52. NGÀY THỨ NĂM MƯƠI HAI:
Nhị thừa, căn thiếu và nữ căn cầu sanh Tịnh Độ?
Vấn: - Chúng con nghe chư giảng sư pháp môn niệm
Phật Tịnh độ giảng: ”cõi tịnh độ không có nhị thừa, căn thiếu và nữ căn? Nhị
thừa tu pháp tứ đế, lánh xa cõi thế, tìm chốn an lạc; căn thiếu thì không đủ
yếu tố học đạo giải thoát, khó tu chứng đạo; nữ căn thì chướng sâu tội nặng…như
vậy thì không có lối thoát cho những chúng sanh trên hay sao?
Đáp: - “Nhị thừa” thì tịch diệt, tu tự lợi, chán bỏ cõi
khổ tìm chổ an lạc riêng mình, không phát bồ đề tâm để độ sanh, tức là không
đạt cứu cánh rốt ráo.
”Thiếu căn” chúng sanh thiếu căn lành, không phải là pháp
khí của Phật pháp, không có trí tuệ để tìm cầu giải thoát, khinh mạn đại thừa,
chướng sâu tội nặng, chê bai giáo pháp Đức Phật, không đủ yếu tố căn thân để
gánh vác đạo đức.
”Nữ căn” theo xưa trong giáo pháp Đức Phật dùng ngôn từ
“nữ căn” để chỉ cho chủng tánh chúng sanh không có tướng trượng phu, nhiều tính
dục ái, ý tứ Phật nói chúng sanh nhiều dục ái. Theo quan niệm của Thượng tọa bộ
thì người nữ nhiều ái dục, chướng sâu tội nặng khó tìm cầu học đạo giải thoát.
Theo Đại chúng bộ thì nói chúng sanh nhiều ái dục, không riêng gì người nữ.
Công đức tu thành Phật, học đạo giải thoát, cầu vãng sanh Tịnh độ, thành Phật
thì không phân biệt tướng nam tướng nữ tướng trẻ tướng già, đủ căn hay thiếu
căn. Tất cả chúng sanh trong thế giới ta bà đều có thể tu đạt hiệu quả vãng
sanh tịnh độ, thành Phật, chỉ có sự giác ngộ mới thành Phật và nói lên chơn lý
đại thừa rốt ráo của Đạo Phật. Trong sách “Những lời dạy của Đức Tôn sư:”…tánh
Tỳ kheo không phân biệt tướng nam tướng nữ, tướng trẻ, tướng già…”
Vã lại, trong Vãng Sanh Tịnh Độ luận của Thiên Thân Bồ tát
dạy: “…chúng sanh đ sanh về thế giới Cực Lạc ty phương không có tướng người nữ,
căn thiếu và nhị thừa”. Có người không hiểu nghĩa này giải sai nói nhị thừa,
căn thiếu, các người nữ không được vng sanh ty phương, nghĩ suy như thế, chẳng
lẽ giáo pháp Đức Phật hữu biên hay sao? quan niệm nầy sai lầm!
Vãng sanh Tịnh độ luận nói:”Người tu Phật nhất là phát tâm
đại thừa cầu sanh đến thế giới Cực Lạc tây phương là người có tâm tốt, tâm tốt
là tâm có đủ 32 tướng của bậc Bồ Tát cầu đạo nên không có tướng người nữ, căn
thiếu và nhị thừa không đủ phước báu; chứ không phải nói người nữ, căn thiếu và
nhị thừa ở ci ny hoặc ở phương khác không được vng sanh về Cực Lạc! Ð sanh về
Cực Lạc tuy cĩ phm phu, nhị thừa, căn thiếu khác nhau, nhưng tất cả đều tiến
vào Ðại thừa rốt ro thnh Phật. Vì thế, Thế giới Cực Lạc đều do vô lậu thiện căn
Ðại thừa m thnh tựu, vì đây là cảnh giới thiện căn của Ðại Thừa, nn khơng thể
cĩ thể tnh người nữ, căn thiếu và nhị thừa, mà danh xưng người nữ, căn thiếu,
nhị thừa cũng không có, chỉ có danh xưng của Bồ Tát, thượng thiện nhơn m
thơi….”
Trong kinh Diệu Pháp Liên hoa, quyển IV, phẩm Đề Bà Đạt
Đa, trang 327,328 – bản dịch của HT Thích Trí Tịnh. Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư
Lợi vừa đi thuyết giảng từ cung rồng Ta kiệt la về và có đến trước đại chúng
nói:”Tôi du thuyết ở biển thường tuyên nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho chúng
sanh trong cõi ấy nghe và có nhiều người nghe rồi đắc đạo không thể kể xiết.
Ngài Bồ tát Trí Tích hỏi Văn Thù Sư Lợi:”kinh nầy rất sâu vi diệu là quý báu
trong các kinh, trong đời rất ít có, vậy khi Ngài thuyết giảng có chúng sanh
nào nghe rồi siêng năng tinh tấn tu hành, đọc tụng kinh nầy mau thành Phật
chăng? Xin Ngài giới thiệu người tiêu biểu?
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói:”có con gái của vua rồng Ta kiệt
la mới tám tuổi mà căn tánh lanh lẹ, có trí tuệ, khéo biết các căn tánh hành
nghiệp của chúng sanh, đặng pháp tổng trì,, các tạng pháp kín rất sâu của các
Phật nói đều có thể thọ trì, sâu vào thiền định, rõ thấu các pháp. Trong khõang
sát na phát tâm Bồ đề đặng bực bất thối chuyển, biện tài vô ngại, thương nhớ
chúng sanh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm mầu rộng
lớn, từ bi nhơn đức khiêm nhường, ý chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến Bồ đề. Trí
Tích Bồ tát nói rằng:”tôi thấy Đức Thích ca Như lai ở trong vô lượng kiếp làm
những hạnh khổ khó làm, chứa nhiều công đức để cầu đạo Bồ đề chưa từng có lúc
thôi dứt; tôi xem trong cõi tam thiên đại thiên thế giới nhẫn đến không có chỗ
nhỏ bằng hộ cải, mà không phải là chổ của Bồ tát bỏ thân mạng để vì lợi ích
chúng sanh, vậy sau mới đặng thành đạo Bồ đề. Chúng tôi chẳng tin Long nữ đó ở
trong khỏang giây lát chứng thành bậc chánh giác”.
Nói luận chưa xong, lúc đó con gái của Long vương thị hiện
thần thông, bỗng hiện ra nơi trước, gieo năm vóc kính lễ Phật rồi đứng một bên
nói:” …sự đắc đạo của người nữ chúng con chỉ có Phật mới biết đặng, hiện nay
mọi người đều tôn kính con, con có khả năng nói pháp đại thừa, độ tất cả chúng
sanh được giải thoát…”
Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất nói với Long nữ rằng:”người
nói không bao lâu chứng đặng đạo vô thượng, việc đó khó tin. Vì sao? Vì thân nữ
nhơ uế chẳng phải là pháp khí, thế nào có thể đặng thành đạo vô thượng chánh
giác? Đạo Phật sâu rộng phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công
hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được. Lại thân gái có năm điều chướng:
một, chẳng đặng làm Phạm thiên vương, hai chẳng đặng làm đế thích, ba chẳng đặng
làm Ma vương, bốn chẳng đặng là chuyển luân thánh vương, năm chẳng đặng làm
Phật. thế nào thân gái đặng mau thành Phật?”
Lúc đó, Long nữ có một hột châu báu, giá trị bằng cõi tam
thiên đại thiên đem dâng lên Đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long nữ nói với Trí
Tích Bồ tát cùng tôn giả Xá Lợi Phất:”tôi cúng dường châu báu, đức Thế tôn nạp
thọ, việc đó có mau chăng?” – Rất mau! – Long nữ nói:”lấy sức thần của các ngài
xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó…”
Qua bài kinh, cho chúng ta thấy việc tu thành Phật, đắc
đạo theo giáo nghĩa Đại chúng bộ không còn phân biệt các tướng nữa.
Long nữ là đại diện cho các tầng lớp chúng sanh tu Phật,
cũng là đại diện cho “phái nữ” tu hành; việc Long nữ thành Phật mau trong một
niệm giác ngộ, một hành động dâng ngọc ngà châu báu, một phong cách gieo năm
vóc đảnh lễ đức Thế tôn…tất cả đều là hạnh lành mà mọi người đều có thể làm
được. Tuy nhiên cần có sự giác ngộ như Long nữ; chúng ta sanh trong thế giới ta
bà không nên tự ti mặc cảm “tự nghĩ là khó thành Phật” rồi không tu hoặc tu cầm
chừng cho có lệ; ngược lại cần có sự quyết chí thì sở cầu như ý nguyện. Hoặc
chúng sanh “xem nhẹ” Phật pháp cho Phật pháp là một môn triết học như các môn
học khác, ví như người không biết sử dụng “ngọc quý”, cho “ngọc quý” là “đá
cuội” rồi không tin tưởng hoặc mất niềm tin.
Tính đặc biệt của giáo pháp đức Phật là:”tất cả chúng sanh đều có Phật tánh,
đồng thể tánh không phân biệt các tướng, tất cả chúng sanh đều có thể tu thành
Phật như đức Phật Thích ca, nếu chúng sanh đó có ý thức tiến hóa giác ngộ…”.
Tất cả chúng sanh tu hành đều đặng giải thoát, nếu chúng sanh ấy cầu học đạo
giải thoát.
Theo Tịnh độ tông, “cõi Tây phương Cực lạc không có nhị
thừa, thiếu căn, nữ căn…” cũng chính là bổn nguyện trong 48 lời đại nguyện của
Đức Phật A Di Đà và chư Phật trong mười phương an lập Tịnh độ; cũng là pháp
giáo rốt ráo trong quá trình Đức Giáo chủ Phật Thích Ca Mau Ni hoằng hóa chúng
sanh trong thế giới ta bà.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể
Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại
Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.
53. NGÀY THỨ NĂM MƯƠI BA
Giới thiệu sơ lược tiểu sử Chư
Đại sư Tịnh Độ tông truyền đăng bên Trung hoa
Vấn: - Nghe Sư giảng, chúng con hiểu được Tịnh độ tông
du nhập Việt Nam chậm nhất vo thế kỷ thứ 11, pháp môn mà chúng con đang tu hành
đã có mặt sớm tại qu hương nầy rồi. Tuy nhiên có lần nghe Sư thuyết giảng về
chư Đại sư Trung hoa thừa kế Tịnh độ tông từ thế kỷ thứ sáu đến cận đại, nhưng
chúng con chưa biết về lai lịch của Ngài, nay xin Sư từ bi thuyết giảng về mười
ba vị Đại sư Trung hoa truyền đăng tục diệm Pháp môn niệm Phật, Tịnh độ tông?
Đáp: - Mười ba vị đại sư Trung hoa truyền đăng tục diệm
pháp môn tu niệm Phật Tịnh độ tông. Nói là truyền đăng tức là đèn của người sau
tiếp nối lữa của đèn người trước, người sau hiểu được, thấu suốt thâm ý lời gio
hĩa về php mơn tu do người trước truyền bá. Người trước dù có truyền lại cho vị
kế tục hay không, không là vấn đề; vấn đề quan trọng ở chổ người sau tiếp nhận,
công nhận phương pháp tu học hành đạo theo ý tưởng người trước, giữ gìn quy cũ
v pht triển mơn phong php phi của người trước…đây chính là điểm chính yếu trong
sự hoằng truyền pháp môn niệm Phật tịnh độ tông.
Cách thức truyền đạo nầy không còn:”một người truyền y bát
cho một người, mà có thể một người truyền đăng cho nhiều người…”, như bên Thiền
tông, Đức Ngũ tổ Hoằng nhẫn, Đức Lục tổ Huệ Năng không cịn truyền y bt cho một
vị như sự truyền thừa của chư lịch đại Tổ sư Tây thiên, Đông độ, từ Tổ sư Ca Diếp
đến Tổ sư Hoằng Nhẫn trước đó nữa, mà truyền đăng pháp ấn cho nhiều người hành
đạo…
Trong sách Zen của Thượng tọa Thiên Ân Đòan Văn An, nhà
xuất bản Đông Phương phát hành năm 1964, trang 17,19,20 nói: “sau Lục tổ Huệ
Năng, môn hạ của ngài có đến 50 người, tất cả đều là những bậc đức hạnh viên
tòan, trí đức cao minh. Trong số 50 người ấy có ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng và
ngài Thanh Nguyên Hành Tư là người được liệt vào những bậc ưu tú nhất”.
Xét trong lịch sử chúng ta thấy: Phái Zen chia thành hai dòng pháp năm tôn
phái; trong đó năm tôn phái bắt đầu từ các ngài Nam Nhạc Hòai Nhượng, ngài
Thanh Nguyên Hành Tư. Ngài Nam Nhạc và ngài Mã Tổ Đạo Nhất phát triển sanh ra
hai giáo phái Lâm Tế Nghĩa Huyền, Qui sơn Linh Hựu, Ngưỡng sơn Huệ Tịch.
Về sau theo chủ trương của các ngài Thanh Nguyên Hành Tư
chủ trương “tất cả những động tác trong nhật dụng hằng ngày như ăn cơm, uống
nước, mặc áo… đều là Phật sự”; ngài Thạch Đầu Hy Thiên khởi xướng công cuộc
thống nhất giưa giáo phái “Nam Năng” và “Bắc Tú”, đề cao thuyết lý hổ tương
quan hệ giữa linh nguyên và chi phái. Linh nguyên tức là chỉ cho căn nguyên
linh diệu của vạn pháp; chi phái tức là chỉ cho các tướng trạng sai biệt của
vạn pháp…cũng do chủ trương nầy về sau sanh ra nhiều tôn phái như: Vân môn, Tào
động, Pháp nhãn.
Xem qua, Đức Lục Tổ Huệ Năng có 50 vị đệ tử thì không có lý gì mà Tổ sư truyền
cho một người, mà chắc chắn sẽ “truyền đăng” cho nhiều người… Qua các chủ
trương truyền đạo trên, chúng ta thấy chư lịch đại Tổ sư rất linh động trong sự
truyền bá giáo pháp Phật; các ngài chỉ vì muốn cho pháp Phật mở rộng mà canh
tân cách truyền đạo.
Sách Liên tông tam thập tổ, trang 13,14 cua sọan giả Thích
Thiền Tâm, nói: “kể từ ngài Lô Sơn Huệ Viễn Đại sư thừa vâng theo Kinh văn và
Phật ý mà khai sáng ra tông môn Tịnh độ, cho đến nay lịch đại “ghi nhận” và
“suy tôn” lên được tất cả la 13 vị Tổ sư của Liên tông…”
“…Tịnh độ tông không có sự truyền thừa như chư vị Tổ sư
bên thiền tông. Sở dĩ có chư Tổ sư Tịnh độ là do chư Tăng Ni và Phật tử tu môn
niệm Phật đời sau họp lại suy tôn những vị tu hành siêu xuất….(Liên tông tam
thập tổ, trang 27)
Như ngài Ấn Quang Đại sư sau khi viên tịch, chư vị Cao
tăng thật đức, chư Liên hữu bên Trung hoa xét thấy đức hạnh ngài trang nghiêm,
có công lớn với Tịnh độ, mới họp nhau lại, đồng suy tôn ngài vào ngôi vị Tổ thứ
mười ba tịnh độ tông ….(Liên tông tam thập tổ, trang 29)
Do đó chúng ta thấy rằng Thiền tông truyền pháp từ “một
người đắc đạo” cho “một người đệ tử tâm đắc”, “tâm ấn tâm” chúng ta thường nghe
từ ngữ “tổ ấn trùng quang”, hay “tổ tổ tương truyền sư sư tương thọ”, gọi là
“đắc pháp”.
Tịnh độ tông truyền đạo từ “một nguời đắc đạo” cho “nhiều
người đệ tử ưu tú”, gọi là “đắc đạo”; trong lịch sử Tịnh độ tông ít có việc
truyền đạo từ “một người” cho “một người” là vậy.
Sau đây là lịch trình chư đại sư truyền thừa pháp môn niệm
Phật Tịnh Độ tông, xin trích sơ lược về lai lịch các Ngài để chúng ta có ý thức
về các thế hệ trước hoằng truyền Tịnh độ tông ở Trung hoa.
Nhất tâm đảnh lễ chư Tôn giả, chư Đại sư hoằng giáo Tịnh
độ tông:
1 - Huệ Viễn Đại sư
Đại sư Huệ Viễn (334-416) người Nhạn Môn, Sơn Tây. Thuở
nhỏ tinh thông Nho, Lão cùng Bách gia chư tử. Trưởng thành xuất gia với Pháp sư
Đạo An, chùa Nghiệp Trung, Hằng Sơn.
Năm Thái Nguyên thứ 6 (nhà Tấn) Đại sư du hóa đến Tầm
Dương, Giang Tây, thấy cảnh Lô Sơn rộng rãi đến lập tịnh xá tu trì. Sau ngài
đến phía Đông Lô Sơn lập chùa tên Đông Lâm Thần Vận tự.
Tại chùa Đông Lâm, Đại sư Huệ Viễn đã lập Bạch Liên xã,
xiển dương pháp môn niệm Phật, trước tác kinh luận hoằng dương Phật pháp như
các bộ: Đại trí luận yếu lược, Pháp tánh luận, Sa môn bất bái vương giả luận…
cho đến ngày vãng sanh.
2 - Thiện Đạo Đại sư
Đại sư Thiện Đạo (613-681), người đời Đường. Năm Trinh
Quán, nhân đọc Tịnh độ Cửu phẩm đạo tràng của Thiền sư Đạo Xước, ngài nhận ra:
“Đây mới thật là cửa mầu đi vào cảnh Phật”.
Từ đó ngài tinh cần niệm Phật và truyền bá pháp môn
3 - Thừa Viễn Đại sư
Đại sư Thừa Viễn (712-802), người đời Đường. Lúc mới xuất
gia, Đại sư theo học với Đường thiền sư ở Thành Đô, sau đến Kinh Châu tham học
với Chân thiền sư ở chùa Ngọc Tuyền.
Sau khi ngộ đạo, Đại sư Thừa Viễn đến Hoành Sơn hoằng hóa.
Ngài lập nguyện khổ hạnh, tùy theo căn cơ chúng sanh mà chỉ dạy Thiền hoặc
Tịnh. Về sau ngài dựng chùa Di Đà, khuyến hóa mọi người niệm Phật đông đến hàng
vạn.Tín đồ. Hơn ba mươi năm, Đại sư vừa hóa đạo, vừa chuyên tu, chưa từng ngủ
nghỉ. Có đến hàng vạn người theo ngài tu tập niệm Phật.
4 - Pháp Chiếu Đại sư
Đại sư Pháp Chiếu (747-821) người đời Đường, tu tập ở chùa
Văn Phong tại Hồng Chu.
Năm Đại Lịch thứ năm, Đại sư đến chùa Phật Quang ở huyện
Ngũ Đài. Tại đây, Đại sư được Bồ tát Văn Thù khai thị pháp môn niệm Phật, cầu
vãng sanh Tây phương.
Từ đó về sau, Đại sư chuyên tâm niệm Phật và mở nhiều đạo
tràng niệm Phật từ dân gian cho đến hoàng cung, hóa độ cho vô số người.
5 - Thiếu Khang Đại sư
Đại sư Thiếu Khang (?-805) họ Châu, người đời Đường. Tuổi
nhỏ đã xuất gia, căn tánh lanh lợi, 15 tuổi đã thông suốt được năm bộ kinh.
Sau Đại sư đến viếng cha Bạch Mã ở Lạc Dương. Nhân đọc Tây
Phương Hóa Đạo của Đại sư Thiện Đạo nên phát nguyện hoằng truyền pháp môn niệm
Phật.
Về sau, Đại sư thành lập Tịnh độ đạo tràng ở Ô Long Sơn.
Tín chúng phát tâm niệm Phật rất đông.
6 - Diên Thọ Đại sư
Đại sư Diên Thọ (904-975), tự Xung Huyền, người đời Tống.
Lúc thiếu thời, thích tụng kinh Pháp Hoa. Sau xuất gia với Thiền sư Thúy Nham,
tham học với Thiều Quốc sư ở Thiên Thai, tỏ ngộ tâm yếu. Năm Kiến Long thứ hai,
trụ trì chùa Vĩnh Minh, trước tác Tông cảnh lục, Vạn thiện đồng quy… mỗi ngày
đêm tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm 10.000 câu Phật hiệu. Người đương thời tôn
xưng Diên Thọ Đại sư là Phật A Di Đà ứng hóa.
7 - Tỉnh Thường Đại sư
Đại sư Tỉnh Thường (959-1020), tự Thứu Vi, người đời Tống.
Bảy tuổi xuất gia, sau trụ trì chùa Chiêu Khánh, thành lập Liên xã. Nhân việc
trích máu chép phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm nên đổi tên Liên xã thành
Tịnh Hạnh xã. Đại sư hóa độ hàng vạn người đều tu tập theo pháp môn niệm Phật.
8 - Châu Hoằng Đại sư
Đại sư Châu Hoằng (1532-1612), hiệu Liên Trì, người đời
Minh. Tuổi trẻ thông minh học rộng, có căn duyên với pháp môn Niệm Phật. Năm 32
tuổi, Đại sư xuất gia, học đạo với Tiếu Nham thiền sư, tham cứu câu “Niệm Phật
là ai?” đạt ngộ. Niên hiệu Long Khánh thứ năm, Đại sư trú tại núi Vân Thê,
trước tác bộ Phật thuyết A Di Đà kinh sớ sao, tận lực xiển dương pháp môn Tịnh
độ.
9 - Trí Húc Đại sư
Đại sư Trí Húc (1599-1655), tự Ngẫu Ích, người đời Thanh.
Thuở niên thiếu học Nho, sau nhân xem bộ Trúc song tùy bút của Đại sư Liên Trì
vừa đọc kinh Địa Tạng phát ý xuất trần, phát tâm niệm Phật.
Về sau, Đại sư trụ trì trải qua các nơi: Ôn Lăng, Chương
Châu, Thạch Thành, Thánh Khê, Trường Thủy và Tân An, rộng truyền giáo pháp
Thiên Thai và pháp môn niệm Phật.
10- Hành sách Đại sư
Đại sư Hành Sách (1628-1682), tự là Triệt Lưu, người đời
nhà Thanh. Năm 23 tuổi, xuất gia với Hịa thượng Nhược Am ở chùa Lý An.
Niên hiệu Khang Hy thứ hai, Đại sư cất am ở núi Pháp Hoa,
tại Hàng Châu, chuyên tu Tịnh độ. Sau Đại sư trụ trì chùa Phổ Nhãn ở Ngư Sơn,
đề xướng thành lập Liên xã. Học giả các nơi hưởng ứng tu tập niệm Phật rất
đông.
11- Thật Hiền Đại sư
Đại sư Thật Hiền (1686-1734), hiệu Tĩnh Am, người đời
Thanh. Khi xuất gia, tham cứu câu “Niệm Phật là ai?” được tỏ ngộ. Kế tiếp, Đại
sư nhập thất ba năm ở chùa Chân Tịch, ngày đọc kinh, đêm chuyên trì danh hiệu
Phật
Đại sư lập Liên xã, soạn văn “Khuyên phát lòng Bồ đề” để
khuyến khích tứ chúng, trọn đời tinh tấn tu tịnh nghiệp.
12- Tế Tỉnh Đại sư
Đại sư Tế Tỉnh (1741-1810), tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường,
người đời Thanh.
Thuở bé ngài đã thông thuộc kinh sử. Sau khi xuất gia,
tham học với Tụy Như Thuần thiền sư ở Quảng Thông, tỏ ngộ thấu suốt, được
truyền tâm ấn.
Đại sư trụ trì chùa Giác Sanh, kế đến là chùa Tư Phước ở
Hồng Loa Sơn. Tăng chúng về nương ngày càng đông, khiến nơi đây trở thành đại
tòng lâm. Đại sư chuyên tu tịnh nghiệp, chủ trương Liên tông, hàng ngày chuyên
tâm lễ sám, niệm Phật. Vì pháp lợi sanh, Đại sư hoằng hóa không mệt mỏi, tất cả
đều dùng Tịnh độ làm chỗ quy th.
13- Ấn Quang Đại sư
Đại sư Ấn Quang (1862-1940), hiệu Thường Tàm. Thuở bé Ngài
học Nho, 21 tuổi xuất gia với Hòa thượng Đạo Thuần tại chùa Liên Hoa Động ở núi
Chung Nam. Nhờ xem bộ Long Thơ Tịnh Độ, biết rõ công đức niệm Phật, nên quy
hướng Tịnh độ, và khuyên người niệm Phật. Từ đó, Đại sư tiến bước trên đường tu
học trải qua các danh lam như chùa Từ Phước, Long Tuyền, Viên Quảng và sau cùng
đến chùa Pháp Vân ở Phổ Đà Sơn.
Đại sư khuyến hóa đồ chúng giữ trọn luân thường, tin chắc
nhân quả, lánh dữ làm lành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây phương.
Sau Đại sư thành lập Tịnh Độ đạo tràng tại chùa Linh Nham,
rộng truyền pháp môn niệm Phật.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể
Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại
Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.
54. NGÀY THỨ NĂM MƯƠI BỐN:
Anh hưởng giáo lý Tịnh độ niệm Phật sau Phật nhập diệt (7
ngày)
Vấn: - Chúng con nghe nhiều thời giảng về Tịnh Độ
niệm Phật, thì Tịnh độ tông thuộc đại thừa giáo, nếu là đại thừa giáo Bồ tát
tạng thì được chư tôn giả kết tập vào lúc nào; trong khi kết tập về Thinh văn
tạng thì có, có đến sáu lần kết tập kể từ sau Phật nhập diệt…xin Sư hoan hỉ chỉ
giáo cho chúng con được học?
Đáp: - Sau Phật nhập diệt bảy ngày, chư tôn giả đứng đầu
là ngài Ca Diếp tổ chức kết tập lần thứ nhất, trùng tuyên lại lời của Phật
thuyết giảng trong 49 năm hoằng hóa nhơn thiên.
Thời điểm bấy giờ trong Tăng đòan chỉ có ngài A Nan đà là
vị tôn giả từng là thị giả hầu cận một bên Đức Phật, A Nan đà đa văn bậc nhất
lão thông kinh điển, nhớ tất cả lời Phật dạy, tuy nhiên vì chưa đắc đạo; nên vì
muốn giáo pháp Đức Phật tồn tại lâu bền, giữa đại chúng chư tôn giả, ngài Ca
Diếp có ý kiến với ngài A Nan đà: “…ngài A Nan đà phải trở về vị trí tu hành
cho đến khi nào đắc đạo, trở lại đây trùng tuyên lời Phật…”.
Ngài A Nan đà buồn lắm, một mặt Phật vừa tịch diệt, nhưng
cũng vì Phật và vì muốn cho chánh pháp lưu thông trong đời có hiệu quả, nên
nghe lời chỉ giáo của ngài Ca Diếp, trở lại am thất tu hành (đắc hay không đắc
không là vấn đề. Vấn đề là ngài A Nan đà có nghe lời ngài Ca Diếp hay không?
Cuối cùng Ngài A Nan đà có nghe!)
Sau khi ngộ được pháp giáo đại thừa, tâm cởi mở, ngài A
Nan đà sanh lòng hoan hỉ trở lại dự đại hội kết tập lần thứ nhất, để trùng
tuyên lời Phật.
Ngài Ca Diếp rất vui mừng vì thấy ngài A Nan đà tiến bộ,
nên mời ngài vào trùng tuyên lời Phật, đó là lần kiết tập thứ nhất thuộc Thinh
văn tạng, địa điểm bên trong hang Thất La Phiệt, kinh thành Vương Xá. Lần kiết
tập nầy có thời gian là bảy tháng.
Lúc bấy giờ ở ngòai hang, chư vị Bồ tát Văn thù Sư lợi Bồ
tát, Phổ hiền Bồ tát, Di lặc Bồ tát…hướng dẫn Tôn giả An Nan đà đến núi thiết
vi để kết tập đại thừa tam tạng, tức gọi là Bồ tát tạng (Di đà Sớ sao, trang 8,
bản dịch HT Thích Hành Trụ).
Trong Di đà sớ sao, Tổ sư Vân Thê Châu Hoằng chú thích
kinh A Di Đà thuộc Bồ tát tạng, được kết tập ngay sau Phật nhập diệt bảy ngày.
Kinh A Di Đà là một trong ba bộ kinh, mà phái Tịnh Độ tông
lấy làm tông chỉ thú hướng. Căn cứ vào sự xác định của ngài Vân Thê, chúng ta
có thể khẳng định Tịnh Độ tông thuộc Đại thừa Bồ tát tạng.
Về phần kết tập Thinh văn tạng lần thứ hai có 700 vị Tỳ
kheo họp tại kinh thành Tỳ xá ly, do ngài Trưởng lão Da Xá vận động, sau Phật
nhập diệt 100 năm. Lần kiết tập nầy còn gọi là “thất bách kiết tập”, nội dung
lần kiết tập thứ hai gồm có: Kinh tạng, Luật tạng, Đại pháp tạng, Tạp tạng và
Bồ tát tạng.
Lần kiết tập thứ ba, tại kinh thành Hoa Thị, sau Phật nhập
diệt năm trăm năm do nhà vua A Dục bảo hộ, ngài Mục Liên Đế Tu chủ trì, có 1000
Tăng chúng tham dự, lần kiết tập nầy thời gian chín tháng thì hòan thành. (có
thuyết nói chỉ một trăm năm), thuyết nầy ít thuyết phục.
Ngòai các lần kiết tập trên, chư vị Đại bồ tát còn tổ chức
kiết tập với Mật Tạng, nhưng không thấy nói năm nào và kiết tập ở nơi đâu?
Về Thinh văn tạng được kiết tập tất cả bốn lần trong nội
bộ các Vương quốc thuộc Ấn Độ ngày nay. Lần kiết tập thứ tư tại nước Kasmitra
được nhà vua Kaniska bảo hộ, ngài Hiếp tôn giả chủ trì (Lịch sử Phật giáo Ấn
độ, HT Thích Thanh Kiểm biên sọan, NXB Quê Hương xuất bản năm 1965, trang
159).Riêng phần kiết tập lần thứ năm, lần thứ sáu, thì được chư tôn giả hiện
đại kiết tập tại Tích Lan, Miến Điện (Lịch sử Phật giáo Ấn độ).
Kiết tập tức là chư Tăng tổ chức hội nghị (đại hội) trùng
tuyên lời Phật dạy, mỗi lần như vậy được Hội nghị tăng già giảo nghiệm thật kỷ
lưỡng lời đức Phật dạy từ ngàn xưa, sắp xếp lại những kinh, luật, luận cho có
thứ lớp, hoặc in lại, hoặc đưa vào tam tạng kinh điển những bộ luận giải giá
trị của chư tôn giả biên sọan, thuyết giảng, nhưng kinh khắc trên bản gổ, bản
đá, trên là bối, hay in trên giấy…
Mỗi lần kiết tập, là chư tăng Trưởng lão, đại đức, những
vị tu hành đắc đạo câu hội thật đông để cử người có uy tín, đạo hạnh khiêm cung
trùng tuyên và nghe người trùng tuyên và giải chính lại cho đúng…
Từ ngữ Phật học tổ chức kiết tập, đồng nghĩa với các tổ
chức đại hội của Phật giáo, hội nghị chư Tăng già ngày nay nhằm để củng cố lại
tổ chức, thu thập những dữ liệu, kinh nghiệm hay, trên đường hoằng pháp lợi
sanh mà đưa vào những luận giải, những bài pháp bổ sung cho tam tạng giáo điển
của Đức Phật mỗi ngày thêm phong phú.
Mô Phật, chúng con hân hạnh được học hiểu, xin thành tâm
kính lễ Sư!
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể
Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại
Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.
55. NGÀY THỨ NĂM MƯƠI LĂM:
Các kinh nói về Tịnh Độ
Vấn: - Pháp môn niệm Phật là pháp
môn tối thắng, lưu thông cả ba căn; trên thì chư Phật rời pháp môn nầy thì
không thể độ sanh, dưới chúng sanh rời pháp môn nầy không thể tu thành Phật.
vậy mà ở thế kỷ 21 có những người cũng là tu sĩ lại chê pháp môn niệm Phật là
quyền giáo, xin Sư từ bi khai thị cho chúng con được học tu, đấy cũng là phước
đức vô lượng của chúng con?
Đáp: - Pháp môn niệm Phật là pháp
tu “cực tắc tối thắng” ở giữa thế kỷ 21 nầy, đấy cũng chính là lời huyền ký của
Đức Phật trong thời mạt pháp, pháp nhược ma cường, các pháp tu cao viễn đối với
chúng sanh đã từng làm cho họ không thể nghĩ suy đến, vói tay không tới, không
có phương tiện để tu tập; chỉ có pháp niệm Phật là phong phú, phổ cập rộng rãi,
trong chốn thiền môn. Thế nên cho dù anh đi đâu, chị đi về đâu, thì cũng không
quên vào lúc 19 giờ là có thời Tịnh độ được các nhà thiền thực hiện, đồng thời
dành riêng cho nam nữ Phật tử gần xa đều có thể đến tham dự tu được dễ dàng và thông
thoáng.
Trong đời có câu:
Người khéo tu dù nặng như đá qua
sông vẫn được (tu Tịnh độ, hoặc tu thiền mà có thêm tịnh độ)
Người vụng tu (tu mà hay chê bay phái nầy phái nọ, do vậy mà sanh ra ngã mạn,
nên gọi là vụng tu) dù nhẹ như hạt cát cũng vẫn chìm (chê trách Tịnh độ, mà chỉ
phát tâm tu thiền, bày xích tu Tịnh độ)
Lẽ ra thì cũng không nên đem Phật
pháp dẫn chứng cho Phật pháp, những đã hơn nghìn năm rồi giữa “Thiền và Giáo”,
bên “Hữu tông”, bên “Không tông” bao giờ cũng có những trăn trở ban đầu đối với
những người Phật tử tập tu; nên chúng tôi xin mạo muội giải bày, trích những
lời kinh nói về Tịnh độ để lần lượt xóa đi những nghi ngờ trong tâm tưởng của
người Phật tử về giáo pháp Đức Phật.
* Kinh Đại bổn A Di Đà, Phật dạy:
“Vào đời đương lai, khi kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng
lưu trụ kinh nầy trong khõang một trăm năm. Nếu có chúng sanh nào gặp kinh nầy,
tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ”.
* Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng Kinh,
Phật dạy:”Trong đời mạt pháp, tuy có ứu ức người tu hành, song ít có người nào
được đắc đạo, duy chỉ có nương theo pháp môn niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi”.
* Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: Bồ tát
Phổ hiền khích lệ Thiện Tài đồng tử và đại chúng trong hải hội nên phát mười
điều nguyện lớn; đến khi lâm chung, tất cả các căn đều tan rã, tất cả oai thế
đều tiêu mất, chỉ có mười nguyện lớn nầy theo mãi không rời mà thôi. Trong tất
cả thời, nguyện lớn nầy dẫn đường đi trước. Khõang một giây phút liền được vãng
sanh về thế giới Cực lạc. Người ấy tự thấy mình hóa sinh trong hoa sen được
Phật thọ ký. Khi được thọ ký rồi, trải qua vô số kiếp độ khắp chúng sanh ở mười
phương thế giới nhiều đến không kể xiết, tùy theo tâm niệm của chúng sanh mà
vận dụng trí tuệ để làm lợi ích cho đến có thể dấn thân vào biển lớn phiền não thống
khổ để cứu vớt chúng sanh, đưa họ thoát khỏi sanh tử và được sanh về thế giới
Cục Lạc”. Lại nữa, Trưởng giả Giải Thoát nói rằng:”nếu ta muốn thấy thế giới An
Lạc của Vô Lượng Thọ Như Lai thì tùy ý liền thấy. Tất cả thế giới trong mười
phương như thế đều có Như Lai, nếu ta muốn thấy thì tùy ý liền thấy. Ta có thể
biết rõ các việc thần thông, cõi nước trang nghiêm của Như Lai không đến cũng
không đi, không có hành xứ cũng không có trụ xứ, cũng như thân ta cũng không
đến cũng không đi, không có hành xứ cũng không có trụ xứ…”
* Kinh Pháp Hoa, Phật dạy:”…người
nghe kinh điển nầy tu tập đúng như lời Phật, đến khi viên mãn mạng căn, người
ấy lập tức sinh về thế giới An Lạc của Phật A Di Đà, nơi đó có các vị Bồ tát
bao quanh. Người ấy sinh trong hoa sen, ngồi trên tòa báu, chứng vô sanh nhẫn,
thần thông của Bồ tát…”
* Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy:”Bồ
tát Đại Thế Chí bạch với Phật rằng: Con nhớ thuở xa xưa, số kiếp như cát sông
Hằng, có Phật Vô Lượng Quang ra đời. Thuở ấy có mười hai Đức Như Lai kế tiếp
nhau thành Phật trong một kiếp. Đức Phật sau cùng là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như
Lai dạy con tu pháp niệm Phật tam muội, ví như một người chuyên nhớ, một người
hay quên. Hai người ấy hoặc có gặp nhau cũng như không gặp, hoặc có thấy nhau
cũng như không thấy. Nếu cả hai người đều nhớ nhau, cứ nhớ mãi sâu vào tâm niệm
cũng như hình với bóng thì từ đời nầy đến đời khác không bao giờ cách xa nhau.
Như Lai khắp cả mười phương thương tưởng chúng sanh như mẹ hiền thương nhớ con
thô. Nếu con thơ cương quyết trốn tránh mẹ thì mẹ hiền có thương nhớ đến cũng
vô ích mà thôi. Nếu con thơ nhớ tưởng đến mẹ hiền cũng như mẹ hiền nhớ nghĩ đến
con thì đời đời mẹ con không cách xa. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật
thì hiện tại hay vị lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, không nhờ
phương tiện nào khác mà đóa hoa của tâm linh tự bừng nở, như người xức nước hoa
thì thân có mùi thơm, đây gọi là Hương Quang trang nghiêm. Bản thân con là vận
dụng tâm niệm Phật để chứng nhập vô sanh nhẫn…Hiện nay con ở cõi nầy tiếp dẩn
người tu niệm Phật về Tịnh độ. Phật hỏi về viên thông, con thu nhiếp sáu căn,
không có lực chọn, tịnh niệm nối tiếp không ngừng, vào tam ma địa đây là hơn
cả…”.
Kinh Bảo Tích, Phật dạy: “Phật bảo
Phụ Vương:
- Tất cả chúng sanh đều là Phật.
Bây giờ, phụ vương nên niệm Phật A Di Đà ở thế giới phương Tây, siêng năng tinh
tiến sẽ đắc đạo.
Vua hỏi:
- Tất cả chúng sanh tại sao là
Phật?
Phật đáp:
- Tất cả pháp không có sinh, không
có lay động, không có nắm lấy, xả bỏ, không có hình tướng, không có tự tánh,
phải an trụ tâm ấy trong Phật pháp, Phụ vương chớ nên tin tưởng vào các pháp
khác.
Khi ấy, Phụ vương và bảy vạn người
họ Thích nghe nói pháp nầy thì tin hiểu, vui mừng, tỏ ngộ vô sinh nhẫn. Phật
mỉm cười, nói kệ:
Họ thích trí quyết định
Nên đối với Phật pháp
Tâm an trụ đức tin
Sau khi bỏ thân nầy
Sinh về nước An Lạc
Diện kiến Phật A Di Đà
Chứng nhập vô sở úy
Thành tựu đạo giác ngộ
Lại nữa, Phật còn dạy Di Lặc phát
mười tâm sẽ được vãng sanh về Cực Lạc. Mười tâm là:
1/Đối với chúng sanh khởi lòng đại
từ không làm tổn hại
2/ Đối với chúng sanh khởi tâm bi
rộng lớn không làm bức não
3/ Đối với chánh pháp của Phật
không tiếc thân mạng, vui vẻ giữ gìn.
4/ Đối với tất cả pháp phát tâm
thắng nhẫn, tâm không dính mắc.
5/ Không tham lợi dưỡng, cung kính,
tôn trọng, cho nên tâm ý thanh tịnh an vui.
6/ Vì cầu Phật trí nên không quên
mất chánh niệm trong bất cứ lúc nào.
7/ Đối với tất cả chúng sanh tôn
trọng, cung kính, không hề khinh khi.
8/ Không dính mắc vào thế luận, đối
với thành phần tuệ giq1c sanh tâm quyết định.
9/ Vun trồng căn lành, tâm tư thanh
tịnh, không có tạp nhiễm.
10/Đối với các Đức Như Lai xa lìa
các tướng, khởi tâm niệm Phật…
(Tây phương Hiệp luận, của Viên
Hòanh Đạo, bản dịch Thích Trí Thông trang 70,71,72, NXB Tổng Hợp Tp.Hồ Chí
Minh, xuất bản năm 1999)
* Ngài Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư
dạy:”Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu lại bốn chữ A Di Đà Phật
để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa vào địa ngục…”
Kinh sách nói về Tịnh độ, xương minh Tịnh độ, dẫn chứng pháp môn tu hành, phù
hợp và lợi ích ba căn đối với thế nhân trong thế kỷ hai mươi mốt thì vô lượng
lời Phật Thích Ca giáo hóa. Nay chỉ trích dẩn một ít lời Phật, Tổ sư dạy, trong
các kinh sách Phật nói về Tịnh độ để khắp khuyên tứ chúng đồng tu hành tinh
chuyên niệm Phật bất thối chuyển, không còn nghi ngờ về pháp tu niệm Phật.
Phổ nguyện chư liên hữu tinh tiến niệm hồng danh
A Di Đà Phật không lùi bước, hứa hẹn sen hồng khai hoa nở nhụy nơi ao liên trì
xanh ngát, khách hồng trần niệm Phật vững chảy, nương thuyền từ đến bến Tây
Phương Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô
Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi
Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.