Bắc truyền
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm - Kinh Lịch Sử Đức Phật
(Cũng có tên là Thần Thông Du Hý)
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHƯƠNG QUẢNG ĐẠI TRANG NGHIÊM

Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN I

Phẩm 4: PHÁP MÔN

        Bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát đã quán sát về chủng tộc dòng họ như thế ở cõi trời Đâu-suất, có một cung điện lớn tên là Cao tràng, rộng lớn đến sáu mươi bốn do-tuần. Lúc đó Bồ-tát lên đại điện ấy nói với chư Thiên:

        -Các vị nên vân tập hết đến đây nghe ta nói về pháp môn sau cùng. Pháp môn ấy có tên là Giáo giới tư duy thiên một phương tiện hạ sinh chi tướng (chỉ dạy, suy nghĩ về các hình tướng chuyển đổi biến hóa của phương tiện giáng sinh).

        Tất cả các vị Thiên tử cùng Thiên nữ ở cõi trời Đâu-suất nghe Bồ-tát nói như thế thảy đều tề tựu đông đủ. Bồ-tát dùng thần lực biến cung điện ấy thành một đạo tràng cực kỳ rộng lớn, ước chừng như thâu tóm cả bn châu thiên hạ, lại dùng lớp lớp châu báu tô điểm tăng thêm vẻ trang nghiêm cho cảnh đó, khiến ai trông thy cũng đều hoan hỷ. Lúc đó các vị Thiên tử ở các cõi trời của Dục giới và Sắc giới trông thấy đạo tràng nguy nga ấy, nhìn lại cung điện của mình thật chẳng khác nào một đám gò mả nhỏ thấp. Bồ-tát với cội nguồn diệu lực của phước đức sn có, khéo tạo thành tòa Sư tử thắng diệu, dùng vàng bạc cùng các thứ châu báu quý hiếm khác để trang hoàng, dùng thứ Thiên y nhẹ mỏng, vô giá phủ lên, đt các loại thiên hương, tung nhiều thiên hoa. Trong đạo tràng ấy có vô lượng trăm ngàn loại châu báu chiếu sáng rực rỡ; trên không thì giăng đầy lưới báu, chuông quý luôn lay động phát ra âm thanh hòa nhã, vô s dù lọng báu đủ màu sắc, cờ phướn phất phới nhiều vòng, nhiều lớp xen nhau, cùng vđi trăm ngàn loại hoa mượt mà tươi thắm làm tăng thêm vẻ đẹp muôn màu, có vô s trăm ngàn thể nữ của chư Thiên vây quanh ca múa cúng dường, các khúc Thiên nhạc ấy phát ra âm thanh vi diệu tán thán công đức vô lượng của Bồ-tát. Lại có vô s trăm ngàn Tứ đại Thiên vương ở khp nơi ủng hộ. Lại có vô lượng trăm ngàn Thích Đề-hoàn Nhân ở khắp chn đi nhiễu quanh. Lại có vô lượng trăm ngàn Đại phạm Thiên vương ở muôn phương ca ngợi. Vô lượng trăm ngàn câu-chi na-do-tha Bồ-tát cung kính nâng tòa Sư tử, lại được vô lượng trăm ngàn câu-chi na-do-tha chư Phật Như Lai ở khắp mười phương hộ niệm. Tòa Sư tử ấy do tích tụ phước đức tu tập các pháp Ba-la-mật trong vô lượng trăm ngàn câu-chi na-do-tha kiếp mới có được.

        Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

        -Bồ-tát ngồi nơi tòa Sư tử do thành tựu vô lượng công đức ấy, nói với chư Thiên: “Các vị hãy xem thân trang nghiêm tướng tốt tích tụ trăm ngàn phước đức của Ta.”

        Lúc ấy đại chúng đều chiêm ngưỡng dung mạo của Đức Thế Tôn, mắt không hề rời, cũng thấy thân Bồ-tát biến khắp mười phương Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương, trên dưới, số lượng nhiều hơn cung điện nơi cõi trời Đâu-suất này, ở mỗi chỗ đều có thân tối hậu của Bồ-tát chuẩn bị giáng sinh, và có vô lượng chư Thiên cung kính nhiễu quanh. Các thân tối hậu của Bồ-tát đều diễn thuyết các hình tướng sắp biến hóa, nêu rõ các pháp môn tu tập. Lúc ấy đại chúng chiêm ngưỡng xong, tất cả đều sinh tâm Từ bi, hoan hỷ cung kính đảnh lễ Bồ-tát, tán thán:

        -Lành thay! Chúng tôi đã chiêm ngưỡng sắc thân Tôn giả, lại được thấy vô lượng Bồ-tát như vậy, tất cả đều do diệu lực thần thông của Tôn giả.

        Bồ-tát bảo:

        -Các vị hãy lắng nghe, các vị Bồ-tát ấy, mỗi vị đều vì chư Thiên diễn nói về các hình tướng sắp biến hóa, nêu rõ các pháp môn, vỗ về trời người. Nay Ta cũng sẽ vì các vị nêu rõ các pháp môn. Có tất cả một trăm lẻ tám pháp môn, một trăm lẻ tám pháp môn ấy là những gì?

        -Tín là một pháp môn vì khiến cho ý luôn được an vui không mất; tịnh tâm là một pháp môn vì diệt trừ mọi vọng động vẩn đục; Hỷ là một pháp môn vì khiến tâm được an ổn; Ái lạc là một pháp môn vì giúp tâm luôn được thanh tịnh; Thân giới là một pháp môn vì dứt ba nghiệp ác; Ngữ giới là một pháp môn vì giúp lìa bn thứ tội lỗi; Ý giới là một pháp môn vì dùng để đoạn ba độc; niệm Phật là một pháp môn vì khiến tâm được thanh tịnh, gặp Phật; niệm Pháp là một pháp môn vì khiến thuyết pháp thanh tịnh; niệm Tăng là một pháp môn vì giúp đạt đến Phật đạo; niệm Xả là một pháp môn vì giúp thân tâm lìa bỏ tất cả mọi việc; niệm Giới là một pháp môn vì làm cho các thệ nguyện được hoàn tất; niệm Thiên là một pháp môn vì khiến phát khởi tâm rộng lớn; Từ là một pháp môn, vì ánh sáng vượt qua tất cả các việc phước đức; Bi là một pháp môn vì khiến cho tâm bất hại được tăng trưởng; Hỷ là một pháp môn vì giúp lìa được ưu não; Xả là một pháp môn vì giúp cho mình và người lìa bỏ năm dục; Vô thường là một pháp môn vì giúp diệt trừ được tham ái; Khổ là một pháp môn vì mọi mong cầu được dứt sạch; Vô ngã là một pháp môn vì giúp dứt bỏ chấp ngã; Tịch diệt là một pháp môn vì khiến cho tham dục không thể dấy khởi; Tàm là một pháp môn vì khiến cho nội tâm được thanh tịnh; Quý là một pháp môn vì giúp cho sự tiếp xúc bên ngoài được trong lành; Đế là một pháp môn vì khiến tâm không di trá với người, trời; Thật là một pháp môn vì giúp cho mình dứt mọi khinh khi lừa dối; Pháp hành là một pháp môn vì khiến hành giả nương cậy vào giáo pháp; Tam quy là một pháp môn vì giúp vượt khỏi ba cõi ác; Tri sở tác là một pháp môn vì để giữ vững căn lành khỏi bị hủy hoại; Giải sở tác là một pháp môn vì để khỏi nhờ kẻ khác tạo nhân cho sự giác ngộ; Tự tri là một pháp môn vì giúp cho hành giả tự diệt trừ mọi kiêu căng; Tri chúng sinh là một pháp môn vì để khỏi khinh khi chế nhạo kẻ khác; Tri pháp là một pháp môn vì giúp hành giả tu tập theo đúng giáo pháp; Trì thời là một pháp môn vì giúp nhận thức không bị si mê che lấp; Diệt trừ kiêu mạn là một pháp môn vì giúp cho trí tuệ được đầy đủ; Tâm không bị chướng ngại là một pháp môn vì khiến tâm phòng hộ không phân biệt ta, người; Bất hận là một pháp môn vì do tâm không ăn năn, hối hận mà có; Thng giải là một pháp môn vì dứt trừ mọi nghi ngờ, khúc mắc; Quán bất tịnh là một pháp môn vì đoạn hết tất cả mọi tưởng dục; Bất sân là một pháp môn vì giúp trừ mọi giận dữ; Vô si là một pháp môn vì diệt mọi thứ mê mờ lầm lạc; cầu pháp là một pháp môn vì giúp cho hành giả nương đúng vào nghĩa lý của giáo pháp; Lạc pháp là một pháp môn vì để chứng đạt các pháp một cách rõ ràng; Đa văn là một pháp môn vì để quán sát rõ vệ nghĩa lý của các pháp; Phương tiện là một pháp môn vì giúp cho việc tu hành thêm siêng năng chấn chỉnh; Bất tri danh sắc là một pháp môn vì để vượt qua khỏi mọi sự câu kết của tham ái chấp trước; Bạt trừ nhân kiến là một pháp môn vì là con đường đạt đến giải thoát; Đoạn tham sân là một pháp môn vì khiến dứt trừ mọi chấp trước của si mê câu nhiễm; Diệu xảo là một pháp môn vì làm cho việc thông suốt về sự khổ; Giới tánh bình đẳng là một pháp môn vì do đó đoạn trừ vĩnh viễn mọi tập nhiễm; Bất thủ là một pháp môn vì giúp tinh tấn tu chánh đạo; Vô sinh nhẫn là một pháp môn vì giúp diệt mọi tạo tác, chứng đạt quả vị; Thân niệm trụ là một pháp môn vì để giúp cho quá trình phân tích quán thân; Thọ niệm trụ là một pháp môn vì làm cho xa lìa tất cả Thọ; Tâm niệm trụ là một pháp môn vì giúp cho trí tuệ vượt mọi chướng ngại mờ tôì, Tứ Chánh cần là một pháp môn vì giúp cho hành giả dứt tất cả pháp ác và tu tất cả pháp lành; Tứ Thần túc là một pháp môn vì giúp cho thân tâm được khinh an, bay bổng; Tín căn là một pháp môn vì khiến cho khỏi bị các thứ tà đạo dẫn dắt; Tinh tấn là một pháp môn vì giúp cho tư duy thêm sắc bén; Niệm căn là một pháp môn vì chính là chỗ tạo tác mọi thiện nghiệp; Định căn là một pháp môn vì chính là đường đi của giải thoát; Tuệ căn là một pháp môn vì khiến hiện tại chứng được trí tuệ; Tín lực là một pháp môn vì giúp hành giả thắng vượt tất cả ma lực; Tinh tấn lực là một pháp môn vì giúp đạt pháp Bất thoái chuyển; Niệm lực là một pháp môn vì giúp cho các pháp không bị quên sót; Định lực là một pháp môn vì dứt bỏ được tt cả xúc tưởng; Tuệ lực là một pháp môn vì khiến cho trí tuệ không bị tổn hoại; Niệm giác phần là một pháp môn vì giúp hành giả an trụ ở pháp như thật; Trạch pháp giác phần là một pháp môn vì giúp cho hết thảy các pháp được viên mãn; Tinh tấn giác phần là một pháp môn vì khiến cho trí tuệ luôn dứt khoát quyết định; Hỷ giác phần là một pháp môn vì giúp cho pháp chánh định được an lạc; Khinh an giác phần là một pháp môn  khiến cho các việc làm đều thành tựu; Định giác phần là một pháp môn vì là con đường dẫn đến sự giác ngộ về tính chất bình đẳng của các pháp; xả giác phần là một pháp môn vì khiến chán lìa mọi cảm thọ; Chánh kiến là một pháp môn vì đó chính là con đường đạt Phật đạo giải thoát; Chánh tư duy là một pháp môn vì đoạn trừ hẳn mọi phân biệt c chấp; Chánh ngữ là một pháp môn vì đó là phương tiện dẫn tới giác ngộ về lẽ bình đẳng mọi thứ văn tự; Chánh nghiệp là một pháp môn vì dứt trừ mọi quả báo của nghiệp; Chánh mạng là một pháp môn vì dứt bỏ mọi thứ mong cầu xa vời; Chánh tinh tấn là một pháp môn vì là con đường chuyên cần đạt tới bờ giải thoát; Chánh niệm là một pháp môn vì là cửa ngõ vô niệm; Chánh định là một pháp môn vì làm chứng đạt pháp Tam-muội, an trụ giải thoát; Bồ-đề tâm là một pháp môn vì làm duy trì sự hưng thịnh của Tam bảo, không để bị mai một; Đại ý lạc là một pháp môn vì duyên với chánh pháp Vô thượng Bồ-đề; Phương tiện chánh hạnh là một pháp môn vì giúp cho hết thảy căn lành được viên mãn; Đàn ba-la-mật là một pháp môn vì thành tựu quốc độ Phật thanh tịnh cùng các tướng tốt để giáo hóa chúng sinh từ bỏ lòng keo kiệt bỏn sẻn; Thi ba-la-mật là một pháp môn vì giúp hành giả vượt qua tất cả các nẻo ác nạn, giáo hóa chúng sinh giữ giới cấm; sằn-đề ba-la-mật là một pháp môn vì đó là con đường vĩnh viễn lìa bỏ kiêu mạn, sân hận cùng hết thảy mọi phiền não, giáo hóa chúng sinh dứt trừ kết sử; Tỳ-lê-da ba-la- mật là một pháp môn vì ấy là con đường đưa đến sự thành tựu tất cả pháp lành, dạy dỗ làm cho chúng sinh trừ diệt các mầm móng biếng nhác; Thiền ba-la-mật là một pháp môn vì đó là cội nguồn làm phát sinh thần thông thiền định, giáo hóa chung sinh đang loạn ý; Bát-nhã ba-la-mật là một pháp môn vì giúp hành giả quét sạch vô minh, đạt tri kiến như thật, giáo hóa chúng sinh có ác tuệ đang ngu si mê muội; Phương tiện quyền xảo là một pháp môn vì ấy là phương pháp để chóng hiểu rõ căn tánh, chủng loại chúng sinh, tùy theo đó mà hiện các oai nghi và chỉ bày sự an trụ của tất cả Phật pháp; Tứ nhiếp sự là một pháp môn vì nhiếp hóa được tất cả chúng sinh hướng ý mong cầu đại pháp giác ngộ; Thành thục chúng sinh là một pháp môn vì là con đường từ bỏ an vui cá nhân để dốc lòng đem lại lợi ích cho người khác; Thọ trì chánh pháp là một pháp môn vì để dứt trừ mọi tạp nhiễm của chúng sinh; Phước đức tư lương là một pháp môn vì là ngọn nguồn đem lại lợi ích cho tất cả muôn loài; Trí tuệ tư lương là một pháp môn vì để đạt viên mãn trí tuệ mười phương; Xa-ma-tha tư lương là một pháp môn trí tuệ là phương tiện để chứng đạt Như Lai tam-muội; Tỳ-bát-xá-na tư lương là một pháp môn vì là cửa ngõ để đạt được Tuệ nhãn; Vô ngại giải là một pháp môn vì là cửa ngõ để đạt được Pháp nhãn; Quyết trạch là một pháp môn vì là đưa đến Phật nhãn thanh tịnh; Đà-la-ni là một pháp môn vì đó chính là sức mạnh để giữ gìn Phật pháp; Biện tài là một pháp môn vì đưa đến thiện xảo trong ngôn từ, lời nói, làm cho tất cả chúng sinh được đầy đủ hoan hỷ; Thuận pháp nhẫn là một pháp môn vì đó là con đường thuận theo pháp của tất xả Phật; Vô sinh pháp nhẫn là một pháp môn vì đó là pháp tu để đạt được sự thọ ký đặc biệt; Bất thoái chuyển địa là một pháp môn vì là con đường làm cho tất cả Phật pháp đều được viên mãn; Chư địa tăng tiến là một pháp môn vì làm cho đạt đến địa vị Nhất thiết trí; Quán đảnh là một pháp môn vì nêu rõ được từ cõi trời Đâu-suất Bồ-tát hạ sinh vào thai mẹ, sơ sinh, xuất gia, tu khổ hạnh đến Bồ-đề đạo tràng, hàng phục chúng ma, thành Phật, chuyển bánh xe Chánh pháp, thị hiện thần thông lên cõi trời Đao-lợi rồi xuống trần nhập Niết-bàn. Do vậy, khi Bồ-tát sắp hạ sinh, giữa Thiên chúng, Ngài nói rõ các pháp như thế.

        Này các Tỳ-kheo, lúc Bồ-tát nói rõ các pháp môn ấy xong, có đến tám vạn bốn ngàn vị Thiên tử trong chúng hội phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có ba vạn hai ngàn Thiên tử đắc Vô sinh pháp nhẫn, có đến ba vạn sáu ngàn na-do-tha Thiên tử nương theo chánh pháp, xa lìa phiền não, đạt Pháp nhãn thanh tịnh. Chư Thiên ở cõi trời Đâu-suất đều tung các thứ hoa đẹp quý đầy dẫy quanh chân Bồ-tát.

        Này các Tỳ-kheo, Bồ-tát vì mun cho tâm của chư Thiên được hoan hỷ hơn nữa, nên thuyết bài tụng:

        Bồ-tát sắp giáng sinh

        Ở cung trời Đâu-suất

        Khuyên dạy chúng chư Thiên

        Chỉ cần không phóng dật

        Tâm liền được an vui

        Báu vi diệu trang nghiêm

        Do từ nhân tịnh nghiệp

        Nay đạt quả tịnh diệu

        Vậy nên nghĩ về báo

        Không khiến nghiệp tiêu tan

        Trầm luân trong cõi ác

        Phải chịu khổ vô biên.

        Ta nay chỉ các pháp

        Nên sinh tâm quý trọng,

        Tự mình gắng tu tập

        Sẽ đạt lạc vô vi.

        Tham dục đều vô thường

        Hư giả như huyễn mộng

        Như tia nắng ảo ảnh

        Như điện chớp, bọt nước.

        Tham dục không chán bỏ

        Như khát uống nước mặn

        Nếu đạt trí xuất thế

        Mới có thể tri túc

        Thiên nữ cùng chung vui

        Ví như chốn hý trường

        Gặp nhau trong thành ấp

        Tạm tụ rồi lìa tan

        Hữu vđâu bạn thường

        Cũng không là thiện hữu

        Chỉ dứt trừ cấu nhiễm

        Không còn mãi đuổi theo

        Phải nên cùng hòa hợp

        Tâm Từ bi lợi ích

        Tinh cần cầu pháp lành

        Để trừ hết phiền não.

        Thường niệm Phật, Pháp, Tăng

        Tâm chuyên không phóng dật.

        Thí, giới học rộng, nhẫn

        Tất cả đều viên mãn

        Theo lý quán các pháp

        Do nhân duyên hợp sinh

        Vô thường cùng khổ, không

        Vô chủ cũng vô ngã

        Hãy quán thần lực ta

        Trí tuệ cùng biện tài

        Nghiệp lành, chẳng phóng dật

        Trì giới và đa văn

        Ta tu giới đa văn

        Các vị nên theo học

        Thí, giới và chế ngự

        Tâm Từ, chẳng buông lung.

        Nương nghĩa chớ chấp lời

        Phụng hành theo lời dạy

        Tu tập gắng bền chí

        Lợi ích khắp muôn loài

        Phải thường tự biết tội

        Chớ ham xét người lỗi.

        Không tạo, chẳng tự thành

        Người tạo ta đâu nhận

        Nên nghĩ kiếp xa xưa

        Lưu chuyển sinh tử, khổ

        Thường theo đường tà, vọng

        Sinh tử khác Niết-bàn

        Nay nên lìa các nạn

        Sinh thiện gặp bạn lành

        Được nghe pháp tối thắng

        Trừ diệt các tham vọng.

        Dứt kiêu mạn tự cao

        Nên nhu hòa, ngay thật

        Phải siêng tu chánh đạo

        Quyết tâm đạt Niết-bàn,

        Nên dùng đèn trí tuệ

        Tiêu diệt mọi si mê

        Dùng trí tuệ kim cang

        Phá tùy miên phiền não

        Ta đạt pháp vô biên

        Sẽ vì các vị thuyết

        Các pháp vô biên ấy,

        Cần phải tận lực hành

        Ta sẽ chứng Bồ-đề

        Mưa cam lộ rưới khắp

        Tâm các vị thanh tịnh

        Ta sẽ trao Thắng pháp.

   
 

Trở lại











Tiêu điểm: