Bắc truyền
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Lịch Sử Đức Phật
(Cũng có tên là Thần Thông Du Hý)
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHƯƠNG QUẢNG ĐẠI TRANG NGHIÊM

Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN X

Phẩm 25: ĐẠI PHẠM THIÊN VƯƠNG KHUYẾN THỈNH

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Khi mới thành đạo Chánh giác, Như Lai đã tĩnh tọa một mình trong rừng Đa diễn, tâm an trụ vào cảnh thiền định sâu xa vi diệu, quan sát kháp thế gian rồi khởi lên suy niệm này: “Pháp mà Ta đã chứng được thậm thâm vi diệu, tịch tĩnh bậc nhất, rt khó lãnh hội thấu đạt, không thể lý giải theo con đường tư duy phân biệt, chỉ có chư Phật mới có thể thông tỏ. Pháp đó dạy con đường vượt qua năm uẩn để đi vào chân lý đệ nhất tức thể tánh thanh tịnh vô xứ, vô hành, bất thủ, bất xả; không thể hiểu hết bằng tri kiến bình thường, không thể chỉ bày rõ được vô vi, vô tác, lìa xa sáu cảnh; chẳng phải là pháp mà tâm có thể ước lượng được hay diễn đạt bằng ngôn từ được, không thể hiểu theo cảm quan nghe thấy và cũng không thể quán tưởng mà hiểu được vì nó dung thông vô ngại, lìa mọi con đường sẵn có để vươn tới chn cứu cánh, là pháp Không, Vô sở đắc, Niết-bàn tịch tĩnh. Nếu truyền dạy pháp ấy cho con người thì chắc hẳn họ không thể thấu hiểu được, chỉ uổng công mà chẳng đem lại lợi ích gì. Vì vậy Ta cứ mặc nhiên an trụ”. Bấy giờ Thế Tôn đọc bài kệ:

        Ta chứng pháp cam lộ vô vi

        Thâm diệu tịch tĩnh lìa cấu nhiễm

        Tất cả chúng sinh khó lãnh hội

        Vì thế ta yên lặng tịch trú

        Pháp ấy xa lìa mọi ngôn từ

        Ví như hư không không ô nhiễm

        Tâm y tư duy đều chẳng đạt

        Nếu người thấu đạt thật ít có

        Tánh của pháp ấy lìa văn tự

        Ai thâm nhập được diệu lý ấy

        Nhờ trải nhiều kiếp cúng dường Phật

        Nên mới nghe qua sinh tin hiểu

        Chẳng thể nói Hữu hoặc nói Vô

        Không Hữu không Vô cũng chẳng được

        Ta xưa vô lượng kiếp tu hành

        Chưa đạt cứu cánh Vô sinh nhẫn

        Nay đã đạt pháp cứu cánh ấy

        Thường quán các pháp không sinh diệt

        Tất cả các pháp bản tánh Không

        Nhiên Đăng Như Lai thọ ký Ta

        Ông ở đời sau thành Chánh giác

        Thành Phật hiệu là Thích-ca Văn

        Tuy vào lúc ấy chứng pháp tịnh

        Nay Ta mới đạt đến cứu cánh

        Thấy chúng sinh trong cõi sinh tử

        Không phân chánh pháp và phi pháp

        Chúng sinh thế gian có thể độ

        Nên khởi đại Bi mà độ chúng

        Phạm vương nếu đến khuyến thỉnh

        Ta Ta sẽ chuyển bánh xe diệu pháp.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Như Lai nói xong bài kệ ấy liền từ chòm lông trắng giữa hai hàng lông mày phóng ra luồng hào quang lớn chiếu sáng khắp Tam thiên đại thiên thế giới. Bấy giờ vị Thiên chủ thế giới Ta-bà là Loa Kế Phạm vương, nhờ oai thần của Phật mà biết được Thánh ý trong sự im lặng của Như Lai, nên suy nghĩ: “Ta phải mau đến chỗ Phật khuyến thỉnh Ngài khởi chuyển bánh xe chánh pháp”. Ông liền gọi chúng Phạm thiên đến nói:

        -Này các vị, chúng sinh trong thế gian đối với pháp lành có thể giảm sút, đối với pháp ác có thể tăng lên. Vì sao thế? Là vì Phật đã đắc quả vị Vô thượng Bồ-đề rồi nhưng chỉ im lặng an trụ chứ không chuyển bánh xe pháp. Chúng ta phải đến đấy để khuyến thỉnh Ngài chuyển bánh xe pháp giáo hóa chúng sinh.

        Thế rồi Phạm vương cùng với sáu mươi tám câu-chi vị Phạm thiên đến chỗ Phật, đảnh lễ ngang chân Phật, cung kính đi nhiễu quanh theo phía phải ba vòng rồi đứng sang một bên thưa:

        -Bạch Thế Tôn, hiện nay chúng sinh trong thế gian đối với pháp lành đang bị giảm sút. Vìsao thế? Như Lai đã vì chúng sinh mà xut gia cầu đạo Bồ-đề. Nay thành Phật rồi lại im lặng an trụ không chuyển bánh xe chánh pháp, do vậy mà chúng sinh đối với pháp lành không được tăng trưởng. Lành thay Thế Tôn, lành thay Thiện Thệ! Xin Thế Tôn vì chúng sinh mà khởi tâm đại Bi chuyển bánh xe chánh pháp. Nhiều chúng sinh có năng lực lãnh hội được pháp thâm diệu. Chỉ mong Thế Tôn chuyển bánh xe pháp.

        Bấy giờ Đại phạm Thiên vương đọc bài kệ tán thán Phật:

        Thắng trí Như Lai

        Viên mãn tối thượng

        Phóng hào quang lớn

        Chiếu khắp thế gian

        Dùng mặt trời tuệ

        Nở hoa cõi người

        Vì sao lìa bỏ

        An trụ vô thanh

        Phật đem pháp báu

        Ban cho muôn loài

        Nơi trăm ngàn kiếp

        Đã từng thu nhận

        Gần gũi cõi đời

        Nào bỏ chúng sinh

        Cúi mong Thế Tôn

        Thổi loa pháp vang

        Gióng trng pháp lớn

        Thắp đèn pháp ngời

        Tuôn mưa pháp đượm

        Dựng cao cờ pháp

        Đưa hết chúng sinh

        Qua biển sinh tử

        Bệnh nặng phiền não

        Đều được diệt trừ

        Lửa phiền não dữ

        Làm cho dừng tắt

        Chỉ rõ Niết-bàn

        Đường không ưu não

        i pháp chân thật

        Mở cửa giải thoát

        Khiến bao kẻ mù

        Đều được pháp nhãn

        Dứt hết mọi lo

        Sinh lão bệnh tử

        Không phải trời người

        Không phải Đế Thích

        Mà đoạn trừ sạch

        Sinh tử phiền não

        Con cùng Thiên chúng

        Kính thỉnh Như Lai

        Chuyển bánh xe pháp

        Nguyện đem công đức

        Việc khuyến thỉnh này

        Đồng mong Thế Tôn

        Chuyển xe chánh pháp

        Giáo hóa muôn loài.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc by giờ Thế Tôn yên lặng an trụ, Đại phạm Thiên vương cùng với chư Thiên dùng bột hương chiên-đàn và trầm thủy cõi trời cúng dường Phật xong liền biến mất.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc đó Như Lai vì mun cho thế gian tôn trọng chánh pháp, vì muốn cho diệu pháp thậm thâm được khai mở, truyền bá khp thế gian nên đã trụ vào thiền định quan sát khắp cõi và suy nghĩ: “Pháp mà Ta đã chứng được thậm thâm vi diệu, tịch tĩnh bậc nhất rất khó lãnh hội thu đạt, không thể lý giải theo con đường tư duy phân biệt, chỉ có chư Phật mới có thể thông tỏ. Pháp đó dạy con đường vượt qua năm uẩn để đi vào chân lý đệ nhất tức thể tánh thanh tịnh vô xứ, vô hành, bất thủ, bất xả, không thể hiện bằng tri kiến bình thường, không thể chỉ bày rõ được vô vi, vô tác, lìa xa sáu cảnh, chẳng phải là pháp mà tâm có thể ước lượng được hay diễn đạt bằng ngôn từ được, không thể hiểu theo cảm quan nghe thấy và cũng không thể quán tưởng mà hiểu được vì dung thông vô ngại, lìa mọi con đường sn có để vươn tới chn cứu cánh, là pháp Không, Vô sở đắc, Niết-bàn tịch tĩnh. Nếu truyền dạy pháp ấy cho con người thì chắc hẳn họ không thể thấu hiểu được, chỉ uổng công mà chẳng đem lại lợi ích gì. Vì vậy ta cứ mặc nhiên an trụ.

        Bấy giờ Đại phạm Thiên vương nhờ uy thần của Phật, nên lại biết Như Lai vẫn còn giữ ý tưởng im lặng, bèn đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân nói:

        -Kiều-thi-ca, ông nay nên biết chúng sinh nơi thế gian bị cuốn trong rừng rậm sinh tử, pháp lành hiện đang giảm sút còn pháp ác lại tăng lên. Vì sao thế? Vì Như Lai không chịu chuyển xe pháp. Kiều-thi-ca, chúng ta phải cùng nhau đến chỗ Phật khuyến thỉnh Ngài, vì chư Phật Như Lai khi đắc đạo thường phải được ân cần khuyến thỉnh thì mới chuyển xe pháp, nếu không thì các Ngài cứ yên lặng an trụ. Do vậy chúng ta phải đến khuyến thỉnh Như Lai chuyển pháp luân cũng là để cho thế gian biết tôn trọng chánh pháp.

        Lúc ấy Đại phạm Thiên vương cùng Thích Đề-hoàn Nhân và chư Thiên ở các cõi, Tứ Thiên vương thiên, Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suât-đà thiên, Lạc biến hóa thiên, Tha hóa tự tại thiên, Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Quang âm thiên, Quảng quả thiên, Biến tịnh thiên, Tịnh cư thiên cho đến A-ca-ni-trấ thiên, tất cả đều uy nghi rực rỡ vào khoảng nửa đêm cùng vân tập đến rừng Đa diễn lễ Phật rồi đi nhiễu quanh theo phía tay phải ba vòng và đứng sang một bên.

        Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân chắp tay hướng về chỗ Phật đọc bài kệ thỉnh Như Lai chuyển xe chánh pháp:

        Thế Tôn hàng phục các ma oán

        Tâm luôn thanh tịnh như trăng tròn

        Nguyện vì chúng sinh ra khỏi định

        Đem trí tuệ sáng chiếu thế gian.

        Thích Đề-hoàn Nhân đọc bài kệ xong mà Phật vẫn cứ yên lặng. Loa Kê Phạm vương nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

        -Này Kiều-thi-ca, không thể khuyến thỉnh như vậy mà được đâu.

        Thế rồi Đại phạm Thiên vương liền rời tòa ngồi, vén vạt áo để lộ vai bên phải, đầu gối phải quỳ chạm sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật nói bài kệ khuyến thỉnh:

        Như Lai nay đã hàng phục ma

        Trí tuệ sáng ngời chiếu khắp chốn

        Thế gian căn cơ đã thuần thục

        Cúi mong Thế Tôn rời định cảnh.

        Khi ấy Thế Tôn nói với Đại phạm Thiên vương:

        -Pháp mà Ta đã chứng được thậm thâm vi diệu, tịch tĩnh bậc nhất, rất khó lãnh hội thấu đạt, không thể lý giải theo con đường tư duy phân biệt, chỉ có chư Phật mới có thể thông tỏ. Pháp đó dạy con đường vượt qua năm uẩn để đi vào chân lý đệ nhất tức thể tánh thanh tịnh vô xứ, vô hành, bất thủ, bất xả, không thể hiểu hết bằng tri kiến bình thường, không thể chỉ bày rõ được vô vi, vô tác, lìa xa sáu cảnh; chẳng phải là pháp mà tâm có thể ước lượng được hay diễn đạt bằng ngôn từ được, không thể hiểu theo cảm quan nghe thấy và cũng không thể quán tưởng mà hiểu được vì nó dung thông vô ngại, lìa mọi con đường sn có để vươn tới chốn cứu cánh, là pháp Không, Vô sở đc, Niết-bàn tịch tĩnh. Nếu truyền rộng pháp ấy cho mọi người thì chắc hẳn họ sẽ không thể thấu hiểu được. Vì mà Ta thường suy niệm hai bài kệ sau:

        Đạo Ta chứng ngược dòng

        Thâm diệu khó nhận biết

        Kẻ mù tối không hiểu

        Nên im lặng vô ngôn

        Chúng sinh nơi cõi thế

        Đắm theo năm cảnh, trần

        Thật khó tỏ pháp Ta

        Nên Ta im lặng mãi.

        Lúc đó Phạm vương, Đế Thích cùng hội chúng chư Thiên nghe Phật nói kệ như vậy lòng rất lo buồn, biến mất khỏi nơi ấy.

        Đức Phật nói với chư vị Tỳ-kheo:

        -Vào một hôm nọ, Đại phạm Thiên vương nhận thấy nhiều nhóm ngoại đạo tại nước Ma-già-đà đề xướng các thuyết về đất, nước, lửa, gió rồi tranh biện, giải thích theo tà kiến mà cho là chánh đạo. Chúng sinh ở đấy cần được hóa độ, mà Đức Phật vẫn còn yên lặng như trước, nên đã thân hành đến chỗ Phật, đảnh lễ ngang chân Phật, nhiễu quanh ba vòng, quỳ gối bên phải chạm sát đất, chắp tay cung kính đọc bài kệ khuyến thỉnh:

        Nước Ma-già-đà

        Nhiều đám ngoại đạo

        Thảy đều rao truyền

        Gieo rắc tà kiến

        Cúi mong Mâu-ni

        Mở pháp cam lộ

        Thanh tịnh bậc nhất

        Để chúng được nghe

        Pháp của Phật chứng

        Thanh tịnh dứt nhiễm

        Đưa đến bờ giác

        Chẳng tăng chẳng giảm

        Ở trong ba cõi

        Tôn quý hơn hết

        Như núi Tu-di

        Hiện rõ trên biển

        Vì khắp muôn loài

        Khởi lòng xót thương

        Tế độ chúng sinh

        Sao lại từ bỏ

        Như Lai gồm đủ

        Mọi thứ công đức

        Dũng lực vô úy

        Cúi xin trừ tận

        Khổ não chúng sinh

        Trời người thế gian

        Bị phiền não bệnh

        Bức bách muôn nẻo

        Xin Phật từ bi

        Xót thương tế độ

        Chỉ có Như Lai

        Là chốn quy ngưỡng

        Trời người từ xưa

        Được theo Như Lai

        Nẻo thiện đã thuần

        Đều cầu giải thoát

        Nếu được nghe pháp

        Đủ sức nhận lãnh

        Cúi mong Như Lai

        Nên mau truyền bá

        Vì vậy con nay

        Xin Bậc Tinh Tấn

        Khai bày pháp diệu

        Khiến thấy nẻo chánh

        Ví như mây dày

        Mưa tuôn khắp chốn

        Mưa pháp Như Lai

        Lại cũng như vậy

        Thm nhuần tất cả

        Chúng sinh khát khao.

        Còn bao nhiêu kẻ

        Tà kiến bủa vây

        Trong rừng sinh tử

        Trôi lăn bao kiếp

        Chưa được cứu độ

        Mù không mắt tuệ

        Nên sa hầm sâu

        Duy nguyện Đạo Sư

        Khai rõ đường chánh

        Thí pháp cam lộ.

        Phật đâu dễ gặp

        Như hoa Ưu-đàm

        Cúi mong độ thoát

        Bao kẻ lạc loài.

        Như Lai từ xưa

        Phát nguyện rộng lớn

        Tự độ hoàn tất

        Sẽ độ chúng sinh

        Xin đem pháp sáng

        Trừ mọi tối tăm

        Chỉ Phật đại Từ

        Nào quên bản nguyện.

        Như Sư tử rống

        Như sấm rền vang

        Xin vì chúng sinh

        Chuyến bánh xe pháp.

        By giờ, Thế Tôn dùng Phật nhãn quan sát căn tính thượng, trung, hạ của tất cả chúng sinh, nhận thy có thể gồm vào ba nhóm là chánh, tà và bất định. Cũng như mỗi người đến một ao nước trong trẻo thấy trong ao có nhiều cây cỏ, hoặc còn chìm dưới mặt nước, hoặc vừa nhú lên ngang mặt nước, hoặc vươn lên khỏi mặt nước, ba loại đó đều phân biệt rất rõ ràng. Như Lai quan sát căn tính bậc thượng, trung và bậc hạ của tất cả chúng sinh cũng giống như vậy. Khi ấy Như Lai suy nghĩ: “Nếu ta thuyết pháp hoặc không thuyết pháp thì đối với loại chúng sinh tà kiến họ cũng chẳng biết gì; còn đi với chúng sinh có chánh kiến nếu ta thuyết pháp hoặc không thuyết pháp thì họ cũng đều thông tỏ. Chỉ còn đối với loại chúng sinh bất định, nếu ta thuyết pháp thì họ thông tỏ, còn không thuyết pháp thì họ không biết đâu nương tựa. Này các Tỳ-kheo, khi đó Như Lai chú ý đến loại chúng sinh bất định ấy nên khởi tâm đại Bi, tuyên b:

        -Ta sẽ vì loại chúng sinh đông đảo này chuyển xe pháp khiến cho pháp bảo có mặt trong cõi đời và cũng vì Đại phạm Thiên vương đã hết lòng khuyên thỉnh.

        Thế Tôn đọc bài kệ nói với Phạm vương:

        Ta nay vì ông thỉnh

        Sẽ mưa Pháp cam lộ

        Xuống khắp cõi thê gian

        Trời người cùng rồng thần

        Những người tâm định tín

        Nên lãnh hội chánh pháp.

        Lúc đó Đại phạm Thiên vương nghe Phật nói bài kệ xong thì vui mừng tột độ cho là điều chưa từng có, liền đến trước đảnh lễ ngang chân Phật đi nhiễu quanh vô s vòng rồi biến mất.

        Này các Tỳ-kheo, bấy giờ Địa thần gọi thần Hư không và nói lớn:

        -Như Lai nay đã nhận lời khuyến thỉnh của Đại phạm Thiên vương sắp chuyển bánh xe pháp. Như Lai vì tâm đại Từ bi thương xót muốn hóa độ tất cả chúng sinh đem lại lợi ích cùng mọi an lạc cho họ, vì muốn làm tăng trưởng cõi trời người, giảm thiểu các cõi ác cũng như chỉ cho chúng sinh đạt đến giải thoát nên đã chịu chuyển bánh xe chánh pháp.

        Địa thần nói xong thì chỉ trong một niệm thần Hư không đã nghe rõ và truyền đi khắp chôn đến tận cõi trời A-ca-ni-trá.

        Này các Tỳ-kheo, khi y có bốn vị Thiên tử bảo vệ cây Bồ-đề tên là Ái Pháp, Quang Minh, Lạc Pháp và Pháp Hành cùng đến trước chỗ Phật, đảnh lễ ngang chân Phật và thưa:

        -Bạch Thế Tôn, Ngài sẽ chọn nơi nào để chuyển pháp luân?

        Như Lai đáp:

        -Ta sẽ ở vườn Lộc dã tức chn Tiên nhân đọa xứ thuộc nước Ba-la-nại để chuyển bánh xe chánh pháp.

        Các vị Thiên tử lại hỏi:

        -Bạch Thế Tôn, cảnh trí trong vườn Lộc dã thuộc nước Ba-la-nại y kém phần tươi đẹp, cây rừng khe sui cũng không nổi tiếng lắm, chỉ có đất đai phì nhiêu, dân cư đông đúc, thành ấp cũng nhiều, ao hồ trong sạch mát mẻ, vậy vì lý do gì mà Như Lai chọn nơi ấy để chuyển pháp luân?

        Khi y Đức Phật nói với các vị Thiên tử:

        -Các ông không nên nói như thế. Vì sao vậy? Ta nhớ lại từ kiếp xa xưa, đã từng lần lượt cúng dường đến sáu mươi ngàn ức na-do-tha chư Phật, Như Lai tại thành Ba-la-nại và có tới chín vạn một ngàn câu-chi Đức Phật đã chọn nơi đó để chuyển bánh xe chánh pháp. Tất cả pháp vi diệu thậm thâm được chư Phật giảng tại đó. Do vậy đất này luôn được Trời, Rồng, Dạ-xoa, La-sát, Càn-thát-bà hộ trì. Đó là lý do khiến Như Lai chọn vườn Lộc dã làm nơi chuyển bánh xe chánh pháp vậy.

   
 

Trở lại

Tiêu điểm: