Bắc truyền
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
Hán Dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
23/07/2554 13:01 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
Mục lục
Xem toàn bộ

QUYỂN THỨ BẢY

PHẨM ÐẲNG KHÔNG
THỨ HAI MƯƠI BA

"Nầy Tu Bồ Ðề! Ông nói Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Ðúng như vậy, Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như hư không không có Ðông, Tây v.v. mười phương, Ðại thừa cũng không có mười phương.

Như hư không chẳng phải dài, vắn, vuông, tròn Ðại thừa cũng chẳng phải dài, vắn, vuông, tròn.

Như hư không chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, Ðại thừa cũng chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như hư không chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại.

Như hư không chẳng tăng, chẳng giảm. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng tăng, chẳng giảm.

Như hư không chẳng cấu, chẳng tịnh. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng cấu, chẳng tịnh. 

Như hư không chẳng sanh, chẳng diệt, không dừng, không đổi. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng sanh, chẳng diệt, không dừng, không đổi.

Như hư không chẳng phải thiện bất thiện, chẳng phải ký vô ký. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải thiện bất thiện, chẳng phải ký vô ký.

Như hư không chẳng thấy nghe, chẳng hay biết. Cũng vậy, Ðại thừa không thấy nghe, hay biết.

Như hư không chẳng thể biết được, chẳng thể hay được, chẳng thể thấy được, chẳng thể dứt được, chẳng thể chứng được, chẳng thể tu được. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng thể biết được, hay được, thấy được, dứt được, cũng chẳng thể chứng được, tu được.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! hư không chẳng phải tướng nhiễm, tướng ly. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải tướng nhiễm, chẳng phải tướng ly.

Như hư không chẳng hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

Như hư không chẳng có sơ phát tâm nhẫn đến đệ thập tâm. Cũng vậy, Ðại thừa không có sơ pháp tâm nhẫn đến hệ thập tâm.

Như hư không chẳng có càn huệ địa, tánh nhơn địa, bát nhơn địa, kiến địa, bạc địa, ly dục địa, dĩ tác địa. Cũng vậy, Ðại thừa không có càn huệ địa đến dĩ tác địa.

Như hư không chẳng có quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Cũng vậy, Ðại thừa không có quả Tu Ðà Hoàn đến quả A La Hán.

Như hư không chẳng có Thanh Văn địa, Bích Chi Phật địa. Cũng vậy Ðại thừa không có Thanh Văn địa đến Phật địa.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như hư không chẳng phải sắc vô sắc, chẳng phải khả kiến, bất khả kiến,? chẳng phải hữu đối, vô đối, chẳng phải hiệp, chẳng phải tán. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải sắc nhẫn đến chẳng phải tán.

Như hư không chẳng phải thường vô thường, chẳng phải lạc, khổ, chẳng phải ngã vô ngã. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải thường vô thường, lạc, khổ, ngã vô ngã.

Như hư không chẳng phải không bất không, chẳng phải tướng vô tướng, chẳng phải tác vô tác. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải không đến chẳng phải vô tác.

Như hư không chẳng phải tịch diệt chẳng tịch diệt, chẳng phải ly chẳng ly. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải tịch diệt đến chẳng phải ly.

Như hư không chẳng phải tối sáng. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải tối sáng.

Như hư không chẳng phải khả đắc, bất khả đắc. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc.

Như hư không chẳng phải khả thuyết, bất khả thuyết. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải khả thuyết, chẳng phải bất khả thuyết.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói, như hư không dung thọ vô lượng vô biên chúng sanh, Ðại thừa cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Ðúng như vậy. Vì chúng sanh vô sở hữu, nên biết rằng hư không vô sở hữu. Vì hư không vô sở hữu, nên biết rằng Ðại thừa cũng vô sở hữu. Do đây nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Tại sao vậy? Vì chúng sanh hư không và Ðại thừa đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết rằng vô số vô sở hữu. Vì vô số vô sở hữu nên biết rằng vô lượng vô sở hữu. Vì vô lượng vô sở hữu nên biết rằng vô biên vô sở hữu. Vì vô biên vô sở hữu nên biết rằng tất cả các pháp vô sở hữu. Do đây nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.
Tại sao vậy? Vì chúng sanh hư không, Ðại thừa vô số vô lượng vô biên, tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu, nên biết rằng pháp như, pháp tánh, thiệt tế vô sở hữu.

Vì pháp như, pháp tánh, thiệt tế vô sở hữu, nên biết nhẫn đến vô số vô lượng vô biên đều vô sở hữu.

Vì vô số vô lượng vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì chúng sanh ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả cùng thiệt tế vô biên và tất cả pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên biết rằng bất khả tư nghì tánh vô sở hữu.

Vì bất khả tư nghì tánh vô sở hữu nên biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu.

Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.
Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên đều vô sở hữu.

Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả, tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã vô sở hữu nhẫn đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý vô sở hữu.

Vì? nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên và tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Vì ngã đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật đều vô sở hữu.

Vì Bát nhã ba la mật vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.
Vì vô số vô lượng vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên biết nội không đến vô pháp hữu pháp không đều vô sở hữu.

Vì vô pháp hữu pháp không vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã chúng sanh đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết tứ niệm xứ đến bất cộng pháp vô sở hữu.

Vì bất cộng pháp vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã chúng sanh đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết tánh địa đến dĩ tác địa vô sở hữu.

Vì dĩ tác địa vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết Tu Ðà Hoàn đến A La Hán vô sở hữu.

Vì A La Hán? Vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu. 

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết Thanh Văn thừa vô sở hữu.

Vì Thanh văn thừa vô sở hữu nên biết Bích Chi Phật thừa vô sở hữu.

Vì Bích Chi Phật thừa vô sở hữu nên biết Phật thừa vô sở hữu.

Vì Phật thừa vô sở hữu nên biết người Thanh Văn vô sở hữu.

Vì người Thanh Văn vô sở hữu nên biết Tu Ðà Hoàn vô sở hữu nhẫn đến Phật vô sở hữu.

Vì Phật vô sở hữu nên biết nhứt thiết chủng trí vô sở hữu.

Vì nhứt thiết chủng trí vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên vô số đến tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy?

Vì bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như trong tánh Niết bàn dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh, Ðại thừa nầy cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Do nhơn duyên nầy nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói Ðại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở.

Ðúng như vậy. Ðại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở. Tại sao vậy? Vì tất cả các pháp tướng chẳng lay động vậy nên các pháp chẳng có chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở.

Tại sao vậy? Nầy Tu Bồ Ðề! Sắc không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở. Thọ, tường, hành, thức cũng như vậy.

Sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp không từ đây đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Sắc như, thọ như, tưởng như, hành như, thức như không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Sắc tánh đến thức tánh không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Sắc tướng đến thức tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Như ngũ uẩn, thập nhị nhập, thập bát giới, lục đại chủng cũng vậy. Nhãn, nhãn pháp, nhãn như, nhãn tánh, nhãn tướng, đến thức chủng, thức chủng pháp, thức chủng như, thức chủng tánh, thức chủng tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỏ ở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như, như pháp, như như, như tánh, như tướng, thiệt tế, thiệt tế pháp, thiệt tế như, thiệt tế tánh, thiệt tế tướng, bất khả tư nghì, bất khả tư nghì pháp, bất khả tư nghì như, bất khả tư nghì tánh, bất khả tư nghì tướng, đều không? từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, ba la mật, ba la mật pháp, ba la mật như, ba la mật tánh, ba la mật tướng, không từ đâ đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Tứ niệm xứ, tứ niệm xứ pháp, tứ niệm xứ như, tứ niệm xứ tánh, tứ niệm xứ tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở. Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng vậy Nầy Tu Bồ Ðề! Bồ Tát, Bồ Tát pháp, Bồ Tát như, Bồ Tát tánh, Bồ Tát tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Phật, Phật pháp, Phật như, Phật tánh, Phật tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.Vô thượng chánh đẳng chánh giác pháp, chánh giác như, chánh giác tánh, chánh giác tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chở ở.Nầy Tu Bồ Ðề! Hữu vi, hữu vi pháp, hữu vi như, hữu vi tánh, hữu vi tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Vô vi, vô vi pháp, vô vi như, vô vi tánh, vô vi tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa đây chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở.Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói, Ðại thừa đây tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc, Ðại thừa đây gọi là ba đời bình đẳng nên gọi là Ðại thừa.

Ðúng như vậy. Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại thừa đây tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc, ba đời bình đẳng nên gọi là Ðại thừa.

Tại sao vậy? Vì đời quá khứ thời đời quá khứ rỗng không, đời vị lai thời đời vị lai rỗng không, đời hiện tại thời đời hiện tại rỗng không, ba đời bình đẳng thời ba đời bình đẳng rỗng không, Ðại thừa thời Ðại thừa rỗng không, Bồ Tát thời Bồ Tát rỗng không. Tại sao vậy? tánh không nầy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải khác, thế nên gọi là ba đời bình đẳng, là đại Bồ Tát Ðại thừa.Trong Ðại thừa nầy, bình đẳng cùng chẳng bình đẳng đều bất khả đắc, nhiễm cùng chẳng nhiễm, sân cùng chẳng sân, si cùng chẳng si, mạn cùng chẳng mạn đều bất khả đắc, nhẫn đến tất cả pháp thiện cùng pháp bất thiện đều bất khả đắc.

Trong Ðại thừa nầy, thường cùng vô thường, lạc cùng khổ, thiệt cùng không thiệt, ngã cùng vô ngã đều bất khả đắc.Trong Ðại thừa nầy, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới đều bất khả đắc. Vượt qua Dục giới, vượt qua Sắc giới, vượt qua Vô sắc giới đều bất khả đắc.Tại sao vậy? Vì Ðại thừa nầy, tự pháp bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Quá khứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, quá khứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Vị lai sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Hiện tại sắc thọ, tưởng, hành, thức, hiện tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không.

Trong tánh không, quá khứ, vị lai, hiện tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì trong tánh không, không đó còn là bất khả đắc huống là trong tánh không mà có được những tam thế ngũ uẩn.

Nầy Tu Bồ Ðề! Quá khứ, vị lai, hiện tại lục ba la mật đều bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, lục ba la mật cũng bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì trong bình đẳng quá khứ, vị lai, hiện tại đều bất khả đắc. Trong bình đẳng, bình đẳng cũng còn là bất khả đắc, huống là trong bình đẳng mà có được quá khứ, hiện tại, vị lai.

Như lục ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng cũng vậy.Nầy Tu Bồ Ðề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, người phàm phu bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, người phàm phu cũng bất khả đắc.Tại sao vậy? Vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật đều bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật cũng đều bất khả đắc.Tại sao vậy? Vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc vậy.


Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong Bát nhã ba la mật học tướng ba đời bình đẳng sẽ được đầy đủ nhứt thiết chủng trí. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa, cũng chính là tướng ba đời bình đẳng.

Ðại Bồ Tát an tụ trong đây thời hơn tất cả thế gian, hành trời, Người, A tu la thành tựu nhứt thiết trí”.

Bấy giờ Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Ðại Bồ Tát Ðại thừa nầy, quá khứ chư đại Bồ Tát học trong đây đã được nhứt thiết chủng trí. Vị lai chư đại Bồ Tát học trong đây sẽ được nhứt thiết chủng trí. Hiện tại chư đại Bồ Tát trong vô lượng vô số quốc độ mười phương cũng học trong đây mà được nhứt thiết chủng trí.

Bạch đức Thế Tôn! Do đây nên Ðại thừa nầy thiệt là đại Bồ Tát Ðại thừa vậy”.

Ðức Phật nói: "Ðúng như vậy. Quá khứ, hiện tại, vị lai, hiện tại chư Phật học trong Ðại thừa nầy nên đã được, sẽ được và hiện được nhứt thiết chủng trí”.

Tiêu điểm: