CHƯƠNG THỨ MƯỜI
20. NGÀY THỨ HAI MƯƠI:
Nói về các uế trược các sự khổ ở Ta
Bà
Bạch Sư! Đạo Phật thường nêu các
khổ nạn của thế gian, ở các kinh đều có lời chỉ dạy thế gian là khổ, nên khuyên
tu cầu thoát khổ, thoát khỏi ngũ trược ác thế để trở về với cõi Thanh Thái. Xin
Sư giảng dạy cho chúng con được học, học để tu, tu cầu giải thoát, giải thoát
phiền não thế gian?
* Muốn thoát khổ ở thế gian kinh
qua pháp môn niệm Phật của Tịnh độ tông, theo Kinh A Di Đà nên xem lời chú giải
của Ngài Quán Nguyệt, bản dịch của Đức Pháp chủ Khánh Anh để biết rõ ràng mặt
mày của nghiệp lực, ngũ trược ác thế của cõi ta bà, những sự khổ của thế gian.
Từ đó mà phát tâm niệm Phật, tưởng Phật, gần gũi Phật Pháp, hiện tiền cũng như
lâm chung được sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà.
Ở thế gian có năm điều trược ác chủ
chánh, là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng
trược:
1/ Kiếp truợc: là thời kiếp ác
trược, danh nghĩa của kiếp là nó kiêm cả bốn trược sau, nào là các pháp của
thân tâm tụ hội, đều có thời tiết ngắn dài sanh diệt, trôi lăn trong sáu nẽo
(thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), hòa hợp ly tan, khổ đau
vằn vặt, thời gian trôi đi như vó câu, không dừng lại theo ý muốn chúng sanh.
2/ Kiến trược: Là kiến thức ác
trược, thuờng còn, có, không v.v... chúng sanh đều chấp một bên (thân kiến,
biên kiến), mà thành cái thấy mê lầm bằng năm lợi sử. Lại suốt ngày rượt theo
hoàn cảnh, dấy lên các tướng vọng niệm phân biệt luôn so le với nhau không tạm
ngừng dứt được.
3/ Phiền não trược: Sáu căn đối với sáu trần, nhơn đó, ý thức nó tùy theo cảnh
ngộ, nảy sanh các vọng niệm: mừng, giận, ghét, thương, vui, buồn.v.v..tức là
năm thứ độn sử: tham, sân, si, mạn, nghi.
4/ Chúng sanh trược: thức của con
lẫn lộn tinh huyết cha mẹ, chung lại kết thành thân ngũ ấm, thì có cái ngã
tướng. Cái thân có sanh tử ấy, nó ở giữa lục đạo, cứ sanh sanh tử tử mãi, để
luân hồi níu liền nhau chẳng dứt.
5/ Mạng trược: hơi thở còn tiếp tục
ra vào, là các căn, sanh mạng của thân, nếu một chổ trở ra rồi không trở lại,
thì đồng tro đất. Phật dạy: mạng sống ở giữa hơi thở hút, lại bị lạnh nắng đổi
thay, dung nhan biến dần, rút ngắn tuổi thọ.
Trên đây là nói về năm truợc ở cõi
ta bà, người tu hành niệm Phật được sanh về thế giới Cực lạc, giải thoát ngũ
truợc, được sống trọn ngũ thanh. Sau đây là ngũ thanh của cõi Thanh Thái, tức
Tịnh Độ, Tây phương Cực lạc. Một thế giới thanh tịnh, cõi nước mà người tu dùng
phương tiện tu hành niệm Phật, tưởng Phật, nhớ Phật mà nguyện sanh về cõi ấy
(sách Nhị Khóa Hiệp Giải).
Ngũ thanh là:
1/ Kiếp thanh: Nước Cực lạc chẳng
có thời cuộc biển thẳm hóa nương dâu, không có những đổi dời, chấm dứt những
khổ đau, thời tiết điều hòa, không mưa gió bão bùng đau thương ly biệt.
2/ Kiến thanh: Thường thấy nghe diệu pháp, tâm luôn chánh kiến, chánh tư duy,
tất cả những nghĩ suy điều chánh đáng.
3/ Phiền não thanh: Đắc trí thanh
tịnh, không có phiền não sanh, nơi cõi nước chỉ có thánh tam thừa, trí năng
thanh tịnh và không sanh khởi lậu hoặc. Vì không nhiễm ô nên không có phiền não
mê lầm.
4/ Chúng sanh thanh: Tự tha bình
đẳng, vì tòan là thượng thiện nhơn, không có giai cấp cao thấp, mọi chúng sanh
đều đắc quả vô sanh, không có những người ác, hiếp đáp lẫn nhau.
5/ Mạng thanh: Phật và chúng sanh
đều sống vô lượng tuổi, do lấy trí tuệ làm sinh mệnh, nên không sinh tử luân
hồi.
Chúng sanh phát tín tâm niệm Phật,
biết quy y Tam Bảo kính Phật trọng Tăng, biết quý kính Hòa Thượng, Thượng tọa,
Trung tọa, Hạ tọa. Kính người tu hành, các người ấy sẽ sanh về nước Cực Lạc, có
cuộc sống an lành, tất cả việc làm đều là đại thiện nghiệp, việc làm ăn không
còn vất vả, không nợ nầng, cuộc sống sung túc hẳn lên, tự mỗi người biết phát
huy tánh thiện nhiều hơn ác, không còn cảnh xin phép làm ăn, xin ban bố phép
mầu mua thần bán thánh, xin phép mở xí nghiệp công ty mà tự người ấy có đủ khả
năng ăn nên làm ra và được hưởng thụ trọn vẹn tài sản.
Ngòai những ngũ trược trong thế
gian, đưa chúng sanh đến chổ chìm đắm trong tam giới, Đức Phật Thích Ca còn chỉ
rõ về tam khổ trong thế gian, giúp cho chúng sanh thoát khỏi những khổ đau oằn
oại trong thế giới ta bà.
Tam khổ là:
1/ Khổ khổ: Tất cả chúng sanh trong
tam giới mang thân phân đọan sanh tử đã là khổ rồi. Riêng về chúng sanh cõi dục
thân khổ trược hơn, khổ nhân, quả báo lúc nào cũng nặng nề chìm đắm trong biển
khổ.
2/ Họai khổ: Dù đặng phước vui
thanh tịnh thiền định ở Sắc giới, đi ở tự do đi nữa, mà hễ hưởng phước hết rồi
thì cái thân phải bị phá họai, vẫn đọa chịu khổ cõi dục.
3/ Hành khổ: Dù tu đắc định lực ở
cõi vô sắc giới, sống lâu tám vạn kiếp, không lụy vì đến thân, nhưng trong
thiền định còn có điều khổ vi tế luân lưu, vận chuyển khắp ta bà khổ hãi.
Khổ khổ, họai khổ, hành khổ được
Đức Phật cân nhắc trong pháp tứ đế, lần đầu tiên được Đức Phật thuyết giảng tại
huê viên Lộc Uyển, Ngài chỉ rõ những khổ đau oằn oại, sanh lão bệnh tử trong
cuộc đời, những pháp vô thường khổ không vô ngã để cho con người tiếp nhận
những ý thức mới mà tránh được những cái khổ nêu trên. Khi đã hiểu thì họ tự
thoát, tự tìm đường thoát, đấy là ánh đạo, là giáo lý thực tiển sống động nhất
của Đạo Phật, mà Đức Phật Bổn Sư Thích Ca đã khai sáng hoằng truyền cách đây
trên 2554 năm, cho đến hôm nay vẫn còn phù hợp với từng thời đại. Đã thế mà mọi
người trên hành tinh đều nghiên cứu thực tập tu học đưa đến kết quả cao. Đấy là
pháp Tứ diệu đế và ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp.
Mô Phật chúng con đã hiểu!
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo
CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT
21. NGÀY THỨ HAI MƯƠI MỐT:
Giáo pháp Tứ Diệu Đế
Bạch Sư! Xin Sư giảng giải về Tứ
Diệu đế, chúng con muốn thọ học bài pháp đầu tiên của Đức Phật chuyển pháp
luân?
* Tứ Diệu đế là: Khổ đế, Tập đế,
Diệt đế và Đạo đế là bộ kinh nhan đề là Chuyển Pháp Luân của đức Phật giảng tại
vườn Lộc Uyển
1/ Khổ đế:
Là chơn lý chắc thật, sau khi thành đạo; Ngài đã vạch những mặt mày của sự thể
thế gian chỉ là sự khốn khó, chịu đựng, những kham nhẫn oằn oại đau khổ trong
cuộc đời. Chúng sanh trong đó chủ yếu là con người kề từ khi sinh ra gọi là
“sanh”, cho đến khi chết gọi là “diệt”. Chịu nhiều khổ não không ngừng dứt
trong quá trình “sanh” “trụ”, luôn cưu mang trong mình những sanh, lão bệnh,
tử… chịu nhiều sự đớn đau dồn dập trong nhà lữa của thế giới tham sân si như
thế cho đến khi “họai” “diệt”.
Trong quá trình “Họai” “diệt” luôn
tiếp nhận những nghiệp lực mới để thọ sanh thân khác “sanh”, “trụ” như thế gọi
là “trầm thống trong cõi luân hồi sanh tử”.
2/ Tập đế:
là chân lý chắc
thật, trình bày nguyên nhân của bể khổ trần gian, là nguyên nhân vì đâu có
những nổi khổ ấy. Khổ đế như là bản kê hiện trạng của chứng bệnh, còn tập đế
như là bản nói rõ nguyên nhân của chứng bệnh lý do vì sao có bệnh.
3/ Diệt đế: Là
chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng hòan cảnh, quả vị an lành, tốt đẹp mà
chúng sanh sẻ đạt đến khi đã diệt trừ được những nổi khổ niềm đau và những
nguyên nhân của nổi khổ niềm đau ấy. Diệt đế như là một bản cam đoan của lương
y nói rõ sau khi người bệnh lành thì sẽ ăn ngon, ngũ yên như thế nào, thân thể
sẽ tráng kiện, tâm hồn khoan khoái như thế nào. Diệt đế tức là Niết Bàn tịch
tĩnh.
4/ Đạo đế:
Đạo đế là những phương pháp đúng đắn, chắc thật để diệt trừ đau khổ. Đó là chân
lý chỉ rõ con đường quyết định đi đến cảnh giới Niết Bàn. Nói một cách giản dị,
đó là những phương pháp tu hành để diệt khổ và đưa đến quả an vui. Đạo đế chính
là chân lý chính chân chính đẳng chính giác, đưa chúng sanh đến bến an vui.
Nhà Phật học Hồng Tại Đòan Trung
Còn luận giải về Tứ diệu đế như sau:
Tứ diệu đế là bốn chân lý mầu
nhiệm, cũng kêu là tứ thánh đế, tứ đế, chơn đế, tứ thánh thật.
Trong khi chuyển pháp luân ở thành
phố Ba La Nại, Đức Phật có dạy, như vầy:
1/ Nầy là sự khổ: Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán tắng hội khổ (người không
ưa mà gặp mãi), ái biệt ly khổ (xa lìa người mình yêu thương), không được như ý
(cầu bất đắc khổ), ngũ ấm xí thạnh khổ (đeo theo sắc thân, đeo theo các sự thọ
cảm,tưởng tượng, hình ảnh, các sự hành động trong lòng, với tri thức của mình,
tức là đeo theo ngũ uẩn, cả đời mình phải cưu mang tấm thân một cách nặng nề
không bao giờ ngừng nghỉ… tất cả đều là khổ khổ.
2/ Nầy là nguồn gốc của sự khổ: Ham sống, làm cho nhơn lọai chết đi sống lại mãi, mà
hể biết ham sống tất biết ham những việc vui sướng, càng được càng ham. Muốn
ham cho được thì phải có quyền thế. Vậy thì quyền thế, ham vui, ham sống là
nguồn gốc của sự khổ.
3/ Nầy là phương pháp để diệt trừ sự khổ: Hạ cái lòng ham muốn, rồi lần lần bỏ nó đi, trục nó
ra khỏi mình và không còn biết đến nó nữa. Xả bỏ mọi phiền trược thế gian, sống
trong trạng thái an lạc, tức là Niết Bàn.
4/ Nầy là đường đạo để dứt trừ sự khổ: Có ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp,
trong đó có tám đạo chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Pháp tứ đế là do Phật thuyết, tức
là pháp của các bậc thánh đệ tử Đức Phật, tứ diệu đế sẽ độ thoát những nổi khổ
niềm đau về sanh, lão, bệnh tử và cuối cùng tiến thẳng đến Niết bàn.
Trong kinh Niết bàn, hiểu tứ diệu
đế hay tứ thánh đế có hai hạng: một là hạng trung trí hai là hạng thượng trí.
Hạng trung trí là thinh văn, La hán, Bích chi Phật và Duyên giác; hạng thượng
trí là Phật và Bồ tát. Hạng trung trí hiếu đó là chơn lý, là thánh đế và thi
hành. Còn hạng thượng trí là phân biệt bốn chân lý mầu nhiệm, bốn thánh đế ấy
có vô lượng thể tướng, vô biên diệu dụng, hạnh lành để tu hành.
Tứ đế là giáo lý cơ bản, quan
trọng, người Phật tử không thể không hiểu biết, không hiểu biết về tứ diệu đế
là không hiểu biết gì về giáo lý đạo Phật cả. Người Phật tử hơn ai hết, phải
thấu triệt cõi đời là khổ. Muốn thế, không gì hơn là hãy lắng nghe Đức Phật dạy
về khổ đế, vì chỉ có khổ đế mới nói lên một cách tường tận, đầy đủ chính xác về
mọi nổi khổ đau của cuộc đời.
Thấy rõ mọi nổi khổ đau rồi, chúng
ta cần tìm hiểu vì đâu có khổ, nguyên nhân của khổ đau do đâu mà có. Vì chỉ khi
nhận thấy được nguồn gốc của nó, mới có thể diệt trừ tận gốc khổ. Điều nầy,
cũng không chổ nào nói rõ ràng, phân tích rành mạch bằng Tập đế. Nhưng thấy
được mọi nổi khổ đau của cõi đời và nguồn gốc của nó, không phải để bi quan,
chán ngán, khóc lóc rên siết. Nếu thế thì không có gì tiêu cực bi quan bằng.
Một ít dư luận tưởng lầm đạo Phật là yếm thế, bi quan
Là vì học chỉ tu học, nghiên cứu,
đọc học ở hai phần đầu của tứ diệu đế.
Nhưng đối với người Phật tử thì
không dừng lại đó. Đã thấy đau khổ làm cho cuộc đời xấu xa, đen tối, khổ đau,
thì phải diệt trừ. Hạnh phúc không đâu xa, hạnh phúc ra ngay sau khi đã diệt
trừ được đau khổ. Đau khổ lùi bước thì hạnh phúc đến, như bóng tối tan thì ánh
sáng thay vào, an lạc đến thì phiền não mất. Muốn thấy ánh sáng của Niết Bàn
thì phải thực hiện những lời dạy của Phật theo chơn lý diệt đế.
Muốn thực hiện Niết Bàn thì phải có
đủ phương tiện, những phương tiện nầy, Đức Phật đã dạy thật đầy đủ trong đạo
đế: phần ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp.
Đức Phật là Thầy dẫn đường cho
chúng sanh và chúng ta đi từ cõi đời đen tối đến ánh sáng quả vị giải thoát tối
cao. Ngài đã cho chúng ta một bản đồ chỉ dẫn rõ ràng về một hành trình cứu cánh
và ban cho Phật tử chúng ta đầy đủ phương tiện cần thiết trong một đời hành
hương về cố quán. Chư vị Phật tử chúng ta tiếp
nhận và đi theo con đường ấy.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
22. NGÀY THỨ HAI MƯƠI HAI:
Giáo pháp Đạo đế
Bạch Sư! Xin Sư từ bi chỉ dạy sâu
sát về phần Đạo đế cho Phật tử chúng con được tiếp thu những ý tưởng phần tinh
hoa giáo pháp Phật, ngõ hầu tiến tu đạo nghiệp. Xưa nay chúng con đi chùa chỉ
biết có cúng kiến, lễ bái qua loa, làm có hình thức cầu danh, cầu tài cầu lộc…
không biết đường nào là lối thoát cuối cùng trước bến tử sanh trong cuộc thế.
Theo bài giảng trên Sư có dạy về từ
Phật học Đạo đế, mong Sư từ bi hoan hỷ chỉ dẫn cho chúng con được học về phần
Đạo đế?
* Đạo đế là phương pháp tu hành
chân chính, có hiệu quả chắc thật để tiến tu thành Phật. Đức Phật đến với chúng
ta là để chỉ dẫn cho chúng ta phương pháp tu hành thoát khổ, Ngài không trực
tiếp cầm tay đưa chúng ta đến Niết Bàn cực lạc thành Phật, tức là Ngài chỉ rõ
phương pháp tu hành để đến cứu cánh, trong đó có Đạo đế là phương pháp tối ưu.
Đạo đế là chơn lý quan trọng nhất
trong tứ diệu đế, vì có biết rõ đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì và nếu
có thiết tha cầu giải thoát khỏi cảnh khổ đế đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là
Niết Bàn. Nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy,
thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ. Do đó, đạo đế là phần quan
trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo.
Đạo đế tức 37 phẩm trợ đạo pháp,
cũng gọi tam thập thất phẩm, tam thập thất phẩm pháp, tam thập thất bồ đề phần
pháp, tam thập thất trợ bồ đế pháp, tam thập thất trợ đạo chí pháp.
Phần thứ nhất, tứ niệm xứ gồm có
bốn phẩm:
1). Quán thân bất tịnh: xem xét lại
thân thì thân chúng sanh luôn luôn có nhiều nhơ nhớp.
2). Quán thọ thị khổ: xem xét phần
thọ cảm, lúc khổ lúc vui là khổ lụy
3). Quán tâm vô thường: xem xét tâm
ý là vô thường, tâm không thường còn, vừa xuất hiện thấy niệm đó rồi niệm đó
mất, tâm khi vầy khi khác, tâm viên ý mã.
4). Quán pháp vô ngã: Quán xét muôn
vật đều không thật có.
Phần thứ hai, tứ chánh cần gồm có
bốn phẩm:
5). Không phạm tội lỗi nữa, nếu đã
lỡ phạm
6). Tội lỗi nào chưa phạm thì không
phạm
7). Tập làm các điều thiện, các
điều thiện dù nhỏ, nhưng chưa từng làm.
8). Lúc nào cũng hướng về công việc
thiện, làm cho tăng trưởng các điều thiện mình đã làm.
Phần thứ ba, tứ như ý túc, gồm có
bốn phẩm:
9). Lòng muốn đặng pháp thần thông
10). Lòng thệ nguyện tu đạt đến
Niết Bàn
11). Giữ gìn tư tưởng tinh tấn, lúc
nào cũng tiến tu tịnh nghiệp, niệm Phật, thiền định, giữ giới.
12). Tham cứu đạo lý, luân lý đạo Phật, cũng như giáo pháp tứ như ý túc
Phần thứ tư, pháp ngũ căn, gồm có
năm phẩm:
13) Niềm tin thật vững vàng, hăng
hái
14). Thệ nguyện mạnh mẽ, tu hành
bất thối chuyển
15). Tâm niệm quả quyết, chính chắn
16). Tâm luôn giữ chánh định không
lay động
17). Trau giồi trí tuệ sáng suốt mà
nhận định, chọn pháp tu hành
Phần thứ năm, pháp ngũ lực, gồm có
năm phẩm:
18). Sức mạnh niềm tin
19). Sức mạnh của lời phát nguyện
20). Sức mạnh của tâm niệm quả
quyết
21). Sức mạnh của định, dẫn đến gọi
là tam muội, đốt cháy hết phiền não tham sân si.
22). Sức mạnh của tuệ sáng soi thấu triệt các căn tánh chúng sanh, khiến họ
bước ra khỏi trầm luân sanh tử.
Phần thứ sáu, thất giác chi có bảy
phẩm:
23). Trạch pháp giác chi: trí lực
chọn chánh pháp, phân biệt tà pháp
24). Tinh tấn giác chi: trí tinh
tấn mạnh mẽ tu hành đúng chánh pháp
25). Hỷ giác chi: trí hoan hỷ đặng
nương theo chánh pháp mà tu hành
26). Khinh an giác chi: trí nhẹ
nhàng trừ bỏ các chướng ngại
27). Niệm giác chi: trí thường niệm
định và tuệ, đưa đến chổ nghiệp dứt tình không.
28). Định giác chi: trí thường ổn
định không tán lọan
29). Xả giác chi: trí bỏ các pháp
tà, các điều đã làm
Phần thứ bảy, bát chánh đạo có tám
phẩm:
30). Chánh kiến: thấy mọi việc chân
chánh
31). Chánh tư duy: suy nghỉ chân chánh
32). Chánh ngữ: lới nói chân chánh
33). Chánh nghiệp: việc làm chân
chánh
34). Chánh mạng: làm việc chân
chánh
35). Chánh tinh tấn: một lòng tu
hành bất thối chuyển
36). Chánh niệm: niệm chân chánh
37). Chánh định: định lực chân
chánh, tu thiền định theo pháp Phật, không theo tà kiến ngoại đạo.
Trong đó chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn thuộc về “giới”; chánh niệm,
chánh định thuộc về “định”; chánh kiến, chánh tư duy thuộc về “tuệ”.
Nhơn giới sanh định, nhơn định phát
tuệ, đưa người tu đạt đến đạo quả giải thoát.
Nhà tu hành mà có được ba mươi bảy
phẩm trợ đạo ấy cho đầy đủ thì thành đạo. Bậc A la hán, Duyên giác, Độc giác,
Bích Chi Phật hay bậc Phật Như Lai đều có tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đó
là chổ tu chung của tam thừa.
Bồ tát tu lục độ và tu Tam Thập
Thất Đạo Phẩm xong, thì đắc quả vị Như Lai.
Kinh Niết Bàn, quyển 14, dạy: Nhơn
sáu Ba la mật, Ba mươi bảy pháp trợ bồ đề, Như Lai biết rõ các pháp.
Đấy chính là Đạo đế, Phật tử cố
gắng nghiên cứu học tập tu hành
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI
23. NGÀY THỨ HAI MƯƠI BA:
Giáo pháp Thập Nhị Nhơn Duyên
Bạch Sư! Phần tứ đế cũng như giáo
pháp quan trọng của Phật là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, bát chánh đạo chúng con
đã được nghe và hiểu. Chúng con sẽ áp dụng vào đời sống thực tế để tu hành. Tuy
nhiên đấy là pháp tu hành cho Thinh văn. Chúng con muốn biết pháp tu của bậc
Duyên Giác, xin Sư giảng giải cho chúng con tường tận?
* Thập nhị nhân duyên là pháp tu
của bậc Thánh trung thừa: Duyên giác, Độc giác cũng như Bích chi Phật. Các bậc
nầy do ngộ lý nhơn duyên mà tu chứng, hiểu được các pháp tự tánh không, do duyên
hợp huyển có. Cái nầy có, thì cái kia có, cái nầy không thì cái kia không...
hiểu như thế hành giả không còn bị ô nhiễm trong cuộc đời mà đắc nhập Niết Bàn,
tự tại vô ngại.
Thập nhị nhơn duyên, tức mười hai cái nhơn duyên cùng nhau, níu kéo nhau từ đời
vô thỉ đến nay và luân hồi mãi mãi về sau, nên con người ta bị luân hồi mãi
trong sáu nẻo, có vui, có buồn, có khổ, có sướng lẫn lộn nhau, nhưng sự buồn
khổ đau đớn thì có phần lớn hơn tất cả.
Mười hai nhơn duyên trong ba đời:
A/ VỀ ĐỜI ĐÃ QUA (quá khứ):
1/ Vô minh: vì không hiểu đạo nên
mới bám níu, tham mê trôi lăn trong biển khổ.
2/ Hành: những hành động từ trong
tâm kết thành nghiệp lực lôi kéo con người trôi lăn trong bến mê từ đời nầy
sang đời khác, không dừng nghỉ.
3/ Thức: sự hiểu biết, nhưng hiểu
biết những chuyện thế gian, chuyện ái dục, chuyện phiền não tham sân si.
4/ Danh sắc: có hình tướng, tiếng
gọi để chỉ ý nghĩa cuộc sống, thân danh sắc tức là ngũ uẩn.
5/ Lục nhập: sáu căn nhãn, nhĩ, tỷ,
thiệt, thân, ý duyên với sáu trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; sanh ham
thích không bao giờ dừng nghỉ.
6/ Xúc: sau khi ra khỏi lòng mẹ,
gặp việc nầy việc kia, biết đòi ăn kêu la khóc lóc, cho tới chu kỳ ba bốn tuổi.
7/ Thọ: khi khôn lớn, biết đủ thất
tình lục dục, mừng giận, buồn, vui, thương, ghét, ham muốn, từ năm tuổi cho đến
mười ba tuổi.
8/ Ái: biết thương yêu nhau, mơ ước
về tình dục, từ 14 tuổi đến 19 tuổi
9/ Thủ: chấp có thân nam thân nữ,
lập thành vợ chồng, đam mê tình dục, nhục dục.
10/ Hữu: coi sự việc trên thế gian
là vững chắc, bền bĩ, sanh con đẻ cháu, giữ gìn viềng mối gia phong, không để
bị mất.
(đến đây là nhơn duyên đời hiện
tại).
11/ Sanh: muốn sanh ra nữa đặng có
hưởng sự mê dục, tiếp tục khóai lạc trong khóai lạc.
12/ Lão tử: đam mê trong cái sanh,
rồi thì đi đến già chết, kế bị luân hồi trở lại nữa.
(đến đây là nhơn duyên đời tới)
Nhà học Phật, luôn quán chiếu trừ
diệt những nhơn duyên bắt đầu từ vô minh cho đến lão tử
(quán hòan diệt).
1/ Diệt vô minh mê muội
2/ Thời diệt được cái hành, làm dữ
từ trong lòng, gây nên tội lỗi.
3/ Thời diệt được cái thức, không
nhận rằng đi đầu thai là hạnh phúc.
4/ Thời diệt được cái danh sắc,
khỏi nhập vào bụng mẹ mà tượng hình
5/ Thời diệt được lục nhập, khỏi
sanh ra lục căn.
6/ Thời diệt được cái ác, không còn
cảm động đòi ẩm bồng đòi bú.
7/ Thời diệt được cái thọ cảm,
không còn thất tình, không còn ham muốn ăn ngon mặc tốt.
8/ Thời diệt được cái ái, không còn
yêu mến, mơ tưởng có vợ có chồng
9/ Thời diệt được cái thủ, không
còn ham mê tình dục, tài sản.
10/ Thời diệt được cái hữu, không
còn lo cho sự sống không bền bĩ nữa.
11/ Thời diệt được cái sanh, không
còn muốn sanh ra nữa để chịu khổ.
12/ Thời diệt được cái lão tử, khỏi
lo già yếu, vượt khỏi sanh tử luân hồi.
Diệt xong, mười hai nhơn duyên như
trên, liền trở nên minh giác, đắc đạo. Pháp thập nhị nhơn duyên do Phật thuyết
tức là pháp tu của bậc Bích Chi Phật thừa. Diệt tận mười hai nhơn duyên, thì
thành Phật Bích Chi (Duyên Giác, Độc Giác).
Pháp Thập nhị nhơn duyên cũng là
pháp tu chung cho các bậc, bốn thừa trong Đạo Phật.
Hạng thấp, bậc Thinh văn thừa, nhờ
quán Thập nhị nhơn duyên mà đắc quả A la hán. Nhưng hàng đắc đạo nầy chưa thấy
Phật tánh.
Hạng vừa, bậc Duyên giác thừa, nhờ
quán Thập nhi nhơn duyên mà đắc quả Duyên Giác (Bích Chi Phật). Hàng đắc đạo
nầy cũng chưa thấy tánh.
Hạng cao, bậc Bồ tát thừa, nhờ quán
Thập nhị nhơn duyên mà đắc quả Thập Trụ Bồ tát. Hàng đắc đạo nầy thấy Phật tánh
nơi mình, nhưng thấy chưa tỏ rõ.
Hạnh cao hơn hết, bậc Phật thừa
(nhất thừa) nhờ quán Thập nhị nhơn duyên mà đắc quả chánh giác, quả Phật. Hàng
đắc đạo nầy thấy Phật tánh một cách tỏ rõ hòan tòan.
Giáo pháp Thập nhị nhơn duyên rất
sâu xa, mầu nhiệm, là giáo pháp bất sanh bất diệt, lên tới bậc thượng thượng
thì thấy rằng mình vốn chẳng trừ diệt một nhơn duyên nào trong thập nhị nhơn
duyên. Thật ra, Thập nhị nhơn duyên là chẳng sanh chẳng diệt, chẳng thường
chẳng đoạn, chẳng một chẳng hai, chẳng đến chẳng đi, chẳng phải nhơn chẳng phải
quả.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển
27 có giải Thập nhị nhơn duyên như dưới đây:
1/ Phiền não đời quá khứ kêu là vô
minh
2/ Nghiệp đời quá khứ, kêu là hành
(hạnh)
3/ Mới vừa thọ thai trong đời hiện
tại, kêu là thức.
4/ Vào thai năm phần, bốn căn chưa
đủ, kêu là danh sắc
5/ Bốn căn trọn đủ, nhưng chưa ra
khỏi thai bào, kêu là sáu nhập (lục nhập)
6/ Chưa phân biệt được những cái
khổ đối với lục căn, đó kêu là xúc
7/ Lúc bấy giờ nhiễm qua một phần
của ái, sắp bước vào đời cảm chịu những khổ vui kêu là thọ.
8/ Quen gần năm dục, đó kêu là ái.
9/ Tham cầu trong ngòai, kêu là
thủ.
10/ Về việc trong và ngòai khởi
thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp đó kêu là hữu.
11/ Cái thức đời hiện tại, kêu là
sanh đời vị lai.
12/ Những cái danh sắc, lục nhập,
xúc, thọ, đời hiện tại, kêu là lão bệnh tử đời vị lai.
Thập nhi nhơn duyên là mặt mày từ
vô thỉ đến nay luôn đi đôi với đời sống của chúng sanh và con người, đấy là
những mắc xích kết thành một chuổi thời gian nhứt kỳ (dài, chẳng hạn là 100
năm) hay sát na (trong một niệm) của đời người, kiếp người. Người tu khi hiểu
được sự giả lập của hệ thống nhân sinh quan như trên thì biết rõ thân tâm nầy
đều là không tự tánh, không tự có chỉ là duyên hợp huyển có mà thôi, từ đó
không bị ô nhiễm trong cõi đời, không nhiễm tức là giải thoát mắc xích vô minh
sanh tử.
Mô Phật! Chúng con thành tâm kính
lạy Sư, chúng con tuy có đi chùa thì nhiều, cúng chùa, làm từ thiện nhiều,
nhưng sự học tập kinh pháp thì ít. nay nhơn duyên lành được nghe Sư giảng giải
giáo lý Phật học, chúng con như người đi giữa sa mạc cuộc đời mênh mông, may
gặp được ốc đão, được có mạch nước, được có nước và được uống nước, giải cơn
khát khao hóa giải những gút mắc tự xưa nay trong cuộc sống. Lòng chúng con cảm
nhận sự an lạc, được nghe pháp thập nhi nhơn duyên tuy không đắc thánh, đắc
Phật, nhưng chúng con được biết giáo pháp duyên sanh: "cái nầy sanh thì
cái kia sanh, cái nầy đến thì cái kia đến, cái nầy có mặt thì cái kia có mặt…”.
Vô minh có thì sanh tử có, không vô minh thì không sanh tử, không có những cái
thủ, hữu thì không gây những bước thăng trầm trong hiện tại cũng như tương lai…
có nhơn có quả, đấy là quy luật nhơn quả của giáo lý Phật Đà.
Trong cõi đời, không ai quyết định
cho ai, mà chỉ có quy luật nhơn quả quyết định cho chúng sanh và con người mà
thôi… nay chúng con đủ duyên lành, nghe được Sư giảng giải những “áo nghĩa” của
chư Phật.
Một lần nữa, chúng con xin đê đầu
đảnh lễ Sư.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA
24. NGÀY THỨ HAI MƯƠI BỐN:
Giáo pháp Lục Độ Ba La Mật
Bạch Sư! Trong tất cả các pháp,
giáo pháp của Phật thật sâu sắc, nhiệm mầu uyên áo, chúng sanh thật khó hiểu,
như Phật tử chúng con ít hiểu lắm Sư ạ! Chúng con không có thì giờ để học hỏi
những giáo pháp cao sâu. Tuy nhiên, chúng con có đọc sách Phật học Phổ Thông
của Ngài Đại lão Hòa Thượng thượng Thiện hạ Hoa, nhưng vì mênh mông quá, chúng
con học không kham. Nay xin Sư từ bi có phương pháp chỉ dạy cho chúng con dễ
tiếp thu dễ hiểu?
* Lục độ, cũng kêu là lục Ba la
mật, sáu độ đưa chúng sanh từ bến sanh tử khổ đau đến bến Niết Bàn an lạc. Pháp
tu lục độ chỉ dạy phương pháp tu hành giải thoát những khổ đau từ muôn thuở, để
đưa con người đến bến an vui, không còn bị trầm thống luân hồi quả báo nữa.
Nhưng lục độ là pháp tu cao, dành cho hàng phát tâm bồ đề, nên gọi là “đại thừa
Bồ tát đạo”.
Sáu độ (lục độ) là nền giáo lý đại
hạnh của Bồ tát. Ai muốn tu mau thành Phật (ra khỏi sự trầm thống của thế gian)
phải tu trì đủ sáu độ.
Sáu độ là:
1/ Tu bố thí để trừ tham lam keo
lận.
2/ Tu trì giới trừ tà ác.
3/ Tu nhẫn nhục trừ sân nhuế, sân
si, nóng giận
4/ Tu tinh tấn trừ giải đãi lười
biếng
5/ Tu thiền định trừ tán lọan, động
niệm, vọng niệm, mất bình tĩnh.
6/ Tu trí tuệ trừ ngu si đần độn,
vô minh, tối tăm.
Bậc tu đại thừa Bồ tát có đủ những
hạnh lành ấy, phải trải qua ba vô số kiếp tu hành phát tín tâm niệm Phật, niệm
Pháp, niệm Tăng, phát bồ đề tâm làm các Phật sự lớn, cho đến khi viên mãn đắc
đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác để thành Phật. Bậc tu đại thừa Bồ tát còn
phải tiếp tục tu thêm hạnh Phương tiện giúp cho mình có cơ sở vừa làm lợi ích
cho chúng sanh. Rồi đến tu Nguyện ba la mật, Lực ba la mật, Trí ba la mật. Bốn
hạnh lành cao viễn, nếu được hành trì đầy đủ thì người tu dù tại gia hay xuất
gia cũng đều đắc quả Phật.
Lục độ Ba la mật gồm có:
Bố thí Ba-la-mật, tức là pháp môn
tu hành bằng phương pháp bố thí, có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình và
người từ bờ mê lầm của chúng sinh sang bờ giác ngộ của chư Phật.
Bố là cùng khắp: thí là cho, là
trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi.
Ba-la-mật phiên âm tiếng Phạn
Paramita. Trung Hoa dịch là "đáo bỉ ngạn” nghĩa là đến bờ kia.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
25. NGÀY THỨ HAI MƯƠI LĂM:
1. Bố Thí Ba-la-mật
Bố Thí Ba-la-mật gồm: Tài thí, pháp
thí và vô úy thí.
1. Tài thí.
Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí có hai
loại:
a) Nội tài: Là những vật quí báu
nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình.
Thí nội tài: hy sinh thân mạng để
cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan.
Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh
cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được.
b) Ngoại tài. Ngoại tài là những
vật thường dùng của mình như thức ăn đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, ruộng vườn, nhà
cửa... đem những vật ấy ra cho những người túng thiếu, nghèo khổ thì gọi là thí
ngoại tài.
2. Pháp thí. Đem lời
hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của Đức Phật để chỉ
bày, khuyên bảo người khác; hoặc y theo giới luật của Phật tu hành thành thật
để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh đều là
pháp thí.
3. Vô úy thí.
Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ.
Muốn thực hành pháp môn này, hành
giả trước tiên phải luyện cho mình một đức tính đừng sợ gì cả. Mà kẻ tu hành
chân chính, hiểu rõ giáo lý của Phật, thì còn sợ nỗi gì? Tiền của, họ không
tham lam cho nên không sợ mất; danh lợi, họ không màn, nên không sợ thiếu, sanh
mạng, họ xem như giả tạm, nên không sợ chết. Do cái tâm lý đó mà cõi lòng họ
luôn luôn không xao động, nét mặt họ luôn luôn bình tĩnh trước mọi sự đổi thay,
gian nan nguy hiểm. Người tu hạnh thí vô úy sẵn sàng để nhảy xuống nước vớt
người sắp chết chìm, nhảy vào lữa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám
cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội...
Tóm lại, người tu hạnh Thí vô úy,
hễ đi đến đâu thì đem đến đó một sự bình tĩnh, an vui cho mọi người và mọi vật.
Công đức của sự Bố thí Ba-la-mật
Pháp bố thí là cái nhân lành của
quả phúc ở thế gian và xuất thế gian. Trong lục độ vạn hạnh, pháp bố thí đứng
đầu, vì nó tương đối dễ làm hơn tất cả các pháp, mà công đức lại lợi lạc được
cả đôi bên người nhận và kẻ cho:
1. Đối với người nhận. Người đời
không ai là đầy đủ. Kẻ được phần này thì thiếu phần khác, kẻ được vật chất thì
mất tinh thần, kẻ đầy đủ tinh thần thì thiếu thốn vật chất.
Kẻ đang thiếu thức ăn mà được ăn,
kẻ đang thiếu mặc mà được mặc, kẻ đang đau xót mà được vỗ về, an ủi, kẻ đang lo
sợ mà được đùm bọc che chở thì thật là may mắn sung sướng vô cùng. Trong một xã
hội có được nhiều người giàu lòng từ bi bác ái, luôn luôn tìm cách giúp người,
thì xã hội ấy chắc chắn sẽ được an vui thịnh đạt.
2. Đối với người cho. Sự bố thí đã
đành là lợi lạc cho người nhận, những đối với người cho cũng không kém phần quý
báu. Mỗi khi đem của cải ra cho, là hành giả có một dịp để chiến thắng lòng
tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ và nới rộng lòng từ bi; mỗi khi hy sinh tánh mạng để
cứu giúp người, là hành giả có dịp để thử thách lòng tham sống, sợ chết, và
trau dồi đức tánh lợi tha, bình tĩnh. Mỗi khi cho mà không kể kẻ thân người
thù, là hành giả có dịp để chiến đấu với ngã chấp ngã ái. Nếu hành giả thí
pháp, thì đó là những cơ hội để mình tự nhắc nhở, ghi nhớ những lời đức Phật
dạy.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
26. NGÀY THỨ HAI MƯƠI SÁU:
2. Trì Giới Ba-La-Mật
Trì Giới Ba-La-Mật
"Trì" là giữ giới chặt
chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức
Phật đã chế ra để hướng dẫn các đệ tử tại gia và xuất gia của Ngài. Vậy trì
giới Ba-la-mật là pháp môn tu để đi đến bờ giác ngộ.
Thành Phần Của Giới Luật
Chúng ta có thể phân chia giới luật
ra làm ba phần và hai cấp bậc:
Giới tại gia.
Giới xuất gia.
Giới Bồ Tát.
1. Giới tại gia.
Giới tại gia là những giới dành cho
những người chưa xuất gia trong hàng Tiểu thừa, tức là những cận sự nam và cận
sự nữ (cư sĩ tại gia). Những người này có thể thọ trì từ một đến năm giới (Ngũ
Giới) hay Tám trai giới (bát quan trai giới).
2. Giới xuất gia.
Xuất gia gồm có năm chúng: Sa-di,
Sa-di-ni,Thức xoa ma-na, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.
Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới.
Thức xoa Ma-na phải giữ 6 điều giới
và tập 296 hạnh giới.
Tỳ kheo phải giữ 250 giới
Tỳ kheo ni phải giữ 348 giới.
3. Giới Bồ Tát.
Là giới mà Phật tử tại gia và xuất
gia trong hàng đại thừa phải thọ trì, sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh
để mở rộng làm Phật sự và hóa độ chúng sinh.
ồ Tát giới gồm có:
- Nhiếp luật nghi giới.
Người thọ trì "Nhiếp luật nghi
giới" là người quyết giữ đúng mười hai giới trọng và bốn mươi tám giới
khinh, nghĩa là quyết không làm một việc ác nào cả.
- Nhiếp thiện pháp giới.
Người thọ trì "nhiếp thiện
pháp giới" là người quyết tâm làm tất cả các việc lành.
- Nhiêu ích hữu tình giới.
Người thọ trì giới này là người
quyết tâm tu hạnh từ bi, hỷ xả, làm tất cả những điều lợi ích cho tất cả chúng
sinh, không một loài nào mà chẳng hóa độ.
Công đức của sự Trì giới Ba-la-mật
Trì giới Ba-la-mật có một hiệu lực
rất lớn cho việc tu hành của người Phật tử. Phật tử thọ trì giới luật nghiêm
trang thanh tịnh thì lúc hiện tiền tâm được thanh thản an vui, không có gì phải
ân hận. Trong kiếp vị lai, hành giả chắc chắn được chứng quả Bồ đề, thoát khỏi
vòng sanh tử luân hồi.
Khi hành giả trì giới được thanh
tịnh, thì tâm từ bi,hỷ xả bủa khắp. Hễ họ thấy kẻ nào làm hạnh tài thí, pháp
thí cho ai, thì liền sanh tâm hoan hỷ tán thán công đức, như thế tức là người
ấy được một phần công đức "tùy hỷ bố thí".
Hơn nữa, khi hành giả thành thật
chuyên trì giới luật, thực hành theo đúng lời Phật dạy, làm gương mẫu cho quần
sanh bắt chước, tức là đã thí pháp bằng thân giáo. Còn khi hành giả trì tụng
giới luật cho nhập tâm thuần thục, cũng tức là thí pháp bằng khẩu giáo.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
27. NGÀY THỨ HAI MƯƠI BẢY:
3. Nhẫn Nhục Ba-La-Mật
Nhẫn Nhục Ba-La-Mật
"Nhẫn" là nhịn, chịu đựng
những cảnh trái mắt nghịch lòng. "Nhục" là điều sỉ nhục, điều xấu hổ,
làm tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhẫn nhục Ba-la-mật là nhẫn nhục
đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa.
Nhẫn Nhục Ba-la-mật gồm:
1. Thân nhẫn. Đối với nghịch cảnh
như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh đập, hành hạ, làm
bức não nơi thân, mình cũng cam chịu, không phàn nàn hay chống cự lại. Đây là
sự chịu đựng về thể xác.
2. Khẩu nhẫn. Thân đã nhẫn chịu
không chống lại người và miệng cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác,
trước những lời mạ nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ hay đánh dập tàn nhẫn.
3. Ý nhẫn. Nhẫn nhục cả trong tâm, không căm hờn, không oán giận, không nổi lên
ý phản đối, những tư tưởng hắc ám để trả thù.
Trong ba thứ nhẫn này, "ý
nhẫn" là khó nhất và quan trọng nhất.
Công đức của pháp Nhẫn nhục
Ba-la-mật
Lửa sân hận chỉ có thể bị dập tắt
bằng nước Nhẫn nhục Ba-la-mật. Không Nhẫn nhục thì gia đình ly tán, bạn hữu
chia lìa, tớ thầy đoạn tuyệt, đồng bào xung đột, thế giới chiến tranh.
Có Nhẫn nhục thì gia đình sum họp,
bạn hữu tương thân, tớ thầy trung tín, đồng bào đoàn kết, thế giới hòa bình.
Riêng đối với bản thân, không Nhẫn nhục thì lữa giận thiêu đốt lòng mình và dục
vọng hoành hành, sự nghiệp tiêu tan, mọi người xa lánh, đạo quả khó tròn.
Có Nhẫn nhục thì lòng từ chan chứa,
thanh tịnh tràn lan, sự nghiệp dâng cao, người người quí trọng, đạo quả viên
thành.
Cổ nhân có câu:
Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận.
Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề tiêu.
Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc.
Hưu hưu hưu, cái thể công danh bất tự do.
Nghĩa là:
- Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, miệng
nhẫn, tâm nhẫn) thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.
- Xả, xả, xả (thân xả, miệng xả,
tâm xả bỏ) thì tất cả những thiên tai, ngàn họa thảy đều tiêu tan
- Nhịn nhịn nhịn (thân nín, miệng
nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đây mà được.
- Thôi thôi thôi (thân thôi, miệng thôi, tâm đều thôi) thì những công danh cái
thế không có việc gì là không có được
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
28. NGÀY THỨ HAI MƯƠI TÁM:
Tinh Tấn Ba-La-Mật
Tinh Tấn Ba-La-Mật
"Tinh" là tinh chuyên một
việc không có xen tạp. "Tấn" là tiến tới mãi mãi không dừng, không
gián đoạn hay thối lui.
Tinh Tấn Ba-La-Mật gồm:
1. Tinh tấn ngăn các điều ác đừng
sinh. Nghĩa là các điều ác, từ trước đến giờ mình chưa làm đến, thì từ nay về
sau cũng phải tinh tấn đừng cho nó phát sinh.
2. Tinh tấn diệt các điều ác đã
sinh. Nghĩa là các điều ác mà mình đã lỡ làm rồi, thì phải tinh tấn diệt trừ
cho mau đừng cho nó tăng trưởng thêm nữa.
3. Tinh tấn làm cho các điều lành
phát sinh. Nghĩa là từ trước đến nay có những điều lành ta chưa thực hiện được,
thì nay ta phải tinh tấn để cho nó phát hiện ra trong hành động.
4. Tinh tấn làm cho các điều lành
tăng trưởng. Nghĩa là các điều lành đã được phát sinh rồi, nay ta phải tinh tấn
làm cho nó tăng trưởng hơn nữa.
Công đức của Tinh tấn Ba-la-mật
Trong tất cả sự nghiệp, vĩ đại ở
đời, hay kết quả vẻ vang trong đạo, cái bí quyết duy nhất để thành công là pháp
tinh tấn. Cho nên Đức Phật Thích Ca có dạy: "Hỡi các người, hãy tinh tấn
lên để giải thoát". Người thọ trì Tam quy, tinh tấn giữ năm giới và làm
các điều phước thiện, thì sẽ được sinh lại làm nhân đạo, phúc thọ song toàn.
Người tinh tấn tu Thập thiện và tu Tứ thiền, Bát định, thì sẽ sinh về cõi trời
Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Người thấy các cảnh khổ sinh lòng nhàm chán
cảnh đời, quyết tâm dứt trừ các phiền não, tinh tấn tu ba mươi bảy phẩm trợ
đạo, kết quả sẽ chứng được bốn quả Thanh Văn. Người quán thấy mười hai nhân
duyên là nguồn gốc của nhiều kiếp sinh tử luân hồi, tinh tấn tu hành, quyết
đoạn trừ mười hai nhân duyên, sẽ chứng quả Duyên Giác. Các vị Bồ Tát, xứng theo
tự tánh vô tham của mình, tinh tấn tu pháp bố thí Ba-la-mật; xứng theo tự tánh
vô sân, tinh tấn tu pháp nhẫn nhục Ba-la-mật; xứng theo tự tánh vô si, tinh tấn
tu pháp Trì giới Ba-la-mật; xứng theo tự tánh tịch tịnh, tinh tấn tu pháp tu
pháp Thiền định Ba-la-mật...
Tóm lại, các vị Bồ Tát trong khi
tu, vì xứng với thể tánh chân tâm của mình mà tu pháp lục độ, không chấp ở nơi
ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, không thấy mình, người,
có năng sở, bỉ thử, thì khi nhân hạnh Bồ tát được viên mãn, sẽ thành quả Phật.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
29. NGÀY THỨ HAI MƯƠI CHÍN:
5. Thiền Định Ba-La-Mật
Thiền Định Ba-La-Mật
Người tu hành muốn đến bờ giải
thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Trong bốn đô trước của lục độ mà
chúng ta đã học, chỉ nói về tu phước. Trong hai độ cuối cùng là tu Thiền định
và Trí tuệ.
Thiền định: Thiền dịch âm tiếng
Phạn là Dhyàna, Định dịch ý tiếng Phạn Samàdhi. Trung Hoa dịch là Thiền na,
tĩnh lự. Thiền và định đều là để tâm chuyên chú vào một đối tượng để đạt tới
trạng thái tịch tĩnh, không tán loạn.
Các Loại Thiền định
Thiền định có thể gọi là một trạng
thái của tâm lý, trạng thái ấy gọi là trạng thái Tĩnh lự. Song ở Dục giới, tâm
lý không thể có được trạng thái ấy, vì nó chỉ phát hiện ở Sắc giới, và Vô sắc
giới. Rõ hơn nữa là Thiền thuộc về Sắc giới và Định thuộc về Vô sắc giới. Ở mỗi
giới, Thiền và định đều phân làm bốn cấp bậc từ thấp lên cao, cho nên có danh
từ là Tứ thiền và Tứ định.
Tứ thiền và Tứ định này, tuy là kết
quả của công phu tu tập Thiền định, hay gieo trồng thiện căn, nhưng cũng là chung
cho cả Phật pháp và Thế gian pháp, cả thánh và phàm. Nói rõ hơn, là dù theo
phương pháp đạo Phật hay phương pháp nào, nếu có công phu tu tập đều có thể đạt
đến Tứ thiền và Tứ định, nhưng đây cũng chỉ là thế gian pháp mà thôi.
Còn nói về pháp Định của chư Phật,
Bồ tát và A-la-hán thì khác. Đó là Thiền định thuộc Xuất thế gian pháp, không
thể phát hiện trong phạm vi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới được. Muốn đạt
đến trạng thái Tĩnh lự của các bậc ấy, người ta phải đạt đến sự thoát ly tam
giới. Còn lẩn quẩn trong tam giới thì tâm ý chỉ có thể đạt đến Tứ định là cùng.
Muốn có được Tứ thiền và Tứ định,
thì phải thoát ly và đoạn diệt phiền não ở Dục giới. Nhưng nếu muốn đạt các
pháp Định vô lậu, thì phải diệt trừ tất cả các phiền não của Vô sắc giới. Thiền
bao gồm:
1. Thế gian thiền.
Thiền này có hai loại: Căn bản vị
thiền và Căn bản tịnh thiền. Căn bản vị thiền gồm có mười hai phẩm, phân làm
ba: Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ không.
Người phàm chán cảnh tán loạn của
Dục giới thì tu Tứ thiền. Người muốn phước lớn thì tu Tứ vô lượng. Kẻ nhàm chán
cảnh sắc giới chật hẹp thì tu Tứ không. Vì mười hai phẩm Thiền này có thể làm
căn bản cho thiện pháp xuất thế gian, nên gọi là căn bản Thiền. Với lại, an trú
trong mười hai phẩm ấy, người tu Thiền còn ưa thích cảm giác lạc thọ của Thiền,
nên gọi là căn bản vị Thiền.
Căn bản vị thiền, phân làm hai: Lục
diệu môn và Thập lục đắc thắng. Ai có tuệ tánh nhiều thì tu Lục diệu môn, kẻ
nào có định tánh nhiều thì tu Thập lục đắc thắng. Những ai có tuệ tánh và định
tánh đều nhau thì có thể tu cả hai loại. Vì người ta có thể căn cứ vào pháp
Thiền này để phát sinh vô lậu trí, không phải chỉ thuần hữu lậu, như ở Căn bản
vị thiền, nên gọi là căn bản tịnh thiền.
Tuy nhiên, cả hai loại đều chỉ là
thế gian thiền mà thôi, vì trước thời Phật giáng thế, phép Thiền này đã có.
2. Xuất thế gian thiền.
Pháp thiền này là của bậc xuất thế.
Có bốn thứ Thiền quán: Cửu tướng quán, Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và
Thập nhất thiết xứ quán. Tu bốn thiền quán này, tuy là lấy các pháp hữu vi làm
đối tượng suy nghiệm, nhưng có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí,
nên gọi là Xuất thế gian thiền.
3. Xuất thế gian thượng thượng
thiền.
Đây là pháp Thiền cao tột của các
bậc đại nhân. Kinh Địa Trì có giải về chín môn đại thiền này như sau:
1. Tự tánh thiền: nghĩa là quán sát thật tướng của tự tâm, không cần lấy đối
tượng ngoại cảnh.
2. Nhất thiết thiền: có công năng tự hành và hóa tha.
3. Nan
thiền: môn Thiền gian nan, thâm diệu, khó tu.
4. Nhất thiết môn thiền: có nghĩa
là tất cả các pháp Thiền định đều do môn (cửa) này mà phát xuất.
5. Thiện nhân thiền: môn Thiền của những chúng sanh có đại thiện căn cùng tu.
6. Nhất thiết hạnh thiền: bao nhiếp
tất cả hạnh pháp của đại Thừa.
7. Trừ não thiền: có năng lực trừ
diệt phiền não, khổ đau cho chúng sinh.
8. Thử thế tha thế lạc thiền: có
năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai.
9. Thanh tịnh tịnh thiền: có năng
lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh báo đại Bồ đề. Đến
môn Thiền này, tâm ý hoàn toàn thanh tịnh, vã lại cũng không còn thấy cái tướng
thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh báo.
Công Năng Của Thiền định
Theo Bồ Tát hạnh, có thể tu tập
Thiền định và đạt đến mười kết quả tốt đẹp sau đây:
1. Được an trụ trong pháp thức uy
nghi. Tu Thiền định phải theo pháp thức mà hành trì, như vậy trải qua một thời
gian khá lâu, thì ngũ căn được tịch tịnh, chánh định phát khởi, không cần có sự
cố gắng mà vẫn được an trụ trong pháp thức oai nghi.
2. Được thực hành cảnh giới từ bi.
Khi tu Thiền định, thì giữ được tâm từ bi, thương yêu chúng sinh, muốn cho tất
cả được an ổn.
3. Không còn phiền não. Nhờ năng
lực Thiền định mà các phiền não tham, sân, si, không còn phát sinh nữa.
4. Gìn giữ được các giác quan.
Không cho sắc, thanh, hương, vị, xúc lay động.
5. Vui vẻ lạc thú. Xem Thiền định
là một món ăn ngon hơn tất cả các món ăn khác trong thế gian.
6. Xa lìa được ái dục. Một khi tâm niệm đã lắng yên, ái dục không còn phát sinh
và làm nhiễm trước được nữa.
7. Chứng được chân không, không bao
giờ bị rơi vào chỗ chấp đoạn diệt hư vô.
8. Cởi mở được tất cả những dây
trói buộc sự giải thoát.
9. Khai phát được trí tuệ vô lượng
và an trú trong cảnh giới của chư Phật.
10. Đạt đến sự giải thoát thành
thục, đến chỗ mà tất cả hoặc nghiệp không còn nhiễu lại được nữa.
Ngũ căn được tự tại, phiền não được dứt trừ, từ bi được mở rộng, trí tuệ được
phát chiếu, cảnh giới giải thoát được phô bày ra trước mắt.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
30. NGÀY THỨ BA MƯƠI:
6. Trí Tuệ Ba-La-Mật
Trí tuệ là gì?
"Trí" phiên âm chữ phạn
là Prãna; "Tuệ" phiên âm chữ Phạn là Bát nhã. "Trí" có
nghĩa là quyết đoán; "Tuệ" có nghĩa là giản trạch, Tự điển Phật học
Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết Tục đế và Tuệ là thông hiểu
Chân đế".
Cũng có thể nói:
Trí là thể tách sáng suốt trong
sạch, Tuệ là cái diệu dụng xét soi tự tại. Trí tuệ Ba la mật là thể tách sáng
suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn,
không thể sai lầm được. Các Loại Trí Tuệ
Theo triết học Phật Giáo, khả năng
nhận thức có hai loại: Hiện lượng và tỷ lượng.
1. Hiện lượng: Là sự nhận biết trực
tiếp không cần qua trung gian suy luận. Hiện lượng lại chia làm hai:
Chân hiện lượng, là nhận thức trực
tiếp mà đúng.
Tợ hiện lượng, Là nhận thức trực
tiếp mà sai
2. Tỷ lượng: Là sự nhận biết qua
trung gian suy luận. Tỷ lượng cũng có hai thứ:
Chân tỷ lượng, là lối hiểu biết
bằng suy luận đúng đắn.
Tợ tỷ lượng, là lối hiểu biết mà
suy luận mà sai lầm.
Hiện lượng của địa vị phàm phu rất
kém cỏi và phần nhiều là tợ hiện lượng. Tỷ lượng của địa vị phàm phu lại còn
kém cỏi hơn nữa và phần nhiều là tợ tỷ lượng. Đứng về phương diện tính chất,
đạo Phật chia trí tuệ ra làm hai loại lớn là "Căn bản trí" và
"Hậu đắc trí".
1. Căn bản trí: Giác tính minh diệu
mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn, nhưng vì bị phiền não che lấp, nên chưa phát
chiếu ra được. Có thể so sánh căn bản trí như là một chất kim khí quí báu
(vàng, bạc) đang ở trong trạng thái khoáng chất lẫn lộn với đá (phiền não vô
minh)
2. Hậu đắc trí: Trí tuệ có được nhờ
công phu tu tập như trì giới, thiền định... Có thể so sánh Hậu đắc trí như chất
kim khí (vàng, bạc) được lọc từ khoáng chất và không còn lẫn lộn với đất đá,
bụi bặm nữa (phiền não, vô minh).
Theo Duy thức học, sau khi đạt đến
địa vị Giác ngộ, nghĩa là có được "Hậu đắc trí", thì tám thức chuyển
thành bốn trí:
Thức thứ tám, A-lại-da có tác dụng
là chấp trì sanh mạng và chủng tử, được đạt đến địa vị vô lậu và biến thành
“Đại viên cảnh trí”.
Thức thứ bảy, Mạt-na có tác dụng là
chấp ngã, biến thành “Bình đẳng tánh trí”.
Thức thứ sáu, Ý thức có tác dụng là
phân biệt, biến thành “Diệu quan sát trí”.
Năm thức cuối (nhãn thức, nhĩ thức,
tỷ thức, thiệt thức, thân thức) biến thành “Thành sở tác trí”.
Công năng của Trí tuệ
Trí tuệ khi đã đạt đến địa vị Giác
ngộ (tám thức chuyển thành bốn trí) thì công năng, diệu dụng của nó rộng lớn vô
cùng, không thể nói hết. Chúng ta có thể nêu lên ba công năng chính của trí tuệ
như sau:
1. Dứt trừ phiền não: Phiền não là
do mê lầm phát sinh. Khi trí tuệ đã có thì mê lầm phải mất, như khi ánh sáng
phát ra thì bóng tối tất phải tan biến. Mê lầm đã mất thì phiền não tất không
còn phát sinh nữa.
2. Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô
minh che khuất, như màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí tuệ phát chiếu vào
sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì màn sương tất phải tan
biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự vật được lộ bày như thật.
3. Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh
phủ lấp, ngăn che thì người ta với người, ta với vật tưởng như riêng biệt, sai
khác. Nay nhờ trí tuệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh đều chơn không, nên thể
nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.
Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật
cũng đã thiết tha khuyên các đệ tử phải trao dồi trí tuệ như sau: "Trí tuệ
là chiếc thuyền kiên cố chở khỏi biển già, đau, chết; là ngọn đèn lớn chiếu
sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt
chặt gãy cây phiền não. Vậy các người phải lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập
mà tự tăng ích cho trí tuệ mình". (Kinh Di Giáo).
Tóm lại, Đạo Phật là đạo từ bi, mà
cũng là đạo giác ngộ. Từ bi thuộc về phước, giác ngộ thuộc về tuệ. Phước và Tuệ
là giúp hành giả thẳng đến bờ giải thoát. Do đó, trong kinh thường nói:
"Phước, Tuệ song tu mới thành ngôi Chánh giác". Trong sáu pháp Ba la
mật, bố thí và nhẫn nhục thuộc về tu phước; thiền định và trí tuệ thuộc về tu
tuệ; còn trì giới và tinh tấn là hai chất liệu có công dụng kiểm soát và đốc
thúc cho việc tu phước và tuệ được thành tựu hoàn toàn.
Bố thí và nhẫn nhục thuộc về bi, thiền định và trí tuệ thuộc về Trí, còn trì
giới và tinh tấn thuộc về Dũng. Một Phật tử hoàn toàn phải có đủ ba phương tiện
Bi, Trí, Dũng mới mong đi đến bờ giác ngộ một cách thông suốt và nhanh chóng.
Mô Phật! Chúng con nghe Sư giảng
giải về Lục Độ Ba La Mật thật rõ, chúng con xin học tập và học thuộc lòng, để
áp dụng tu tập hằng ngày, nối chí quý Sư!
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN
31. NGÀY THỨ BA MƯƠI MỐT:
Những công hạnh của Đại Bồ Tát
Bạch Sư! Chúng con được nghe Sư
giảng về tứ đế, thập nhị nhơn duyên, Lục độ Ba la mật, nghe thì hiểu, nhưng
thực hành thì khó, quý Sư ở trong Chùa thì tu dễ dàng là điều tự nhiên. Còn
chúng con phải tu thật nhiều mới xứng đáng với giáo lý cao thượng của Phật.
Chúng con phải tiến tu từ nhiều thế hệ, từ tín đồ Phật tử đến xuất gia, mà còn
phải trải qua nhiều kiếp niệm Phật tu hành thì mới đắc quả Phật, quý sư dạy con
như thế. Tuy nhiên trong quá trình học Phật tu nhơn, chúng con còn nghe quý sư
giảng về những công hạnh của đại bồ tát (Thập ba la mật) tức là một pháp môn
cao sâu hơn nữa, trong đó ngòai lục độ Ba la mật, còn phải tu tiếp tục bốn độ
Ba la mật nữa. Xin Sư từ bi khai thị về bốn độ Ba la mật, chúng con nguyện tiếp
thu lời dạy của Sư để học tập?
* Những pháp tu đại hạnh của Bồ tát
Thập địa từ Sơ Hoan Hỷ Địa đến Pháp Vân Địa là pháp Ba la mật, còn gọi là Thập
thắng hạnh, Thập độ, Thập đáo bỉ ngạn. Mười hạnh lành thù thắng mà bồ Tát phải
tu tập để đạt đến Đại Niết Bàn.
Thập Ba la mật là:
Sáu Ba la mật, thêm bốn Ba la mật:
Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí Ba la mật.
1/ Thí Ba la mật: có ba thứ bố thí
là: tài thí, pháp thí và vô úy thí
2/ Giới Ba la mật: trì giới và
thường tự xét.
3/ Nhẫn nhục Ba la mật: Nhẫn chịu
sự bức hại
4/ Tinh tấn Ba la mật: Siêng năng
tiến tu, không biếng trễ.
5/ Thiền Ba la mật: thu nhiếp lục
căn, khiến thân tâm an định
6/ Bát nhã Ba la mật: mở trí tuệ
chơn thật. Hiểu rõ thật tướng các pháp.
7/ Phương tiện Ba la mật: dùng các
phương pháp gián tiếp khai phát trí tuệ.
8/ Nguyện Ba la mật: Thường giữ gìn
nguyện tâm và thực hiện nguyện tâm ấy.
Theo bài giảng về Thập Ba la mật
của HT Thích Giác Quang vào năm 2009 (Kỷ Sửu) thì Nguyện Ba la mật chính là
pháp tu của Đức Tôn sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước (Tổ sư khai sơn Liên
Tông Tịnh Độ Non Bồng), Nguyện cũng chính là tông chỉ “Phát nguyện niệm Phật”
của pháp phái niệm Phật “Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng”. Trong đó có ba pháp tu
chính là tông chỉ của Tịnh Độ Non Bồng, như sau:
* Một là pháp “Bá Nhựt Trì Danh
niệm Phật”
* Hai là Lễ Bái niệm Phật
* Ba là phát nguyện niệm Phật
Ba môn trên được cô đọng trong quá
trình giáo hóa pháp môn niệm Phật Tịnh Độ Tông của Đức Tôn Sư. Cho đến nay
“Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng”, chư Liên hữu Tăng Ni, Phật Tử đều tinh tiến thực
hiện Pháp môn tu.
Phát nguyện chính là nhân hạnh của
Đức Tôn Sư trong quá trình gần năm mươi năm tu chứng liễu đạo pháp môn và
truyền bá pháp môn (trích trong Tịnh Độ Giảng Lược của HT Thích Giác Quang biên
sọan diễn giảng)
9/ Lực Ba la mật: Bồi dưỡng năng
lực thực hành thiện hạnh, phân biệt chánh tà.
10/ Trí Ba la mật: Trí tuệ thấy
biết rõ tất cả các pháp.
Các pháp trên (10 pháp) đều nhân
nơi tâm bồ đề làm nhơn. Kinh Giải Thâm Mật, Phật dạy: “Lý do ngòai sáu ba la
mật còn lập thêm bốn Ba la mật là vì Phương Tiện Ba La Mật trợ duyên cho Thí,
Giới và Nhẫn nhục Ba la mật
Nguyện Ba la mật trợ duyên cho tinh
tấn Ba la mật.
Lực Ba la mật trợ duyên cho thiền
Ba la mật
Trí Ba la mật trợ duyên cho Bát nhà
Ba la mật
Mười Ba la mật xuất xứ từ kinh Bản
Sanh là: Đàn (người tu học hạnh bố thí), Thi (người tu phải giữ Giới nghiêm
túc), Bát Nhã (người tu phải phát huy Trí Tuệ), Tỳ Lê Da (người tu giữ hạnh
Tinh tấn), Sằn Đề (người tu phải Nhẫn nhục), Xả Thế (người tu phủ nhận thế gian
và chính mình), Chân Thật (người tu không nói lời hư vọng làm tổn hại sự chân
thật), Quyết Ý (người tu không dao động ý tứ của mình), Từ (người tu không vì
lợi ích cho mình, vì tất cả hữu tình mà trụ trong từ tâm) và Xả (người tu không
bị khổ vui mừng giận… làm dao động)
Thực hành mười công đức trên gọi là
Ba la mật (thân tâm đều giải thoát).
Bên Mật Giáo: kết họp mười ngón tay
với mười pháp Ba la mật, trong đó:
Bàn tay phải, tượng hình như sau:
THÍ là ngón tay ÚT, GIỚI là ngón tay ÁP, NHẪN là ngón tay GIỮA, TINH TẤN là
ngón tay TRỎ, THIỀN là ngón tay CÁI.
Bàn tay trái, tượng hình như sau:
BÁT NHÃ là ngón tay ÚT, PHƯƠNG TIỆN là ngón tay ÁP, NGUYỆN là ngón tay GIỮA,
LỰC là ngón tay TRỎ và TRÍ là ngón tay CÁI (trích từ diễn Phật Quang, HT Minh
Cảnh biên sọan)
Thập Ba la mật trên đây, người tu
Mật Tông dùng làm thủ ấn mà tu hành. Còn bên Hiển giáo thì phát nguyện thực
hành chuyên tu, vừa tu vừa giúp giáo hóa chúng sanh khiến cho giải thoát nổi
khổ niềm đau trong bến nước sanh tử luân hồi, chứng thánh vị Bồ Tát.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM
32. NGÀY THỨ BA MƯƠI HAI:
Những hạnh lành của người con Phật
Hiếu đạo
Đang thuyết giảng về lịch trình tu
chứng của các thừa, như: Tứ đế. Thập nhị nhơn duyên, Lục độ ba la mật thì đến
ngày khai khóa lễ “Niệm Phật Bá Nhựt Trì Danh” (ngày mùng 8/8/Canh Dần (2010)
tại Nhứt Nguyên Bửu Tự) thì có một Phật tử lên mạng diễn đàn phatgiaovnn viết
thư hỏi đạo, nhờ giải đáp giúp cho gia đình hết khổ, hộ trì cho Phật tử được
xuất gia. Chúng tôi phúc đáp nguyện vọng Phật tử tanhuy, nhằm phổ cập những ý
tưởng công đức thể hiện hạnh lành xưa nay của Quan Âm Tu Viện đến Phật tử gần
xa.
* Bạch Hòa Thượng Giác Quang! Con
rất muốn xuất gia tu học theo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, song do con có nguyện
như vầy, mong Hòa Thượng giúp đỡ. Nhà con chỉ có mình là con trai, Mẹ thì không
bình thường, nhưng cả hai đều có gia đình khác, có ngoại già yếu con muốn học
được thành tài, để báo hiếu, có người kế lo cho gia đình, rồi sau đó mới xuất
gia như vậy có là quá trễ không thưa Sư, làm thế nào để gia đình con bớt khổ
được thưa Sư?
* Xuất gia là người có chí hướng
cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu
Ni.
Người xuất gia thì không còn gì
ràng buộc, đây chính là cơ hội Phật tử cống hiến cho Phật Pháp và viên thành
đạo nghiệp.
Tuy nhiên theo lời của Phật tử
trình bày thì gia đình quá đơn chiếc: bố mẹ chỉ có một trai, mẹ không bình
thường có gia đình khác, ngoại già… chắc chắn còn nữa, nhưng Phật tử không kê
khai thêm, chẳng hạn như kinh tế gia đình hạn chế v.v… và v.v…
Ôi thôi thì biết bao nhiêu là khổ,
khổ khổ mà. Đấy cũng chính là chơn lý chắc thật mà Đức Phật từng tuyên thuyết
tại công viên Thành phố Lộc Uyển, ngài đã vạch mặt mày cho thấy mặt trái của
vạn khổ đang áp đặt sự trầm thống lên chúng sanh trong đó có con người.
Tuy nhiên nhà Phật có thể giải
quyết những khổ đau cho Phật tử, với những trường hợp như sau:
1/ Mẹ không bình thường thì Phật tử nuôi, Mẹ có gia đình khác theo Sư thì Phật
tử vẫn phải nuôi, kể cả nuôi Ngoại. Nếu còn Bố thì phải phụng dưỡng luôn cả Bố…
làm người con Phật dù có khổ đến mức độ nào đi nữa cũng phải phụng dưỡng các
đấng sanh thành… đấy mới gọi là hiếu đạo của Nhà Phật.
2/ Mẹ đã không bình thường, ai mà
thương yêu Mẹ nữa, chỉ có làm con mới thương và nuôi Mẹ mà thôi, ngoại già… vậy
thì Phật tử cứ gởi Mẹ, Ngoại vào chùa, vào Tu viện, vào Liên Viện Tịnh Độ Quan
Âm Tu Viện của Sư Bà Huệ Giác đấy. Đồng thời Phật tử cũng phát tín tâm xuất gia
thì cũng chẳng có gì là trở ngại. Trường hợp nầy là cơ duyên Phật Pháp đã đến,
chứ không phải như mọi người suy nghĩ “do nghèo mà vào chùa”. Đấy cũng chính là
cách báo hiếu của người con Phật trong giai đọan mới.
3/ Trường hợp Phật tử có tài sản
thì vừa đi học cho thành tài, vừa nuôi Mẹ, nuôi Ngoại, báo hiếu cho đến khi Mẹ,
Ngoại qua đời rồi đi tu cũng không muộn, vì lẽ báo ân báo hiếu cũng chính là tu
rồi đó. Báo ân báo hiếu là hạnh Phật.
Đức Phật dạy: “…trong nhà, nhà trên
thờ Phật, nhà dưới thờ Cha Mẹ, Cha Mẹ chính là Phật nhà dưới đấy…”.
4/ Ba trường hợp trên, tâm ý bạn ở
vào trường hợp nào cũng là Phật tử, cũng chính là người tu Phật đấy.
Người đời bảo: “đời nay hiếm có”
như trên lắm! Nhưng với nhà Phật thì không hiếm, rất nhiều người thực hiện hạnh
lành như thế!
Phật tử cố gắng niệm Phật, giữ vững
tâm hồn làm con Phật là hạnh phúc nhất bạn ạ!
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
33. NGÀY THỨ BA MƯƠI BA:
Các ngày trì trai
Bạch Sư! Trong giáo pháp Nhà Phật
thường dạy tín đồ tập ăn chay (trai), ăn chay mỗi tháng hai ngày, ăn chay mỗi
tháng bốn ngày, ăn chay mỗi tháng sáu ngày, ăn chay mỗi tháng mười ngày, ăn ba
tháng chay, nhẫn đến trường chay, ăn chay nằm đất, thế phát (phụng thờ ông bà
cha mẹ qua đời ba năm) đấy là những hạnh lành của người Phật tử.
Tuy nhiên chúng con muốn biết ý
nghĩa tại sao phải ăn chay (trai) mười ngày, mà chọn những ngày mùng
1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30, ý nghĩa mầu nhiệm đến như thế nào mà chúng con
được quý Sư dạy ăn chay những ngày đó, mà không ăn những ngày khác, chẳng hạn
vì nhu cầu sinh họat hằng ngày ở Mỹ, nhiều nhà Phật tử ăn chay mỗi tháng mười
ngày, nhưng ăn từ ngày mùng một đến mùng mười… Xin Sư từ bi chỉ dạy?
* Ăn chay (trai) là ăn uống những
thức ăn thuộc về thực vật trong sạch, tinh khiết, những ngày mà tín đồ Phật tử
được quý Sư, Thầy khuyên ăn chay là những ngày lành giờ tốt. Theo kinh Đại Minh
Tam Tạng pháp số ghi, thì những ngày nầy Phật Thánh giáng lâm (trích từ điễn
Phật Quang, HT Minh Cảnh biên sọan). Sau đây Sư sẽ cố gắng giảng giải cho Phật
tử tiếp thu tu học.
Trong kinh Địa Tạng, phẩm Như Lai
tán thán, Đức Phật dạy: Vào mười ngày nầy gom tập các tội, quyết định nặng nhẹ,
mọi cử chỉ động niệm của chúng sanh trong cõi ta bà đều là nghiệp, đều là tội.
Nếu vào mười ngày chay (trai) mà những người con muốn tu hạnh hiếu đạo thì nên
đối trước các tượng Hiền thánh, chư Phật, Bồ tát đọc tụng kinh nầy một biến thì
trong khoãng một trăm do tuần, bốn phía đông tây nam bắc không có các tai nạn,
người già trẻ đang ở trong nhà khi ấy, trong trăm nghìn năm ở đời hiện tại cũng
như vị lai được nương công đức lễ lạy Hiền thánh, chư Phật, Bồ tát mà xa lìa
hẳn lục đạo tam đồ.
Kinh Đại Minh Tam Tạng Pháp Số ghi,
trong mười ngày chay (trai), thì:
Ngày mùng Một có Thái tử của Tứ
Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu Đức Phật Định quang.
Ngày mùng Tám có thần Ma Hê Thủ La Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu
Phật
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Ngày Mười Bốn có thần Ma Hê Thủ La
Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu nghìn Phật trong kiếp Hiền (hiện
tại).
Ngày Mười Lăm (rằm) Thái tử của Tứ
Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà
Ngày Mười Tám, sứ giả Thái tử của
Tứ Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu Bồ tát Địa Tạng.
Ngày Hai Mươi Ba, Ma Hê Thủ La Thiên Vương xuống trần nên niệm danh hiệu Bồ Tát
Đại Thế Chí.
Ngày Hai Mươi Bốn, Thái tử của Tứ thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu Bồ
Tát Quan Thế Âm.
Ngày Hai Mươi Tám, sứ giả của Tứ
Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu Lô Xá Na.
Ngày Hai Mươi Chín Ma Hê Thủ La
Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu Bồ Tát Dược Vương.
Ngày Ba Mươi sứ giả của Tứ Thiên Vương xuống trần, nên niệm danh hiệu Phật
Thích Ca Mâu Ni.
Cuối đời nhà Đường bên Trung Quốc, từ quan đến dân thực hành pháp Thập Trai
nầy. Ở Việt Nam hiện nay việc ăn chay (trai) thuộc của Phật Giáo hiện nay rất
được tín ngưỡng, cách ăn uống thực vật, không ăn lòai động vật cũng được phổ
cập sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Vào những ngày Ba Mươi, Mùng Một, Mười
Bốn, Rằm, người dân trên cả nước dù có đạo Phật hay Lương đạo, hoặc không có
đạo, trừ người theo Thiên Chúa, Tin Lành, còn lại thì ăn chay. Thật rất có ích
lợi cho bản thân.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
34. NGÀY THỨ BA MƯƠI BỐN:
Tiết độ
(Những liều thuốc quý)
Chúng con có nhơn duyên lành được
nghe thuyết pháp học Giáo lý Phật học tại Quan Âm Tu Viện, do Đức Thầy, Sư Hòa
Thượng, Ni sư Kim Sơn, Sư cô Hương Nhũ giảng dạy từ 25 năm qua.
Trong quá trình Học Phật Pháp, có
lần cách đây sáu năm chúng con được nghe Ni Sư Kim Sơn giảng bài “Những liều
thuốc quý” nhưng chưa hiểu và học thuộc; nay nhớ lại những âm vang của bài
pháp, chúng con cảm thấy hoan hỉ, năng lực tu tự nhiên tiến triển, bài pháp rất
ngắn nhưng rất có lực cho hàng cư sĩ, nhất là những vị lớn tuổi nhưng cũng rất
ích lợi cho giới Phật tử trẻ.
Tuy nhiên, chỉ có việc hôm nay
chúng con vì bận rộn gia duyên lo làm ăn, gánh vác gia đình nên quên mất bài
pháp, có nhớ cũng chỉ nhớ man mán, lộn xộn quá! Xin Sư từ bi giảng giải cho
chúng con được học thuộc lòng qua quyển sách nầy?
Vâng! Bài pháp với nhan đề là
“Những liều thuốc quý”, cũng gọi những điều thiện, dành cho Cư sĩ Phật tử tại
gia áp dụng thực hành cụ thể rất có kết quả.
Chỉ có điều xuất xứ của bài pháp
nầy nằm trong quyển sách Ngọc Lịch Minh Kinh ở triều đại Nhà Tống, thuộc Thần
đạo. Tuy nhiên Kinh nầy chuyên giảng về đạo đức trong đó có đạo Phật, đạo đức
làm người, đậm nét tín ngưỡng trong dân gian nước Trung Hoa cổ. Do vậy nên có
ảnh hưởng đến người tu Phật rất lớn, khiến cho chư Tăng Ni phải học thuộc để
giảng cho Phật tử. Bài “Những liều thuốc quý” Sư được gặp và xem nhiều lần:
Lần thứ nhất vào ngày 15/01/Quý Mão
(1963), lúc Sư mới thọ Sa Di giới, theo học Phật tại Phật học đường Tây Phương
Bồng Đão và cư trú tại Quan Âm Phật Tự (Hang Mẹ), núi Dinh, Sư có nhơn duyên
được đọc quyển sách Phật bằng văn vần nhan đề “Pháp Kệ phá mê” do Pháp Sư Thích
Giác Nhiên, Trưởng giáo đòan bốn chủ biên, do Đại Đức Giác Xuất trao tặng,
trong đó có bài “Những Liều thuốc quý”.
Lần thứ hai vào ngày 15/7/Đinh Mùi
(1967), khi tham dự Đại hội lần thứ nhất thành lập môn phái Liên Tông Tịnh Độ
Non Bồng và Giáo Đòan Du Tăng Khất Sĩ Non Bồng tại Quan Âm Tu Viện, Biên Hòa,
Sư cũng được nghe Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước (Mẫu Trầu) trong
lúc thuyết pháp, có trùng tuyên bài “Những liều thuốc quý” cho Tăng Ni, Phật tử
cùng nghe.
Lần thứ ba vào ngày 15/7/Bính Ngọ
(1966), sau khi thọ Tỳ kheo giới tại Liên Tông Tự, Trung Ương Tịnh Độ Tông
(Saigon, nay là Tp.Hồ Chí Minh), Sư cùng giáo đòan Du Tăng Khất Sĩ Non Bồng 45
vị Sư Tỳ kheo đến Tịnh xá Trung Tâm xin đảnh lễ Ngài Pháp sư Giác Nhiên; lúc
bấy giờ Pháp sư rất hoan hỉ cho đảnh lễ; sau khi lễ xong Pháp sư tặng Kinh,
sách Phật trong đó Sư được Pháp sư tặng bộ Chơn Lý Đại Đồng (bộ 2 quyển, bìa
cứng màu đỏ, có in pháp danh của Pháp sư) và quyển “Pháp Kệ phá mê”, trong đó
cũng có bài “Những liều thuốc quý”, bộ Chơn Lý và quyển sách nhỏ đó ngày nay
vẫn còn lưu trử tại Tịnh thất Bảo Tịnh, thuộc Quan Âm Tu Viện.
Lần thứ tư vào ngày 30/9/2010 nhân có duyên lành xem được “Những liều thuốc
quý” trên trang website của Đạo Phật Khất Sĩ, bài được đưa vào trong sách của
Pháp sư Giác Nhiên, nhan đề là:”Tư Tưởng siêu nhân”.
Nay quý Phật tử muốn tham học, Sư
sẽ vì các vị mà trùng tuyên đúng nguyên văn bài văn (gọi cho đúng là “bài văn”
không phải “bài pháp”, nhưng vì giảng cho Phật tử nghe nên tạm gọi “bài pháp”),
có cả chữ Hán và dịch ra Việt nhưng cũng không có tác giả; nhưng bài nầy nằm
trong quyển sách Ngọc Lịch Minh Kinh, của Đại sư Đạm Si đời Tống, viếng núi
được một vị ẩn sĩ thuyết giảng cho ghi lại.
Bài văn nhan đề là:
”Văn Đề Bá Tự Minh (Ghi Trăm Chữ
Dạy Đời, trong sách Hồi Dương Nhơn Quả, Ngọc Lịch Minh Kinh)
Chữ Hán:
Quá dục tinh thần sáng
Dạ tư khí huyết suy
Thiểu bôi bất loạn tánh
Nhẫn khí miễn thương tài
Quí tự tân cần đắc
Phú tùng kiệm ước lai
Ôn nhu chung hữu ích
Cường bạo tất chiêu tai
Thuận xử chơn quân tử
Khiêu toa thị họa tai
Am trung hưu sử tiễn
Quai lý phóng ta ngai
Dượng tánh nghi tu thiện
Khi tâm mạt ngật trai
Nha môn hưu xuất nhập
Hương đản yểu hòa hài
An phận thân vô nhục
Nhàn phi khẩu vật khai
Thế nhơn y thứ khuyến
Nạn thối phước tin hồi.
Việt dịch:
Dục ít tinh thần khỏe
Lo nhiều khí huyết phai
Vài (không) chung không (nào) lọan tánh
Một nhịn khỏi hao tài
Sang tại siêng năng, đổ.
Giàu nhờ tiện tặn dai
Dịu mềm sau có ích
Hung dũ sẽ mang tai
Khéo xử nên quân tử
Xui mưu lắm họa thay
Chốn thầm đừng bắn lén
Cảnh nghịch giả ngây hoài
Tánh tốt gìn tam thiện
Lòng gian uổng thập trai.
Nha môn đừng kiện cáo
Làng xóm chớ chê bai.
Bổn phận nương cơ tạo
Thị phi lắp lỗ tai
Lời nầy ai giữ đặng
Nạn khỏi phước lâu dài.
Bài văn trên được ghi trong Ngọc
Lịch Minh Kinh ở vào triều đại Nhà Tống, niên hiệu Tiên Thánh thứ Tám, năm Canh
ngũ, ngày Trùng cửu, Thầy Đạm Si đi núi gặp được kinh Ngọc Lịch, gọi là Ngọc
Lịch Minh Kinh.
Bài văn của Ngài Pháp Sư Giác Nhiên
ghi lại trong quyển “Pháp kệ phá mê” lúc bấy giờ có khác, có lẽ do Pháp sư dịch
thuật từ tiếng Hán ra Việt theo ý dịch giả chăng? Bài văn của Đức Tôn Sư Hòa
Thượng thượng Thiện hạ Phước trùng tuyên cũng khác? Nhưng cả hai bài đều đầy đủ
những pháp học làm lành lánh dữ cho giới Cư sĩ.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
35. NGÀY THỨ BA MƯƠI LĂM:
Tu tập hạnh lành của Bồ Tát
Bạch Sư! Chúng con đi học Phật
pháp, thường nghe quý Sư giảng về bốn pháp nhiếp. Bốn pháp nhiếp là một cụm từ
Phật học, khi nghe giảng cần học thuộc lòng, nhưng vì gia duyên bận buộc, chúng
con đã xa rời các pháp đã học.Nay xin Sư từ bi giảng giải cho chúng con được
học và để thực hành?
* Tứ nhiếp pháp là công hạnh lành
của Bồ tát, phàm làm chư Tăng, chư Ni hay những vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đều có
đủ tâm niệm tứ nhiếp pháp, hoặc phát bồ để tâm tu tập hạnh tứ nhiếp pháp; tứ
nhiếp pháp là pháp tu của những người phát tâm đại thừa. Tứ nhiếp pháp cũng là
bốn pháp mà chư Phật và chư Bồ tát thường dùng, tùy dùng để nhiếp thọ tâm tánh
chúng sanh, khiến cho họ thuần hòa, nhã nhặn gần gũi thân thích mình, kết bạn
lành cùng chung tu, chung sống như gia đình ruột thịt; từ đó mình có cơ duyên
sách tấn dạy đạo lý cho họ.
Tứ nhiếp pháp là:
1/ Bố thí nhiếp: Giúp cho chúng
sanh có cuộc sống đầy đủ sung túc, an cư lạc nghiệp, chúng sanh ưa tài vật, thì
mình cho tài vật, ưa pháp lý thì cho pháp lý.
2/ Ái ngữ nhiếp: Tùy căn tánh của
chúng sanh mà nói cho khéo léo, thiện xảo, biện tài vô ngại để huấn du họ ra
khỏi những nổi khổ niềm đau, khỏi những bức não trong cuộc đời, ra khỏi bến
sanh tử luân hồi trong ba cõi.
3/ Lợi hành nhiếp: Làm tất cả việc
lành bằng thân khẩu ý mà giúp ích cho chúng sanh. Chẳng hạn như thuyết pháp,
viết lời Phật, viết sách Phật pháp, dịch kinh, cho người đói được no, người dốt
nát được biết chữ, cho người nghèo được giàu, giúp cho họ thành đạt trong xã
hội… cũng đều là lợi hành nhiếp. Nhất là đưa họ vào Phật đạo, biết phát tâm bồ
đề mà tiến tu giải thoát.
4/ Đồng sự nhiếp: dùng pháp nhãn, quán sát thấy căn tánh của chúng sanh, bèn
tùy sở thích của họ mà phân thân thị hiện, sống chung làm Phật sự chung với họ
(chư Tổ sư Tịnh độ hay phát nguyện câu: Thường vào trần lao mà làm Phật sự),
giúp cho họ làm quen với đạo pháp, rồi bước vào Phật đạo.
Như trong kinh Pháp Hoa:”con ruột
của Ông Trưởng Giả đi lưu lạc xa nhà, lâu quá nên quên nhà cửa, ruộng vườn,
quên luôn ông Trưởng Giả là cha ruột của mình. Đến khi Ông Trưởng giả vì sắp
quy tây, sợ không có người thừa kế sự nghiệp, nên cho sứ giả đi tìm và bắt “gả
cùng tử” đem về, thì người ấy sợ quá mà ngất xỉu, tưởng là bị vua quan bắt giữ.
Ai ngờ ông Trưởng Giả là cha ruột của gả muốn gả trở về nhà thừa kế sự nghiệp
quản lý tài sản ông.
Chủ ý của ông Trưởng Giả là muốn
giao tài sản cho con mình kế thừa; ông nghĩ: nếu muốn gần gũi “gả cùng tử”,
phải thay đồ người làm công, mặc quần áo giống như nó, như mọi người, mới có
cách gần nó được, làm quen với nó. Ông liền làm như vậy, cuối cùng ông gần được
con ruột của mình; ông nói cho nó biết: ông là cha ruột, “gả cùng tử” là con
ruột, tài sản nầy là của con, con nên học tập cách quản lý tài sản, lãnh đạo,
hướng dẫn công nhân làm việc, thừa kế gia sản của cha ông…
Một thời gian sau “gả cùng tử” quen
việc, thích gần gũi ông Trưởng giả; biết đây là cha của mình, tài sản nầy là
của mình, bấy lâu nay vì lo rong chơi xa cách quê hương xứ sở, quên cha quên
mẹ. Khi biết con đã nhìn mình, thật sự là con ruột của mình, “gả cùng tử” được
phong trở thành “Trưởng tử”, ông Trưởng giả liền gọi con lại giao tòan bộ hồ sơ
giấy tờ, công nhân, cơ xưởng vật chất cho con ruột mình quản lý…
Tinh thần đồng sự nhiếp, phải thực
hiện giống như ông Trưởng Giả kia thì người đệ tử Phật mới gần gũi được chúng
sanh, mới có cơ duyên khả năng khuyến khích họ học đạo, tìm đường giải thoát
sanh tử luân hồi.
Hạnh đồng sự nhiếp của Đức Phật
Thích Ca, là chính Ngài thị hiện sinh vào cung vua làm Hòang Thái tử của Hòang
Đế Tịnh Phạn, Hòang Hậu Ma-Gia, lập gia đình với Công chúa Da Du Đà La, có con
trai là La Hầu La, rồi từ bỏ cung son điện ngọc, xuất gia tu hành thành Phật.
Do đó Ngài độ được chúng sanh trong cõi ta bà là vậy.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.
36. NGÀY THỨ BA MƯƠI SÁU:
Giáo Lý Hạnh Quả
Bạch Sư! Chúng con nghe Sư giảng
dạy, chúng con biết gần gũi chúng sanh thì có pháp tứ nhiếp. Pháp tứ nhiếp là
dòng sữa ngọt của chư Phật, như tấm lòng bà mẹ, như sự khuyến nhũ của ông cha,
thu phục nhân tâm như vị Sa môn khi đi vào đời độ chúng sanh, theo chúng con
nghĩ đối với quý Sư cũng như vậy; nay vì chánh pháp, chúng con muốn hộ trì quý
Sư độ đời, hoằng dương chánh pháp. Tuy nhiên, còn có pháp nào của Đức Phật, tâm
tông của Chư Phật để quý Sư khi đi vào đời mà
không vướng mắc phiền não trần lao? Ngưỡng mong Sư khai thị, chúng con thọ học?
* Có! Vào đời mà không tu chứng thì
xem như con số không. Vào đời mà không có pháp lành để thể hiện thì chẳng làm
gì được cho chúng sanh, thêm vào đó ma vương lẫy lừng phái họai chánh pháp;
ngay cả thân mình lo cũng không xong, tâm mình không rảnh rang, làm gì rảnh tay
lo cho mọi người.
Tu tập công hạnh chư lịch đại Bồ
tát, chúng ta mới đến Đức Phật. Đi vào đời mà không lập hạnh Bồ tát thì không
thể giáo hóa chúng sanh, không căn cứ vào kinh luật Phật thì không thể thực
hành theo chánh đạo, không biết đường hướng phương pháp “dạy đạo” mà dẫn đạo
cho mọi người thật rất sai lầm. Không nên đem tây nói đông, đem đông nói tây,
không nên truyền đạt những phương pháp tu không thực tế cho Phật tử, khiến cho
họ hoang mang.
Ví như gần đây có một vị thầy hướng
dẫn các liên hữu, câu “ngoại giáo biệt truyền bất lập văn tự”… câu pháp nầy là
của Tổ sư Thiền tông bên Trung Hoa; lời Phật Pháp của người xưa, của Tổ sư, lập
lại để giảng giải cho Phật tử nghe thì cũng rất quý báu; nhưng với câu nầy thì
bên Tông sử dụng dạy cho các Thiền sinh, bên Giáo không nên truyền đạt cho liên
hữu tu Tịnh độ, khiến cho họ bị mất lập trường phương hướng tông chỉ mình đang
tu học?
Người tu không có học và hành trì
giới đinh tuệ, thì không xứng đáng với mọi người, không đắc đạo… xem như lừa
dối chúng sanh, không phải Sa môn, Đại Sa môn của Đức Phật Thích Ca, giáo pháp
ấy là giáo, lý, hạnh, quả.
1/ Giáo (phép dạy) là tiếng nói câu
văn, lý kinh phá sự vô minh phiền não của chư Phật ba đời đã tuyên thuyết. Biết
thì nói biết, không biết thì nói không biết, đừng đem cái không biết mà giáo
hóa Phật tử thật rất tai hại.
2/ Lý (pháp lý) phải căn cứ vào
kinh pháp, lý kinh mà giáo hóa chúng sanh mới hiệu quả. Phải có học giáo lý mới
lên diễn đàn thuyết pháp.
3/ Hạnh (pháp tu) y theo lời Phật
dạy mà tu giới, định tuệ thật nghiêm túc. Giới luật tinh nghiêm.
4/ Quả (pháp quả) là sự chứng quả dù là hữu vi hay vô vi, sau khi tu chứng
giới, định, tuệ được viên mãn.
Tiếp theo phải sử dụng bốn phép tu
của Bồ Tát:
1/ Bất xả bồ đề tâm (không bỏ bồ đề
tâm)
2/ Bất xả thiện tri thức (không bò
người thiện tri thức)
3/ Bất xả kham nhẫn, ái, lạc (chẳng
bỏ các pháp kham nhẫn ái lạc)
4/ Bất xả a luyện nhã (không bỏ nơi
tu hành tịch tịnh, rừng núi, đồng vắng)
Tiếp tục tu bốn pháp: tín, giải,
hành, chứng, cũng là bốn pháp tứ y.
1/ Y pháp bất y nhơn
2/ Y nghĩa bất y ngữ
3/ Y trí, bất y thức
4/ Liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu
nghĩa kinh
Tiếp tu lập hạnh làm cho:
1/ Thân an lạc
2/ Khẩu an lạc
3/ Ý an lạc.
4/ Thệ nguyện an lạc hạnh (là tông
chỉ tu hành, là hạnh lành của Đức Tôn sư Tịnh Độ Non Bồng)
Giáo lý hạnh quả là công thức hành đạo của các Sa môn, Đại Sa môn đi vào đời
cứu độ chúng sanh.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô
Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn
Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.
37. NGÀY THỨ BA MƯƠI BẢY:
Pháp môn tứ vô lượng tâm
Bạch Sư! Chúng con là Phật tử, nghe
quý sư giảng giải nhiều về giáo lý Đức Phật, trong đó có tứ nhiếp pháp là hạnh
tu cao quý của Bồ tát cũng như hàng thánh chúng đệ tử Phật, tứ chúng xuất gia
tại gia cũng được học tập để tu, thì mới xứng đáng đệ tử Phật. Tuy nhiên trong
quá trình nghe giảng pháp, chúng con còn được nghe quý Sư giảng về tứ vô lượng
tâm, đã nghe nhưng chưa thấu triệt, pháp nầy là pháp tu của Bồ tát, chúng con
sơ cơ có tu được không, xin Sư từ bi hoan hỉ chỉ khai thị cho chúng con thọ
học?
* Bồ tát vào đời, ngòai các hạnh
lành trên, còn phải phát lòng bồ đề tu tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả; chính
bốn pháp nầy làm cho bồ tát thành tựu đại hạnh. Bốn đức vô lượng nầy Phật và Bồ
tát thực hành để làm lợi ích, lợi lạc chúng sanh, độ nhất thiết khổ não vô
lượng chúng sanh, những họan nạn cho vô lượng chúng sanh trong vô lượng thế
giới. Đây là pháp tu của Bồ tát, những vị căn khí đại thừa, những vị phát lòng
bồ đề đi theo Đức Phật, người Phật tử cũng tu được, pháp môn tứ vô lượng tâm,
vì là vô lượng nên không có ngăn ngại chúng sanh, vì là vô biên nên người Phật
tử luôn được khuyến giáo thực tập tu hành; pháp môn tứ vô lượng tâm lúc nào
cũng được phổ cập trong quảng đại quần chúng.
Sau đây nói về pháp môn tứ vô lượng
tâm:
Gọi từ bi hỉ xả; cũng gọi đại từ,
đại bi, đại hỉ, đại xả.
TỪ là tâm lành, do tâm nầy mà làm
lợi ích an lạc cho chúng sanh.
BI là tâm thương xót, do tâm nầy mà
cứu khổ cứu nạn, những khổ đau oằn ọai cho chúng sanh.
HỈ là tâm vui, tự mình vui sướng khi thấy chúng sanh được an lạc.
XẢ là tâm hỉ xả, tha thứ cho người
lỗi lầm, tự mình hi sinh để giúp cho chúng sanh được an lạc, không kể kẻ lạ
người quen, kẻ thân người sơ.
Trước khi thành đạo, Phật và bồ tát
từng tu hành tứ vô lượng tâm. Khi đắc đạo rồi, Phật và bồ tát vẫn thực hiện tứ
vô lượng tâm để độ chúng sanh.
Người tu xuất gia có thực hiện tứ
vô lượng tâm thì mới xứng đáng là Nhà sư phạm hạnh (hạnh thanh tịnh). Người tu
pháp môn niệm Phật, người tín đồ Phật tử có tu gia hạnh thêm pháp môn tứ vô
lượng tâm sẽ được vãng sanh ở bậc thượng phẩm thượng sanh, thành Phật.
Trong kinh Niết Bàn, quyền thứ 15,
có dạy rằng:”Ai (tức là không luận bàn xuất gia hay tại gia) tu tâm Từ thì dứt
tâm tham dục; ai tu tâm Bi thì dứt tâm sân; ai tu tâm Hỉ thì dứt tâm buồn; ai
tu tâm Xả thì dứt được tâm tham dục và sân nhuế của chúng sanh.
Tứ vô lượng tâm làm tăng trưởng lục
độ của Bồ Tát, đó là việc mà hạnh tu khác chẳng có sức làm.
Tứ vô lượng tâm có hai thứ: Thế gian tứ vô lượng tâm và xuất thế gian tứ vô lượng
tâm. Bồ tát trước tu và đắc thế gian tứ vô lượng tâm, tức là làm xong những
hạnh từ, bi, hỉ, xả giúp ích cho đời. Kế đó, bồ tát phát nguyện cầu thành Phật.
Sau khi ấy, mới tu và đắc xuất thế gian tứ vô lượng tâm; tức là làm xong những
việc từ bi hỉ xả độ thoát chúng sanh khổ não của các nhà tu hạnh Phật. Lúc bấy
giờ gọi là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả.
Người tu tứ vô lượng tâm, được hai
vị trí nầy:
1/ Tu tâm từ, bi, hỉ thì được “cực
ái nhứt thiết hữu địa” tức là địa vị của bậc Bồ tát thương tất cả chúng sanh
như nhau, tỷ như con “một” của mình.
2/ Tu tâm xả, thì được “bình đẳng
tự tại” tức là địa vị của bậc đắc lý không không và bình đẳng, chẳng còn phân
biệt cha mẹ, vợ con, anh em thân tộc, oán thù, kẻ trung nhơn, cũng chẳng còn
thấy ấm giới nhập, chúng sanh thọ mạng nữa.
Bậc Bồ tát đó như đi trong hư
không, vô biên giới, không còn do dự khi độ chúng sanh. Khi giúp ai không còn
suy nghĩ nữa.
Quý Phật tử nên tu tập, không khó
lắm với pháp môn từ, bi, hỉ, xả thật khéo để giúp đời.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát
Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp
Giới Tam Bảo.