Phật học cơ bản
Lành dữ nghiệp báo
Tác giả: Thích Chân Tính
05/12/2554 16:57 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

 Trả Bạc được phước

Thuở xưa, có một người tên là Bãi Ông, nhân lúc thanh nhàn, vào Vân Nam đặng thăm một người bạn tên là Trương Hồng Ất, quê quán ở núi Côn Sơn. Khi trước, người ấy cùng Bãi Ông đồng đỗ khoa Hiếu Liêm, sau vua phong làm chức Đốc Chế tại Vân Nam.
   Lúc vừa đến tỉnh, Bãi Ông bèn ở nơi khách quán nói chuyện cùng mấy người bổn xứ và hỏi thăm chiùnh sách của Trương hồng Ất, nghe ai nấy cũng đều khen ngợi là một ông quan đức hạnh vẹn toàn, đoán xét công bình, nói năng nhân hậu, chẳêng khác nào cụ Hưng Giang thuở trước làm Ngự Sử nơi xứ đó.
   Bãi Ông bèn rời khách quán đi vào dinh; nhưng thấy Quan đốc chế Trương Hồng Ất còn bận việc nơi công đường, nhờ vậy ông được xem xét các sở ở trong dinh, thấy đâu đó người làm việc đều ân cần sốt sắng, ông đủ biết là một vị quan hiền, y như lời dư luận chẳêng sai.
   Khi Quan đốc chế tiếp được danh thiếp của ông, Ngài vội vã ra đón rước và rất vui mừng, mời ông vào nhà khách đãi đằng trà nước và cùng nhau vui chuyện hàn huyên.
   Lúc trở lại công đường, Quan đốc chế có giao cho Bãi Ông ít quyển sách để xem cho đỡ buồn.
   Nguyên mấy quyển sách ấy nói về triết lý của đạo Phật mà Bãi Ông chưa hiểu đến Phật giáo, nên khi xem giáo lý của Phật có nhiều chỗ xét không ra, nghĩ không tới, thành ra nửa tin nửa ngờ, chưa biết quyết định ra sao.

   Khi bãi hầu, Quan đốc chế trở lại nhà khách, nói chuyện với Bãi Ông một hồi, rồi hỏi rằng: 
   - Nhân huynh xem triết lý của đạo Phật thấy thế nào?
   - Tôi thấy nhiều chỗ tai chưa từng nghe, mắt chưa từng thấy, thật không biết sao mà tin!
   - Đó là nhân huynh còn lầm theo cái thấy cái nghe của lỗ tai con mắt, cho nên khi đụng đến cái nào ngoài sự thấy và sự nghe, thì không biết sao mà dám tin; vậy cũng là một cái thông bệnh của người học Nho như tôi hồi trước, chứù không khác gì!
   - Nhân huynh nghĩ coi, lâu nay chúng ta học Nho, thường nghe nói rằng: “Trời sinh ra loài người mà rốt lại thì không hiểu cái nguyên nhân và cái phương pháp của trời sinh người ra thế nào”. Nếu nói: “Trời sinh ra người được, thì ai sinh ra trời?”. Còn như nói: “Trời là do thái cực mà sinh ra, thì thái cực có hình tướng hay không hình tướng?”. Nếu nói có hình tướng, thì chúng ta sao không thấy được? Bằng nói không hình không tướng thì làm sao lại sinh được cái nòi giống hữu hình hữu tướng như thế? Vậy thì cái lý thuyết ấy đối với nhân huynh có tai nghe mắt thấy xác đáng hay không mà sao lại tin được?
   - Vậy nhân huynh phải hiểu rằng: Phật là một bậc sáng suốt hoàn toàn, thấy ở ngoài sắc, nghe ở ngoài tiếng và biết hết ở ngoài vô lượng thế giới; nên những câu chuyện của Ngài đã khai thị ta, là Ngài đã thân chứng và đã duyệt lịch rồi mới nói. Không phải dùng sự suy tưởng mà nói một cách mơ hồ!
   - Cho nên, tôi đây đã từng nghiên cứu những thuyết “Tội Phước Nhân Quả”, thuyết “Sinh Tử Luân Hồi”, thuyết “Lục Đạo Tam Đồ”, cho đến thuyết tâm thuyết tánh, thuyết chơn thuyết vọng, không có thuyết nào là không hợp với lý chơn và không đúng với sự thật; chỉ vì nhân huynh lâu nay chưa từng để ý xem xét và kinh nghiệm đó thôi!
   - Luôn dịp, tôi xin thuật chuyện ông sơ của tôi ngày trước cho nhân huynh nghe, thì mới rõ cái thuyết “Nhân Quả” của Phật nói là không sai.
   Nguyên ông sơ và bà sơ của tôi, thuở xưa nhà thiệt nghèo, gia sản chỉ có một chiếc thuyền để chở mướn mà độ nhật.
Một bữa nọ, mưa rơi lác đác, gió thổi lao xao, quang cảnh bi thương, tứ bề hiu quạnh, các thuyền đang đậu bến nổi lửa nấu cơm, bỗng đâu có một ông lão ước chừng ngoài 70 tuổi, tới gần chiếc thuyền của ông sơ tôi mà xin đưa ông về Trương Phố.
   Khi thuyền ra giữa sông, ông sơ tôi nhìn thấy ông lão có khí sắc không được vui, bèn hỏi quê quán ở đâu và định về Trương Phố làm gì?
   Ông lão nghe hỏi, trên mặt càng lộ ra vẻ buồn, hình như câu hỏi của ông sơ tôi kích thích chỗ thương tâm của ông.
Ông lão do dự một hồi lâu, bèn đáp lại rằng: “Cậu ơi, vốn tôi đây thiệt là bất hạnh; cái đời của tôi thiệt là chua chát; nếu nói ra cho cậu nghe, thì lại thêm chỗ đau lòng”.
   Ông sơ tôi nói rằng: “Không hề chi! Trong khoảng đời, nếu ông có chuyện gì không được vui lòng, thì xin ông cứ nói thật cho tôi nghe, họa may tôi có thể giúp ông được chăng?”.
Ông lão nghe nói như vậy, bèn đáp lại rằng: “Vốn hai vợ chồng tôi cực khổ làm ăn, khi ngoài năm mươi tuổi mới sinh được một đứa con gái, rồi khi nó lớn khôn lại gả chồng ở xứ xa, nên ít tới lui thăm viếng”.
   “Tình mẫu tử có một mẹ một con, nên mẹ nó rất thương nhớ, ít lâu sau bà thọ bệnh mà từ trần. Còn phần tôi, thì một mình cặm cụi, mải lo làm ăn đặng độ cái thân cho qua ngày tháng”.
   “Nay tuổi đã cao, trong mình lại yếu, sợ khi đắng cơm nghẹn nước không ai nuôi nấng và khi tối lửa tắt đèn không ai giúp đỡ; nên tôi phải bán cả nhà cửa ruộng vườn, tính qua ở với đứa con gái tôi, đặng sớm khuya hủ hỉ với hai vợ chồng nó cho khuây khỏa trong lúc tuổi già”.
   Câu chuyện vừa tới đó, thì thuyền đã ghé bến; ông bèn lật đật từ giã lên bờ, rồi đi thẳng đến nhà người con gái của ông. Còn hai vợ chồng ông sơ tôi lại chèo thuyền về chỗ cũ mà nghỉ.
   Sáng ngày, ông sơ tôi đang quét dọn trong ghe, bèn thấy có một cái gói, liền mở ra coi mới biết của ông lão bỏ quên bữa trước.
   Ông tôi nói với bà tôi rằng: “Gói của ông lão bỏ quên đây, là tiền của ông để dưỡng già, mà lại tánh mạng của ông cũng ở nơi đó nữa. Khi ông đến nhà đứa con gái rồi, thì ông cũng nhớ lại gói bạc, hoảng hốt mà trở lại kiếm thuyền của ta, chớ chẳng không! Vậy ta phải chèo thuyền trở lại chỗ đó, coi có gặp ông mà trả gói bạc lại kẻo tội nghiệp!”.
  Quả nhiên, khi ông sơ tôi chèo thuyền tới đó, thì thấy ông lão đương chống gậy nơi mé sông mà khóc ấm ức.
Ông sơ tôi bèn kêu lớn rằng: “Đồ của ông còn đây, không có mất đâu mà ông khóc!”.
   Ông lão nghe kêu mới tỉnh hồn lại, liền ngước mặt lên, vừa mừng rỡ vừa cảm phục ông sơ tôi. Ông bèn lấy gói bạc rồi mở ra lấy phân nửa đưa cho ông tôi mà đáp ơn.
   Nhưng ông sơ tôi nhất định cố từ và nói rằng: “Xin ông cất hết gói bạc đó để dưỡng già. Nếu tôi cầu lợi thì đã lấy luôn gói bạc ấy, có đâu đem trả lại cho ông như vậy!”.
   Ông sơ tôi tuy làm nghề chèo thuyền chở mướn, mà lòng nhân từ quảng đại, dân trong vùng đó ai ai cũng đều yêu mến.
   Sau ông sơ tôi sinh ông cố tôi là ngài Hư Giang làm Ngự Sử nơi xứ nầy. Ông nội tôi là ngài Lỗ Đắc thi đậu tiến sĩ, làm quan Thái Thú tại quận Tấn Giang; qua thân sinh tôi là ngài Lỗ Duy thi đậu Đình Nguyên, làm chức Phương Bá tại quận Mân Việc. Còn tôi đây cũng nhờ cái dư âm ấy, nên mới được như vầy.
   - Nhân huynh coi đó thì đủ biết rằng: cái gương nhân quả không sai.
   Bãi Ông nghe ngài đốc chế Trương Hồng Ất nói như vậy rồi, từ đó mới đem lòng tín ngưỡng Phật giáo.