Bắc truyền
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Lịch Sử Đức Phật
(Cũng có tên là Thần Thông Du Hý)
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHƯƠNG QUẢNG ĐẠI TRANG NGHIÊM

Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN III

Phẩm 7: ĐẢN SINH

        Lúc bấy giờ Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát ở trong thai đã đủ mười tháng, lúc sắp sửa được sinh, nơi cung vua Du-đầu-đàn đã hiện trước ba mươi hai điềm lành: một là hầu hết cây lớn đều trổ búp hoa sắp nở; hai là trong các ao hồ những loại hoa quý như hoa Ưu-bát-la, hoa Câu-vật-đầu, hoa Ba-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi... đều kết nhụy; ba là hoa trong khu ngự uyển đều nở rộ mà không héo tàn; bốn là tám hàng cây báu tự nhiên mọc lên; năm là có hai vạn kho báu từ dưới lòng đất hiện lên; sáu là trong vương cung tự nhiên hiện ra ngà voi quý giá; bảy là cũng từ dưới đất hiện lên vô số bình báu, mỗi bình chứa đầy dầu thơm; tám là từ trong núi Tuyết có vô số Sư tử con tụ tập về kinh thành Ca-tỳ-la, đi vòng khắp kinh thành vui thú nhảy nhót, kêu rng, cùng nhau canh giữ nơi các cửa thành; chín là những con sư tử ấy không hề nhiễu hại bất cứ người dân nào; mười là có năm trăm chú voi con màu trắng cũng từ núi Tuyết kéo về đến ngay nơi trước cung điện nhà vua; mười một là vô lượng chư Thiên hài đồng bỗng dưng hiện ra và được các thể nữ ấm bồng dịu dàng dạo chơi khắp nơi; mười hai là xuất hiện nhiều vị Long nữ trụ trên hư không, hiện nửa thân hình tay cầm các chuỗi ngọc quý giá, kỳ diệu; mười ba là có đến mười ngàn Thiên nữ hiện ra nơi không trung, mỗi người đều cầm chiếc quạt bằng lông chim Khổng tước; mười bốn là xuất hiện mười ngàn chiếc bình báu, mỗi bình đều chứa đầy nước thơm, có những cánh hoa đẹp nổi bồng bềnh trong ấy, tất cả đều hiện ra từ trong hư không rồi bay vòng khắp kinh thành Ca-tỳ-la; mười lăm là có mười ngàn Thiên nữ hiện ra nơi không trung, mỗi người đều nâng một chiếc bình quý; mười sáu là cũng có tới mười ngàn Thiên nữ thảy đều cầm cờ, lọng, phướn, dù quý giá hiện ra nơi không trung; mười bảy là có vô lượng các thể nữ ở cõi trời hiện ra nơi không trung tay cầm các thứ Thiên nhạc nhưng chưa hòa tấu; mười tám là hết thảy các luồng gió thơm đều không thổi mạnh mà chỉ tụ lại một cách ấm áp; mười chín là nước nơi các dòng sông lớn nhỏ đều trong veo nhưng không chảy; hai mươi là mặt trời mặt trăng chiếu trên cung điện cũng như các vì tinh tú đều không vận hành; hai mươi mốt là sao Phất-sa sắp hợp với mặt trăng; hai mươi hai là khắp các cung điện trong vương cung bỗng dưng có những loại lưới báu giăng mắc đầy ở trên cao; hai mươi là hết thảy mọi thứ đèn đuốc thắp lên đều không có màu sắc; hai mươi bốn là tất cả các lầu gác điện đền, đài, cây lớn, bỗng nhiên đều có các thứ ngọc quý, ma-ni, treo đầy ở trên cao tô điểm thêm cho vẻ đẹp trang nghiêm; hai mươi lăm là tự dưng các kho châu báu đều mở cửa; hai mươi sáu là các loại chim xấu, thú quái đều không cất tiếng kêu, hót; hai mươi bảy là ở nơi không trung phát ra lời nói vi diệu, gọi rõ: “Thiện sinh, Thiện sinh!”; hai mươi tám là mọi sinh hoạt ở nhân gian đều ngừng lại; hai mươi chín là các vùng đất cao thấp đều trở nên bằng phẳngẽ, ba mươi là các con đường lớn cũng như các đường nhỏ, đường hẻm, ngõ ngách khắp trong kinh thành tự nhiên trở nên ngăn nắp, quang đãng, tung rải nhiều thứ hoa đẹp; ba mươi mốt là tất cả sản phụ sinh đẻ đều được thuận tiện, yên lành; ba mươi hai là thọ thần Ta-la xuất hiện nửa thân hình, chắp tay cung kính lễ bái. Đó là ba mươi hai điềm lành đã hiện ra như vậy trước khi Bồ-tát được sinh ra đời.

        Lúc đó, Thánh hậu Ma-da, nhờ thần lực của Bồ-tát nên biết rõ Bồ-tát sắp đản sinh, vào lúc đầu hôm đã đến chỗ vua Du-đầu-đàn nói kệ:

        Xin đại vương nghe lời thiếp tâu

        Vườn Lâm-tỳ nghĩ đến đã lâu

        Lòng không gợn niệm nghi và ghét

        Mong được đến đấy vui ngoạn du

        Đại vương dốc lòng vì đạo pháp

        Khổ tu các hạnh lắm công phu

        Từ khi hoài thai bậc Thanh tịnh

        Thiếp ở cung điện cũng đã lâu

        Vườn Lâm trẩy lộc xanh tươi thắm

        Nay thật đúng lúc nên dạo thăm

        Cảnh vật vào xuân thật trong lành

        Cùng với thể nữ đầy vui thích

        Muôn chim hót vang như ngợi ca

        Nơi nơi chốn chốn hoa đua nở

        Cúi mong Đại vương mau truyền bảo

        Kịp thời đến thưởng ngoạn vườn hoa.

        Vua nghe lời Thánh hậu thưa qua

        Vui mừng truyền gọi quan thân cận

        Chuẩn bị ngay xe tốt, kiệu hoa

        Vườn Lâm-tỳ cũng phải sửa sang

        Hai vạn thớt voi cần sẵn sàng

        Thân trắng như tuyết hình to khỏe

        Ma-ni, ngọc báu phủ đầy thân

        Lưới báu vàng ròng giăng đầu tượng

        Với voi chúa sáu ngà đều đủ

        Hai bên chuông ngọc phải giao nhau,

        Lại chọn tuấn mã tròn hai vạn

        Bờm sẫm, thân trắng như tuyết bạc

        Hàm thắng yên vàng, chuông lưới báu

        Sức ngựa chạy như gió thổi tuôn

        Hai vạn tinh binh đều anh dũng

        Đủ sức ngăn địch, hộ Thánh nương

        Vận giáp mũ trụ, mang giáo mác

        Đều cầm khiên đấu, đã sẵn sàng.

        Thánh hậu ngự nơi loại kiệu xe

        Vật báu, ma-ni lấy điểm xa

        Dùng một xe chở đầy trân phẩm

        Bên trên che phủ màn lụa là

        Đẩy xe hộ tống quân dũng lực

        Bận giáp, khí tài đều thủ sẵn.

        Thêm vào vô số xe nối nhau

        Chở thêm châu báu thật vàn muôn.

        Lại dùng vô lượng châu báu khác

        Chạm tô vòng khắp Lâm-tỳ viên

        Lại đem gấm lụa và ngọc báu

        Trang hoàng cây cối tại Lâm viên

        Khắp chốn rải đầy bao hoa lạ

        Như vườn Hoan hỷ trời Đế Thích

        Các người mọi việc gấp làm xong

        Rồi mau tâu lại cho ta rõ.

        Các quan đều vâng lệnh vua truyền

        Mọi vật kiếm đủ, đã sn sàng

        Tâu trình, chúc vua thêm phước thọ

        Tất cả đầy đủ như lệnh ban

        Vua nghe trình tấu lòng vui sướng

        Bước vào nội cung dặn kỹ càng

        Nên gắng để lòng ta thêm vui

        Các ngươi phải hết lòng trang điểm

        Hương xông, lụa là và y phục

        Mềm mại vi diệu tùy ý thích.

        Chuỗi ngọc anh lạc đeo vào thân

        Tất cả mang theo nhiều nhạc khí

        Cầm, sắc, không, hầu, tiêu, sáo đủ

        Hòa tấu âm thanh thật lạ hay

        Nam nữ trời người nếu được nghe

        Phải đều mừng vui lòng yêu thích.

         Kiệu xe báu Thánh hậu ngự trên

        Không một kẻ lạ được lai vãng

        Thể nữ hầu cận cần chọn kỹ

        Người thân tướng xấu phải bỏ ra

        Bốn binh tập hợp trước vương môn

        Rầm rộ âm vang như biển động

        Thánh hậu vừa ra khỏi cửa cung

        Mọi lời an lành đều chúc tụng

        Xe cộ kiệu cáng nôi theo sau

        Chung hòa nhịp ngân âm chuông báu

        Rồi đến trăm ngàn chúng Thiên nhân

        Trên cao che chở tòa Sư tử

        Trong xe bốn bên là cây báu

        Cành lá hoa quả đều tốt tươi

        Lại có chim lạ tiếng hót êm

        Dập dìu nhảy múa cùng bay lượn

        Cờ phướn, võng, lọng và Thiên y

        Đều vây quanh trang nghiêm cao vút

        Thể nữ chư Thiên khắp hư không

        Tâm đều hoan hỷ cùng ca ngợi

        Thánh hậu vừa bước lên xe báu

        Sáu cách chấn động khắp Tam thiên

        Đế Thích nghiêng mình bên đường lớn

        Tứ vương Hộ thế hầu cạnh bên

        Đại phạm Thiên vương làm kẻ dẫn.

        Đ dẹp trừ các tướng xấu xa

        Trăm ngàn chúng chư Thiên vô lượng

        Cung kính đảnh lễ cùng chiêm ngưỡng

        Thấy Thiên chúng theo hầu đông đảo

        Vua cha tâm ý thật hả hê

        Nghĩ rằng Thánh hậu mang thai ấy

        Phải sinh ra Bậc chủ mọi trời

        Đã được Tứ Thiên vương Hộ thế

        Phạm vương Đế Thích cùng chư Thiên

        Bày biện cúng dường thật vô biên

        Như vậy ắt sẽ là vị Phật

        Không chúng sinh nào trong ba cõi

        Lại dám nhận cúng dường như thế

        Thích Phạm và Long vương nào được

        Cùng Tứ vương Hộ thế tương đồng

        Vì chưa đủ đức để nhận cúng

        Hoặc do thọ nhận sẽ mạng chung

        Chỉ Bậc Tối Thắng, chủ chư Thiên

        Có thể lãnh nhận Trời, Người cúng.

        Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc ấy có tám vạn bốn ngàn tượng binh, mã binh, xa binh cùng bộ binh, tất cả đều hàng lớp chỉnh tề, dũng lực vô địch, áo giáp mũ trụ đầy đủ, đội hình trang nghiêm, thủ sn các loại binh khí hộ tng Thánh hậu. Thể nữ của dòng họ Thích có tới sáu vạn người, cùng vui vẻ vâyquanh theo hầu, quyến thuộc của nhà vua hoặc lớn hoặc trẻ đều cung kính tháp tùng. Lại có đến sáu vạn thể nữ của nhà vua hòa tấu kỹ nhạc ca múa. Các đồng nữ của chư Thiên, các Long nữ, Càn-thát-bà nữ, Khẩn-na-la nữ, A-tu-la nữ, mỗi nhóm có tới tám vạn bốn ngàn vị đều tự trang sức bằng các vật báu, cũng hòa tấu nhiều loại âm nhạc cùng ca múa, ngợi khen, tất cả đều hớn hở đi theo Thánh hậu đến vườn Lâm-tỳ-ni, lại dùng các thứ hương thủy rưới khắp nơi trên đất, tung rải vô s thiên hoa Trong vườn Lâm-tỳ-ni cây cỏ cành lá hoa quả lúc nào cũng tươi tốt, nở rộ, trĩu cành, vô cùng đẹp đẽ trang nghiêm chẳng ị khác nào vườn hoa Hoan hỷ của Đế Thích.

        Bấy giờ, Thánh hậu Ma-da đã đến vườn Lâm-tỳ-ni dạo chơi ngắm xem mọi chốn rồi đến cây báu Ba-xoa. Cây Ba-xoa ấy cành lá sum suê tươi thắm, xung quanh có thiên hoa, nhân hoa nở rộ, gió thổi nhè nhẹ, hương bay thơm ngát. Lại dùng các tơ lụa ngọc ngà quý giá tô điểm thêm cho cội cây ấy. Xung quanh gốc cây đất bằng phẳng như lòng bàn tay, các thứ cỏ mọc đều, màu sắc xanh sẫm mịn màng như đuôi chim Khổng tước, khi chạm vào có cảm giác thích thú như chạm vào y Ca-lân-đà. Vô lượng các vị mẹ Phật thời quá khứ cũng đều đến an tọa nơi gốc cây Bảo thọ này.

        Lúc ấy có trăm ngàn vị Thiên tử cõi trời Tịnh cư tâm luôn tịch tĩnh, hoặc bện tóc rũ xung hoặc đội mũ báu, cùng đến bên gốc cây đi vòng quanh Thánh hậu, hoan hỷ đảnh lễ rồi hòa tấu Thiên nhc để ca ngợi Thánh hậu. Ngay khi đó Bồ-tát dùng thần lực theo luồng gió hiện ra nơi gốc cây Bảo thọ, hướng về phía Thánh hậu lễ bái ngang chân.

        Bấy giờ Thánh hậu Ma-da từ thân mình phóng ra luồng ánh sáng như luồng điện sáng lòa cả cõi hư không, ngước nhìn tàng cây vội đưa tay phải vịn vào cành phía Đông, thoáng hơi chau mày rồi thì khoan thai đứng thẳng như thường.

        Có tới sáu vạn trăm ngàn các thể nữ ở cõi trời Dục giới đến chỗ Thánh hậu vâng lệnh cúng dường. Các Tỳ-kheo nên biết Bồ-tát an trụ nơi thai mẹ với những thần thông biến hiện đã tạo đầy đủ các thứ những công đức như vậy, trải qua đủ mười tháng, bây giờ từ nơi hông phải của mẹ sinh ra một cách an lành, luôn giữ chánh niệm chánh tri không hề bị vướng nhiễm.

        Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bấy giờ Đế Thích cùng vị chủ thế giới Ta-bà là Phạm Thiên vương hết lòng cung kính tôn trọng đến trước mặt Bồ-tát nhất tâm chánh niệm, dùng hai tay lấy tấm y Kiều-xà-da che cho Bồ-tát rồi nâng Bồ-tát lên khi mọi việc đã hoàn tất. Sau đó liền đưa bảo điện, nơi ở của Bồ-tát thời gian còn trong thai mẹ trở lại Phạm cung.

        Bồ-tát lúc đó đã đản sinh xong, oai nghi như Sư tử vương hoặc Bậc Đại trượng phu, liền quan sát bn phương, khoan thai nhìn ngắm. Các Tỳ-kheo nên biết Bồ-tát trải qua nhiều đời tích chứa căn lành nên lúc sinh ra đã đạt được Thiên nhãn nhìn thấu Tam thiên đại thiên thế giới, các quốc độ thành ấp cũng như thông tỏ mọi tâm trạng hành động của chúng sinh. Đã biết rõ như thế, Bồ-tát lại quan sát căn cơ của chúng sinh về Giới, Định, Trí tuệ, các căn lành, so sánh với bản thân mình, nhận thy trong khắp mười phương của Tam thiên đại thiên thế giới không một chúng sinh nào sánh được với mình.

        Lúc bấy giờ Bồ-tát khéo tự tư duy, vận dụng chánh niệm chẳng cần người khác vịn đỡ tự mình bước lên bảy bước về phía Đông, nơi mỗi bước chân đều hiện lên hoa sen. Bồ-tát không hề sợ hãi cũng không bị khí lạnh nhập vào, cất lời nói như thế này: “Ta đã đạt được tất cả các pháp lành, sẽ vì chúng sinh mà thuyết giảng các pháp lành ấy”. Rồi Bồ-tát hướng về phía Nam bước đi bảy bước, cất tiếng nói như sau: “Ta sẽ được cả Trời, Người tôn quý cúng dường”. Lại hướng về phía Tây bước đi bảy bước cất lời: “Đi với thế gian Ta là Bậc Tối Tôn, Bậc Tối Thắng, đây chính là thân tối hậu của Ta, vì Ta đã dứt hết mọi sinh, lão, bệnh, tử”. Lại hướng về phía Bắc bước đi bảy bước nói: “Ta là Bậc Vô Thượng đệ nhất trong tất cả chúng sinh”. Lại hướng về phía dưới bước đi bảy bước nói: “Ta sẽ hàng phục tất cả ma quân, lại tiêu diệt hết mọi thứ lửa dữ của những nỗi khổ đau nơi địa ngục, hiện bày mây pháp lớn, tưới mưa pháp lớn làm cho tất cả chúng sinh đều được an lạc”. Lại hướng về phương trên bước đi bảy bước nói: “Ta sẽ vì hết thảy chúng sinh làm Bậc Tối Thượng để họ chiêm ngưỡng kính lễ”.

        Lúc Bồ-tát nói những lời ấy, âm thanh vang khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Các Tỳ-kheo nên hiểu, Bồ-tát trải qua nhiều kiếp tích tụ căn lành, cho nên với thân mạng sau cùng đạt được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thần thông biến hóa các pháp khế hợp như vậy.

        Các Tỳ-kheo nên biết lúc y đại địa chấn động, tất cả chúng sinh đều vui mừng tột cùng, dứt hết mọi kinh sợ. Khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới, ở những nơi có cây thuốc, không đúng thời cũng đều sinh ra um tùm tươi tốt. Trên hư không phát ra âm thanh vi diệu, mưa rơi li ti cùng với lớp lớp các loại thiên hoa thiên hương, châu báu anh lạc, y phục thượng diệu rực rỡ từ từ hạ xuống đất. Lại có những luồng gió thơm vi diệu thổi mát khắp chn đem lại cảm giác mềm mại thanh tịnh an vui. Bầu trời hoàn toàn trong lành, không một bóng mây, làn sương, không khói bụi làm u ám. Khắp hư không nghe rõ tiếng Phạm âm hòa nhã, trong trẻo tán thán các công đức của Bồ-tát. Bấy giờ, Bồ- tát phóng luồng hào quang lớn với vô lượng trăm ngàn màu sắc khác nhau soi sáng khắp Tam thiên đại thiên thế giới, tất cả chúng sinh thấy được ánh sáng ấy thân tâm đều an ổn vui sướng vô cùng. Mọi ánh sáng của mặt trời mặt trăng, của các vị Đại phạm vương, Đế Thích, Hộ thế Tứ vương cùng của trời, người đều bị lu mờ hẳn trước luồng hào quang của Bồ-tát.

        Cùng lúc, tất cả chúng sinh đều lìa bỏ tham, sân, si, ưu sầu buồn phiền kinh sợ, cũng xa lìa các hành động bất thiện, nghiệp ác, tội chướng. Những chúng sinh bị bệnh tật khổ não đều được dứt trừ, bị đói khát hành hạ được no đủ, bị điên cuồng tán loạn đều được sáng suốt tỉnh táo trở lại, bị khiếm khuyết các căn đều được vẹn toàn, kẻ nghèo thì được tài sản, kẻ bị trói buộc thì được giải thoát. Chúng sinh ở cõi địa ngục đều được nhờ ân mà dừng dứt các thứ cực hình, chúng sinh ở cõi súc sinh thì dứt bỏ tâm hại nhau, chúng sinh ở cõi ngạ quỷ thì đều được no đủ.

        Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát trải qua a-tăng-kỳ trăm ngàn câu-chi na-do-tha kiếp tu các hạnh lành, dốc sức tinh tấn, vì thế lúc mới sinh ra đã xem xét được tất cả mười phương và mỗi phương đều bước đi bảy bước hướng đến. Tất cả chư Phật, Như Lai với những sức sn có hết lòng gia hộ. Những nơi bước chân Bồ-tát giẫm lên đất hóa thành kim cương không còn nứt nẻ hư hoại. Cùng lúc ánh sáng của Bồ-tát chiếu tới thế giới u minh tăm tối, chúng sinh ở đó cũng được trông thấy ánh hào quang lớn ấy. Và trong lúc đó chư Thiên hòa tấu âm nhạc phát ra những âm thanh vi diệu, tung rải các thứ thiên hoa, mạt hương, huân hương, vòng hoa quý báu làm tăng thêm vẻ trang nghiêm cùng các loại y phục thượng diệu, tất cả như mây từ trên cao rơi xuống. Mọi chúng sinh đều được an ổn vui sướng. Bồ-tát xuất hiện ở thế gian là Bậc Tối Tôn, Tối Thắng, công đức chẳng thể nghĩ bàn, nếu mun trình bày đầy đủ thì cả kiếp cũng không hết được.

        Lúc bấy giờ Tôn giả A-nan rời khỏi chỗ ngồi, vén một vạt y để trần vai bên phải, đầu gối bên phải quỳ chấm đất, chắp tay cung kính thưa Phật:

        -Bạch Thế Tôn, Như Lai lúc còn là Bồ-tát đã có thể thành tựu được bao sự việc thù thắng, hy hữu, huống chi là khi đã đạt được Tuệ giác Vô thượng.

        Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

        -Trong thời vị lai, nếu có những Tỳ-kheo thân tâm chẳng chịu tu tập về giới, tuệ, ngu si không trí lại kiêu mạn, cao ngạo, tâm lý luôn tán loạn quay cuồng không tuân theo giới luật, lòng đầy tham lam, chẳng tin chánh pháp, rõ là hạng Sa-môn đã bị cấu nhiễm, chỉ còn là hình tướng ging vị Sa-môn mà thôi. Những hàng Tỳ-kheo như thế nếu nghe nói về sự kiện Bồ-tát nhập thai mẹ một cách thanh tịnh thì không những chẳng đem lòng tín thọ mà còn tụ họp thành nhóm sinh tâm xâu chê bai bài bác, cho: “Bồ-tát ở trong thai mẹ nơi hông bên phải, tuy không bị ô nhiễm vì máu mủ nhưng làm sao có được những công đức lớn như thế?” Những kẻ ngu như thế đã không thể biết Bồ-tát vốn trải qua nhiều kiếp tu tập tích tụ được nhiều công đức, lại cũng không thể hiểu nổi Bồ-tát thị hiện nhập thai nên mới có vô lượng công đức thanh tịnh thù thắng như vậy, chỉ vì thương xót chúng sinh mà Bồ-tát xuất hiện nơi cõi đời. Này A-nan, chư Phật, Như Lai xuất hiện ở đời, đã không ở nơi các cõi trời thành quả vị Chánh giác chuyển Pháp luân vi diệu mà chỉ ở nơi cõi người thị hiện thành Phật, vì sao vậy? Nếu Ta ở cõi trời đạt Tuệ giác Vô thượng thì chúng sinh trong cõi người sẽ cho là mình chẳng phải là chư Thiên làm sao có thể tu tập thành Phật được nên sinh tâm thoái lui. Do ý nghĩ đó nên Ta chỉ thành tựu quả vị Tuệ giác Vô thượng tại cõi người.

        Tuy nhiên, bọn pháp tặc ngu si đó đã không thể hiểu được các sự kiện không thể nghĩ bàn của Bồ-tát nên sinh tâm xấu xa phỉ báng, lầm tưởng những điều mình suy đoán là đúng. Này A-nan, những kẻ ngu si ấy, ngay cả công đức vô lượng của Phật họ còn chẳng tin hung gì có thể tin vào thần lực của Bồ-tát. Những hàng Tỳ-kheo như thế chỉ là những hạng người tham đắm lợi dưỡng, danh vị mà thôi.

        Tôn giả A-nan thưa với Phật:

        -Bạch Thế Tôn, vào thời vị lai nếu có những người ngu si thấp kém như vậy đem lòng phỉ báng kinh này thì tội của họ như thế nào, họ sẽ bị những tội báo gì?

        Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

        -Nếu trong thời vị lai, có những hạng Tỳ-kheo xấu xa đem lòng phỉ báng kinh này tức là lìa bỏ các phép tắc của bậc Sa-môn, chồng chất bao thứ tội lỗi. Này A-nan, ví như có kẻ tiêu diệt đạo Phật, hủy diệt tất cả mười phương ba đời chư Phật, như vậy tội ác của kẻ ấy có nhiều không?

        Tôn giả A-nan thưa:

        -Bạch Thế Tôn, rất nhiều.

        Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

        -Nếu có chúng sinh nào phỉ báng kinh điển Đại thừa thì tội ác của người y sẽ bằng với tội ác của kẻ đã hủy diệt tất cả mười phương ba đời chư Phật.

        Tôn giả A-nan vừa nghe Phật dạy như thế, cả thân mình đều nổi gai vội chắp tay niệm lớn: “Nam-mô Phật-đà! Nam-mô Phật-đà!” và thưa:

        -Con nghe nói đến những kẻ tạo những việc cực ác như thế trong lòng rất kinh hoàng.

        Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

        -Nếu có chúng sinh nào tiêu diệt đạo Phật thì do việc tạo nhân cực ác, người y sẽ bị đọa vào đại địa ngục A-tỳ.

        Này A-nan, nếu ở thời vị lai có các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu- bà-tắc, Ưu-bà-di đem lòng phỉ báng kinh điển Đại thừa này thì những kẻ ấy khi mạng chung nhất định bị đọa vào cõi đại địa ngục A-tỳ.

        Này A-nan, ông phải hiểu rằng công của Đức Như Lai không có giới hạn, không thể lường tính được. Vì sao vậy? Vì công đức của Như Lai bao la, thâm sâu vi diệu, vượt khỏi mọi lường tính của tư duy.

        Này A-nan, nếu lại có người nào nghe được kinh này sinh tâm hoan hỷ, yêu thích tín thọ thì những người như vậy đã đạt được thân mạng thanh tịnh, được lợi ích lớn. Người ấy trọn đời không rơi vào cảnh lầm lạc, đã tu các hạnh lành, đã tiếp cận được sự thật, lìa bỏ ba đường ác, xứng đáng là một Phật tử, đã có được đức tin sâu xa chăm lo cúng dường đối với các bậc Hiền thánh, sinh tâm thanh tịnh cũng sẽ phá trừ tất cả lưới ma nên có thể vượt qua vùng đất sinh tử dứt sạch mọi thứ phiền não trói buộc, khéo biết nơi quay về nương tựa, đạt được sự an vui thắng diệu. Những người ấy thật là hạng ít có, có thể tạo được ruộng phước vô thượng cho thế gian. Vì sao vậy? Vì giáo pháp của chư Phật vốn thâm diệu khó tin, nhưng những người ấy đã hết lòng thâm tín.

        Này A-nan, người ấy đã có nhiều căn lành nên mới thành tựu được đức tin sâu xa đó. Vì sao? Vì chư Phật, Như Lai trong nhiều kiếp đã là bậc Thiện tri thức đối với người ấy.

        Này A-nan, nếu có chúng sinh nào đối với chư Phật, Thế Tôn, tuy chưa được thấy mà chỉ nghe danh hiệu liền sinh tâm vui mừng tín thọ, hoặc có những người chưa được nghe danh hiệu Phật nhưng được thấy Như Lai liền sinh tâm hỷ lạc tín thọ, hoặc có người tuy được trông thấy Phật cũng như nghe danh hiệu Phật nhưng không sinh tâm hoan hỷ tín thọ, hoặc cũng có người nếu được thấy, được nghe Đức Phật liền sinh tâm hoan hỷ tín thọ. Này A-nan, trừ kẻ chẳng tín thọ, còn lại là những người trong nhiều kiếp đã từng được Như Lai làm bậc Thiện tri thức cho họ. Công đức của những người ấy cũng như công đức của Như Lai, tức là khi Như Lai thành đạo Giải thoát giác ngộ sẽ thu nhận họ.

        Này A-nan, Như Lai nhớ lại thời trước lúc tu đạo Bồ-tát, có nhiều chúng sinh thường gần gũi Như Lai, Như Lai đều thu nhận họ, bố thí cho họ tinh thần vô úy. Ngày nay các vị cần phải sinh tâm thanh tịnh tín thọ, siêng năng tu tập. Đối với ông, những gì cần làm Như Lai đều đã chỉ dẫn rõ ràng để giúp ông cùng các vị Tỳ-kheo diệt sạch mọi kiêu mạn.

        Này A-nan, thí như có người xa cách bạn thân lâu ngày, c sức tìm kiếm dù phải đi xa hàng trăm do-tuần, được gặp lại nhau, cả hai đều bày tỏ sự xa lìa, thương nhớ bấy lâu. Trường hợp như vậy họ còn vui mừng hết mực huống chi là người đã từng được Phật trực tiếp vun trồng các căn lành, nay lại được gần gũi Phật, được xem là bạn lành thì sao lại chẳng vui mừng? A-nan nên biết, chư Phật thời vị lai đều nghĩ: “Những người ấy đều được các Như Lai thời quá khứ làm bậc Thiện tri thức, nay lại gặp Ta, thế thì Ta và người ấy cũng là bạn thân nên sinh tâm hoan hỷ”. Cũng ví như có người lúc thấy bạn thân của mình liền sinh tâm hoan hỷ vậy.

        Này A-nan, nếu có chúng sinh nào, đối với kinh điển này chỉ sinh tâm tín thọ một phần, Như Lai cũng đem người ấy phó thác cho chư Phật thời vị lai, các vị Phật ấy cũng sẽ suy nghĩ: “Những chúng sinh này là bạn thân của ta, các ước nguyện của họ sẽ được ta làm cho đầy đủ trọn vẹn. Cũng ví như có người giao thiệp với nhiều bạn thân, chỉ sinh mỗi một người con nên lòng thương yêu nhớ nghĩ, người ấy chẳng bao lâu bị bệnh nặng khó sống được, lúc sắp qua đời đã cho gọi các bạn thân của mình đến đem đứa con yêu quý mà phó thác nhờ họ giúp đỡ và các bạn thân kia đã xem đứa bé ấy như đứa con của mình vậy. Chư Phật cũng như thế. Chư Phật thời vị lai đều là bạn thân cho nên Như Lai đã đem chúng sinh đời này phó thác cho vị Phật ấy.

        Này A-nan, Như Lai hôm nay đã khai ngộ cho ông, ông nên theo đó khởi tâm thanh tịnh thâm tín, dốc sức tu tập.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc Bồ-tát đản sinh, có vô lượng trăm ngàn câu-chi na-do-tha chư Thiên thể nữ dùng các thiên hoa kỳ diệu, các thứ hương quý, vòng hoa tươi, y phục đều trang nghiêm để tung rải lên người Thánh hậu Ma-da như mây từ từ rơi xuống. Bấy giờ Đức Thế Tôn muốn lặp lại những ý nghĩa đã nêu nên đọc bài kệ như sau:

        Ly cấu quang sắp hiện

        Có sáu vạn Thiên nữ

        Ca tụng lời vi diệu

        Tán thán, mẹ Bồ-tát

        Đều đến trước Thánh hậu

        Vui mừng bày lời ca

        Xin chớ vướng ưu phiền

        Chúng tôi xin trọn lòng

        Tôn Bậc xuất tam giới

        Bậc Y vương vô thượng

        Cây cỏ hoa lá nở

        Trời người đều cung kính

        Đất sáu cách rung động

        Danh lừng khắp mười phương

        Bậc Tối Thắng như thế

        Thánh hậu nay sinh Ngài

        Nhạc khí từ hư không

        Không tấu tự nhiên khởi

        Trăm ngàn trời Tịnh cư

        Kính lễ sinh hoan hỷ

        Nay Bậc Thánh xuất hiện

        Làm mẫu mực cho đời

        Thích Phạm cùng Tứ vương

        Và vô số Thiên chúng

        Thành kính nên vây quanh

        Đều sinh lòng vui mừng

        Bậc Sư tử cõi người

        Sinh từ hông phải mẹ

        Tươi sáng, tuyệt thanh tịnh

        Rực rỡ như kim sơn

        Thích Phạm đưa tay nâng

        Chấn động trăm ngàn cõi

        Chúng sinh ba cõi ác

        Lìa khổ đều an lạc

        Thiên hoa cùng Thiên y

        Hư không tung đầy khắp

        Lực chư Phật tinh tấn

        Đất liền hóa kim cương

        Dưới chân Bậc Đạo Sư

        Hoa sen theo bước hiện

        Lúc đi đựợc bảy bước

        Diễn phạm âm diệu kỳ

        Ta là Đại Y Vương

        Năng dứt bệnh sinh tử

        Ta nơi cõi thế gian

          Là Ti Tôn, tối thắng

        Phạm Thích cùng chư Thiên

        Nơi không trung hóa hiện

        Tay nâng bình nước thơm

        Rưới phun cho Bồ-tát

        Long vương hai vòi nước

        Lạnh nóng rất điều hòa

        Chư Thiên dùng nước thơm

        Tắm rửa cho Bồ-tát

        Tam thiên đại thiên giới

        Tất cả đều chấn động

        Chư Thiên cầm lọng trắng

        Cùng phất dãi lụa nõn

        Phủ khắp cõi hư không

        Đều trang nghiêm vật báu

        Đem mọi thứ vật dụng

        Cúng dường Sư tử vương

        Phước báo vua Du-đàn

        Nên sinh con đủ tướng

        Vương tộc thêm hưng thịnh

        Từ dòng vua sinh ra

        Nếu làm Chuyển luân vương

        Thống lãnh bn thiên hạ

        Đồng lúc trong họ Thích

        Sinh thêm năm trăm người

        Hết thảy đều dũng kiện

        Sức như Na-la-diên

        Lại tâu thêm vua rõ

        Kẻ hầu sinh tám trăm

        Ngựa sinh hai vạn con

        Bò sinh sáu vạn nghé

        Voi con hai vạn chú

        Quốc vương khắp bốn phương

        Cùng lúc đến khánh chúc

        S lượng đến hai vạn

        Các vua đều thần phục

        Đảnh lễ mà thưa rằng

        Lành thay Tối thắng vương

        Chúng tôi xin quy thuận

        Tượng vương điểm kim cương

        Hăm hở đến hoàng thành

        Trâu đủ màu đủ sắc

        Oai vệ thật đáng yêu

        Tuấn mã như ngọc trắng

        Bờm đuôi đều ánh vàng

        Dòng Du-đàn thêm thịnh

        Vua nên tự đến xem

        Muôn việc được an lành

        Đều do lực Bồ-tát

        Trời người thấy công đức

        Liền sinh tâm hoan hỷ

        Phát nguyện theo đường giác

        Mau đạt quả Vô thượng.

        Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Sau khi Bồ-tát sinh, vua Du-đàn lại càng tỏ ra quan tâm hơn nữa về việc thực hiện các pháp đã làm từ trước; những kẻ cần giúp đỡ, nhà vua đều hết lòng. Trong các tộc họ cùng sinh một lượt với Bồ-tát có tới hai vạn cô gái, trong số ấy Da-du-đà-la nổi bật hơn hết. Lại trong nhóm người hầu, số nam nữ được sinh ra cùng thời có tám trăm trẻ, về phần nam có Xa-nặc là đáng chú ý; bầy tuấn mã sinh ngựa con có tới hai vạn, chú ngựa Kiền-trắc là đẹp đẽ khỏe mạnh hơn hết; các chú voi trắng được sinh ra cũng đến hai vạn. Trong s bn trăm câu-chi loại cây đại thọ thì cây Bồ-đề mọc đồng thời khi Bồ-tát sinh có tên gọi là A-thuyết-tha. Trong khắp bốn châu hiện ra nhiều rừng Chiên-đàn; bốn hướng thành Ca-tỳ-la tự nhiên xuất hiện năm trăm vườn cây cảnh tươi tốt; lại có năm ngàn kho báu từ dưới đất vụt hiện lên cùng với tất cả các sự vật được nêu ở trước. Tất cả các sở ty, công quán cũng đều chú ý đến sự ra đời của Bồ-tát. Lúc ấy vua Du-đầu-đàn cùng các quyến thuộc hội họp, nhà vua suy nghĩ: “Sau khi con ta hạ sinh, tất cả sự vật xung quanh đều tăng trưởng thành tựu tốt đẹp, vậy ta nên đặt tên con là Tát-bà Tất-đạt-đa”. Vua liền tổ chức lễ ăn mừng việc đặt tên cho Bồ-tát với đủ loại y phục, thực phẩm.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát đản sinh rồi, nơi hông bên phải của Thánh hậu Ma-da bình phục như cũ, trong một cái giếng xuất hiện ba nguồn nước lạ, Thánh hậu dùng thứ nước ấy để tắm rửa. Trong ao sen cũng xuất hiện loại dầu thơm kỳ diệu, Thánh hậu lấy thứ dầu thơm ấy xoa lên người. Các thể nữ ở cõi trời có tới năm trăm ngàn người, mỗi người đều cầm bình báu chứa đầy dầu thơm đến chỗ Thánh hậu vấn an và thưa: “Xin chúc mừng Thánh hậu sinh Thái tử an ổn, mong Bậc Vô Thượng được bình yên”. Lại có đến năm trăm ngàn thế nữ ở các cung trời, mỗi người đều mang một thứ hương xoa hảo hạng đến chỗ Thánh hậu thoa lên người bà cùng vấn an và nói: “Xin chúc mừng Hoàng hậu sinh Thái tử an ổn, mong Bậc Vô Thượng được bình yên”. Lại có thêm năm trăm ngàn Thiên nữ, mỗi người đều mang thứ Thiên y thượng diệu đến cúng dường Bồ-tát, vấn an Thánh hậu mà nói: “Xin chúc mừng vương hậu sinh Thái tử an lành, mong Bậc Vô Thượng được bình yên”. Các thể nữ ở cõi trời gồm năm trăm ngàn người đều mang các thứ bảo vật trang nghiêm đến cúng dường Bồ-tát, vấn an Thánh hậu và nói: “Xin chúc mừng Thánh hậu sinh Thái tử an ổn, mong Bậc Vô Thượng được bình yên”. Lại thêm năm trăm ngàn thể nữ cõi trời, mỗi người đều mang một thứ âm nhạc thượng diệu hòa tấu đàn ca cúng dường Bồ-tát, vấn an Thánh hậu và nói: “Xin chúc mừng Thánh hậu sinh Thái tử an lành, mong Bậc Vô Thượng được bình yên”.

        Tất cả các vị ngoại đạo ở khắp cõi Diêm-phù-đề thuộc hạng Thần tiên đã đạt ngũ thông cũng đã bay trên cõi không mà đến cung điện vua Du-đầu-đàn, thưa với nhà vua:

        -Nhà vua sinh Thái tử có phước đức, dòng họ sẽ được vô lượng an lành, càng thêm hưng thịnh.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Sau khi Bồ-tát sinh ra nơi vườn hoa Lâm-tỳ-ni, trong bảy ngày bảy đêm, trời người cùng tấu vô số âm nhạc vi diệu để cúng dường tôn quý ca ngợi Bồ-tát. Lại đem vô số các thứ thực phẩm thượng diệu bày biện ra khắp mọi nơi. Phía thân tộc dòng họ Thích thì đều tụ hội bàn luận khen ngợi về những điều an lành, phát tâm b thí, làm mọi việc công đức, cúng dường ba vạn hai ngàn vị Bà-la-môn nổi tiếng, có trí tuệ thù thắng, ai cần gì đều được đáp ứng đầy đủ. Phạm vương Đế Thích hóa thành một vị Na-ma-bà có thân tướng oai nghiêm, an tọa ở hàng đầu trong chúng hội, diễn nói ca ngợi bằng các lời an lành vi diệu.

        Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Sau khi Bồ-tát đản sinh, Thiên chủ Ma-hê-thủ-la nói với các vị Thiên tử cõi Tịnh cư thiên:

        -Bồ-tát trải qua trăm ngàn a-tăng-kỳ câu-chi na-do-tha kiếp tu tập sáu pháp giải thoát là Bthí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ với các phương tiện, kiến văn rộng khắp, thành tựu bốn vô lượng tâm là đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả; tâm luôn mong cầu lợi ích cho hết thảy muôn loài, đã vun trồng căn lành ở nơi chư Phật thời quá khứ. Do đó Ngài sinh ra, lấy trăm phước tướng để tự trang nghiêm thân, dũng mãnh quyết đoán, thực hành các hạnh lành, hàng phục ma oán, đã có thể thành tựu mọi nguyện lực thâm diệu; nổi danh là Bậc Đại Trí Tuệ, là Bậc Đạo Sư của Tam thiên đại thiên thế giới, được trời người cúng dường, tích tụ bao phước đức, tâm an lạc tăng trưởng; xa lìa sinh, lão, bệnh, tử; có năng lực đến bờ bên kia, đã từ trong tộc họ cao sang danh tiếng mà sinh ra, chẳng bao lâu sẽ đạt Tuệ giác Vô thượng, giác ngộ hết thảy cõi thế. Ta cùng với các ông, chúng ta hãy đến chỗ vị Bồ-tát ấy cung kính, tôn quý, cúng dường, tán thán và cũng để các vị Thiên tử dứt trừ tâm ý kiêu mạn tự đắc, khiến cho các vị ấy ở trong cõi sinh tử đạt được nhiều lợi ích, an lạc tiến đến chứng đắc giác ngộ. Chúng ta sẽ đến gặp vua Du-đầu-đàn để chúc mừng tộc họ, ca ngợi các điều an lành và sẽ khẳng định với họ Bồ-tát sẽ thành Phật.

        Bấy giờ Thiên tử Ma-hê-thủ-la cùng với mười hai trăm ngàn (1.200.000) vị Thiên tử tụ hội đông đủ, ánh sáng chiếu rực khắp thành Ca-tỳ-la. Tất cả cùng đến vương cung vua Du-đàn đảnh lễ Bồ-tát, đi nhiễu quanh đến trăm ngàn vòng rồi cung kính nâng đỡ Bồ-tát, chúc mừng vua Du-đầu-đàn: “Đại vương phải vui mừng tột bậc, vì sao vậy? Vì Thái tử của Ngài tướng tốt trang nghiêm, khắp cõi thế gian trời người không ai có được, sắc tướng tươi sáng, đạo đức tôn quý tất cả đều thù thắng. Đại vương, vị Bồ-tát như thế chắc chắn sẽ đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Các Tỳ-kheo, Thiên chủ Ma-hê-thủ-la cùng chư vị Thiên tử cõi trời Tịnh  đã bày biện cúng dường lớn lao như thế và nói rõ rằng Bồ- tát nhất định sẽ là vị Phật. Xong xuôi, tất cả đều trở về cõi trời của mình.

        Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát sinh ra vừa đúng bảy ngày thì Thánh hậu Ma-da qua đời, sinh lên cõi trời Đao-lợi. Quá bảy ngày, Bồ-tát được đưa trở lại kinh thành Ca-tỳ-la, các nghi thức đưa đón cũng hết mực trang nghiêm còn hơn cả lần Thánh hậu Ma-da đến thăm vườn Lâm-tỳ-ni. Trăm ngàn câu-chi, năm trăm ngàn Thiên nữ, tất cả đều nâng những bình quý giá chứa đầy nước thơm. Lại có năm trăm ngàn thể nữ tay cầm quạt làm bằng lông chim Khổng tước lần lượt bước đi. Số thể nữ đi trước dùng nước thơm rưới khắp mặt đường cũng có tới năm trăm ngàn người; lại có thêm năm trăm ngàn Thiên nữ đi trước nữa, dùng các thứ chổi để quét dọn sửa sang đường đi; lại thêm năm trăm ngàn thể nữ đeo nơi mình những xâu chuỗi quý giá lần lượt cùng đi. Các Thiên nữ, thể nữ, mỗi loại đều đông tới năm trăm ngàn, hoặc tay cầm những vòng hoa quý giá. hoặc mang theo các thứ châu báu đủ loại, tất cả ni nhau, thứ tự cùng đi. Lại có năm trăm ngàn vị Bà-la-môn tay cầm các quả chuông quý rung lên muôn ngàn âm thanh an lành, thứ lớp cùng bước; voi lớn hai vạn con đều oai nghiêm; tám vạn chiếc xe quý đều cắm cờ phướn lọng đẹp rực rỡ phất phới, tat cả cùng lần lượt theo hàng tiến bước; bộ binh gồm có tám vạn, áo giáp mũ trụ đầy đủ, binh khí oai nghiêm hàng ngũ chỉnh tề nối nhau bước đi; lại thêm chư Thiên thuộc hàng tôn quý nhất ở cõi sắc giới hiện ra trên hư không tay cầm câu-chi na-do-tha cờ phướn, lọng dù cùng đi theo để cúng dường Bồ-tát; lại có cả chư Thiên ở các cõi trời thuộc Dục giới cũng nắm giữ hằng hà sa số cờ phướn, dù lọng hiện ra nơi không trung cùng đi theo cúng dường Bồ-tát, còn có chư Thiên cõi Dục giới mang đủ các loại châu báu làm tăng vẻ trang nghiêm cho xe của Bồ-tát; lại có hai vạn thể nữ của chư Thiên hầu cận Bồ-tát. Trời, người, thể nữ hàng hàng lớp lớp nối nhau đi. Chư Thiên tâm không ngờ vực, người thì lòng ham thích vui vẻ, tất cả do từ thần lực uy nghiêm của Bồ-tát mà có được.

        Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Cùng lúc ấy nơi kinh thành Ca-tỳ-la, có năm trăm vị trong tộc họ Thích mỗi người đều lo tạo dựng một cung điện lớn, cùng đến chỗ vua Du-đầu-đàn chắp tay cúi đầu kính thưa với nhà vua: “Lành thay, lành thay! Tất cả mọi việc đều thành tựu, đều đạt được ích lợi tốt đẹp .

        Rồi thì người tâu: “Mong được Bậc chủ của các cõi trời đến cung điện của tôi”.

        Kẻ thưa: “Mong được Bậc Đạo Sư tối thượng hân hạnh đến cung điện của tôi”.

        Người khác tâu: “Mong được Bậc Hoan Hỷ an vui hân hạnh đến cung điện của tôi”.

        Kẻ khác thưa: “Mong được Bậc Danh xưng tôn quý hân hạnh đến cung điện của tôi”.

        Người khác trình: “Mong được Bậc Ánh sáng chiếu khắp hân hạnh đến cung điện của tôi”.

        Kẻ khác lại thỉnh cầu: “Hân hạnh Bậc Tối Tôn Tối thượng đến cung điện của tôi”.

        Người khác nữa lại thiết tha: “Mong được Bậc Công đức sáng tỏ đầy đủ tướng tốt trang nghiêm đến cung điện của tôi”.

        Do từ nhân duyên mọi việc đều thành tựu, đều đạt được những lợi ích tốt đẹp, được mọi người hết lời ca ngợi nên tên của Bồ-tát được gọi là: Tát-bà Tất-đạt-đa.

        Khi đó vua Du-đầu-đàn xúc động trước tấm lòng của những người trong tộc họ, nên đã chấp thuận để Bồ-tát ngự nơi cung điện của những vị ấy. Trải qua bốn tháng ngự đủ các cung điện của tộc họ, sau đó mới về vương cung ngự nơi đại điện tên Bảo Trang Nghiêm, là cung điện lớn nhất trong hoàng cung.

        Nhà vua cho triệu các vị trưởng đức kỳ lão trong tộc họ, cả những vị họ ngoại từng tham dự việc nước cũng được mời đến đông đủ và nói với họ:

        -Con trai ta còn quá nhỏ mà mẹ mất sớm, mọi công việc săn sóc nên giao phó cho ai? Ai có thể bảo hộ chăm nom cho Thái tử đến khi lớn? Ai có lòng Từ vì ta chăm sóc Thái tử? Ai là người có thể nuôi dưỡng cho Thái tử khôn lớn? Ai có thể âu yếm vỗ về, yêu thương Thái tử như yêu thương chính con mình?

        Lúc đó, năm trăm phụ nữ thuộc dòng họ Thích đều lần lượt đến trước nhà vua thưa.

        -Tôi có thể đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc Thái tử.

        Tuy nhiên, các vị kỳ lão trong tộc họ cho rằng những người này hầu hết đều trẻ tuổi, nhan sắc mặn mà, tâm còn bồng bột, chưa thể chu toàn được việc nuôi dưỡng, chăm sóc Thái tử. Chỉ có bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề, hiện là dì ruột của Thái tử, là người vừa có từ tâm lại có trí tuệ, mới có thể đảm đương được công việc quan trọng ấy. Như vậy mọi người trong tộc họ đều đồng ý thỉnh bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề nhận nhiệm vụ dưỡng chủ.

        Vua Du-đầu-đàn đích thân bồng Bồ-tát trao cho di mẫu và bảo:

        -Xin chúc lành phu nhân, hôm nay bà sẽ là mẹ của Thái tử.

        Ma-ha Ba-xà-ba-đề vâng lệnh vua, đứng ra cai quản ba mươi hai bà mẹ cùng lo việc nuôi dưỡng Thái tử, tám vị lo việc bồng bế săn sóc, tám vị lo việc bú mớm nước nôi, tám vị lo việc tắm rửa giặt giũ, tám vị lo việc nuôi dạy và chơi đùa với Thái tử. Công việc nuôi dưỡng chăm sóc Bồ-tát hết sức đầy đủ như thế, ví như mặt trăng tròn sáng, từ ngày đầu tháng đến ngày rằm là lúc mặt trăng trong sáng viên mãn, cũng như cây Ni-câu-đà cao vút, bắt rễ từ chỗ đất màu mỡ rồi dần dần lớn lên thành đại thọ.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Lúc ấy vua Du-đầu-đàn cùng với các vị trong tộc hội họp bàn bạc, cùng nói: Thái tử nhà ta nếu nối ngôi cha sẽ làm bậc Chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia tu hành ắt sẽ thành Phật.

        By giờ trong dãy Tuyết sơn có một vị Đại tiên tên A-tư-đà đạt được năm thứ thần thông, cùng sống với một chú bé ngoại tộc tên là Na-la, nhận thấy lúc Bồ-tát đản sinh xuất hiện vô sđiềm lành kỳ lạ, lại nghe trên không chư Thiên thường ca ngợi là có vị Phật thị hiện nơi thế gian, lại thấy từ trong không trung vô s hương hoa y phục quý giá rơi xuống, cả trời người đều hân hoan tột cùng nên Đại tiên đã dùng Thiên nhãn quan sát khắp nơi, thấy vị Thái tử con vua Du-đầu-đàn tại thành Ca-tỳ-la có phước đức ngời sáng chiếu khắp thế gian, lại trọn đủ ba mươi hai tướng tt của bậc Đại nhân. Sau khi xem thấy việc đó, Đại tiên liền bảo Na-la:

        -Ngươi phải biết, ở cõi Diêm-phù-đề, tại thành Ca-tỳ-la của vua Du-đầu-đàn, vị Thái tử con vua phước đức ngời sáng chiếu khắp mười phương trong cõi thế gian, thân tướng gồm đủ ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm, đó là Bậc quý báu nhất đời. Nếu nối ngôi cha sẽ làm bậc Chuyển luân thánh vương cai trị bốn châu thiên hạ, có được bảy món báu, có đủ ngàn đứa con, thống lãnh tất cả đất đai đến tận bờ biển xa xôi, dùng pháp luật để trị an muôn loài, không dấy binh đao mà muôn loài tự nhiên đều quy phục, còn nếu xuất gia sẽ thành Phật do tự mình tu tập mà đạt giác ngộ, làm bậc Thầy của tất cả trời người, tiếng tăm vang lừng khắp nơi, đem lại lợi ích cho tất cả muôn loài. Nay ta và ngươi, phải cùng đến đó chiêm bái.

        Lấc ấy Đại tiên A-tư-đà cùng đồng tử Na-la vận dụng thần thông như hai cánh nhạn lướt mây bay tới kinh thành Ca-tỳ-la. Đến nơi, cả hai thâu lại thần túc rồi đi bộ vào vương thành, đến thẳng vương cung vua Du-đầu-đàn, đứng ở nơi cửa, gọi người giữ cửa nói:

        -Ông hãy vào tâu lên hiện có Đại tiên A-tư-đà đến thưa chuyện với nhà vua.

        Người giữ cửa vào tâu lại sự việc, vua Du-đầu-đàn nghe xong liền sai người quét dọn lau chùi cung điện, sắp đặt tòa ngồi sang quý rồi mời Đại tiên vào. Tiên A-tư-đà vào vương cung, chú nguyện cho nhà vua và tâu:

        -Tôn quý an lành, nguyện cho nhà vua thọ mạng lâu dài, theo pháp mà trị nước.

        Cùng lúc nhà vua sai người hầu đem vô số hương hoa cúng dường Đại tiên. Hoa rải đến tận tòa ngồi của Đại tiên. Sau khi tiên A-tư-đà đã an tọa nhà vua nói:

        -Thưa Đại tiên, trẫm vẫn luôn nhớ đến ngài, mun đến lễ bái nhưng chưa được toại nguyện. Hôm nay chưa rõ Đại tiên vì lý do gì mà đến đây?

        Đại tiên A-tư-đà tâu:

        -Thưa đại vương, tôi được nghe ngài vừa sinh vị Thái tử nên đến đây để mong được chiêm ngưỡng thân tướng của Thái tử.

        Nhà vua nói:

        -Con trẫm vừa mới thức giấc, xin Đại tiên đợi cho chốc lát.

        Đại tiên thưa:

        -Tự tánh giác ngộ của Bậc Chánh sĩ như thế, vốn không có ngủ nghỉ.

        Các Tỳ-kheo nên biết, Bồ-tát lúc ấy suy nghĩ biết là có bậc Đại tiên đến nên mới thức giấc. Bấy giờ nhà vua tự tay bế Thái tử trao cho Đại tiên A-tư-đà, Đại tiên liền quỳ xuống đỡ lấy rồi xem xét cùng khắp, thấy thân của Bồ-tát đầy đủ các tướng tốt, hơn hẳn các bậc Phạm vương, Thích Đề-hoàn Nhân, Tứ vương hộ thế, ánh sáng từ thân tướng Bồ-tát chiếu rực rỡ vượt cả trăm ngàn ánh sáng mặt trời. Đại tiên xem xét xong, liền đứng dậy chắp tay cung kính đảnh lễ Bồ-tát và hết lời ca ngợi, cho rằng đây là Bậc chưa từng có, là Bậc Đại trượng phu xuất hiện ở đời, rồi Đại tiên đi nhiễu theo phía phải ba vòng, nâng niu Bồ-tát và suy nghĩ: “Nay sắp có Phật xuất hiện làm hưng thịnh cõi thế, ta tự giận mình nay đã già yếu sẽ không gặp được Bậc Như Lai giác ngộ, phải luôn ở mãi trong đêm dài sinh tử mê lầm không thấy được chánh pháp”. Suy nghĩ như vậy rồi, tiên A-tư-đà lòng đầy buồn bã áo não, sụt sùi khóc lóc, nghẹn ngào. Vua Du-đầu-đàn thấy vị Đại tiên sầu thảm như thế không tự kiềm chế được, nhà vua cùng di mẫu của Thái tử và tất cả quyến thuộc đều rơi lệ khóc theo.

        Nhà vua thưa với vị Đại tiên:

        -Con của trẫm lúc mới sinh ra đã cho mời thầy xem tướng đến để hỏi qua về vận mạng, tất cả đều vui vẻ cho rằng vị Thái tử có tướng kỳ lạ đặc biệt. Hôm nay Đại tiên lại khóc lóc sầu thảm như vậy làm cho trẫm cùng quyến thuộc chẳng an tâm chút nào. Vậy mọi lẽ lành dữ ra sao xin Đại tiên cứ thật tình giải bày cho trẫm rõ.

        Lúc này Đại tiên A-tư-đà lau sạch nước mắt, thưa:

        -Xin đại vương chớ nên đem lòng buồn lo, vừa rồi chỉ là tôi tự xót xa về sự già yếu của mình chứ không có ý gì khác. Tôi tự thương cảm về tuổi già của mình, thọ mạng không còn được bao nhiêu năm nữa, không thể nghe được chánh pháp; không thể thấy được Phật độ thế. Đại vương phải biết rằng vô lượng chúng sinh đều bị các thứ lửa phiền não thiêu đốt, nhiễu hại, chỉ có Phật mới có thể dùng mưa cam lộ để diệt trừ; vô lượng chúng sinh bị kéo theo các tà kiến mênh mông tăm ti, chỉ có Phật mới có thể chỉ rõ con đường giác ngộ thanh tịnh tịch tĩnh an lạc; vô lượng chúng sinh bị trói buộc trong ngục tù phiền não, chỉ có Phật mới có thể giúp cho họ được phương tiện cởi bỏ, giải thoát; lại có vô lượng chúng sinh bị nhốt trong cõi sinh tử không thể tự mình ra khỏi được, chỉ có Phật mới có thể khai mở các cánh cửa tu tập để đạt đến giải thoát; lại có vô lượng chúng sinh bị các tên độc phiền não cắm sâu, làm bị thương, chỉ có Phật mới có thể giúp họ nhổ sạch mọi nỗi thông khổ ấy.

        Tâu đại vương, như hoa Ưu đàm, hàng mây ngàn năm mới nở hoa một lần; chư Phật, Như Lai xuất hiện ở đời cũng vậy. Tôi nay thật đáng hận vì tuổi già không còn được thấy Phật, tự nghĩ mình đã bị mất ân sủng ấy nên mới buồn tủi.

        Tâu đại vương, nếu có người được gặp Phật ngồi nơi tòa Bồ-đề, hàng phục ma oán, chuyển bánh xe pháp thì phải biết rằng người ấy chắc chắn đạt được phước báo thù thắng. Thưa đại vương, sẽ có vô lượng chúng sinh gặp Phật ra đời, vâng giữ chánh pháp, đắc quả A-la-hán. Tôi giận mình đến lúc ấy không còn tham dự vào sự việc đó, vì vậy mà buồn.

        Tâu đại vương, như trong bộ luận Vi-đà (Veda) đã ghi, Thái tử của đại vương chắc chắn sẽ không ở vào ngôi vị Chuyển luân thánh vương. Vì sao vậy? Là vì ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân nơi Thái tử đã hiện ra quá rõ ràng.

        Vua hỏi:

        -Những tướng gì gọi là ba mươi hai tướng?

        Đại tiên A-tư-đà thưa:

        -Ba mươi hai tướng ấy gồm: Một là trên đảnh đầu có nhục kế; hai là tóc xoắn hình ốc theo phía bên phải, màu sắc xanh sẫm; ba là trán rộng cao và bằng phẳng; bn là ở giữa hai hàng lông mày có chòm lông trắng chiếu sáng như ngọc; năm là lông mi như Ngưu vương; sáu là đôi mắt màu xanh biếc; bảy là có đến bốn mươi cái răng trắng tinh và đều; tám là các răng liền khít nhau; chín là răng trắng ging như hoa Quân đồ; mười là giọng nói thanh nhã vang xa như tiếng nói của Phạm vương; mười một là trong nước miếng có đủ chất thơm ngọt; mười hai là lưỡi rất mềm và mỏng; mười ba là hai gò má nổi cao như hai mép của Sư tử; mười bốn là hai vai tròn trịa cân đối; mười lăm là thân thể cao và thẳng; mười sáu là phần thân trước ging như ngực Sư tử vương; mười bảy là bốn cái răng cửa rất trắng; mười tám là da trên thân thể mềm mại trơn mịn thường ánh lên màu vàng tía; mười chín là thân thể ngay thẳng cân đối; hai mươi là khi đứng, hai tay dài quá đầu gối; hai mươi mốt là thân thể tròn đầy như cây Câu-ni-đà; hai mươi hai là tất cả lỗ chân lông đều sinh ra lông mịn; hai mươi ba là những lông trên người đều cuốn theo về phía phải; hai mươi bốn là nam căn ẩn kín; hai mươi lăm là hai bắp vế dài và tròn trịa; hai mươi sáu là đầu gối thon tròn như đầu gối Nai chúa; hai mươi bảy là gót chân tròn thẳng, ngón tay, ngón chân thon và dài; hai mươi tám là mu bàn chân đầy và vun lên; hai mươi chín là chân tay đều mềm mại dịu dàng; ba mươi là các kẽ tay, kẽ chân đều có da mỏng như giăng lưới; ba mươi mốt là đường chỉ nơi lòng bàn tay bàn chân có ngàn đường xoay tròn như cả ngàn tăm bánh xe, thường có ánh sáng chiếu ra rực rỡ; ba mươi hai là mặt dưới bàn chân đều bằng phẳng, khi đi cả lòng bàn chân đều chạm đất.

        Tâu đại vương, Thái tử của đại vương gồm đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân hiện ra rất  ràng như thế chỉ có chư Phật mới có, ngay bậc Chuyển luận thánh vương cũng không có được.

        Tâu đại vương, Thái tử còn có tám mươi vẻ đẹp nữa, cho nên không thể nối ngôi làm bậc Chuyển luân thánh vương mà nhất định xuất gia đắc quả vị Phật.

        Vua hỏi:

        -Thưa Đại tiên, tám mươi vẻ đẹp ấy gồm có những gì?

        Đại tiên A-tư-đà đáp:

        -Tám mươi vẻ đẹp ấy gồm: Một là, móng của tay và chân đều nổi cao lên; hai là móng tay có màu như đồng đỏ; ba là móng tay rất bóng láng; bốn là vân tay bóng láng; năm là vân tay ăn sâu xuống; sáu là các đường vân tay hiện ra rất rõ ràng; bảy là vân tay thẳng và mịn; tám là chân tay thẳng ngay không bị lệch; chín là ngón tay thon nhỏ và dài; mười là các ngón tay đều tròn trịa; mười một là các ngón tay thẳng và nhọn dần về phía đầu ngón; mười hai là các ngón tay không bị cong quẹo; mười ba là các đường gân mạch không lộ ra; mười bốn là mắt cá chân ẩn kín; mười lăm là mặt dưới bàn chân đều bằng phẳng; mười sáu là gót chân tròn phẳng; mười bảy là môi có màu đỏ tươi như trái Tần bà; mười tám là tiếng nói không thô, dữ; mười chín là lưỡi mềm mại và có màu đồng đỏ; hai mươi là tiếng nói như sm vang, trong suốt và hòa nhã; hai mươi mốt là các căn đều đầy đủ; hai mươi hai là cánh tay thon dài; hai mươi ba là thân thanh tịnh uy nghiêm đẹp đẽ; hai mươi bốn là thân thể mềm mại uyển chuyển; hai mươi lăm là thân thể thẳng vững cân đối; hai mươi sáu là thân thể không bị khuyết tật; hai mươi bảy là thân dạng mượt mà chắc chắn; hai mười tám là thân dạng luôn ung dung không hề dao động; hai mươi chín là mọi thân phần trong cơ thể đều tương xứng; ba mươi là hai đầu gối đều tròn trịa; ba mươi mốt là thân thể nhẹ nhàng; ba mươi hai là thân thể luôn tỏa ra ánh sáng; ba mươi ba là thân không cong vẹo; ba mươi bốn là rốn sâu; ba mươi lăm là rốn không lồi ra; ba mươi sáu là rốn tròn trịa cân đối; ba mươi bảy là rốn sạch sẽ; ba mươi tám là thân toát ra vẻ trang nghiêm đáng kính; ba mươi chín là thân luôn thanh tịnh tỏa ra hào quang ngời sáng xua tan mọi mờ ám tăm ti; bn mươi là dáng đi như Voi chúa; bốn mươi mốt là bước đi như Sư tử vương; bốn mươi hai là tướng đi như Ngưu vương; bn mươi ba là dáng đi như Ngỗng chúa; bốn mươi bn là bước đi luôn thuận về phía tay phải; bn mươi lăm là bụng tròn trịa thon thả; bốn mươi sáu là bụng mịn màng đẹp đẽ; bn mươi bảy là phần bụng cân đốikhông lệch; bốn mươi tám là tướng của bụng không lộ rõ; bốn mươi chín là thân không hề bị bụi bám; năm mươi là răng cửa bầu tròn; năm mươi mốt là các răng đều trắng và khít nhau; năm mươi hai là bn răng cửa rất đều đặn; năm mươi ba là mũi cao và thẳng; năm mươi bốn là hai mắt sáng trong; năm mươi lăm là mắt không hề bị cáu bẩn; năm mươi sáu là đôi mắt tươi sáng đẹp đẽ; năm mươi bảy là đôi mắt dài rộng sắc sảo; năm mươi tám là đôi mắt tỏa ra vẻ oai nghiêm, thẳng thắn; năm mươi chín là đôi mắt như hai búp sen xanh; sáu mươi là đôi lông mày mịn và dài; sáu mươi mốt là mọi người trông thấy đều sinh tâm vui mừng; sáu mươi hai là đôi lông mày màu xanh sẫm; sáu mươi ba là lông mày đều mịn đẹp; sáu mươi bốn là đầu nhỏ của cặp lông mày tiếp liền nhau; sáu mươi lăm là hai gò má đầy đặn; sáu mươi sáu là hai gò má không lồi lõm, khuyết tật; sáu mươi bảy là hai gò má đều đẹp đẽ, dễ gây kính mến; sáu mươi tám là thân thể hoàn hảo, không có dấu vết gì tạo ra sự nghi ngờ chê bai; sáu mươi chín là các căn đều toát ra vẻ tĩnh lặng, ung dung; bảy mươi là chòm lông ở giữa đôi chân mày luôn chiếu ra ánh sáng trong lành; bảy mươi mốt là trán rộng và bằng phẳng; bảy mươi hai là nơi đảnh đầu tròn trịa đầy đặn; bảy mươi ba là tóc màu đen, đẹp; bảy mươi bốn là tóc rất mềm mại, mịn màng; bảy mươi lăm là tóc không hề bị rối; bảy mươi sáu là tóc luôn tỏa ra mùi hương tinh khiết; bảy mươi bảy là tóc mượt mà, by mươi tám là tóc có hình chữ Vạn; bảy mươi chín là tóc xon mượt theo hình ốc; tám mươi là tóc có hình tướng chữ thánh Nan-đà-việt-đa-cát-luân-ngư.

        Tâu đại vương, đó là tám mươi vẻ đẹp của vị Thái tử. Nếu người nào có trọn đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp ấy thì không thể sng đời sng tại gia mà chắc chắn sẽ xuất gia tu tập chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Lúc ấy vua Du-đầu-đàn nghe Đại tiên A-tư-đà trình bày rõ ràng như vậy thân tâm vua vô cùng hoan hỷ, thư thái liền rời khỏi chỗ ngồi đến đảnh lễ Bồ-tát và đọc bài kệ:

        Con được trời, người cùng Đế Thích

        Đều thành kính đảnh lễ cúi đầu

        Cũng được tất cả các Thần tiên

        Cùng đến cung kính và tôn quý

        Như thể đền tháp khắp thế gian

        Trẫm lễ Tự Tại vương vì thế.

        Đức Phật nói với các vị Tỳ-kheo:

        -Vua Du-đầu-đàn sau đó đã ban rất nhiều thực phẩm, y phục quý giá cho Đại tiên A-tư-đà và đồng tử Na-la, lại đi nhiễu quanh theo phía phải và đảnh lễ hai vị ấy. Lúc đó, Đại tiên A-tư-đà quàng nhẹ lên vai trái của đồng tử Na-la cỡi mây bay đi. Vị Đại tiên bảo đồng tử:

        -Chẳng bao lâu nữa Phật sẽ xuất hiện hóa độ tại thế gian, ngươi nên tìm đến xin xuất gia sẽ đạt được lợi ích lớn lao trong cõi sinh tử này.

   
 

Trở lại

 
  
  
  

Tiêu điểm: