Con đừng có dịch sai đấy! Không phải stop đâu!

Quảng Công lại diễn tả:

- Đương lúc những câu Phật hiệu “Nam mô A-di-đà Phật…”, đang xoay quanh đại điện rồi từ từ bay lên, không có cảm giác bị vướng mắc vào chỗ nào, chỉ có âm thanh niệm Phật không ngừng, xoay quanh từ thấp lên cao đến hư không, khắp pháp giới đều là A-di-đà Phật. Trong 12 thời, bất luận đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, uống nước, tụng kinh gì cũng đều trong sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật”, trải qua cuộc sống an nhiên chim kêu hoa nở ấy liên tục hơn ba tháng…

   Bác sĩ Kim và Cư sĩ vui vẻ cáo từ, ra ngoài thưởng ngoạn phong cảnh non xanh nước biếc của núi rừng. Cư sĩ nói với bác sĩ Kim:

- Phía trước có một cái động Nhật Nguyệt, nghe nói Quảng Công đã từng bay từ bên này qua bên kia chánh điện.

   Đúng lúc ấy, Quảng Công cũng vừa đi tới, Cư sĩ bèn hỏi về vấn đề Ngài bay từ ngọn núi này sang núi kia. Quảng Công cười cười nói:

- Đâu có! Đâu có! Đừng có nói bậy!

   Một hôm, Pháp sư sám Vân cùng 7, 8 người thuộc đạo tràng tu Phật thất ở Đài Bắc, sau khi viên mãn cùng nhau đến Thừa Thiên Tự thăm viếng Quảng Công. Quảng Công ngồi trên ghế không nói gì, sắc mặt vui vẻ…

Quảng Công:

- Các con tu Phật thất như đào châu báu, đã đào được báu nên bỏ ra xem. Mau! Nói một câu!
 
   Nghe Quảng Công nói như vậy, mọi người nhìn nhau rất lâu không ai nói được câu nào.

   Đương lúc mọi người ngơ ngác nhìn nhau không biết nói gì, trong lòng áy náy đứng ngồi không yên, bỗng một Tỷ-kheo-ni đứng lên:

- Nam mô A-di-đà Phật!

Mọi người quay đầu cả lại xem vị Thánh nào đã “rống” tiếng sư tử ấy.

Quảng Công lắc lắc đầu:

- Câu này đứa trẻ ba tuổi cũng nói được!

Tiếp đó, lại im lặng như tờ.

   Quảng Công đưa ánh mắt sáng quắc và lẫm liệt nhìn quanh khắp. Đại chúng nghe như thúc giục, tất cả đều nín khe như ve mùa Đông…

Bỗng nhiên, một Tỷ-kheo đứng lên nói ép một câu như đặt cược:

- Tâm đã qua không thể nắm bắt, tâm hiện tại không thể nắm bắt, tâm vị lai không thể nắm bắt.

Quảng Công nói một cách lạnh lùng:

- Chúng ta nói nhỏ mà nghe, các con đừng có cho rằng bộ đồ này (chỉ Tăng phục) có thể mặc tùy tiện được, nên nghĩ bộ đồ này không thể dễ mặc! Người xưa tu Phật thất (còn gọi là đả thất: nghĩa là bạn định trong bảy ngày phải rốt ráo chứng quả) phải thủ chứng trong kỳ hạn, bằng như đáo hạn không thủ chứng, thì “Phật thất” không biến thành “Phật ăn” sao? Đả Phật thất mà muốn chứng ngộ, đó là tham. Đến chỗ tôi, mà lại muốn lấy một chút gì đó đi (lấy đây ý chỉ giáo pháp của sự chứng ngộ) thì cũng là tham.

Quảng Công đang nói thì phía dưới có hai người ghé tai nói với nhau:

- Chúng ta đào không được châu báu Hòa thượng muốn chúng ta đưa báu ra, chính Hòa thượng đã có châu báu rồi mà lại còn muốn chúng ta đưa ra nữa, đây không phải là hai cái tham sao?

Quảng Công làm như không biết:

- Nếu hiểu lời tôi thì bày ra trước mắt, nó có thể sờ mó được; nếu không hiểu, không phân biệt được thì cho dù có bưng hai tay bỏ ra trước mắt, nó cũng chẳng được.

Quảng Công nói chưa hết lời, một thanh niên đứng dậy.

- Bạch Hòa thượng, Ngài có xâu chuỗi không?

- Không có!

   Anh ta nhìn trên người Quảng Công quả thật không có xâu chuỗi nào, đang lúc không biết nói gì, bỗng thấy Hối Công trên tay đang cầm xâu chuỗi niệm Phật, bèn quay qua Hối Công.

- Pháp sư, Ngài có chuỗi châu không?

- Có!

Thanh niên không khách khí:

- Xin Ngài đưa chuỗi châu cho tôi!

- Tôi đang niệm Phật, không thể đưa anh, nếu tôi đưa anh, anh không được làm mất.

- Đưa xâu chuỗi đây! Người thanh niên đưa tay ra nói.

Quảng Công (chỉ tay vào người thanh niên):

- Chính anh đang niệm

   Người thanh niên ngay lập tức trừ dẹp tâm kiêu mạn, im lặng không nói gì. Hai vị Pháp sư thật siêu việt một người từ không vào có, một người từ có chuyển không, phối hợp chặt chẽ, khiến mọi người khen ngợi không thôi.
Ngày nọ, một Pháp sư đến tham vấn.

Pháp sư:

- Lúc tôi ở nước ngoài, mỗi lần mưa gió sấm chớp, tôi làm phép, mưa gió sấm chớp tan ngay.

Quảng Công:

- Tôi thì cái gì cũng không có.

Một lần khác…

Pháp sư:

- Thưa Hòa thượng, bây giờ thì tôi không có cái gì cả.

Quảng Công:

- Tôi mỗi ngày ăn cơm, ngủ nghỉ, còn đi tản bộ!

   Công phu thiền định là tự nhiên, không có cái tôi đang là gì, không chấp có cũng không chấp không, người nói tôi có thì Quảng Công nói tôi không. Người chấp không thì lấy có đối lại.

Pháp sư nọ sắp trở về nước, nói với Quảng Công rằng:

- Mời Hòa thượng ra nước ngoài hành đạo!

Quảng Công hứa:

- Thầy về trước, tôi đến liền.

   Pháp sư cho rằng Quảng Công muốn hiển đại thần thông nên sắp xếp về nước, nhưng một thời gian lâu không thấy Quảng Công đến, trong lòng cảm thấy không vui.

Lần sau…

Pháp sư:

- Không phải Hòa thượng nói tôi về nước là Ngài đến liền sao? Sao rất lâu không thấy Hòa thượng đến?

Quảng Công cười cười:

- Pháp sư đến đây tôi đối đãi Pháp sư thế nào, nói cái gì, không phải Pháp sư đã rất rõ rồi sao? Pháp sư về nước đem những lời của tôi nói lại cho mọi người nghe, không phải là Ngài vừa về đến thì tôi cũng đến sao?

Ngày nọ, một Pháp sư lại tham vấn.

Pháp sư:

- Tôi tu Tam-muội đã mười năm, nay đến xin Hòa thượng khai thị!

Quảng Công:

- Ngài tu Tam-muội mười năm, đáng lẽ Ngài phải khai thị cho tôi chứ, tôi đâu có tu qua Tam-muội, lấy gì khai thị cho Pháp sư!

Pháp sư:

- Tôi muốn bế quan, xung quanh thất trồng một vườn hoa nhỏ, Ngài xem thế naò?

 Quảng Công:

- Chúng ta bế quan, xét cho cùng tâm muốn bế quan hay thân muốn bế quan? Nếu tâm muốn bế quan thì cái thân giả hợp của chúng ta đây cũng đã đủ rồi, nếu tham muốn hưởng thụ thì năm đại cũng không đủ. Bế quan là bế sáu căn.

   Một Pháp sư nọ tự biết ngã chấp quá nặng, cầu Quảng Công từ bi nghĩ biện pháp khai giải giúp. Ngày nọ, gặp ngày pháp hội mọi người đang bận rộn làm việc, bỗng nghe Quảng Công trách Pháp sư nọ, lời lẽ nặng nề quá sức.

Một lát, Pháp sư quỳ trước Quảng Công, nước mắt giàn giụa xin cáo biệt.

Quảng Công cười nói:

- Không phải Pháp sư nhờ tôi nghĩ hộ biện pháp phá chấp sao? Sao mới một vố mà đã muốn đi rồi?

   Pháp sư như tỉnh mộng, lau nước mắt cười, đảnh lễ lui ra.

   Lại một ngày nọ, một Pháp sư từ ngọn núi bên kia sang Thừa Thiên Tự…
Pháp sư nghĩ thầm: “Nghe nói Quảng Công Hòa thượng công phu sâu dầy, và lại có thần thông nữa. Ta phải đi thực tế một chuyến xem sao”.

   Đi được nửa đường, Pháp sư dừng lại tĩnh tọa, Pháp sư nghĩ thầm: “Nếu thực Hòa thượng có thần thông thì biết ta đang ngồi nghỉ ở đây…”.

Trong Thừa Thiên Tự, Quảng Công đang dặn dò hai vị Tỷ-kheo-ni:

- Dưới núi có một Pháp sư đang tọa thiền trên phiến đá, hai con xuống mời ông ấy lên đây!

Hai Ni cô xuống núi, quả nhiên thấy Pháp sư đang ngồi.

 Tỷ-kheo-ni:

- A-di-đà Phật. Sư phụ bảo chúng tôi mời sư huynh lên núi nghỉ!

   Pháp sư nghe thế, trong lòng vừa cung kính vừa hối hận. Tức tốc lên núi đảnh lễ sám hối!

   Ngày nọ, một Cư sĩ hạ sơn, nửa đường gặp Quảng Công đang tịnh tọa.
Một lát, Cư sĩ xuống chân núi, lại gặp Quảng Công đang xoa đầu đùa với một đứa trẻ, trong lòng ngạc nhiên vô cùng.

   Cư sĩ nghĩ thầm: “Từ trên núi xuống đến chân núi rất xa, sao Hòa thượng đi nhanh như vậy nhỉ? Ta lại lên núi thử xem”.

 Thế là Cư sĩ quay lại, thì vẫn thấy Quảng Công đương ngồi đó, trong lòng rất lấy làm lạ.

   Ngày nọ, một cụ bà dẫn cháu lên núi lễ Phật. Đi được lưng chừng núi, đứa cháu bất cẩn sẩy chân rơi xuống vực thẩm, đang lúc nguy cấp thì bỗng có đôi tay dang ra hứng đỡ, đứa trẻ hoàn toàn vô sự.

Lên đến chùa, cụ bà dẫn cháu lên đảnh lễ Quảng Công.

Đứa trẻ chỉ vào Quảng Công:

- Này bà, vừa rồi cháu bị rơi xuống vực, ông này đã đỡ cháu lên!

Một ngày, đồ đệ bái kiến, Sư im lặng. Đột ngột Sư hỏi:

Quảng Công:

- Khỏe không?

Đệ tử:

- Không khỏe

Quảng Công:

- Sao không khỏe?

Đệ tử:

- Mẹ con qua đời.

Quảng Công:

- Tốt

Đệ tử: ………………….. (sau đó cũng nhờ nhân duyên này, tinh tấn học Phật).
(Chú: Thế gian nói không tốt, xuất thế gian nói tốt; gọi là tốt, chính là anh đồ đệ này tinh tấn học Phật khiến mẹ được lìa khổ).

Ngày kia, một nghiên cứu sinh củaViện nghiên cứu Phật giáo lên núi tham vấn Quảng Công.

Quảng Công:

- Tôi cảm thấy một người mới xuất gia nên làm việc gì đó nặng nhọc để tiêu trừ nghiệp chướng. Cũng phải ăn cơm đạm, mặc áo thô, cần lao công tác, không kể là bửa củi, nấu cơm hay gánh nước… Đều có thể từ trong công việc này mà thi hành, mà thể hội. Một người mới xuất gia nên để tâm một chỗ, phước huệ song tu, trong công việc vừa làm vừa niệm Phật thì trí huệ dễ khai mở.

Hỏi:

- Thưa Pháp sư, tu khổ hạnh là làm những hạnh gì mới được tính là tu khổ hạnh?

Đáp:

- Làm tất cả,  không suy bì tỵ nạnh, hằng ngày không khởi tâm phân biệt.

Hỏi:

- Thưa Pháp sư, đối với việc nghiên cứu giáo lý, có phép gì để khán?

Đáp:
 

- Không có phép gì chỉ, tôi cảm thấy rất tự nhiên. Các bạn lấy việc nghiên cứu giáo lý để hoằng pháp, còn tôi lấy tu hành để hoằng pháp, giống nhau mà.

Hỏi:

- Xin hỏi Pháp sư, trước đây Ngài tu hành, bế quan, lúc gặp việc không thuận lợi, Ngài đối phó thế nào?

Đáp:

- Phải có tín tâm, có nguyện lực thì tự nhiên khắc phục được tất cả.

Hỏi:

- Lúc bế quan về phương diện ăn uống, có phải càng ngày càng ăn ít không?

Đáp:

- Không, phải thuận với tự nhiên, chính là phải bình thường, phải không quái ngại, phải vô ngã mới có thể bế quan. Nếu có quan niệm có “ta”, “ăn ít nhiều” khởi lên, thì đó không phải là tu hành, mà là chấp trước.

Hỏi:

- Lúc tôi bế quan, có lúc không muốn ăn cho nên không ăn?

Đáp:

- Cố ý không ăn thì hỏa khí tăng lên, không thể tu hành. Ý niệm “không muốn ăn” khởi lên, đó là chấp trước.

Hỏi:

- Có lúc không ăn, thì lại cảm thấy rất nhẹ nhàng dễ chịu?

Đáp:

- Đó chỉ nhẹ nhàng mấy ngày, chỉ là hiện tượng tạm thời, vì các bạn chưa được nhất tâm bất loạn. Cho nên chấp trước không ăn thì thân thể sẽ suy nhược.

Hỏi:

- Nghe nói Pháp sư lúc ở trên núi tìm không được cái ăn mới ăn trái cây.

Đáp:

- Đúng, trên núi không có đồ ăn, đúng lúc tìm được củ rừng để đỡ đói, đây gọi là áp dụng “lấy đất để tăng phần ẩm thực”.

Hỏi:

- Ăn toàn trái cây, thân thể có chiụ được không?

Đáp:

- Ở núi tu hành phải có công phu, nếu lúc nào cũng nghĩ đến vấn đề ăn uống, vậy thì không thể ở trên núi tu hành rồi.

Hỏi:

- Có phải Ngài ngày nào cũng ngồi thiền không?

Đáp:

- Không nhất định “ngồi” mới là “thiền”.

Hỏi:

- Ngồi thiền phải học từ đâu?

Đáp:

- Từ quán tự tại mà học.

Hỏi:

- Ngài có phải đi trên đường thiền không?

Đáp:

- Tôi luôn dạy người niệm “Nam mô A-di-đà Phật”.

Hỏi:

- Xin hỏi Pháp sư, niệm Phật có bí quyết gì?

Đáp:

- Không có bí quyết gì cả, chỉ khán tự tâm. Người không hiểu niệm Phật, chỉ cầu sống lâu, sống lâu chỉ tạo thêm nghiệp sát, sống lâu được cái gì? Người hiểu niệm Phật mới có thể nhân cơ hội này mà ngộ lý “liễu sinh thoát tử”.

Hỏi:

- Lúc mới ngồi thiền, vọng niệm rất nhiều, đối trị thế nào?

Đáp:

- Vọng niệm nhiều, chính là nghiệp chướng. Bỏ vọng niệm, cách niệm Phật tương đối dễ, ngoài ra tục duyên phải ít, cái này cũng rất quan trọng.

Quảng Công tự hỏi tự trả lời:

- Độ chúng sinh như thế nào? Độ chúng sinh phải tùy duyên; đồng thời không có ý niệm độ chúng sinh.

Hỏi:

- Xin hỏi Pháp sư, đối với việc liễu sinh thoát tử nên khán như thế nào?
Đáp:

- Liễu sinh thoát tử à? Ái chà! Phải nói thế nào cho dễ hiểu nhỉ? Chỉ có phương pháp dễ nhất là niệm Phật. Nhưng không được cho rằng niệm Phật dễ mà để tâm sơ suất, sẽ bị hôn trầm.

Hỏi:

- Nếu như niệm Phật đến lúc muốn ngủ, thì làm thế naò?

Đáp:

- Muốn ngủ thì đi ngủ!

Hỏi:

- Có người niệm Phật muốn liễu sinh tử, nhưng cũng có Bồ-tát nguyện muốn tái sinh. Theo Ngài, hai người này có gì khác nhau?

Đáp:

- Theo tôi thì nguyện lực mỗi người mỗi khác. Xin hỏi, các người làm công tác nghiên cứu, nguyện lực có giống nhau không?

Hỏi:

- Hiện nay nên lấy phương pháp gì để hoằng dương Phật pháp?

Đáp:

- Chà! Vừa mới nói xong, các bạn thì lấy nghiên cứu làm việc hoằng pháp, còn tôi thì lấy niệm Phật hoằng pháp, tất cả đều cần thiết như nhau.

Hỏi:

- Có người tu hành rất tinh tấn, nhưng lúc sắp mệnh chung thì lại gặp bệnh khổ hoặc có những việc xảy ra ngoài ý muốn. Ngài đối với mấy vấn đề này như thế nào? Có phải là định nghiệp khó chuyển không?

Đáp:

- Nhà Phật nói nhân quả ba đời, đây là bị nghiệp lực tự thân thôi thúc. Lại nói, cái túi thịt Tứ đại giả hợp, há không bệnh sao? Tâm của người tu hành không nên bị bệnh khổ chuyển lôi.

Hỏi:

- Tu hành đến một trình độ nào đó, có thể biết được mình vãng sinh Tây Phương không?

Đáp:

- Nếu như không rời niệm thì sẽ biết trước. Thân người khó được, cần phải nỗ lực tu hành, không thì Tứ sinh Lục đạo có phần, cho đến muốn thành Phật làm Tổ, nhất định phải trải qua “thân người” một đại kiếp, phải nắm lấy cơ hội, đừng để lỡ mất.

Hỏi:

- Niệm danh hiệu Phật cũng là chấp trước phải không?

Đáp:

- Niệm Phật không phải là chấp trước, niệm A-di-đà Phật tức là chánh niệm.

Hỏi:

- Niệm Phật mãi, phải niệm Phật luôn, sao nói là không ch  ấp trước?

Đáp:

- Không phải chấp trước, mà là tinh tấn.

Hỏi:

- Cuối cùng đới nghiệp vãng sinh hay tiêu nghiệp vãng sinh, không biết cách nhìn của Sư phụ thế nào?

Đáp:

- Niệm Phật mới được vãng sinh. Bởi vì hằng ngày tu trì, lúc sắp mệnh chung thì niệm Phật hiện tiền, không tạp niệm sẽ được vãng sinh.

Hỏi:

- Có người nói, niệm Phật sẽ gặp ma, xin hỏi đây là vì sao?

Đáp:

- Niệm Phật sẽ không gặp ma, ma ấy à? Là do tâm sinh.

Hỏi:

- Nếu như lúc chuyển sinh, sinh ra trong một gia đình Thiên chúa giáo, vậy không phải là không niệm Phật sao?

Đáp:

- Không phải, lúc đến rồi, nguyện lực của người ấy sẽ thôi thúc khiến người ấy niệm Phật. Có nguyện lực tức có thể khiến niệm Phật.

Hỏi:

- Hòa thượng Thiền Tịnh song tu phải không?

Đáp:

- Niệm Phật đến nhất tâm thì chính là Thiền.

Hỏi:

- Nếu làm một cơ cấu giáo dục Phật giáo hoặc một Thiền đường thì làm ở trên núi tốt hay ở thành đô tốt?

Đáp:

- Tất cả đều phải tùy thuận nhân duyên, tự nhiên thành tựu.

Hỏi:

- Ở đây có mấy người xuất gia?

Đáp:

- Bốn, năm chục người.

Hỏi:

- Ngài dạy họ dụng công thế nào?

Đáp:

- Tùy theo căn cơ của họ mà dụng công.

Hỏi:

- Ăn uống thế nào?

Đáp:

- Ăn uống đạm bạc, tự làm để ăn.

Hỏi:

- Đây là quy củ của Bá Trượng thanh quy?

Đáp:

- Tòng lâm lấy quy củ làm quý, quy củ đứng vững, mọi người tùy chúng chính là tu hành.

Hỏi:

- Ngoài quy củ ra, Ngài còn có dạy cho đệ tử học kinh điển gì nữa không?
Đáp:

- Có, kinh là con đường, cho nên xem kinh mới biết con đường tu hành đi như thế nào. Tôi bảo họ xem Tâm Kinh.

Hỏi:

- Còn gì nữa không?

Đáp:

- Tâm Kinh bao hàm rất rộng, phải tự mình thể hội, phải tự mình tu hành, đến lúc thì tự nhiên minh bạch.

Hỏi:

- Tâm Kinh câu nào quan trọng nhất?

   Đáp:

   - Quán Tự Tại Bồ-tát…“Tự tại”, hai chữ này quan trọng nhất.

   Hỏi:

   - Hòa thượng đời này hoằng dương Phật pháp, đại nguyện chủ yếu là gì?

   Đáp:

   - Tôi cả ngày ngồi đây, không có nói “tôi đang làm gì?”

   Hỏi:

   - Đây chính là tu hành của Đại Thiền sư!

   Đáp:

   - Đại Thiền sư! Bao lớn? Lớn nhất cũng không qua cái ghế của tôi đang ngồi đây!

   Hỏi:

   - Pháp sư cùng đến muốn tu sửa đạo tràng tu Thiền. Hòa thượng từ bi chỉ bảo cho chút không?

   Đáp:
 

   - Xây dựng đạo tràng phải có nguyện lực, phải chịu khổ chịu khó.

   Năm Dân Quốc thứ 67, nghe tin pháp thể Quảng Công Hòa thượng suy yếu, có ý muốn quy Tây, chúng Tăng rất buồn bã, bèn cho mời danh y lên núi bắt mạch hốt thuốc, Hòa thượng không muốn phiền hà chúng Tăng, nhưng mọi người khẩn cầu mãi nên Ngài miễn cưỡng để lương y chẩn bệnh.
Thầy thuốc lộ vẻ ngạc nhiên:

   - Chà! Mạch của Hòa thượng không giống như người thường, nhưng lại không tìm ra bệnh gì.

   Quảng Công cười cười:

   - Mọi người đều có bệnh, nhân tiện xem cho mọi người luôn. (Quảng Công chỉ tay qua chúng đệ tử đang quỳ).

   Nghe tin Quảng Công nhuốm bệnh, mọi người lên núi vấn an, thăm hỏi nườm nượp. Pháp sư Sám Vân và bốn chúng đệ tử cũng vội vàng lên núi thỉnh Ngài trụ thế.

   - Xin Hòa thượng từ bi vì chúng sinh ở lại đời mấy năm nữa!

   - Thân tôi đây như cái nhà cũ rích, chi bằng đi sớm một tí, đổi thân tái lai vững chắc như ngôi nhà bê tông cốt thép.

   - Hòa thượng trụ thế, chỉ cần yên tĩnh ngồi không cũng làm tăng trưởng tím tâm của đại chúng!

   Cứ mỗi người một câu như vậy, cho đến lúc ngọ trai mà Hòa thượng vẫn không chấp nhận ở lại cõi đời.

   Pháp sư Sám Vân trì ngọ và thế là quyết định sẽ tổ chức buổi lễ “Tiêu tai Diên thọ Dược sư Phật thất” để cầu cho Hòa thượng sống lâu, rồi vội vã đi đến Trai đường.

   Mọi người đều mang tâm lý nặng nề. Đương lúc dùng trai, bỗng một Ni cô phấn chấn chạy đến trước Sám Công nói:

   - Sám Công từ bi, Hòa thượng đã đồng ý rồi, Ngài không đi nữa, Ngài còn mời Sám Công đến đả Phật thất, Hòa thượng nói tốt nhất là nên đả thất A-di-đà Phật.

    Mọi người nghe thế, hớn hở hẳn lên, mọi ưu phiền tức khắc tiêu hết.

   Chùa Diệu Thông tọa lạc tại thôn Bảo Lai, làng Lục Quy, huyện Cao Hùng, địa thế phong thủy rất tốt, lưng dựa vách núi, mặt trước là một mạch nước trong vắt. Lúc Quảng Công vào khoảng 90 tuổi, biết nơi đây có thể có duyên độ chúng, bèn phái Pháp sư Truyền Văn phụ trách xây dựng.

   Tháng 10 năm Dân Quốc thứ 74, Hòa thượng đại khai pháp hội, tổ chức Tam đàn Đại giới tại chùa Diệu Thông.

   Gọi là Tam đàn Đại giới là chỉ cho giới Sa-di, Sa-di-ni lần đầu tiên đăng đàn; giới Tỷ-kheo đăng đàn lần thứ hai và Bồ-tát giới đăng đàn lần thứ ba, mỗi người xuất gia đều cần phải trải qua ba giai đoạn nhận giới này và do các giới Sư truyền thọ.

   Do Hòa thượng vốn là người trì giới, nên cảm được đức hạnh của Hòa thượng, đệ tử xuất gia cầu giới đạt đến hơn 500 người, tại gia cầu giới hơn 2.200 người.